Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm
4.3.2.4. Bổ sung nguyên tắc bảo đảm sự trợ giúp pháp lý của một số chủ thể trong tố tụng hình sự
chủ thể trong tố tụng hình sự
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, quyền sử dụng sự trợ giúp pháp lý của những chủ thể liên quan mà trước hết là người bị nghi thực hiện tội phạm là yêu cầu của nền tư pháp văn minh. Yêu cầu này phải được quy định trong pháp luật và bảo đảm thực hiện trong thực tiễn. BLTTHS năm 2003 (Điều 11) mới chỉ ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; tại Điều 59 ghi nhận nguyên tắc bảo vệ
quyền lợi của đương sự, theo đó người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được CQĐT, VKS, Tòa án chấp nhận bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, người bị nghi thực hiện tội phạm chưa được quy định sử dụng sự trợ giúp pháp lý từ luật sư, bào chữa viên nhân dân nên thiếu cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự hoặc trong các thủ tục tố tụng khác. Để bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS, ngoài nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của một số đối tượng bị buộc tội như hiện hành, cần thiết bổ sung nguyên tắc quy định về bảo đảm sự trợ giúp pháp lý đối với các chủ thể là người bị nghi thực hiện tội phạm. Cụ thể, đề xuất bổ sung theo hướng:
"Điều ……: Bảo đảm quyền nhờ sự trợ giúp pháp lý của người bị nghi thực hiện tội phạm
1. Người bị nghi thực hiện tội phạm có quyền nhờ sự trợ giúp pháp lý của luật sư hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm nhiệm vụ bảo đảm cho người bị nghi thực hiện tội phạm quyền nhờ sự trợ giúp pháp lý của luật sư hoặc nhờ người khác để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp họ theo quy định của Bộ luật này".