Mục lục

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI VÀ

  • SỬ DỤNG NHÂN TÀI

  • 1.1. CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI

    • 1.2 KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

    • Chương 2

    • THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

    • NHÂN TÀI VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI Ở VIỆT NAM

      • 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI Ở NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

      • 2.1.1 Vấn đề hoạch định, xây dựng chính sách, chiến lược về nhân tài và sử dụng nhân tài

      • Vấn đề hoạch định, xây dựng các chính sách, chương trình đề án về nhân tài và sử dụng nhân tài đã được quan tâm, triển khai. Công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài nhiều lần được nêu trong các văn kiện của Đảng, được các cấp ủy đảng coi trọng, xây dựng thành các chương trình, đề án để triển khai và đã thu được một số kết quả.

      • Ở Trung ương đã thành lập Văn phòng Đề án 165 (Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước) để triển khai. Trong 3 năm qua, Văn phòng Đề án 165 phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cử tuyển được hàng trăm cán bộ đi học “những kiến thức ta cần” tại Trung Quốc, Anh, Pháp, Thuỵ Sỹ, Nga, Đức, Nhật Bản, úc, Niu Di-lân, Xin-ga-po… Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã xây dựng chính sách thu hút và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; một số nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… đã xây dựng đề án riêng về đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Thành phố Hồ Chí Minh trước đây đã có Chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ trẻ, nay thực hiện tiếp Chương trình đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ trẻ. Từ năm 2001 đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã tuyển chọn 759 học viên (là cán bộ, công chức trẻ có triển vọng, thuộc diện quy hoạch của các đơn vị, sinh viên giỏi và con em gia đình chính sách, gia đình có truyền thống cách mạng để đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ có trình độ cao cho các tổ chức trong hệ thống chính trị) [wwwtapchicongsan.org.vn, 28/8/2014].

      • Trong đó, có 566 cán bộ, công chức (74,57%); 193 sinh viên và nhân viên các công ty tư nhân (25,43%), 367 nữ (48,35%). Đã đưa đi đào tạo 639 học viên (trong nước: 341, ở nước ngoài: 282, liên kết giữa trong nước và nước ngoài: 16; đào tạo tiến sĩ: 59, thạc sĩ: 580). Việc lựa chọn ngành đào tạo căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thành phố, chú trọng lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, đô thị, thương mại quốc tế và các ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn; phần lớn cán bộ được tuyển chọn đào tạo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn cao, chịu khó nghiên cứu, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Đến nay, có 400 học viên hoàn thành chương trình học tập (27 tiến sĩ, 373 thạc sĩ), đã bố trí 328 cán bộ có trình độ thạc sĩ về công tác tại các sở, ban, ngành, quận, huyện, doanh nghiệp, có 207 cán bộ được kết nạp vào Đảng (58,64%); 132 cán bộ được bổ nhiệm giữ chức trưởng, phó phòng sở, ngành, quận, huyện (37,39%). Thành phố Đà Nẵng có Đề án đào tạo 100 tiến sĩ, thạc sĩ ở các cơ sở đào tạo nước ngoài (gọi tắt là Đề án 393). Đến nay, đã có 53 học viên hoàn thành khóa học. Tất cả đều trở về đảm nhận công tác tại cơ quan, đơn vị đã cử đi đào tạo và hầu hết được đánh giá phát huy tốt. TP. Cần Thơ và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long đang thực hiện Chương trình Mekong 1.000 với tổng kinh phí dự kiến 50 triệu USD. 5 năm qua tuyển chọn được 556 học viên, cử đi học ở nước ngoài 381 học viên (đã về nước 200 học viên) [wwwtapchicongsan.org.vn, 28/8/2014]. Một số chính sách, chương trình đề án về nhân tài và sử dụng nhân tài như:

      • Một là, Đề án “Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, bố trí sử dụng tài năng trẻ học tập, công tác, sinh sống ở nước ngoài về nước tham gia phát triển đất nước”

      • Đề án trên đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì xây dựng từ năm 2011. Từ đó đến nay, nhiều cơ chế, chính sách mới có liên quan đến nội dung của Đề án đã được các Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Phó Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, rà soát kỹ các cơ chế, chính sách hiện hành, từ đó tổng hợp đề xuất giải pháp cụ thể để thu hút, bố trí sử dụng tài năng trẻ học tập, công tác, sinh sống tại nước ngoài trở về tham gia phát triển đất nước, trong đó tập trung, quan tâm cho đối tượng đặc biệt xuất sắc.

      • Thu hút nguồn nhân lực, nhân tài là Việt kiều và người nước ngoài

      • Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định đồng bào ta ở nước ngoài là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của dân tộc, cùng với đồng bào trong nước thực hiện mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội của Tổ quốc; đóng góp vào ngoại giao nhân dân. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng đất nước”. Đối với đội ngũ tri thức Việt kiều, Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 26-8-2008, về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng khẳng định, một bộ phận của trí thức Việt Nam là những trí thức Việt kiều và: “Ða số trí thức Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc; nhiều người đã về nước làm việc, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển đất nước” [www Chinhphu.vn, 07/10/2014].

      • Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng trong việc thu hút, huy động nhân tài từ nước ngoài trở về phục vụ cách mạng. Người kêu gọi cần “tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, dân tộc, tôn giáo, người ở trong nước hay người định cư ở nước ngoài”.  Theo lời mời gọi của Bác, nhiều nhân tài đã trở về nước phục vụ cách mạng.

      • Hiện nay có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam sống, lao động và học tập tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phần lớn trong số đó có mặt tại các quốc gia, vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển, có điều kiện tiếp cận với các tri thức hiện đại của thế giới, như Mỹ, Pháp, Úc, Ca-na-đa, Đài Loan, Đức,… Trong số kiều bào, không ít người thành đạt, tạo tên tuổi, dấu ấn trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ chính trị, văn hóa, khoa học, đến kinh doanh,… Trung bình mỗi năm có khoảng 500 nghìn lượt kiều bào về thăm quê hương, hàng nghìn lượt doanh nhân Việt kiều tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hàng trăm lượt chuyên gia, trí thức về tham gia nghiên cứu, giảng dạy, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,… Đến nay, Việt kiều tham gia góp vốn vào 3.500 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký khoảng 8,4 tỷ đô la. Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10% - 15%/năm, từ mức 3 tỷ đô la năm 2004 tăng lên 7,4 tỷ đô la năm 2008, 8,4 tỷ đô la năm 2010; riêng 6 tháng đầu năm 2012 đạt khoảng 6,4 tỷ đô la [www Chinhphu.vn, 07/10/2014].

      • Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt những thành tựu phát triển đáng ghi nhận trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đất nước ta đã ở trong nhóm nước có thu nhập trung bình, đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi, với dân số đông - thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường lao động tốt, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều tiềm năng về du lịch, văn hóa,…; nền chính trị - xã hội ổn định - được công nhận là quốc gia hòa bình; Việt Nam cũng được nhiều sinh viên, học sinh nước ngoài lựa chọn là điểm đến để học tập,…  Những  thuận lợi cơ bản đó đã tạo sức hấp dẫn đối với nguồn nhân lực bên ngoài, thu hút được ngày càng đông người nước ngoài tới Việt Nam.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan