Tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và công tác kế toán đối với các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Điều4, Luật Kế toán định nghĩa “ Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân

thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán” [21,tr4]. Như vậy kiểm tra kế toán là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán bởi cũng như các hoạt động khác của hệ thống, mục tiêu của tổ chức công tác kế toán là hiệu quả. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị tốt hay xấu, đạt hay chưa đạt yêu cầu là kết quả của công tác kiểm tra kế toán.

Thông thường nhiệm vụ của công tác kiểm tra kế toán trong các đơn vị sự nghiệp bao gồm:

- Thứ nhất, kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị, của công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và các họat động khác.

chính của các đơn vị được cung cấp thông qua báo cáo tài chính và các báo cáo khác.

- Thứ ba, kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến tình hình chi tiêu NSNN và các quỹ tại đơn vị.

- Thứ tư, xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã được phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trước đó.

Nội dung cụ thể của kiểm tra kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thường bao gồm kiểm tra các khoản thu, chi ngân sách, thu hoạt động và chi khác của đơn vị; kiểm tra việc xác định chênh lệch thu chi cho hoạt động và trích lập các quỹ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền, TSCĐ, vật liệu, công cụ dụng cụ, quỹ lương; kiểm tra các quan hệ thanh toán; kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản; kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo công tác tài chính kế toán…

Những công việc kiểm tra trên có thể tiến hành thường xuyên, định kỳ hay đột xuất, kiểm tra toàn diện hay kiểm tra đặc biệt một hoặc một số nội dung.

1.4. Vai trò của công tác kế toán đối với công tác quản lý tài chính tại các đơn vị

sự nghiệp có thu

1.4.1. Mối quan hệ giữa công tác kế toán đối và công tác quản lý tài chính

Quản lý tài chính có nhiều công cụ khác nhau như hệ thống định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, hệ thống các chính sách tài chính, hệ thống các báo cáo cung cấp các số liệu thống kê, hệ thống thông tin kế toán…Trong đó thông tin kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống thông tin để ra quyết định quản lý.

Mối quan hệ giữa công tác kế toán và công tác quản lý tài chính được thể hiện qua các yếu tố như:

- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với công tác quản lý tài chính. Hệ thống chứng từ phải được xây dựng trên cơ sở chế độ kế toán HCSN hiện hành và quy định của các văn bản pháp luật khác. Thông qua việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ kế toán, các đơn vị đã tăng cường công tác quản lý các nguồn thu, các khoản chi

nhằm đem lại hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại đơn vị (chứng từ là căn cứ để kiểm tra kế toán, thanh tra, kiểm toán hoạt động của các đơn vị)

- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ , chi tiết , tuân thủ chế độ kế toán HCSN, luật kế toán, đáp ứng yêu cầu quản lý , góp phần phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục có hệ thống về tình hình tài sản, tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí do NSNN cấp và các nguồn kinh phí khác… từ đó góp phần quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi đúng nội dung, mục đích. Cung cấp thông tin kế toán kịp thời và hiệu quả cho quá trình quản lý.

- Tổ chức hệ thống sổ kế toán trên cơ sở phân loại các nghiệp vụ đã được ghi nhận ban đầu trên hệ thống chứng từ kế toán đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong nội bộ đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan một cách kịp thời, nhanh chóng.

- Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước và các cơ quan quản lý có khả năng cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của đơn vị. Trên cơ sở đó các đơn vị có thể tiến hành đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động trong kỳ và lập kế hạch hoạt động cho các kỳ tiếp theo.

- Thông qua kiểm tra kế toán, nhà quản lý có thể đánh giá mức độ tuân thủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, đánh giá được tình hình chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp luật. Cũng thông qua kết quả kiểm tra, đơn vị đánh giá được chất lượng hoạt động, quản lý các khoản thu chi tài chính, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị…Đồng thời phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các sai phạm nếu có. Bằng việc đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục, các đơn vị có thể rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị.

1.4.2. Vai trò của công tác kế toán

Công tác kế toán sẽ không chỉ là việc ghi chép, báo cáo, phản ánh đơn thuần thông tin kế toán mà còn đóng vai trò là hệ thống thông tin kinh tế-tài chính cung cấp chính xác, trung thực, kịp thời phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, ra quyết định quản lý và điều hành hoạt động tài chính của đơn vị. Thông tin do kế toán cung cấp sẽ là cơ sở cho việc lập dự

toán thu chi, theo dõi tình hình chấp hành dự toán và là căn cứ đánh giá kết quả thực hiện dự toán.

Công tác kế toán được thiết kế khoa học sẽ đóng vai trò cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho hoạt động quản lý. Tài liệu trong các sổ sách kế toán cung cấp đầy đủ các dữ kiện cần thiết phản ánh tình hình tài chính của đơn vị, giúp các nhà quản lý nắm được bức tranh tòan cảnh về tình hình của đơn vị và từ đó đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn.

