Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm
4.3.3.3. Về quyền, nghĩa vụ của Tòa án chủ thể thực hiện chức năng xét xử
năng xét xử
Đổi mới các quy định của BLTTHS để Tòa án thực sự là hiện thân của công lý, của sự khách quan và công bằng. Tòa án phải có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Theo đó, cần đổi mới nhiệm vụ, thẩm quyền của Tòa án theo hướng:
- Khẳng định rõ Tòa án chỉ thực hiện chức năng xét xử, không thực hiện những thẩm quyền thuộc chức năng buộc tội. Khi xét xử, Tòa án tìm hiểu sự thật, nhận thức sự thật vụ án chủ yếu thông qua việc nghe các bên hỏi, tranh luận, đối đáp. Hội đồng xét xử chỉ hỏi khi thật cần thiết để kiểm tra chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội nhằm nhận thức đúng sự thật, hỏi về
những vấn đề chưa rõ hoặc có mâu thuẫn.
- Loại bỏ những thẩm quyền của Tòa án không thuộc chức năng xét xử trong BLTTHS, ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử như: trách nhiệm chứng minh tội phạm (Điều 10); thẩm quyền khởi tố vụ án (Điều 13, 104); thẩm quyền tiếp tục xét xử khi VKS đã rút quyết định truy tố (Điều 221); thẩm quyền xét xử vượt quá giới hạn truy tố của VKS (Điều 196), giới hạn truy tố của VKS cần được thực hiện theo nguyên tắc buộc tội đến đâu thì xét xử đến đó, Tòa án xét xử bị cáo trong giới hạn tối đa mà VKS truy tố.
- Tăng cường vai trò giám sát của Tòa án đối với quá trình giải quyết vụ án theo hướng trong giai đoạn điều tra, truy tố, các hoạt động tố tụng hoàn toàn thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của CQĐT, VKS. Tòa án không can thiệp vào bất cứ hoạt động tố tụng nào được tiến hành trong giai đoạn này. Tuy nhiên, kể từ khi hồ sơ vụ án cùng quyết định truy tố được chuyển sang Tòa án, Tòa án có quyền tuyên bố tính vô hiệu của chứng cứ, không chấp nhận các kết quả tố tụng đã được thực hiện trong các giai đoạn này nếu phát hiện quá trình thực hiện nó vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vi phạm quyền con người đã được luật định.