Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm
4.4.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ tƣ pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp
Phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, kỹ năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp. Tạo các điều kiện về pháp lý và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để phát triển nghề luật sư bền vững, tạo lập môi trường cho dịch vụ nghề nghiệp của luật sư phát triển. Kiện toàn các Đoàn luật sư, phát triển các tổ chức hành nghề luật sư ở các tỉnh, thành phố.
Có biện pháp cụ thể, quyết liệt để hoàn thành mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nghề luật sư phấn đấu đến năm 2020 có từ 18.000 đến 20.000 luật sư, hành nghề chuyên sâu theo lĩnh vực pháp luật; nâng cao chất lượng, vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng. Đổi mới công tác quản lý về luật sư và hành nghề luật sư trên cơ sở thực hiện có hiệu quả nguyên tắc quản lý nhà nước kết hợp với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư, đề cao trách nhiệm của luật sư cũng như bảo đảm cơ chế để các luật sư thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề.
Phát triển các tổ chức giám định tư pháp, người làm công tác giám định và hoạt động giám định nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn tư pháp nói chung và tư pháp hình sự nói riêng. Cùng với việc tăng cường trách nhiệm của Nhà nước cần nghiên cứu để thực hiện xã hội hóa hoạt động giám định đối với một số lĩnh vực (tài chính, xây dựng, văn hóa…) nhằm huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho lĩnh vực này, giảm tải gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Cùng với đó, cần quy định chặt chẽ các điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập các tổ chức giám định ngoài công lập và kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức này. Cùng với việc phát triển đội ngũ giám định viên tư pháp chuyên nghiệp, để đáp ứng yêu cầu hoạt động tư pháp hiện nay, có cơ chế để trưng cầu các chuyên gia trong các lĩnh vực tham gia hoạt động giám định tư pháp, quy định rõ quyền, nghĩa vụ và chế độ đãi ngộ với các chuyên gia này.
4.4.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ tƣ pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp tƣ pháp
Hoạt động tư pháp là một loại hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước có ảnh hưởng sâu sắc đến các quyền cơ bản nhất của con người như quyền sống, quyền tự do… Do vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ tư pháp phải có năng lực, trình độ cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Để đáp ứng những cải cách tư pháp trong thời gian tới, cần có những giải pháp tổng thể đối với đội ngũ cán bộ tư pháp theo hướng:
Về số lượng cán bộ tư pháp, cần có rà soát, đánh giá khối lượng công việc tư pháp hiện nay, đối chiếu với số lượng cán bộ hiện có để có biện pháp điều chỉnh về số lượng biên chế trong từng cơ quan tư pháp và các cơ quan tư pháp cho phù hợp.
Về công tác đào tạo cán bộ tư pháp, ngoài trình độ cử nhân luật nhất thiết phải được đào tạo nghề tư pháp. Việc đào tạo phải kết hợp giữa lý thuyết nghề nghiệp với thực hành nghề. Đồng thời, cần tổ các lớp bồi dưỡng bắt buộc và định kỳ cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán. Tổ chức đa dạng các lớp bồi dưỡng, các lớp bồi dưỡng phải gắn với nhu cầu hành nghề trong thực tiễn và cử cán bộ có nhu cầu phù hợp tham gia.
Các chức danh tư pháp là chức danh nghề nghiệp, không phải là chức vụ do vậy cần có cơ chế nhằm tuyển chọn được những người thực sự có trình độ, năng lực đáp ứng nhu cầu công tác. Trên cơ sở đó, cần thiết thực hiện chế độ thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp thay cho việc xét tuyển hoặc hội đồng tuyển chọn như hiện nay. Đồng thời, thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn với các chức danh tư pháp (vì đây là chức danh nghề nghiệp như đã nêu ở trên), nếu không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ hoặc có hành vi vi phạm thì miễn nhiệm hoặc xử lý bằng các hình thức tương ứng. Nghiên cứu, áp dụng chế độ đãi ngộ đặc thù đối với các cán bộ tư pháp cho phù hợp với tính chất công việc mà các chức danh tư pháp đang đảm nhiệm.