Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
66 KB
Nội dung
BÀI KIỂM TRA MÔN KINH TẾ VIỆT NAM Họ và tên: Hoàng Xuân Nam Lớp: CH 17Q Đề bài: Phân tích thực trạng huy động và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới BÀI LÀM Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới và từng bước hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 4-2009, Việt Nam có gần 86 triệu người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm Điều này, phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề Đến nay, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, bằng hơn 70 % dân số của cả nước Nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người, bằng gần 10% dân số của cả nước Nguồn nhân lực trí thức, tốt 1 nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, bằng 2,15% dân số của cả nước Nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực Đó là một nguồn nhân lực dồi dào của đất nước Nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trọng đại trong phát triển kinh tế, xã hội Tuy nhiên trong thơi Việt Nam hiện nay đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao Nhân lực phổ thông dồi dào Nhân lực chất lượng cao hiếm hoi Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải đẩy mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực phổ thông Nguồn nhân lực từ nông dân: chiếm khoảng 73% dân số của cả nước Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội Theo các nguồn số liệu thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng hơn 100 nghìn trang trại, hơn bảy nghìn hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề và 40% sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân được xuất khẩu đến hơn 100 nước Như vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực 2 Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác, chưa được tổ chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa Họ đều tự làm, đến lượt con cháu họ cũng tự làm Có người nói rằng, nghề trồng lúa là nghề dễ nhất, không cần phải hướng dẫn cũng có thể làm được ở các nước phát triển, họ không nghĩ như vậy Mọi người dân trong làng đều được hướng dẫn tỷ mỷ về nghề trồng lúa trước khi lội xuống ruộng Nhìn chung, hiện có tới 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chỉ là hình thức Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn không được khai thác, đào tạo, nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp, công trường Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam đang rất đáng lo ngại Nông dân ở những nơi bị thu hồi đất thiếu việc làm; chất 3 lượng lao động thấp, nhưng cho đến nay, qua tìm hiểu, tôi thấy vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách đối với nông dân, nông thôn, nông nghiệp chưa rõ ràng Nguồn nhân lực từ công nhân: Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu người, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60% Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam Số công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại Từ năm 2001 đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn người lao động đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ 1996-2000 (95 nghìn người) Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề 4 Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức: Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (mới tính sơ bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước đến nay có gần 15 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; hơn sáu nghìn giáo sư, phó giáo sư; 17 nghìn người có trình độ thạc sĩ; hơn 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; trong số tiến sĩ, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là công chức, viên chức (cũng xuất thân từ trí thức) công tác tại các ngành của đất nước cũng tăng nhanh Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức, viên chức đã dẫn ra trên đây, thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức còn quá yếu Có người tính rằng, hiện vẫn còn khoảng 80% số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm, không ít đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại Trong số 37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc 5 Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận Mặc dù đạt được rất nhiều thành tựu trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Song việc huy động và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta trong thời kỳ đổi mới vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế - Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, còn đào tạo thì nửa vời, nhiều người chưa được đào tạo Về số lượng, Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Sức trẻ là đặc điểm nổi trội của tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam Về chất lượng, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở khu vực có tỷ lệ người lớn biết chữ và trẻ em trong độ tuổi đến trường khá cao Tỷ lệ số học sinh, số trường các loại, số trường đại học, tỷ lệ tốt nghiệp đại học, tỷ lệ học vị tiến sĩ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn so với tất cả các nước có mức thu nhập bình quân theo đầu người tương đương với Thái Lan Tuy nhiên, sau hơn 30 năm tiến hành công