Cải cách đồng bộ các cơ quan tố tụng

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 154)

Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm

4.4.2. Cải cách đồng bộ các cơ quan tố tụng

Cải cách bộ máy CQĐT nhằm tách bạch rành mạch thẩm quyền quản lý hành chính với thẩm quyền điều tra theo tố tụng. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, vấn đề tổ chức CQĐT trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân (lực lượng vũ trang) là vấn đề có tính lịch sử và việc tách CQĐT khỏi Công an nhân dân và Quân đội nhân dân là khó khả thi. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện yêu cầu nêu trên, cần thiết thành lập Tổng cục điều tra độc lập trực thuộc Công an nhân dân và Quân đội nhân dân. Tổng cục điều tra chỉ tiến hành hoạt động điều tra theo tố tụng. Tách bộ máy trinh sát khỏi CQĐT nhằm thực hiện tốt công tác phòng ngừa - nhiệm vụ chiến lược cơ bản của ngành Công an, đồng thời tạo sự giám sát, kiểm soát trong tố tụng, bảo vệ tốt hơn quyền con người. Cải cách bộ máy VKSND các cấp theo hướng xây dựng các tổng cục, cục. Theo đó, đối với lĩnh vực tố hình sự, các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sẽ thuộc cơ cấu của tổng cục/ cục thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Đồng thời, tổng cục/ cục như trên sẽ có thẩm quyền TTHS tương đương một cấp kiểm sát hiện nay. Cách tổ chức này vừa bảo đảm tính đồng bộ với CQĐT, vừa phân cấp hợp lý thẩm quyền tố tụng trong nội bộ VKS.

Cải cách Tòa án nhằm bảo đảm sự độc lập của Tòa án. Theo đó, Tòa án sẽ không tổ chức gắn với các cấp hành chính như hiện nay mà tổ chức theo thẩm quyền xét xử. Mối quan hệ giữa các cấp Tòa án chủ yếu là quan hệ về tố tụng, không phải là quan hệ của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới. Đổi mới cơ chế quản lý Tòa án (về phân bổ ngân sách, tuyển chọn bổ nhiệm thẩm phán) để từng cấp Tòa án, từng thẩm phán chỉ căn cứ vào pháp luật và tuân theo pháp luật để xét xử mà không chịu bất cứ sự lệ thuộc nào. Có chế độ đãi ngộ đặc thù cho các thẩm phán để góp phần làm cho mỗi thẩm phán và xã hội nhận thức rõ tầm quan trọng, vị trí của công việc xét xử, bảo

đảm để tăng cường trách nhiệm của thẩm phán, tạo sự yên tâm trong thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)