Hoàn thiện thể chế

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 151)

Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm

4.4.1. Hoàn thiện thể chế

Cùng với việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS, cần tiến hành sửa đổi đồng bộ các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức các cơ quan tư pháp và hoạt động tố tụng tư pháp.

Hoàn thiện BLTTHS phải theo hướng cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng, xây dựng thủ tục tố tụng thực sự khoa học, dân chủ, chặt chẽ nhưng dễ

tiếp cận, phù hợp với các yêu cầu mới về xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, sự phát triển của kinh tế - xã hội, của khoa học công nghệ hiện nay; Bảo đảm phân định hợp lý các thẩm quyền tố tụng cho phù hợp với sự phân chia các chức năng cơ bản của TTHS và điều kiện cụ thể ở nước ta, có cơ chế để bảo đảm tốt quyền con người, quyền công dân trong suốt quá trình giải quyết vụ án; Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế giám sát đối với hoạt động TTHS.

Hoàn thiện Luật tổ chức các cơ quan tư pháp phải tạo cơ sở để thực hiện những cải cách trong lĩnh vực tư pháp hình sự; quy định phù hợp chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan quan tư pháp, khắc phục những bất hợp lý, tính hình thức trong một số khâu của tổ chức các cơ quan tư pháp hiện nay. Đối với tổ chức CQĐT, bên cạnh việc duy trì ba CQĐT chuyên trách như hiện nay, cần thiết mở rộng diện, bổ sung một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm tăng cường khả năng phản ứng nhanh chóng với tình hình tội phạm như: cơ quan quản lý Thuế, cơ quan quản lý thị trường, một số cơ quan Thanh tra chuyên ngành. Đồng thời, cần hoàn thiện cụ thể về thẩm quyền, thủ tục điều tra, cán bộ điều tra để các cơ quan thực hiện tốt trách nhiệm điều tra. Đổi mới tổ chức VKS để bảo đảm thực hiện tốt hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo hướng hoạt động thực hành quyền công tố của VKS cũng phải chịu sự kiểm tra, giám sát như hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ. Theo đó, cần sửa Luật tổ chức VKS theo hướng tách bộ máy làm công tác thực hành quyền công tố riêng và bộ máy kiểm sát các hoạt động tư pháp riêng. Các đơn vị kiểm sát hoạt động tư pháp thực hiện kiểm sát hoạt động điều tra, hoạt động công tố, hoạt động xét xử, hoạt động thi hành án và hoạt động giam giữ. Sửa đổi Luật tổ chức Tòa án để xây dựng Tòa án thực sự là trung tâm của tư pháp; cải cách bộ máy Tòa án để bảo đảm tính chuyên nghiệp, tính thực chất, khắc phục những thủ tục có tính hình thức hiện nay. Theo đó, không nên tổ chức Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm các thẩm phán thuộc

đa chuyên ngành như hiện nay mà tổ chức các Hội đồng thẩm phán theo chuyên ngành (hình sự, dân sự, …), mỗi Hội đồng chỉ gồm từ 5 đến 7 thẩm phán.

Sửa đổi Luật giám định tư pháp nhằm khắc phục những bất cập hiện nay trong hoạt động trưng cầu và thực hiện giám định; quy định cụ thể thời hạn tiến hành giám định; bổ sung các cơ chế để giải quyết những vướng mắc trong trường hợp có nhiều kết luận giám định khác nhau về cùng một đối tượng trưng cầu giám định. Đặc biệt, sửa đổi, bổ sung Luật giám định cần có những cải cách mạnh mẽ nhằm tránh tình trạng tổ chức dàn trải bộ máy giám định tư pháp như hiện nay (giám định pháp y được tổ chức cả ở công an, y tế, quân đội) do vậy dẫn đến sự đầu tư dàn trải của Nhà nước đối với cả ba hệ thống này, là một trong những nguyên nhân của tình trạng các cơ sở giám định không đáp ứng yêu cầu hiện nay.

Sửa đổi Luật Luật sư cần có những cải cách cơ bản hơn để Luật sư nhanh chóng tham gia tố tụng, thuận lợi trong việc tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án, tạo điều kiện phát triển đội ngũ luật sư. Sửa đổi Luật trợ giúp pháp lý cần tính toán để mở rộng diện những đối tượng được hưởng sự trợ giúp pháp lý và không chỉ là trợ giúp pháp lý miễn phí như luật hiện hành. Cần thiết quy định cả việc trợ giúp pháp lý phải nộp lệ phí với một số đối tượng.

Sửa đổi Luật tương trợ tư pháp theo hướng xác định hợp lý phạm vi điều chỉnh của Luật tương trợ tư pháp và BLTTHS. Theo đó, Luật tương trợ tư pháp không nên điều chỉnh cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp như hiện nay, vấn đề này thuộc phạm vi, nhiệm vụ của BLTTHS. Luật tương trợ tư pháp chỉ điều chỉnh "đầu vào và đầu ra" của hoạt động này, tức là thủ tục, điều kiện tiếp nhận ủy thác tư pháp

của nước ngoài, chuyển kết quả tương trợ tư pháp cho nước ngoài, làm thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp và tiếp nhận kết quả tương trợ tư pháp của nước ngoài để chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước. Toàn bộ hoạt động thực hiện tương trợ tư pháp là hoạt động tiến hành tố tụng phải

được quy định chặt chẽ trong BLTTHS bởi các quy định về căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn áp dụng…

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)