e. Về các chức năng tố tụng
2.1.2. Các yếu tố phân loại mô hình tố tụng hình sự
Qua nghiên cứu các công trình và các tài liệu chuyên ngành TTHS cho thấy, có công trình nêu cụ thể các yếu tố nhận diện mô hình TTHS, tuy vậy
cũng có công trình không đưa ra một cách rõ ràng các yếu tố này.
Có ý kiến cho rằng, có bảy yếu tố nhận diện, phân loại mô hình
TTHS gồm: 1) Xác định tính chất của vụ án hình sự; 2) Mục tiêu của TTHS; 3) Phương pháp tố tụng sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án; 4) Sự phân kỳ hoạt động tố tụng; 5) Vị trí, vai trò của các chủ thể tố tụng; 6) Việc thực hiện các chức năng cơ bản của TTHS; 7) Sự tồn tại của hồ sơ vụ án hình sự [1, tr. 8-16]. Các yếu tố nhận diện mô hình TTHS theo ý kiến này có nhiều điểm hợp lý, khái quát được nhiều yếu tố phản ánh cách thức tổ chức các hoạt động TTHS. Tuy vậy, việc xác định mục tiêu của TTHS với ý nghĩa là yếu tố độc lập để nhận diện, phân loại mô hình TTHS là chưa chính xác. Bởi lẽ, dù mô hình nào thì cũng đều đặt mục tiêu tìm đến sự thật của vụ án. Sự khác nhau giữa các mô hình trong trường hợp này liên quan đến việc lựa chọn cách thức để đạt đến mục tiêu, cách thức khác nhau sẽ cho kết quả không giống nhau, chính vì vậy, trong khoa học pháp luật TTHS mới hình thành thuật ngữ "sự thật tuyệt đối", "sự thật pháp lý". Đồng thời, việc đưa song song hai yếu tố "phương pháp tố tụng sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án" và "vị trí, vai trò của các chủ thể" để nhận diện nhận diện mô hình TTHS dẫn đến trùng lắp về tiêu chí. Chủ thể đảm nhận vị trí, vai trò nào trong tố tụng thì sẽ có phương pháp tố tụng tương ứng.
Ý kiến khác, lại đưa ra năm yếu tố nhận diện mô hình TTHS gồm: 1) Mục
tiêu của TTHS; 2) Trình tự tố tụng và vai trò của các cơ quan tố tụng; 3) Vai trò của các chủ thể tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; 4) Chứng cứ và trách nhiệm chứng minh trong TTHS; 5) Vai trò của các luật sư trong TTHS [69, tr. 59-62]. Cách xác định như ý kiến này là chưa rành mạch, trùng lặp, có đến 3/5 yếu tố nhận diện mô hình TTHS đều liên quan đến vai trò của các chủ thể tố tụng.
Herbert Packer không nêu cụ thể các yếu tố phân loại mô hình TTHS,
công bằng, đã dựa trên năm tiêu chí sau [74, tr. 62]:
Bảng 2.1: Các tiêu chí phân loại mô hình TTHS của H.Packer
Mô hình kiểm soát tội phạm Mô hình tố tụng công bằng
Cho rằng quyền tự do của công dân quan trọng tới mức mọi cố gắng đều phải hướng tới việc hạn chế tội phạm.
Cho rằng quyền tự do của công dân quan trọng tới mức mọi cố gắng đều phải hướng tới việc bảo đảm sự can thiệp của chính quyền vào quyền này phải theo đúng pháp luật. Ra các quyết định dựa trên các tình tiết
phạm tội thực tế. Ra các quyết định dựa trên nguyên lý phạm tội về mặt luật pháp. Tuân theo các quy tắc nhấn mạnh việc hạn
chế tội phạm. Tuân theo các quy tắc nhấn mạnh mức độ can thiệp của chính quyền vào đời sống công dân. Nhấn mạnh tính hiệu quả của các hoạt
động tố tụng. Nhấn mạnh tính hợp pháp trong các hoạt động tố tụng. Yêu cầu có tỷ lệ buộc tội cao và cho phép
loại bỏ những người dường như không phạm tội ra khỏi quá trình tố tụng ngay từ đầu.
Yêu cầu các hoạt động tố tụng phải mang tính chính thức, tìm kiếm bằng chứng thông qua tranh tụng mặc dù những yêu cầu này có thể hạn chế tối đa của hoạt động tố tụng.
Nguồn: [74].
Từ năm tiêu chí nêu trên có thể thấy, mặc dù có sự đa dạng trong cách lựa chọn các tiêu chí để so sánh các mô hình TTHS, song cũng như nhiều công trình nghiên cứu khác, Herbert Packer cũng đã chủ yếu tiếp cận, so sánh mô hình TTHS từ góc độ là cách thức mà các mô hình sử dụng để đi tìm sự thật vụ án. Mỗi cách thức khác nhau sẽ quy định địa vị pháp lý của các chủ thể tố tụng và tiếp đó là cho kết quả tố tụng tương ứng.
Mặc dù còn tồn tại những ý kiến khác nhau trong việc xác định số lượng cũng như các yếu tố cụ thể phân loại mô hình TTHS, song từ định nghĩa về mô hình TTHS và phân tích các ý kiến nêu trên có thể rút ra những yếu tố có khả năng phản ánh cách thức tổ chức các hoạt động TTHS để tìm đến sự thật của vụ án gồm: 1) Tính chất của TTHS; 2) Mục tiêu của TTHS và cách thức đạt đến mục tiêu của TTHS; 3) Các chức năng cơ bản của TTHS và địa vị pháp lý của các chủ thể trong thực hiện các chức năng cơ bản của TTHS; 4) Chứng cứ và sự tồn tại của hồ sơ vụ án hình sự.