nghiệp hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Tỷ lệ số học sinh, số trường các loại, số trường đại học, tỷ lệ tốt nghiệp đại học, tỷ lệ học vị tiến sĩ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn so với tất cả các nước có mức thu nhập bình quân theo đầu người tương đương với Thái Lan Nhưng chất lượng lại là vấn đề đáng quan tâm Điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nhiều năm liền cho thấy cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 6 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học, trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu nguồn lực chuyên nghiệp Khoảng 2/3 số người có học vị tiến sĩ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2005: nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53/59 quốc gia được khảo sát, song mất cân đối nghiêm trọng Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 1, 4 và 10 Những hạn chế trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song cơ bản là cho đến nay nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản đang tạo ra sự hạn chế trong sự phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay Một nguyên nhân khác là thực trạng quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực nước ta những năm qua còn quá nhiều bất cập Cho đến nay chúng ta chưa có chiến lược tổng thể trong việc xây dựng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực cho quá trình phát triển đất nước Việc quy hoạch, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực giữa các ngành, vùng và địa phương trong cả nước cũng còn nhiều chồng chéo và thiếu các mục tiêu cụ thể Điều đó dẫn đến tình trạng khá phổ biến là vừa “thừa” vừa “thiếu” nhân lực trong các ngành, vùng, địa phương chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo thường bất cập Người học thường ít vận dụng được những gì sau khi học, hoặc muốn làm việc được thì người học 7 phải chấp nhận qua một quá trình “đào tạo lại” không chỉ lãng phí về tiền của mà còn lãng phí về thời gian đối với người học v.v - Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất Ngoài những đức tính quý báu của dân tộc như: cần cù, thông minh, chịu khó, có tinh thần "thắt lưng buộc bụng" cao nói chung chất lượng lao động Việt Nam còn rất thấp: trình độ sức khỏe của người lao động Việt Nam nói chung thấp (chiều cao, cân nặng, năng lượng dự trữ của tế bào của người Việt Nam đều thấp hơn rất nhiều so với các nước khác) Ý thức, tác phong, thái độ của người lao động thấp, chưa có ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ, tác phong của người lao động trong thời đại mới - ý thức tác phong công nghiệp hóa Trong một thời gian dài, với nhiều lý do khác nhau, nền giáo dục đào tạo của chúng ta chưa xác định được mục tiêu rõ ràng, chưa được coi là điểm đột phá để đưa đất nước phát triển như nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới có hoàn cảnh như nước ta đã từng làm Phần lớn nội dung và chương trình giáo dục các cấp hiện nay ở nước ta đều được biên soạn hoặc còn chịu ảnh hưởng bởi nội dung, chương trình giáo dục của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là của Liên Xô trước đây Một thời gian dài, những nội dung và chương trình giáo dục này khá phù hợp với nền giáo dục của nước ta và đã mang lại những thành tựu hết sức quan trọng Song, tự nó cũng hàm chứa rất nhiều hạn chế, bất cập Đặc biệt, trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay thì những hạn chế, bất cập đó đã và đang là một trở 8 ngại lớn đòi hỏi cần có sự cải cách và đổi mới cho phù hợp Phương pháp giáo dục cũng còn nhiều bất cập Các phương pháp dạy và học của chúng ta hiện nay thường tạo ra sự thụ động đối với người học, như nặng về lý thuyết, nhẹ về kỹ năng thực hành - Lực lượng lao động phân bố không đều: Không đều giữa các vùng trong cả nước, cũng như không đều ngay trong bản thân các ngành kinh tế Lực lượng lao động đông đảo, phân bố không đồng đều; tập trung chủ yếu vào hai đồng bằng lớn và vẫn để một số tỉnh dẫn tới tình trạng đất chật người đông, đất đai bình quân đầu người rất thấp, với nền sản xuất chưa phát triển, khả năng tạo việc làm mới hạn chế đã làm cho tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong xã hội càng cao Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nước Cộng với sự chênh lệnh về mức sống giữa các làng quê với các đô thị, khu công nghiệp lớn dẫn tới tình trạng từng dòng người từ nông thôn lũ lượt đổ ra các thành phố, khu công nghiệp tìm kiếm công ăn việc làm, cải thiện đời sống, làm cho cơ sở hạ tầng của các đô thị, khu công nghiệp quá tải, - Trong điều kiện ngày nay: cách mạng khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường, với trình độ của lực lượng lao động nông nghiệp hiện nay đang là những trở lực lớn cho việc phát triển chính bản thân nông nghiệp, nông thôn, cũng như nâng cao năng lực cạnh 9 tranh của nông nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm cho người lao động Ngoài ra, với phong tục tập quán của người nông dân (tính tư hữu cao, ý thức, tác phong công nghiệp hóa thấp ) cũng là yếu tố kìm hãm sự hợp tác, bứt phá của những người nông dân, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế cả nước Trong xu thế phát triển nền kinh tế phát triển