Y án sơ thẩm Sửa bản án sơ thẩm Hủy bản án sơ thẩm
4.3.4. Vấn đề phân chia các chủ thể tố tụng
Đánh giá về mô hình TTHS, không ít ý kiến cho rằng việc phân chia các chủ thể tố tụng thành: cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng là không hợp lý, tạo sự phân biệt đối xử và không bảo đảm sự bình đẳng. Cách gọi "bên tiến hành" và "bên tham gia" dường như đã tạo cho một bên có quyền chủ động hơn còn bên tham gia dường như bị động và chỉ có vai trò tham gia như tên gọi của chủ thể này. Một trong
những yêu cầu quan trọng của cải cách tư pháp là:
Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là
khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp [20].
Để bảo đảm dân chủ, tăng cường tranh tụng, vấn đề quan trọng là phải tạo ra và bảo đảm cho các chủ thể tố tụng (có lợi ích hoặc xu hướng hoạt động tố tụng trái chiều nhau) sự bình đẳng về vị thế tố tụng và bình đẳng về các quyền để thực hiện chức năng tố tụng của mình. Việc phân chia chủ thể tố tụng như BLTTHS hiện hành vừa không rõ chức năng tố tụng của chủ thể, vừa không tạo sự bình đẳng về vị thế tố tụng. Tên gọi "người tham gia tố
tụng" dường như tạo sự nhận thức không có vai trò chính yếu, thụ động và
như vậy sẽ không phù hợp với yêu cầu tăng cường tranh tụng, các bên trong tranh tụng phải cùng có vai trò tích cực, chủ động mới tạo tiền đề để đẩy mạnh tranh tụng. Đồng thời, để nguyên tắc tranh tụng vận hành được, vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đó là phải hình thành các bên trong TTHS: bên buộc tội và bên bào chữa (cả ở khía cạnh hình thức pháp lý và các quy định về địa vị pháp lý của các chủ thể này). Trên cơ sở phân tích đó, tác giả luận án đề nghị việc phân chia các chủ thể tố tụng thành bốn nhóm chủ thể: chủ thể buộc tội, chủ thể bào chữa, chủ thể xét xử và các chủ thể tố tụng khác. Đồng thời, hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của bốn nhóm chủ thể này cho phù hợp với yêu cầu tăng cường dân chủ, bình đẳng và tranh tụng trong TTHS.
Chủ thể buộc tội gồm: CQĐT, VKS, người bị hại (đối với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại).
Chủ thể bào chữa gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bào chữa của những người này.
Chủ thể xét xử: là Tòa án, Hội đồng xét xử.
Chủ thể tố tụng khác: người bị nghi thực hiện tội phạm, người làm chứng, người chứng kiến, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này, người giám định, người phiên dịch.