e. Về các chức năng tố tụng
KẾT LUẬN CHƢƠNG
1. Quá trình cải cách tư pháp nói chung và đổi mới TTHS nói riêng đã và đang diễn ra ở những nước thuộc những mô hình tố tụng và hệ thống pháp luật khác nhau theo hướng xích lại gần nhau, tiếp thu những yếu tố tích cực
và phù hợp trên nền tảng các giá trị phổ biến của nhân loại. Quá trình đó có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia với một khối lượng các công trình khoa học to lớn và những quan điểm lý luận tiêu biểu.
2. Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về TTHS và đổi mới TTHS đã góp phần quan trọng vào việc hình thành quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp, đổi mới và hoàn thiện pháp luật, trong đó có pháp luật TTHS. Về định hướng, hầu hết các công trình nghiên cứu đều lấy tâm điểm là khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế trên con đường hình thành một mô hình TTHS dân chủ, bình đẳng, bảo đảm quyền con người, quyền tiếp cận công lý của người dân.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách cầu thị có thể nói rằng, các công trình nghiên cứu có thể đang ở giai đoạn gợi mở ý tưởng về một sự đổi mới, cải cách sâu rộng hơn cho TTHS nước ta trước yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Vì vậy, các đề tài mới chú ý vào những khía cạnh cụ thể hay là từng bộ phận cụ thể của TTHS, chưa vươn tới tầm nhìn hệ thống và đưa ra quan điểm xuyên suốt cho việc cải cách tư pháp hình sự nói chung và TTHS nói riêng, như cách mà các nhà khoa học Liên bang Nga vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước đã làm.
3. Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có thể xác nhận một khối lượng khổng lồ các tư liệu khoa học. Theo đó, có thể chia thành hai loại: loại các công trình nghiên cứu phục vụ cho việc chuyển đổi từ mô hình tố tụng này sang mô hình tố tụng khác được thực hiện ở các nước chuyển đổi về chính trị, kinh tế - xã hội và loại các công trình nghiên cứu của các tác giả nhằm chỉ ra những bất cập của TTHS nước sở tại, đề xuất khả năng "tiếp thu" kinh nghiệm nước ngoài dưới áp lực của quá trình xích lại gần nhau của các không gian pháp luật thế giới. Trong cả hai loại nghiên cứu đều có những điểm nổi bật đáng chú ý là phương pháp nghiên cứu so sánh và tính phê phán sâu sắc. Nhiều quan điểm khoa học rất đáng được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình tiếp cận các vấn đề tương ứng ở Việt Nam.
Chương 2