1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

111 891 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước về công tác quản lý và phát triển rừng, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đã và đang được nhiều tỉnh thành trong cả nước triển khai thực hiện, trong đó

Trang 1

ĐINH ĐỨC KIÊN

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN- 2016

Trang 2

ĐINH ĐỨC KIÊN

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN

THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Lâm học

Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH TIẾN

THÁI NGUYÊN- 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là bản luận văn thạc sĩ “Đánh giá quá trình thực

hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các

kết quả trình bày trong Luâ ̣n văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào hoă ̣c để bảo vê ̣ luâ ̣n văn tốt nghiê ̣p đa ̣i

học và luâ ̣n án Tha ̣c sĩ hay Tiến sĩ nào

Thái Nguyên, nga ̀ y 04 tháng 10 năm 2016

Tác giả

Đinh Đức Kiên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thờ i gian ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu và thực hiê ̣n luâ ̣n văn ta ̣i Trường

Đa ̣i ho ̣c Nông lâm Thái Nguyên, Tôi luôn nhâ ̣n được sự da ̣y dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn tâ ̣n tình, sự giúp đỡ, góp ý hết sức quý báu từ các thầy cô, cơ quan

và các ba ̣n bè đồ ng nghiê ̣p

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo -

TS Nguyễn Thanh Tiến đã dành nhiều thời gian, công sức tâ ̣n tình chỉ dẫn, bồ i dưỡng tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu và hoàn thành bản luâ ̣n văn tố t nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiê ̣u Trường Đa ̣i ho ̣c Nông lâm Thái Nguyên, Phòng đào ta ̣o sau đa ̣i ho ̣c và các thầy, cô trong Khoa Lâm nghiê ̣p đã giú p đỡ và ta ̣o mo ̣i điều kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho tôi hoàn thành luâ ̣n văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đa ̣o và cán bộ Trạm kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, các đơn vi ̣ chuyên môn có liên quan của tỉnh Điện Biên và huyê ̣n Mường Nhé, cùng ba ̣n bè đồng nghiê ̣p đã ta ̣o điều kiê ̣n,

sẻ chia, hỗ trơ ̣, giúp đỡ tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và nghiên cứu

Cuố i cù ng tôi dành tình cảm biết ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết, những người đã đô ̣ng viên và chia sẻ với tôi trong suốt quá trình ho ̣c tâ ̣p, thực hiện luâ ̣n văn

Thái Nguyên, nga ̀ y 04 tháng 10 năm 2016

Tác giả

Đinh Đức Kiên

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa nghiên cứu 3

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Những khái quát về chi trả dịch vụ môi trường rừng 4

1.1.1 Những khái niệm liên quan 4

1.1.2 Một số loại dịch vụ môi trường rừng được chi trả 9

1.1.3 Cơ sở xác định giá trị và cơ chế chi trả DVMTR 10

1.1.4 Thực trạng thực hiện PES ở Việt Nam 17

1.1.5 Những trở ngại cho việc thực thi PES ở Việt Nam 19

1.1.6 Những yếu tố cho sự áp dụng thành công PES ở Việt Nam 21

1.1.7 Tổ chức bộ máy Ban điều hành quỹ BV&PTR từ trung ương đến địa phương qua Hình 1.1 22

1.2 Những nghiên cứu cơ bản, dự án về Chi trả dịch vụ môi trường rừng 27

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 29

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 29

1.3.2 Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội 31

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

Trang 6

2.1 Đối tượng nghiên cứu 36

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 36

2.2.1 Đi ̣a điểm 36

2.2.2 Thờ i gian tiến hành 36

2.3 Nội dung nghiên cứu 36

2.4 Phương pháp nghiên cứu 37

2.4.1 Phương pháp kế thừa 37

2.4.2 Phương pháp cụ thể 38

2.4.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 41

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH 42

3.1 Thực trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường nhé, tỉnh Điện Biên 42

3.1.1 Đánh giá cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực và cơ chế phục vụ công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng 42

