Hoàn thiện các nguyên tắc quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể để phù hợp với các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 136)

Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm

4.3.2.5. Hoàn thiện các nguyên tắc quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể để phù hợp với các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự

của các chủ thể để phù hợp với các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự

Nhận thức đầy đủ về các chức năng cơ bản của TTHS và phân định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể theo các chức năng tố tụng là mục tiêu hướng đến của quá trình cải cách tư pháp ở các nước trên thế giới. Việc phân định

triệt để quyền, nghĩa vụ của các chủ thể theo các chức năng tố tụng sẽ đạt

được hiệu quả cao nếu các điều kiện về kinh tế - xã hội, sự hoàn thiện của pháp luật, trình độ dân trí đạt đến một điều kiện cho phép. Ở nước ta (như đã phân tích ở phần các tiền đề và thách thức trong việc áp dụng tố tụng tranh tụng), việc hoàn thiện mô hình TTHS theo hướng phân định triệt để quyền và

nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng theo các chức năng: buộc tội - bào chữa - xét xử sẽ không mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí, ở những mức độ nhất định còn ảnh hưởng đến mục tiêu phát hiện tội phạm và không đáp ứng tốt yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Trên cơ sở đó, cần thiết sửa các nguyên tắc trong BLTTHS hiện hành để phân định quyền và nghĩa vụ chủ thể phù hợp với các chức năng tố tụng nhưng phải tính tới sự phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội và mô hình tố tụng tổng thể của nước ta. Cụ thể: Sửa nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10) theo hướng xác định rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm chỉ thuộc CQĐT, VKS, bỏ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Tòa án; Sửa nguyên tắc trách nhiệm khởi tố vụ án và xử lý vụ án (Điều 13) theo hướng loại bỏ trách nhiệm khởi tố vụ án của Tòa án, khẳng định rõ khởi tố vụ án chỉ thuộc trách nhiệm của CQĐT và VKS; Sửa nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án (Điều 19) theo hướng không chỉ là bảo đảm bình đẳng trước Tòa án mà trong suốt các giai đoạn giải quyết vụ án; Sửa nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS (Điều 23) theo hướng xác định rõ VKS là cơ quan quyết định việc buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra.

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)