Ngoài ra công tác kế toán được thiết kế khoa học sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính hiệu quả. Bằng những thông tin tài chính-kế toán được cung cấp kịp thời sẽ tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin, là cơ sở cho nhà quản lý dự trù chính xác kinh phí cần thiết, tránh thất thoát kinh phí cũng như tránh tình trạng sử dụng kinh phí không đúng mục đích. Quản lý tài chính cần những thông tin chính xác từ công tác kế toán để phân tích điểm mạnh, điểm yếu từ đó lập kế hoạch sử dụng nguồn tài chính một cách có hiệu quả đồng thời đề ra định hướng đúng đắn cho vấn đề sử dụng kinh phí của đơn vị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này , tác giả đã phân tích đặc trưng cơ bản của đơn vị sự nghiệp có thu từ đó khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của các đơn vị sự nghiệp có thu trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Tác giả cũng nêu lên những nội dung quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu và chỉ ra cơ chế tự chủ tài chính là phương thức quản lý hiện đại, là chìa khóa , động lực nâng cao tính tự chủ của các đơn vị đó. Tác giả cũng hệ thống hóa các nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán và nêu lên mối quan hệ giữa công tác kế toán và công tác quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu.

Nghiên cứu lý luận chung về cơ chế quản lý tài chính và công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu là cơ sở để tác giả tiến hành phân tích thực trạng cũng như đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và công tác kế toán đối với các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN ĐỐI VỚI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRỰC

THUỘC SỞ Y TẾ TPHCM

2.1.Giới thiệu tổng quan hoạt động của Sở Y tế TPHCM

2.1.1. Vị trí

Sở Y tế TPHCM là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dânTPHCM chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của Ủy ban nhân dânTPHCM, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Sở Y tế TPHCM có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc TPHCM để hoạt động; trụ sở làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2. Chức năng

Sở Y tế TP HCM có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân TP HCM thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là y tế).

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân TP HCM.

Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân TP HCM.

Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Uỷ ban nhân dân TP HCM và Bộ Y tế.

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân TP HCM giao và theo quy định của pháp luật...

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1- Sơ đồ tổ chức Sở Y tế TP HCM

2.2. Hệ thống các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TPHCM

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Hệ thống các bệnh viện công lập: gồm 44 bệnh viện đa khoa, đa khoa khu vực, chuyên khoa, trung tâm thuộc lĩnh vực y tế công cộng, trung tâm chuyên ngành với tổng số giường bệnh là: 23.077 giường. Trong đó:

a) Khối bệnh viện chuyên khoa bao gồm:BV Mắt, BV Từ Dũ, BV Tai Mũi Họng,

BV Răng Hàm Mặt, BV Hùng Vương, BV Nhi đồng 1, BV Nhi đồng 2, BV Bình Dân, BV Tâm Thần, BV Phạm Ngọc Thạch, BV Bệnh Nhiệt đới, BV Ung Bướu, BV Chấn thương chỉnh hình, BV Cấp cứu Trưng Vương, BV Da Liễu, BV Truyền máu Huyết học, Viện Y dược học Dân tộc, Khu Điều trị Phong Bến Sắn, BV Nhân Ái, BV Nhi đồng Thành phố. Các bệnh viện này có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Cấp cứu – khám chữa bệnh : Tiếp nhận mọi người bệnh thuộc phạm vi chuyên khoa của bệnh viện để khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú; giải quyết các bệnh thuộc

chuyên khoa bằng các phương tiện hiện có; tham gia khám giám định sức khỏe và khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

- Chỉ đạo các bệnh viện đa khoa tuyến huyện về chuyên môn kỹ thuật. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo tuyến huyện phát triển kỹ thuật chuyên khoa để nâng cao chất lượng cấp cứu, chẩn đoán và điều trị chuyên khoa trong địa phương; kết hợp với các cơ sở y tế tuyến huyện thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa phương.

- Phòng bệnh: phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên công tác phòng bệnh và phòng dịch.

- Hợp tác quốc tế: hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

- Quản lý kinh tế: có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn NSNN cấp; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước thực hiện chi phí khám, chữa bệnh; tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

b) Khối bệnh viện đa khoa bao gồm: BV Nguyễn Trãi, BV Nguyễn Tri Phương, BV Nhân dân 115, BV Nhân dân Gia Định, BV An Bình, BV đa khoa Sài Gòn, BV đa khoa khu vực Thủ Đức, BV ĐK KV Củ Chi, BV đa khoa khu vực Hóc Môn, BV Y học Cổ truyền. Các bệnh viện này có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Cấp cứu, khám, chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú; tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước; tổ chức khám giám định sức khỏe khi khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, huyện trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

- Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế cơ sở ở bậc trung học, tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học cấp tỉnh và cấp cơ sở.

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị; kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.

- Phòng bệnh: Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng; phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

- Quản lý kinh tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao NSNN cấp; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám, chữa bệnh; tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

c) Khối trung tâm y tế bao gồm: Trung tâm kiểm dịch Y tế Quốc tế, Trung tâm chăm sóc sức khỏe Sinh sản, Trung tâm dinh Dưỡng, Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc Mỹ Phẩm TP, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm sức khỏe lao động Môi trường, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm, Trung tâm tuyên truyền giáo dục Sức khỏe, Trung tâm xét nghiệm Y khoa, Trung tâm giám định pháp y Tâm thần, Trung tâm giám định Y khoa. Các trung tâm này có chức năng và nhiệm vụ sau:

- Thực hiện các nhiệm vụ về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh. Phòng chống sốt rét, bướu cổ, quản lý thai sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và công tác kế toán đối với các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)