3.1.2 Đánh giá diện tích và tiềm năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn 48

3.1.3 Công tác tuyên truyền và nhận thức của người dân về chính sách chi trả DVMTR 51

3.1.4 Đánh giá sự phù hợp của hệ số K trong quá trình áp dụng giá chi trả DVMTR tại Khu bảo tồn Mường Nhé 53

3.1.5 Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả DVMTR 55

3.1.6 Thống kê nguồn kinh phí chi trả cho dịch vụ môi trưởng rừng trong 3 năm gần đây 57

3.2 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng 62

3.2.1 Những thuận lợi trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé 62

Trang 7

3.2.2 Những khó khăn trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu

bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé 64

3.2.3 Phân tích những vai trò của các tổ chức đến công tác xây dựng (thu) Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng 66

3.2.4 Phân tích vai trò hưởng lợi của các tổ chức cá nhân từ công tác giải ngân (chi) Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng 67

3.3 Đánh giá sự tác động của chính sách chi trả DVMTR đến đời sống xã hội cũng như công tác quản lý bảo vệ rừng của người dân 69

3.3.1 Tìm hiểu nhận thức của cán bộ và người dân về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé 69

3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của chi trả DVMTR đến thu nhập của người dân 71

3.3.3 Những ảnh hưởng của chi trả DVMTR tới công tác QLBVR cũng như đời sống xã hội của cộng đồng được hưởng lợi 72

3.4 Đề xuất những giải pháp nhằm triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 74

3.4.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về chính sách chi trả DVMTR 74

3.4.2 Thu quỹ triệt để 75

3.4.3 Áp dụng hệ số K đơn giản và định lượng được 75

3.4.4 Nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật cho cán bộ 76

3.4.5 Ổn định đời sống người dân trong khu vực 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

1 Kết luận 77

2 Kiến nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BQLKBT :Ban quản lý khu bảo tồn

BVR :Bảo vệ rừng

CIFOR :The Center for International Forestry Research (Trung tâm

Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế)

GĐGR :Giao đất giao rừng

HĐND : Hội đồng nhân dân

ICRAF :The International Council for Research in Agroforestry (Hội

đồng Quốc tế về Nghiên cứu Nông lâm kết hợp)

IUCN

:International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources (Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và Tài

nguyên thiên nhiên)

MDGs Millennium Development Goals (Mục tiêu phát triển thiên niên)

NN&PTNT :Nông Nghiệp và phát triển nông thôn

PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng

PTNT : Phát triển nông thôn

trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng)

trường rừng)

QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng

REDD +

:Reduced Emission from Deforestation and

Forest Degradation (Giảm phát thải từ mất rừng và suy

thoái thoái rừng)

UBND : Uỷ ban nhân dân

(Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu)

Trang 9

VENN :Venn Diagram (Sơ đồ ven)

VNFF : Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Thống kê các tỉnh đã thực hiện Nghị định 99/NĐ-CP của Chính phủ

tính đến tháng 8/2014 26

Bảng 1.2 Diện tích năng suất cây trồng nông nghiệp chính 33

Bảng 3.1 Thống kê diện tích rừng theo trạng thái 49

Bảng 3.2 Thống kê tiềm năng nguồn thu cho chi trả DVMTR 50

Bảng 3.3 Thống kê diện tích và nguồn kinh phí năm 2013 57

Bảng 3.4 Thống kê diện tích và nguồn kinh phí năm 2014 58

Bảng 3.5 Thống kê diện tích và nguồn kinh phí năm 2015 59

Bảng 3.6 Tổng hợp diện tích rừng chưa được giao khoán từ 2013-2015 61

Bảng 3.7 Thống kê những văn bản liên quan đến chi trả DVMTR 63

Bảng 3.8 Bảng tổng hợp kết quả điều tra nhận thức của cán bộ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn Mường Nhé 69

Bảng 3.9 Bảng tổng hợp kết quả điều tra nhận thức của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn Mường Nhé 70