nền kinh tế đất nước, chúng ta cần sớm có biện pháp khắc phục những yếu điểm này Để có thể đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế vẫn đang là yêu cầu bức thiết đối với nước ta hiện nay Để giải quyết yêu cầu bức thiết này đòi hỏi chúng ta cần thực hiện một số gải để nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam: - Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay Để đạt được mục tiêu “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” thì nhân tố quyết định cho sự thành công đó chính là phải bắt đầu từ việc xây dựng, phát triển và phát huy nguồn lực con người Việt Nam Các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương phải quán triệt quan điểm: phát huy tiềm năng trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng nâng cao về chất lượng và coi đó là “chìa khóa” quan trọng để đi đến thành công trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế 10 - Tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới trong lĩnh vực kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời tích cực chủ động hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới Nhà nước cần tiếp tục đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện đa dạng hóa các thành phần kinh tế nhằm tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động; tiếp tục điều chỉnh chính sách đối với việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo hướng trước hết ưu tiên vào một số ngành nghề có khả năng đào tạo và sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao, những ngành nghề có khả năng hợp tác và trao đổi lao động quốc tế v.v Để nâng cao chất lượng lao động tại nông thôn cần tiếp tục đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đồng thời có các giải pháp căn bản để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tích cực mở mang các cơ sở đào tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng lao động tại các khu vực nông thôn và miền núi để có thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngay trong từng địa bàn của các địa phương trong cả nước Cùng với việc đào tạo lao động tại chỗ, Nhà nước và địa phương cần có chính sách khuyến khích, thu hút lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo nhưng lại chưa tìm được việc làm ở các khu đô thị về làm việc tại các khu vực nông thôn, miền núi - Cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 Trong đó, cần đề ra và thực hiện các mục tiêu theo lộ trình cụ thể, như “đến năm 2010 có nguồn 11 nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội; đến năm 2020 phải bảo đảm 75% - 80% số lao động được đào tạo phục vụ trong tất cả các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp nông thôn; đến năm 2030 bảo đảm từ 95 - 100% số lao động được đào tạo, trong đó tỷ lệ lực lượng lao động chất lượng cao (có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên) phải chiếm từ 60 - 70% trở lên Cố nhiên, các mục tiêu nói trên có thể được điều chỉnh, thay đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước - Cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục đào tạo theo hướng hiện đại, góp phần đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực của đất nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển, có chất lượng ngày càng cao Việc chuẩn bị đủ lực lượng lao động có chất lượng tốt hiện nay gắn liền với quyết tâm cao và bước đi đúng đắn của công cuộc cải cách hệ thống giáo dục, trong đó có hệ thống giáo dục đại học Vấn đề này cũng phụ thuộc vào quyết tâm thay đổi nội dung, chương trình đào tạo, cơ chế quản lý giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và các trường đại học, cơ chế tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên Để tạo được sự chuyển biến về chất lượng trong giáo dục đại học, trước mắt cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề then chốt Về hệ thống các cơ sở đào tạo, tạo ra một hệ thống các trường đại học có tính cạnh tranh và tính thực nghiệm cao Về cơ chế quản lý, thay đổi theo hướng tăng thêm tính chủ động cho cấp dưới, cấp cơ sở Cơ quan quản lý cấp trên phải kịp thời ban hành các chủ trương, chính 12 sách và thường xuyên giám sát thực hiện (điển hình là việc phát hành sách giáo khoa, giáo trình của nhiều môn học trong các nhà trường) Về nội dung, chương trình cần chuyển mạnh từ những ưu tiên nặng về lý thuyết sang tăng cường hệ thống tri thức vận dụng thực tế và đặc biệt hướng tới phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, cho phép các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế phù hợp với luật pháp Việt Nam cũng là cần thiết trong bối cảnh hiện nay./ 13 ... cấp đào tạo Việt Nam chưa thị trường lao động quốc tế thừa nhận Mặc dù đạt nhiều thành tựu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Song việc huy động sử dụng nguồn nhân lực nước ta thời kỳ đổi nhiều... lực chất lượng cao Nhân lực phổ thông dồi Nhân lực chất lượng cao hoi Vì vậy, vấn đề đặt phải đẩy mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực phổ thông Nguồn nhân lực từ nông dân: chiếm... lực: nhân lực phổ thơng nhân lực chất lượng cao Nhân lực phổ thông chiếm số đơng, đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ thấp Cái thiếu Việt Nam nhân lực phổ thông, mà nhân lực chất