Những rủi ro của dịch vụ NHĐT

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 26)

6 Kết cấu của luận văn

1.3.4 Những rủi ro của dịch vụ NHĐT

1.3.4.1 Rủi ro về tin tặc

Một trong những vấn đề rất đáng quan tâm của các ngân hàng đó là website có thể bị hacker tấn công, lấy trộm mật khẩu, phá hoại hệ thống dữ liệu của ngân hàng … để tiến hành các hoạt động phi pháp, gây thiệt hại cho khách hàng và ngân hàng. Muốn tránh được rủi ro này, ngân hàng cần phải xây dựng một hệ

15

thống bảo mật có độ an toàn cao, có khả năng hạn chế đến mức tối đa sự tác động của các hacker chuyên nghiệp. Có như vậy, NH mới tạo được niềm tin cho KH và thaực hiện một cách hiệu quả các nghiệp vụ của NH.

1.3.4.2 Rủi ro về pháp luật

Khi một hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới một quốc gia, hoạt động kinh doanh đó tất yếu sẽ không chỉ chịu sự điều chỉnh, chi phối của luật pháp trong nước mà còn phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước khác và thông lệ quốc tế. Ví dụ, nếu luật pháp nước A coi email là một loại hợp đồng, nhưng nước B lại không coi đó là một bằng chứng được ký kết thì nếu có tranh chấp xảy ra, cả ngân hàng và khách hàng khi thực hiện các giao dịch thông qua email thì có thể sẽ phải chịu những rủi ro cao.

1.3.4.3 Rủi ro về chữ ký điện tử

Thông thường, khi cung cấp dịch vụ NHĐT, các ngân hàng đều phải cho khách hàng sử dụng chữ ký điện tử đã đăng ký trước với ngân hàng. Việc sử dụng chữ ký điện tử như vậy sẽ đem lại nhiều lợi ích cho khách hàn nhưng đồng thời cũng kéo theo những rủi ro vô cùng to lớn đối với ngân hàng. Đó là việc người không được ủy quyền sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người đã đăng ký với ngân hàng để tiến hành các giao dịch phi pháp, gây tổn hại cho chủ tài khoản và gây ảnh hưởng uy tín của ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng cũng cần tìm biện pháp để hạn chế đến mức tối đa loại rủi ro này.

1.3.4.4 Rủi ro về hệ thống và rủi ro bảo mật

Để cung ứng dịch vụ NHĐT, các ngân hàng buộc phải có sự kết nối với nhau bằng cách thực hiện việc nối mạng để thanh toán với nhau và mỗi ngân hàng có một mã khóa riêng, mã khóa này được đăng ký với các ngân hàng đại lý thanh toán của ngân hàng. Khi thanh toán bất kỳ giao dịch nào, để xác minh tính chân thực, khách hàng đều phải cung cấp mã khóa cho ngân hàng. Điều đáng nói ở đây là nếu cơ chế bảo mật không tốt, mã khóa này bị lộ thì sẽ rất bất lợi cho ngân hàng. Mặt khác, mỗi khách hàng đều có một mã cá nhân nhận dạng riêng,

16

nếu như khách hàng vô tình để lộ mã số này thì những rủi ro thường gặp phải như mất tiền, mất sự kiểm soát tài khoản trong một thời gian ngắn sẽ là điều khó tránh khỏi.

Thêm vào đó, khi giao dịch các ngân hàng còn phải hứng chịu rủi ro như hệ thống mạng bị lỗi hay bị tắc nghẽn mạch, dẫn đến việc truyền sai lệch các dữ liệu cần thiết hoặc không thể truyền dữ liệu vào một số thời điểm nhất định. Đây cũng là một vấn đề mà các ngân hàng đặc biệt phải lưu tâm.

1.3.5 Thách thức trong quá trình áp dụng 1.3.5.1 Vốn đầu tư lớn 1.3.5.1 Vốn đầu tư lớn

Để xây dựng một hệ thống NHĐT đòi hỏi phải một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để lựa chọn được một công nghệ hiện đại, đúng định hướng, chưa kể tới các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, đổi mới công nghệ sau này. Đồng thời cần có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận hành hệ thống… một lượng chi phí mà không phải NHTM nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư. Chưa kể việc đầu tư ấy có phát huy hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng truyền thông đất nước, hay nói khác đi còn phụ thuộc vào những nỗ lực chung của cả một quốc gia chứ không riêng gì một NHTM nào.

1.3.5.2 Thiếu thông tin “nóng”

Giao dịch thông qua NHĐT khách hàng nhận được thông tin không thể đầy đủ như qua một cán bộ chuyên trách của ngân hàng. Khách hàng sẽ mất đi cơ hội trao đổi thông tin với nhân viên ngân hàng để nắm bắt tình hình mới tại nơi giao dịch của ngân hàng.

1.3.6 Phương tiện thanh toán điện tử 1.3.6.1 Tiền điện tử 1.3.6.1 Tiền điện tử

Tiền điện tử ( digital cash): Tiền điện tử là phương tiện thanh toán trên Internet. Người muốn sử dụng tiền điện tử gửi yêu cầu tới NH. Sau đó, NH phát hành tiền

17

điện tử sẽ phát hành một bức điện được ký phát bởi mã cá nhân ( Private key) của ngân hàng và được mã hóa bởi khóa công khai ( public key) của khách hàng. Nội dung bức điện bao gồm thông tin xác định người phát hành, địa chỉ Internet, số lượng tiền, số seri ngày hết hạn ( nhằm tránh việc phát hành hoặc sử dụng hai lần). Ngân hàng sẽ phát hành tiền với từng khách hàng cụ thể. Khách hàng cất tiền điện tử trong máy tính cá nhân.

Khi thực hiện giao dịch mua bán, khách hàng gửi tới nhà cung cấp một thông điệp điện tử được mã hóa bởi khóa công khai của nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nhà cung cấp dùng khóa riêng của mình để giải mã thông điệp, đồng thời kiểm tra tính xác thực của thông điệp này với ngân hàng phát hành cũng bằng mã hóa công khai của ngân hàng phát hành và kiểm tra số seri tiền điện tử.

1.3.6.2 Sec điện tử

Sec điện tử ( Digital cheque): Cũng sử dụng kỹ thuật tương tự như tiền điện tử để chuyển sec và hối phiếu điện tử trên Internet. Séc điện tử có nội dung giống séc thường, chỉ khác biệt duy nhất là sec này được ký điện tử ( tức là việc mã hóa thông điệp bằng mật mã cá nhân của người ký sec). Khi ngân hàng của người thụ hưởng thực hiện nghiệp vụ nhờ thu sec, họ sẽ đánh dấu lên thông điệp điện tử và thông điệp này đã được mã hóa bởi mã công khai của ngân hàng phát hành séc sẽ là cơ sở cho việc thanh toán điện tử này.

1.3.6.3 Thẻ thông minh

Thẻ thông minh – Ví điện tử ( Stored value smart card): Là loại thẻ nhựa gắn với một bộ vi xử lý (micro-processor chip). Người sử dụng thẻ nạp tiền vào thẻ và sử dụng trong việc mua hàng. Số tiền ghi trong thẻ sẽ được trừ lùi cho tới khi bằng 0. Lúc đó, chủ sở hữu có thể nạp thẻ hoặc vứt bỏ thẻ. Ví điện tử được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều giao dịch điện tử như ATM ( Automated Teller machine), Internet banking, home banking hoặc mua hàng trên Internet với một đầu đọc thẻ thông minh kết nối vào máy tính cá nhân.

18

1.4.1 Căn cứ theo kênh phân phối dịch vụ

Máy rút tiền tự động ( ATM)

Các máy ATM (Automatic Teller Machine) là một thiết bị trong đó ngân hàng giao dịch trực tiếp với khách hàng. Ngoài chức năng chủ yếu là cho phép KH rút tiền mặt, các máy ATM còn cung cấp một loạt các tiện ích khác như cho phép khách hàng vấn tin tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản, yêu cầu báo cáo tài khoản chi tiết hoặc in các báo cáo tài khoản mini. Máy ATM đem lại sự thuận tiện cho cả ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, số lượng máy ATM càng ngày càng tăng nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Dịch vụ NHĐT qua hệ thống chấp nhận thẻ POS ( POS Banking)

POS ( Point of Sale) còn gọi là dịch vụ chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng. Số tiền phải trả cho hàng hóa sẽ được chuyển bằng công nghệ điện tử tại điểm bán hàng từ ngân hàng của người mua sang ngân hàng của người bán. Điểm bán hàng có thể là tại siêu thị hay trạm bán xăng, nơi mà khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán cho hàng hóa. Người bán hàng kéo trượt thẻ qua máy cào thẻ. Đây thực chất là một thiết bị đọc có thể đọc được các thông tin được mã hóa trên dải từ nằm ở mặt sau thẻ.

Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại

Đây là hệ thống trả lời tự động, hoạt động 24/7 thông qua hệ thống điện thoại. Với dịch vụ này, khi khách hàng phát sinh yêu cầu sử dụng một số dịch vụ của ngân hàng, truy vấn thông tin hoặc yêu cầu giải đáp thắc mắc sẽ thực hiện gọi đến số điện thoại của tổng đài của từng ngân hàng để đặt lệnh thực hiện dịch vụ hoặc yêu cầu được tư vấn, hướng dẫn.Thông tin được hệ thống trả lời tự động và được cập nhật thường xuyên nên số lượng khách hàng sử dụng ngày càng tăng.

Dịch vụ ngân hàng tại nhà Home banking

Dịch vụ này được xây dựng trên một trong hai nền tảng: Hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base). Thông

19

qua hệ thống máy chủ, mạng internet và máy tính con của KH, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hóa, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và KH.

Dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu ( internet banking)

Đây là loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và còn khá mới, cho phép khách hàng có thể giao dịch ngân hàng thông qua mạng Internet vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu mà khách hàng cho là phù hợp nhất. Khách hàng cũng có thể tham khảo biểu phí dịch vụ, lãi suất, tỷ giá, tham khảo các chỉ dẫn khi muốn đăng ký, sử dụng dịch vụ đồng thời thực hiện thanh toán chuyển khoản bằng VNĐ trong cùng hệ thống. Sự ra đời của internet banking thực sự là một cuộc cách mạng, nó thúc đẩy các giao dịch xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền cho cả khách hàng lẫn ngân hàng và cho cả xã hội. Tuy nhiên, Internet banking đòi hỏi ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để đối phó với rủi ro trên phạm vi toàn cầu.

Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác

Đây là một loại hình dịch vụ có tính hai chiều được cung cấp thông qua hệ thống truyền hình kỹ thuật số. Thông tin không chỉ đi một chiều từ đài truyền hình tới các khán giả mà còn cả theo chiều ngược lại. Với dịch vụ này, khách hàng không còn thụ động ngồi xem các chương trình của đài truyền hình phát mà họ hoàn toàn chủ động trong thời gian và địa điểm.

Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động ( SMS Banking và Mobile Banking)

Đây là loại hình dịch vụ NHĐT mới nhất hiện nay dựa trên công nghệ điện tử viễn thông không dây của mạng điện thoại di động. Về nguyên tắc, đây là quy trình thông tin được mã hóa, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngân hàng và thiết bị di động của khách hàng. SMS banking cho phép KH gửi tin nhắn SMS từ điện thoại di động với cú pháp bản tin nhắn được quy định trước để truy vấn thông tin, chuyển khoản, thanh toán, đồng thời cũng phép ngân

20

hàng gửi các thông báo đến KH. Các dịch vụ gồm: truy vấn thông tin tài khoản và các giao dịch, dịch vụ hỗ trợ KH, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn….

Kiosk ngân hàng

Là sự phát triển dịch vụ ngân hàng hướng đến việc phục vụ khách hàng chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất. Trên đường phố sẽ đăt các trạm làm việc đường kết nối internet với tốc độ cao. Khách hàng chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ ngân hàng phục vụ mình. Tuy nhiên, tại Việt Nam, loại hình dịch vụ này mới đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm.