Bảng 3.10 Thu nhập bình quân của các hộ dân 71

Bảng 3.11 Diện tích bình quân trên hộ nhận được của các xã trong Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé 73

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Hệ thống tổ chức của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng 22

Hình 1.2 Tổ chức bộ máy Quỹ BV&PTR Việt Nam 24

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quỹ BV&PTR của tỉnh Điện Biên 43

Hình 3.2 Sơ đồ cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng 43

Hình 3.3 Quá trình tổ chức thực thi chính sách 44

Hình 3.4 Người đân địa phương có ý thức cao về chăm sóc rừng trồng 52

Hình 3.5 Biểu đồ số hộ và tiền chi trả cho người dân 60

Hình 3.6 Biểu đồ tổng số tiền dư từ quỹ qua các năm chưa chi trả 61

Hình 3.7 Sơ đồ VENN thể hiện vai trò, mối quan hệ giữa các tổ chức với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng 66

Hình 3.8 Sơ đồ VENN thể hiện vai trò Quỹ bảo vệ và phát triển rừng 68

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Rừng có tác dụng rất lớn đối với sự tồn tại, phát triển của các sinh vật trên trái đất, đặc biệt là con người Từ xưa đến nay, rừng không chỉ cung cấp các loại thức ăn, gỗ, củi và các lâm sản khác cho con người mà nó còn đóng vai trò quan trọng không thể thay thế trong việc bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái và bảo tồn nguồn gen

Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì nền kinh tế nước ta hiện nay cũng thay đổi từng ngày theo chiều hướng đi lên Những thay đổi đó diễn ra ở các ngành nghề khác nhau, các lĩnh vực khác nhau Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao hơn Vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải nghiên cứu phải cân nhắc khi thiết kế xây dựng một chương trình bất kỳ nào đó phải đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế với các lợi ích môi trường

Cùng với sự phát triển chung của ngành kinh tế thì ngành Lâm nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó Hiện nay diện tích rừng đang được ngành Lâm nghiệp quản lý, ngoài việc bảo vệ môi trường sinh thái thì rừng nước ta

đã góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế của đất nước, đồng thời cung cấp cho chúng ta lượng lâm sản phục vụ cho nhu cầu của nhân dân Một trong những lâm sản quan trọng mà rừng mang lại cho con người là gỗ, gỗ được sử dụng trong các ngành xây dựng, trụ mỏ, chế biến bột giấy, sợi, đồ dùng gia đình Nhưng hiện nay diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang bị thu hẹp ở mức báo động Trước thực trạng đó Đảng và nhà nước ta đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm giảm tình trạng khai thác nguồn tài nguyên rừng bừa bãi, tiếp tục phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc, tiến hành trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng sản xuất tập trung Trồng rừng sản xuất tập chung đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu gỗ cho các nhà máy

Trang 13

giấy, nhà máy sợi, các nhà máy xí nghiệp chế biến ván dăm và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ khác Để triển khai được các hàng loạt các hoạt động đo cần xây dựng một nguồn quỹ bảo vệ phát triển rừng

Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước về công tác quản lý và phát triển rừng, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đã và đang được nhiều tỉnh thành trong cả nước triển khai thực hiện, trong đó có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng Việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bước đầu đã được người dân đồng tình tình ủng hộ về chính sách, tuy nhiên còn bộc lộ những khó khăn trong khi triển khai, vì vậy hiệu quả của chính sách còn hạn chế Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã và đang thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng theo tinh thần Nghị định 99CP của Chính phủ Nhằm đánh giá được thực trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường nhé, chỉ ra những hạn chế và khó khăn từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả chính sách góp phần bảo vệ phát triển rừng ngày tốt hơn

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với nguyện vọng đóng góp một phần nhỏ của bản thân trong nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng nói chung và giải pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nói riêng, tôi tiến hành thực hiện đề

tài:"Đánh giá quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên"

