Hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tộ

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 134)

Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm

4.3.2.3. Hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tộ

việc đề xuất tiếp thu các giá trị, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội. Việc không nghiên cứu, đề xuất tiếp thu các nội dung, yêu cầu của nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ không tạo cơ sở logic và đầy đủ cho việc tiếp thu các yếu tố khác của tố tụng tranh tụng. Trên cơ sở đó, đề xuất tiếp thu tinh thần, nội dung của suy đoán vô tội và hoàn thiện Điều 9 BLTTHS hiện hành theo hướng:

"Điều 9: nguyên tắc suy đoán vô tội

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Mọi nghi ngờ về lỗi của người bị buộc tội nếu không thể chứng minh bằng các biện pháp do Bộ luật này quy định thì phải suy đoán theo hướng có lợi cho họ".

4.3.2.3. Hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội bị buộc tội

Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là nguyên tắc quan trọng của tư pháp hình sự, thể hiện tính dân chủ và mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Xuất phát từ yêu cầu của suy đoán vô tội, chừng nào người bị buộc tội chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn chưa bị coi là người có tội, dó đó cơ quan tố tụng phải tạo mọi điều kiện để người bị buộc tội chứng minh, bào chữa cho sự vô tội hoặc giảm nhẹ tội, hình phạt cho mình. Việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội còn giúp cho quá trình tìm đến sự thật khách quan của vụ án khẩn trương hơn; đồng thời, chính là đã tạo cơ chế giám sát, phản biện kết quả tố tụng của các cơ quan tố tụng, qua đó có tác dụng thúc đẩy cơ quan này phải thận trọng hơn, khắc phục tâm lý chủ quan, duy ý chí, qua đó nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình

sự. Nguyên tắc này đòi hỏi phải quy định cụ thể những người được bảo đảm quyền bào chữa; các hình thức thực hiện quyền bào chữa và đặc biệt là xác định trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội được thực thi trên thực tế.

Một trong những điểm sáng của Hiến pháp năm 2013 đó là đã hoàn

thiện, bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của người bị buộc tội. Theo đó, Hiến pháp quy định "Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa" (khoản 4 Điều 31). Ngoài những chủ thể được bảo đảm quyền bào chữa như Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung "người bị bắt"; Hiến định rõ các hình thức thực hiện quyền bào chữa gồm tự bào chữa hoặc nhờ khác người bào chữa (trong đó chỉ rõ quyền nhờ luật sư bào chữa) với ý nghĩa định hướng hoạt động bào chữa trong tương lai chuyên nghiệp hơn, chất lượng cao hơn.

Trên cơ sở phân tích nêu trên, việc hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội cần theo hướng:

"Điều....: Bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm

giữ, bị can, bị cáo

1. Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ".

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)