1.4.2 Căn cứ theo tiện ích của dịch vụ NHĐT

Nhóm tiện ích truy vấn thông tin

Đây là nhóm tiện ích giúp các khách hàng có thể theo dõi và kiểm tra các thong tin liên quan đến tài khoản và các giao dịch với các ngân hàng nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động tài chính của mình bao gồm:

 Mở tài khoản mới

 Xem thông tin về biểu phí, tỷ giá và lãi suất của ngân hàng

 Kiểm tra số dư, in sao kê của các loại tài khoản như tài khoản vãng lai, tài khoản thẻ tín dụng…

 Xem chi tiết các giao dịch trên tài khoản của mình và in giấy báo có, báo nợ, làm chứng từ kế toán

 Kiểm tra tài khoản môi giới và đặt lệnh mua, bán chứng khoán…

Nhóm tiện ích thanh toán

Đây là nhóm tiện ích căn bản và quan trọng nhất của dịch vụ NHĐT và là nơi thể hiện sự khác biệt chủ yếu của dịch vụ NHĐT và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Nó cho phép người sử dụng có thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào, tại bất kỳ thời điểm nào mà không cần đến ngân hàng. Các giao dịch này thường được thực hiện ngay lập tức. Các tiện ích bao gồm:

21

 Rút và nộp tiền mặt  Thanh toán hóa đơn

 Chuyển khoản giữa các tài khoản  Thanh toán trực tuyến

 Gửi và nhận sec điện tử

Nhóm tiện ích tín dụng, thương mại và tài chính

Các tiện ích bao gồm:

 Gửi tiền có kỳ hạn, xin vay vốn của ngân hàng

 Tạo, sửa hoặc hủy bỏ yêu cầu mở tín dụng thư và các yêu cầu thanh toán liên quan đến các hoạt động thương mại.

 Quản lý các khoản phải thu, phải trả.

 Quản lý thống nhất danh mục đầu tư trên tài khoản không chỉ với ngân hàng cung cấp dịch vụ mà còn với các ngân hàng trên khắp thế giới.

1.5 Quan điểm về chất lƣợng dịch vụ NHĐT

Sự thỏa mãn của khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của họ khi sử dụng một dịch vụ, còn nói đến chất lượng dịch vụ là quan tâm đến các thành phần cụ thể của dịch vụ. ( Zeithaml & Bitner, 2010).

1.5.1 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ NHĐT

Sự an toàn, bảo mật và khả năng phòng chống rủi ro của dịch vụ NHĐT

Khi làm việc trong môi trường Internet rộng lớn, chúng ta phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến việc bảo mật các luồng thông tin truyền trên đó. Đây là vấn đề luôn được các ngân hàng ưu tiên đặt lên hàng đầu khi xây dựng hệ thống giao dịch điện tử. Bởi vì công nghệ bảo mật không ngừng được cải tiến và thay đổi liên tục. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, khi nền kinh tế càng phát triển thì việc đánh cắp thông tin, đánh cắp tiền mặt trên mạng, nạn tin tặc… cũng không ngừng phát triển. Chính vì vậy, công nghệ bảo mật cũng phải luôn cải tiến, đổi mới. Ngân hàng cần chú trọng vấn đề này vì chính việc xây

22

dựng được công nghệ bảo mật, an toàn sẽ tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng, tạo cho họ sự thoải mái, yên tâm khi giao dịch với ngân hàng.

Bảng 1.2: Một số hiểm họa an toàn dữ liệu và giải pháp

Hiểm họa Giải pháp an toàn Chức năng

Dữ liệu bị chặn lại, đọc trộm hoặc sửa bất hợp pháp

Mã hóa Mã hóa để ngăn chặn làm thay đổi bất hợp pháp

Người dùng thay đổi đặc điểm của họ để gian lận Xác nhận Xác nhận đặc điểm nhận dạng Người dùng bất hợp pháp

Bức tường lửa Lọc và ngăn chặn các luồng thông tin thâm nhập mạng hoặc máy chủ

(Nguồn: Nghiệp vụ ngân hàng, Ts Nguyễn Minh Kiều, Nxb Thống kê)

Sự tin cậy

Nếu ngân hàng đảm bảo được website của mình luôn hoạt động thông suốt, và tính bảo mật tuyệt đối tức là đã đem lại cảm giác an tâm, tin tưởng cho người sử dụng, đáp ứng được sự tin cậy từ phía khách hàng. Do đó, chất lượng dịch vụ NHĐT phải được đánh giá qua số lượng cũng như tính chất của các vụ việc liên quan đến an ninh, bảo mật trong hoạt động cung cấp dịch vụ NHĐT.

Khả năng hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ NHĐT

Yếu tố này đo lường khả năng ngân hàng cung cấp dịch vụ qua website như thế nào. Khi có sự cố xảy ra, ngân hàng nhận được những thông tin khiếu nại từ

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)