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn trong công tác chi trả dịch vụ môi trưởng của tỉnh Điện biên nói chung và khu bảo tồn thiên nhiên huyện Mường Nhé nói riêng

Trang 14

3 Ý nghĩa nghiên cứu

Kết quả đề tài là nguồn tư liệu khoa học, thực tiễn đề giúp cho các nhà quản lý Khu bảo tồn tham khảo và định hướng trong việc xây dựng kế hoạch

và giải pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng được hiệu quả

Kết quả đề tài cũng là những tư liệu khoa học để cho sinh viên và học viên tham khảo trong lĩnh vực mới về chi trả dịch vụ môi trường rừng nói chung và của tỉnh Điện Biên nói riêng

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chi trả các dịch vụ môi trường (PFES-payments for environmental services) là kết quả của sự nỗ lực của Chính phủ Viêt Nam, cụ thể là của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RCFEE-research center

of environmental ecology), Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam (FSIV), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và là đóng góp đáng kể của đối tác RUPES, trong đó có Tổ chức Winrock Quốc tế, Trung tâm Nông Lâm nghiệp thế giới (ICRAF), Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) trong 5 năm qua

1.1 Những khái quát về chi trả dịch vụ môi trường rừng

1.1.1 Những khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm môi trường rừng

Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: Thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí và cảnh quan thiên nhiên Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với các nhu cầu của xã hội và con người gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai,

đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ carbon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản

của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác (theo Nghị định số 99/2010/QĐ-CP

ban hành ngày 24/09/2010 của chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng)

1.1.1.2 Khái niệm dịch vụ môi trường rừng

Đối với khái niệm “dịch vụ môi trường”: hiện nay trên thế giới chưa có một định nghĩa chuẩn nào về dịch vụ môi trường Tuy vậy, để hiểu một cách gần gũi, dịch vụ môi trường là lợi ích mà tự nhiên có thể mang lại cho các hộ gia đình, cộng đồng và nền kinh tế

Trang 16

Theo IUCN thì dịch vụ môi trường là “Các điều kiện và các mối hệ mà

thông qua đó các hệ sinh thái tự nhiên và các loài phát triển tồn tại và phục

vụ cho cuộc sống con người” [6]

Những dịch vụ đó chẳng hạn như là rừng thì cung cấp những giá trị phòng hộ đầu nguồn, cảnh quan, là bể chứa cacbon, bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học,… Rừng ngập mặn thì cung cấp những giá trị như là bảo vệ bờ biển, lưu trữ chất dinh dưỡng, chống sói mòn, nuôi trồng thủy hải sản,… khu bảo tồn cung cấp những giá trị về các loài quí hiếm, các nguồn gen quí, cảnh quan du lịch, khu vui chơi giải trí…

Hay nói cách khác Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các

giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân

Theo định nghĩa và phân loại của UNFCCC, các dịch vụ môi trường được chia thành 4 nhóm: nhóm cung cấp, nhóm điều tiết, nhóm văn hóa và nhóm hỗ trợ [22]

1.1.1.3 Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng

“Chi trả dịch vụ môi trường rừng” (PES) là quan hệ tài chính tương đối mới trên thế giới, bắt nguồn từ quan điểm chính sách về “dịch vụ môi trường” Theo quan điểm này, các hệ sinh thái, trong đó có hệ sinh thái rừng,

có vai trò cung cấp các dịch vụ có tác dụng không chỉ đảm bảo sự trong lành

về môi trường mà còn đảm bảo sản xuất và sức khỏe của con người, thông qua các tác động tích cực và đa dạng như bảo vệ nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, điều hòa khí hậu, phòng chống dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển du lịch, văn hóa và cải tạo đất…Ngày nay, trong khi nhu cầu về các dịch vụ này tăng, thì khả năng để cung cấp các dịch vụ đó của các hệ sinh thái ngày càng đứng trước nguy cơ bị suy giảm vì môi trường rừng đang dần bị suy thoái và

ô nhiễm quá mức Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới điều đó là tăng

