Ghi nhận tranh tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 130)

Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm

4.3.2.1. Ghi nhận tranh tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam

của tố tụng hình sự Việt Nam

Liên quan đến việc tiếp thu, bổ sung nguyên tắc tranh tụng vào hệ thống nguyên tắc cơ bản của TTHS nước ta, thời gian qua tồn tại nhiều ý kiến khác nhau [51, tr. 31]:

Loại ý kiến thứ nhất phản đối việc bổ sung nguyên tắc tranh tụng vì

cho rằng điều này vượt quá khuôn khổ của cải cách tư pháp và dẫn đến sự thay đổi địa vị pháp lý của các chủ thể TTHS.

Loại ý kiến thứ hai lại đồng nhất nguyên tắc tranh tụng với mô hình

TTHS và cho rằng nếu bổ sung nguyên tắc tranh tụng tức là đã chuyển mô hình TTHS nước ta sang mô hình tranh tụng.

Loại ý kiến thứ ba cho rằng cần thiết phải ghi nhận tranh tụng là một

trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS Việt Nam và nguyên tắc này cũng giống như các nguyên tắc cơ bản khác của TTHS, là kết quả của quá trình nhận thức, mà trước hết là nhận thức của những nhà lập pháp.

Trước hết cần thấy rằng, TTHS là quá trình phát hiện, điều tra, tái hiện sự thật đã xảy ra trong quá khứ. Trong suốt quá trình đó, tất cả các bên (bên buộc tội và bên bào chữa) đều có nhu cầu kiểm tra, bổ sung chứng cứ; tranh luận, đối chứng, phản bác lý lẽ, lập luận của nhau. Do đó, tranh tụng là nhu cầu khách quan của TTHS.

Hiến pháp năm 2013 bổ sung nguyên tắc "tranh tụng trong xét xử

được bảo đảm" (khoản 5 Điều 103), đồng thời, bổ sung quyền của người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử công bằng (khoản 2 Điều 31). Bổ sung này

là bước tiến của khoa học pháp lý và sự phát triển của nền tư pháp nước nhà. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử và quyền được Tòa án xét xử công bằng là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ khăng khít và là tiền đề tồn tại của nhau. Tranh tụng đòi hỏi phải tạo ra và bảo đảm sự công bằng giữa các bên tranh tụng, đồng thời, công bằng chỉ có thể được bảo đảm khi thực hiện nguyên tắc tranh tụng. Tuy vậy, việc xác định phạm vi bảo đảm tranh tụng chỉ trong giai đoạn xét xử là chưa thật sự phù hợp với bản chất và yêu cầu của TTHS. Ngay từ khi một người bị buộc tội, người đó đã có nhu cầu cung cấp chứng cứ, phản biện lại chứng cứ, lý lẽ của bên buộc tội. Đây là nhu cầu chính đáng của người bị buộc tội bởi lẽ trước khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội vẫn được coi là người vô tội. Nhà nước, các cơ quan tố tụng có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu chứng minh sự vô tội của họ.

Đó chính là những giá trị của văn minh pháp lý mà các nền tư pháp cần vươn tới bảo đảm. Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi có sự phân định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phù hợp với các chức năng cơ bản của TTHS, không thể giao cùng một chủ thể thực hiện nhiều chức năng của TTHS. Theo đó, xác định rõ chứng minh tội phạm là trách nhiệm của CQĐT, VKS; người bị buộc tội và người bào chữa của họ có quyền đưa ra các chứng cứ chứng minh sự vô tội nhưng không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình; Bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng trong việc thực hiện chức năng tố tụng của mình; Tòa án là cơ quan xét xử, có trách nhiệm bảo vệ công lý, tạo điều kiện để các bên thực hiện tốt chức năng tố tụng của mình, thực hiện đầy đủ các quyền được pháp luật trao; Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để các bên thực hiện tốt chức năng tố tụng của mình, thực hiện đầy đủ các quyền được pháp luật trao; Phán quyết của Tòa án chỉ căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Ở đây cần thiết phân biệt giữa nguyên tắc tranh tụng và mô hình TTHS. Tác giả luận án đồng ý với quan điểm của tác giả Nguyễn Thái Phúc khi cho rằng hoạt động TTHS có tính tranh tụng như là quy luật khách quan, như là lẽ tự nhiên; còn mô hình TTHS tranh tụng cho chúng ta thấy quy luật khách quan này đã được nhận thức và thể hiện triệt để trong tổ chức và hoạt động TTHS ở một số quốc gia trên thế giới. Chính vì nguyên tắc tranh tụng tồn tại mang tính khách quan, phụ thuộc vào sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, sự nhận thức của xã hội nói chung và nhận thức của các nhà làm luật nói riêng nên mới có mô hình TTHS pha trộn theo hướng ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong tổ chức vận hành các hoạt động TTHS.

Trên cơ sở nhận định nêu trên, tham khảo mô hình TTHS của các nước, đề xuất bổ sung nguyên tắc tranh tụng vào mô hình TTHS nước ta và ghi nhận nội dung nguyên tắc này trong BLTTHS như sau:

"Điều ….: Nguyên tắc tranh tụng

1. Hoạt động TTHS phải được tiến hành dựa trên cơ sở tranh tụng giữa các bên. Các chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử không giao cho cùng một chủ thể thực hiện.

2. Kiểm sát viên, bị hại, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và tranh luận dân chủ.

3. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để Kiểm sát viên, bị hại, bị cáo, người bào chữa tranh tụng bình đẳng trước Tòa án. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ căn cứ vào các chứng cứ đã được kiểm tra công khai và kết quả tranh tụng tại phiên tòa".

Một phần của tài liệu Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)