Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm
4.3.2.8. Hoàn thiện nguyên tắc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động tố tụng hình sự
động tố tụng hình sự
Kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước là yêu cất tất yếu, khách quan nhằm bảo đảm cho quyền lực thực hiện đúng yêu cầu của người chủ quyền lực là nhân dân. Kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp hình sự càng trở nên cần thiết và đặc biệt quan trọng bởi lẽ quá trình áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này liên quan chặt chẽ đến các quyền quan trọng nhất của con người, quyền công dân, liên quan đến trật tự, kỷ cương xã hội, đến cuộc sống bình yên của nhân dân. Do vậy, một trong những yêu cầu đặt ra đối với hoàn thiện mô hình TTHS là phải bổ sung các cơ chế để kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả lĩnh vực này. Từ góc độ nghiên cứu để tiếp thu những yếu tố hợp lý của mô hình TTHS thì thấy mô hình này tạo ra nhiều cơ chế để bảo đảm sự kiểm soát chặt chẽ quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong đó, từ yêu cầu phân định rành mạch quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong thực hiện các chức năng cơ bản của TTHS, yêu cầu bảo đảm công bằng, mô hình TTHS tranh tụng áp dụng và thực hiện khá triệt để cơ chế giám sát lẫn nhau giữa các giai đoạn TTHS, giai đoạn sau giám sát tính hợp pháp của các hoạt động TTHS trong các giai đoạn trước đó.
TTHS hiện hành của Việt Nam mặc dù chưa ghi nhận hình thức giám sát này dưới góc độ là một nguyên tắc trong Bộ luật, song trong các quy định cụ thể cũng đã có dáng dấp của hình thức giám sát này (ví dụ: CQĐT kiến nghị VKS cấp trên về các yêu cầu, quyết định của VKS cấp dưới; chế định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng…). Thực tiễn tư pháp hình sự nước ta thời gian qua không phải là không có tình huống ngược lại giai đoạn tố tụng sau
phải minh họa cho những kết quả của giai đoạn tố tụng trước, thậm chí là bị chi phối bởi giai đoạn tố tụng trước. Điều này tạo tiền lệ rất nguy hiểm đối
với thực tiễn tư pháp, là nguy cơ đối với nhiệm vụ chống oan, sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Trên cơ sở đó, đề xuất bổ sung trong mô hình TTHS nguyên tắc bảo đảm sự kiểm soát giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết vụ án, sự kiểm soát của giai đoạn tố tụng sau với giai đoạn tố tụng trước. Cụ thể, VKS có quyền kiểm soát hoạt động của CQĐT, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, tuyên bố tính vô hiệu đối với những chứng cứ được thu thập bằng biện pháp bất hợp pháp; Tòa án có quyền kiểm soát, tuyên bố tính vô hiệu đối với những cứ được thu thập bất hợp pháp và khi phát hiện có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong các giai đoạn tố tụng trước đó.