Đánh giá mơi trường kinh doanh:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 37)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1.2.1. Đánh giá mơi trường kinh doanh:

Hoạt động của ngành NH nĩi chung và của NH ACB nĩi riêng trong các năm qua diễn ra trong điều kiện mơi trường vừa thuận lợi lại vừa phải đối mặt với nhiều khĩ khăn .

Thuận lợi: nền kinh tế TPHCM duy trì được tốc độ phát triển cao, tăng trưởng GDP hàng năm bình quân đạt trên 10% và luơn ở mức cao so với bình quân cả nước.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, TP.HCM

Đơn vị : %/ năm

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Việt Nam 8,2 8,4 6,2 5,3 6,8 6

TP.HCM 12,2 12,6 10,7 8,5 11,8 10,3

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, Cục Thống Kê TP.HCM) [11].

Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố HCM trong giai đoạn 2006 - 2010 ước 11%/năm, tương đương mức tăng trưởng bình quân GDP trong giai đoạn 2001 - 2005 (đạt 11%). Trong đĩ, giai đoạn 2006 - 2007 tăng trưởng cao, năm 2006 tăng 12,2%, năm 2007 đạt 12,6%; đến giai đoạn 2008 - 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới tác động tiêu cực tình hình kinh tế - xã hội của thành phố; dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với các năm trước, năm 2008 tăng 10,7%, năm 2009 tăng 8,5% , năm 2010 ước tăng trên 11% và năm 2011 tăng 10,3 %. Trong đĩ khu vực dịch vụ cĩ mức tăng trưởng bình quân năm cao nhất, đạt mức 12,0%/năm, cao gấp 1,2 lần so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 (10%/năm); khu vực cơng nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng bình quân là 10%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân của giai đoạn 2001-2005 (đạt 12,37%); khu vực nơng nghiệp tăng trưởng bình quân bằng giai đoạn 2001-2005 là 5%/năm.

Sự đĩng gĩp của các ngành trong GDP cũng cĩ sự chuyển biến tích cực; khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 51,3% năm 2006 lên 54,5% năm 2010, khu vực cơng nghiệp - xây dựng cĩ xu hướng giảm, từ chiếm tỷ trọng 47,4% năm

2006 giảm xuống cịn 44,3% năm 2010; khu vực nơng nghiệp cĩ xu hướng đĩng gĩp vào tỷ trọng GDP thành phố tương đối ổn định, dự kiến năm 2010 là 1,2%.

Cơ cấu các thành phần kinh tế trong GDP cũng cĩ sự chuyển dịch mạnh theo hướng cĩ sự phát triển mạnh và đĩng gĩp ngày càng tăng của thành phần kinh tế ngồi nhà nước và thành phần kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi. Cụ thể, tỷ trọng trong GDP của thành phần kinh tế ngồi nhà nước đã tăng từ 46,8% năm 2006 lên 49,3% năm 2009; thành phần kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi tăng từ 20,7% năm 2006 lên 23,3% năm 2009; trong khi đĩ tỷ trọng trong GDP của thành phần kinh tế nhà nước đã giảm mạnh từ 32,5% năm 2006 xuống cịn 27,4% năm 2009. Điều này là phù hợp với chủ trương, định hướng của thành phố trong thời gian qua là tập trung đẩy mạnh sự phát triển các thành phần kinh tế nhằm phát huy được tiềm năng và huy động vốn tồn xã hội, trong nước và nước ngồi để đầu tư phát triển kinh tế thành phố. Đây cũng là mơi trường thuận lợi cĩ tác động tích cực đối với hoạt động của ngành ngân hàng.

Trong lĩnh vực NH, quy chế cho vay, quy định về bảo đảm tiền vay đã từng bước tạo cho các NH thương mại chủ động, thơng thống hơn trong hoạt động tín dụng. Việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng tạo được bước đột phá. Hoạt động NH cĩ những bước tiến bộ đáng kể, ổn định tiền tệ, kiềm chế và kiểm sốt được lạm phát, tạo điều kiện và cơ hội tốt hơn cho các DN tiếp cận với nguồn vốn tín dụng NH, đĩng vai trị quan trọng trong việc giữ vững nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Năm 2010, tỷ giá NH được NHNN điều chỉnh linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, thực hiện lãi suất theo cơ chế thoả thuận…tạo điều kiện tốt cho hoạt động NH.

Khĩ khăn: giai đoạn 2007-2010 là thời kỳ đầy biến động của nền kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động NH. Tình hình giá cả thị trường biến động mạnh, giá vàng và USD tăng giảm liên tục; thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn trồi sụt bất thường…Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và suy thối kinh tế đã tác động bất lợi rõ rệt đến khu vực xuất, nhập khẩu hàng hố, thị trường vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và đời sống xã hội. Điều này đe doạ trưc tiếp đến rủi ro tín dụng NH khi khả năng trả nợ của DN giảm sút. Sự thay đổi chính sách tiền tệ quốc gia liên tục để đối phĩ với khủng hoảng cũng đã ảnh

hưởng trực tiếp đến hoạt động NH. Đầu năm 2008, nhằm kiềm chế lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ được chính phủ đưa ra : tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu các NH mua tín phiếu bắt buộc, kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, tăng mạnh lãi suất cơ bản. Đến cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính tồn cầu kéo theo suy thối, buộc chính phủ tiến hành các biện pháp kích cầu, chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất cơ bản giảm mạnh, tỷ giá tăng cao...nhìn chung, nguồn thu của NH giảm sút và quản trị điều hành của các NH thương mại cũng bị động, luơn phải xử lý các tình huống xảy ra.

Ngồi ra, mơi trường pháp lý cơ chế chính sách chưa đươc hồn thiện, lộ trình gia nhập WTO là thách thức lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong nước và hoạt động tín dụng của NH. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tình trạng một số Bộ ngành, địa phương đầu tư tràn lan khơng cĩ kế hoạch, vốn xây dựng cơ bản thanh tốn chậm, nợ đọng hàng ngàn tỷ đồng dẫn đến tình hình tài chính của nhiều DN trở nên khĩ khăn, ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của NH.

Cùng với khĩ khăn về khủng hoảng tài chính tiền tệ như trên, trên địa bàn TPHCM hiện cĩ 35 hội sở và 314 sở giao dịch, chi nhánh của các tổ chức tín dụng hoạt động ( tính đến cuối năm 2011) làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần bị chia nhỏ.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)