Trang 17

nhu cầu phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số, sự thiếu hiểu biết về chu kỳ và chức năng của các hệ sinh thái và cả sự thiếu trách nhiệm của một số doanh nghiệp và cá nhân khi chỉ nghĩ tới việc tối đa hóa lợi nhuận trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài về bảo vệ môi trường

Cho đến nay, định nghĩa về PES được đông đảo các nhà khoa học trên

thế giới chấp thuận là định nghĩa của Wunder Seven Theo tác giả này, “ Chi

trả dịch vụ môi trường rừng (PES) là quá trình giao dịch tự nguyện được thực

hiện bởi ít nhất một người mua và một người bán dịch vụ môi trường rừng, khi và chỉ khi người bán đảm bảo cung cấp dịch vụ môi trường rừng đó một cách hợp lý” [Wunder, S 2008] [24]

Để có thể hiểu một cách đơn giản, PES là việc chi trả của những người hưởng lợi dịch vụ môi trường rừng cho người cung ứng dịch vụ

Theo Simpson và Sedjo (1996), PES là một cách tiếp cận mới để khuyến khích chủ rừng, những người quản lý rừng cung cấp dịch vụ môi trường rừng tốt hơn PES giúp đền bù cho những người cung cấp dịch vụ môi trường rừng hoặc khuyến khích những người chưa quan tâm tham gia bảo vệ và phát triển rừng [17]

Nghị định 99/2010/NĐ-CP cũng đã đưa ra cách hiểu về PES: “Là quan

hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ” [7]

Như vậy, PES là một quan hệ tài chính mới cho một loại hình dịch vụ công cộng là dịch vụ môi trường rừng Việc chi trả này bao gồm các yếu tố cơ bản như đối tượng phải chi trả, đối tượng được chi trả, loại dịch vụ chi trả, hình thức và nguyên tắc chi trả…

Để có thể thực hiện PES, trước hết cần đánh giá được giá trị của dịch vụ

này Thứ nhất, có rất nhiều người không hiểu được giá trị của sinh thái rừng,

đặc biệt là những người còn đang chịu cảnh đói khổ, nguồn sống chỉ biết phụ

Trang 18

thuộc vào rừng Ngoài ra, còn có những người dân có cuộc sống khá hơn nhưng vì muốn tối đa hóa lợi nhuận nên chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt mà

không nghĩ tới lợi ích lâu dài Thứ hai, việc đánh giá giá trị dịch vụ môi

trường rừng sẽ cho phép các nhà tài chính phân tích chi phí- lợi ích để so sánh cái được và cái mất trong việc bảo vệ hay hủy hoại môi trường rừng, từ đó đưa ra các căn cứ để các nhà hoạch định chính sách và những nhà quản lý môi trường ra những quyết định đúng đắn và lý giải về nghĩa vụ của toàn xã hội

đối với các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái rừng Thứ ba, Nếu muốn ai đó trả

tiền cho dịch vụ môi trường rừng, chúng ta phải chỉ ra được giá trị về mặt tài chính của các dịch vụ đó

Mặc dù còn nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau nhưng PES đã trở thành hình thức và cơ chế chi trả tài chính phổ biến trong hệ thống cơ chế, chính sách của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam (mặc dù Việt Nam là một nước mới thí điểm áp dụng)

IUCN cũng đưa ra khái niệm về chi trả dịch vụ môi trường được đưa ra

như sau: “Người mua [tự nguyện] đồng ý trả tiền hoặc các khuyến khích khác

để chấp nhận và duy trì các biện pháp quản lí tài nguyên thiên nhiên và đất bền vững hơn mà nó cung cấp dịch vụ hệ sinh thái xác định” [6]

Điều này có nghĩa là chúng ta phải có được một thỏa thuận tự nguyện giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ (ví dụ như những người trồng rừng và những người được hưởng các lợi ích khác từ rừng như được sử dụng nước sạch, hưởng môi trường trong lành)

