6 Kết cấu của luận văn
4.3.2 Giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro
Việc quản lý và phòng ngừa các loại rủi ro là điều hết sức cần thiết và quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng, năng lực hoạt động của ngân hàng, và đặc biệt là ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của khách hàng và quyết định sử dụng dịch vụ.
Quản trị rủi ro tại ngân hàng Tiên Phong được tổ chức theo mô hình “3 lớp phòng vệ” với các đặc điểm quan trọng như sau:
HÐQT giám sát rủi ro một cách tách biệt với Ban điều hành.
Lớp phòng vệ thứ 1: Bản thân các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lý rủi ro trong phạm vi đơn vị.
Lớp phòng vệ thứ 2: Bộ phận quản lý rủi ro tập trung và độc lập có trách nhiệm phát triển, duy trì và giám sát quản lý rủi ro toàn ngân hàng. Lớp phòng vệ thứ 3: Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ
hoạt động độc lập, giám sát đảm bảo tính tuân thủ với chiến lược, chính sách và các quy định quản trị rủi ro đã đặt ra.
Sơ đồ 5.1: Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ”
72
Các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro gồm:
- Xác định rõ trách nhiệm của nhân viên trong việc giám sát xây dựng và duy trì các chính sách an ninh của ngân hàng.
- Thực hiện kiểm tra trực tiếp đầy đủ để ngăn ngừa các hành vi truy cập thực tế chưa được phép trong môi trường máy tính; Các mối quan hệ với đối tác thứ ba cũng phải được giám sát chặt chẽ.
- Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ của từng bộ phận và có sự liên kết chặt chẽ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Tien Phong. Đồng thời, ngân hàng cần phân công công việc hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả.
- Đưa thêm vào hợp đồng các điều khoản tranh chấp và xử lý các tranh chấp ( nếu có). Đưa ra các cam kết phù hợp với khả năng thực hiện của ngân hàng.
- Khuyến khích ý tưởng sáng tạo, độc đáo và chế độ đãi ngộ hợp lý về lương bổng, thưởng phạt đáp ứng về mặt vật chất, tinh thần tạo động lực hoàn thành tốt công việc góp phần thực hiện mục tiêu chung của NH.