Khai thác nguồn thu tài chính tại các bệnh việncông lập trực thuộc Sở Y tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và công tác kế toán đối với các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 86)

TP HCM

Đối với nguồn thu từ ngân sách nhà nước:

Nguồn kinh phí thường xuyên từ NSNN cấp hàng năm có xu hướng giảm dần trong tổng nguồn thu của bệnh viện nhưng đây là nguồn kinh phí ổn định, giúp cho các bệnh viện chi trả một phần lương cơ bản cho cán bộ, viên chức và một số hoạt động cơ bản của bệnh viện từ đó làm giảm bớt áp lực tài chính đối với các bệnh viện. Tuy nhiên Sở Tài chính hàng năm chỉ cấp NSNN cho các bệnh viện trên cơ sở số giường bệnh kế hoạch do đó các bệnh viện nên đề nghị Sở Tài chính cấp NSNN trên cơ sở quy mô, chức năng, nhiệm vụ và kết quả đầu ra để nguồn thu từ NSNN được phù hợp để tăng thêm nguồn tài chính cho bệnh viện.

Bên cạnh đó kinh phí không thường xuyên từ NSNN cấp cho các bệnh viện có nhu cầu sửa chửa, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hàng năm là rất lớn. Do đó các bệnh viện cần tranh thủ nguồn NSNN này để cải thiện cơ sở vật chất ngày càng khang trang, sạch sẽ, mua sắm trang thiết bị cần thiết để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh.

Mức thu viện phí thấp so với giá cả hiện nay dẫn đến tình trạng nguồn thu của bệnh viện thấp gây khó khăn cho các bệnh viện trong việc tự chủ, tự hạch toán, cân đối thu chi tài chính. Đây là vấn đề quan trọng cần tháo gỡ để các bệnh viện thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính. Để các bệnh viện có nguồn thu viện phí phù hợp với chi phí khám chữa bệnh cần điều chỉnh khung giá viện phí phù hợp.

Phát triển BHYT là chủ trương chính trong chính sách tài chính y tế ở Việt Nam, với mục tiêu đến năm 2014 đạt BHYT toàn dân. Mức thu bảo hiểm y tế cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Khi Bảo hiểm y tế đạt mức bảo hiểm toàn dân thì bảo hiểm y tế là nguồn thu chủ yếu của các bệnh viện. Nên áp dụng cơ chế khoán chi phí BHYT theo định suất nghĩa là hàng năm cơ quan Bảo hiểm sẽ ký hợp đồng khoán trọn gói chi phí KCB cho các bệnh viện trên cơ sở số thẻ phát sinh ở năm trước cộng thêm 10%. Các bệnh viện sẽ phải tự cân đối thu chi trong phạm vi số tiền được cấp đó để chi cho hoạt động khám chữa bệnh của mình. Việc khoán định suất này bắt buộc các bệnh viện phải sử dụng hiệu quả các khoản chi phí bỏ ra để có chênh lệch dương (vì số tiền bệnh viện nhận được là cố định thì việc phát sinh nhiều chi phí từ khám chữa bệnh làm cho số tiền bệnh viện tiết kiệm được càng giảm) để duy trùy hoạt động của mình và từ đó tránh được tình trạng chỉ định xét nghiệm, siêu âm, cấp thuốc, chỉ định các dịch vụ kỹ thuật cao,... tràn lan, lưu bệnh nội trú lâu ngày nhằm thu thêm tiền của bệnh nhân và cơ quan BHYT.

Các bệnh viện cần phải thu đúng, thu đủ, tránh thất thoát trong quá trình thu viện phí nhằm đảm bảo tăng nguồn thu từ viện phí và BHYT.

Đối với các nguồn thu khác:

Mở rộng hoạt động khám chữa bệnh dịch vụ, căn tin, liên doanh liên kết, góp vốn từ cán bộ viên chức... để tăng thêm nguồn thu và tranh thủ nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và công tác kế toán đối với các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)