Phải có được một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lí, người sử dụng thực hiện việc mua một dịch vụ môi trường được xác định rõ ràng, người cung cấp thực hiện việc sử dụng một mảnh đất nơi phát sinh một dịch vụ phải được làm rõ và việc chi trả hoặc đền bù cho nhà cung cấp phải được thực hiện

Trang 19

thông qua chi tài chính hoặc các hình thức khác Việc chi trả hoặc đền bù phụ thuộc và dịch vụ môi trường được cung cấp một cách liên tục và ở một mức

độ xác định

Trên thế giới PES đã được chú ý thực hiện từ những năm 90 của thế kỉ

20 và đã được đề xuất bởi WWF, trong những năm gần đây khái niệm về PES

đã được đề cập và thực thi ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới Và PES cũng đã được gắn kết vào trong mục tiêu thiên niên kỉ (MDGs) PES được xem như là một cơ chế tài chính để giảm nghèo, bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học, vì một thế giới phát triển bền vững hơn

PES đã được áp dụng ở một số nước châu Phi, Châu á, Đông Âu và Châu Mĩ La Tinh Và được áp dụng cho các lĩnh vực như bảo vệ nguồn nước, rừng, cảnh đẹp, khu bảo tồn và đa dạng sinh học Chẳng hạn như dự án chi trả dịch vụ nguồn nước được tiến hành ở 5 nước Peru, Quatemala, Philippin, Tanzania, Indonesia Và chương trình quản lí đồng bằng lưu vực sông Danube gồm 4 nước tham gia là Bungari, Moldova, Rumani, Ucraina

Khái niệm Chi trả Dịch vụ Môi trường (CTDVMT) được hiểu như sau:

“Là một giao dịch tự nguyện đối với một loại dịch vụ môi trường cụ thể giữa ít nhất một bên sử dụng dịch vụ môi trường và một bên cung ứng dịch vụ môi trường khi và chỉ khi bên cung ứng dịch vụ môi trường có khả năng cung cấp dịch vụ (trong những điều kiện cụ thể)” (Wunder, S 2008) [24]

Ở Việt Nam, khái niệm chi trả DVMTR được diễn giải khác với Quốc tế dưới một số góc độ như sau: Thứ nhất, Nhà nước đóng vai trò điều tiết chủ yếu: Chi trả DVMTR được xem là một công cụ dựa vào thị trường, bắt buộc

áp dụng trong một số điều kiện nhất định và được đưa vào các quy định của Chính phủ Thứ hai, xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu chính

Trang 20

của chính sách chi trả DVMTR (Nguyễn Tuấn Phú, 2009) [9] Do vậy, hầu như không thể tách những nỗ lực bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ra khỏi công tác xóa đói giảm nghèo Một số nhà phê bình thì cho rằng, trọng tâm của chi trả DVMTR không thể là các vấn đề “vì người nghèo”, vì điều này có thể hạn chế hiệu quả của chương trình chi trả DVMTR Do đó, “trọng tâm hàng đầu” vẫn là vấn đề môi trường chứ không phải vấn đề đói nghèo (Wunder, 2008) [24] Tuy nhiên, rất nhiều cộng đồng dân cư ở Việt Nam có truyền thống sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng, vì vậy, chính sách chi trả DVMTR nếu như không xét đến việc đáp ứng nhu cầu của người nghèo thì khó có thể thực hiện lâu dài

Nói cách khác Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và

chi trả giữa bên cung cấp giá trị dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng dịch

vụ môi trường rừng

1.1.2 Một số loại dịch vụ môi trường rừng được chi trả

Theo điều 4 của Nghị định số 99/2010/QĐ-CP ban hành ngày

24/09/2010 của chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thì

các loại dịch vụ môi trường rừng được chi trả bao gồm:

- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối

- Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội

- Hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững

- Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch

- Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản

Trang 21

1.1.3 Cơ sở xác định giá trị và cơ chế chi trả DVMTR

Chi trả dịch vụ môi trường (PES) đang ngày càng nhận được nhiều mối quan tâm từ cả các nhà lập chính sách lẫn các nhà khoa học Đây có thể được xem như một giao dịch tự nguyện, trong đó một dịch vụ môi trường (xác định được) được mua bởi người mua (là người hưởng lợi từ dịch vụ môi trường) khi và chỉ khi, người cung cấp (là người dân sinh sống hoặc là chủ đất ở địa hương) đảm bảo việc cung cấp dịch vụ môi trường đó

1.1.3.1 Nguyên tắc xây dựng cơ chế chi trả DVMTR

Van Noordwijk [23] đã đưa ra bốn nguyên tắc để xây dựng cơ chế đền đáp, bao gồm:

• Tính thực tế: Việc chi trả phải gắn kết với các mức thay đổi đo đếm

được của dịch vụ môi trường;

• Tính điều kiện: Chi trả dựa trên hiệu quả và, nếu có thể, kết quả đầu ra

‘Tính điều kiện’ cũng có nghĩa việc chi trả chỉ được thực hiện nếu người cung cấp dịch vụ tuân thủ hợp đồng Tính điều kiện đồng thời yêu cầu các chính sách và khung thể chế hỗ trợ cùng với sự giám sát hiệu quả và phạt vi phạm đối với các trường hợp không tuân thủ, điều mà rất nhiều mô hình PES khó đạt được trên thực tế

• Tính tự nguyện: Chi trả dựa trên sự đồng thuận một cách tự do và được

thông tin trước của tất cả các bên, với mức đền đáp phù hợp với tất cả mọi bên tham gia;

• Tính hướng nghèo: hoặc ít nhất không làm tăng sự bất bình đẳng trong

cộng đồng

1.1.3.2 Phương pháp xác định mức chi trả DVMTR

Theo trên 4 nguyên tắc trên, lượng chi trả cho dịch vụ môi trường thường được xác định dựa trên những lựa chọn của người mua và người bán, các cân nhắc về cung cầu, công bằng, khả năng tài chính, và tính hiệu quả Các bên có liên quan khác nhau thường có quan điểm khác nhau về mối liên quan “thực tế”

Trang 22

giữa các hình thức sử dụng đất và khả năng cung cấp dịch vụ môi trường Thông thường có ba hệ thống kiến thức tồn tại song song về vấn đề này, gọi là kiến thức địa phương, kiến thức phổ thông/chính sách và kiến thức khoa học Trong quá trình xây dựng cơ chế chi trả DVMT, điều quan trọng là các bên liên quan thống nhất được quan điểm và mục tiêu dự kiến về dịch vụ môi trường, chẳng hạn như chất lượng và khối lượng nước, các-bon, đa dạng sinh học là thực

tế và có thể đạt được thông qua cơ chế chi trả DVMT

Trên thực tế, vấn đề chính trong việc xây dựng cơ chế chi trả DVMT là xác định được mức chi trả/đền đáp hoặc giá hợp đồng nhằm phản ánh được giá trị của việc bảo tồn đồng thời bù đắp cho những chi phí cơ hội của chủ sở hữu đất Nếu mức chi trả quá thấp, các nhà cung cấp dịch vụ tiềm năng có thể

sẽ không tham gia bởi vì chi phí của việc chuyển đổi hình thức sử dụng đất của họ còn nhiều hơn mức chi trả cho họ Nếu như mức chi trả quá cao thì ngân sách dành cho chi trả sẽ cạn kiệt nhanh chóng và dự án sẽ không thể thực hiện cung cấp được dịch vụ môi trường ở mức phù hợp Hơn nữa, ở các

dự án có thời hạn dài ví dụ như chi trả các-bon, cần có một ước tính đúng về mức chi trả ngay từ đầu bởi vì việc thay đổi giá cả trong khi đang thực hiện

dự án có thể làm các thành viên của cộng đồng hiểu sai Hơn nữa, khó có thể dập khuôn các ước tính về chi phí từ một dự án này sang một dự án khác bởi

vì chi phí của mỗi chuyển đổi sử dụng đất đều mang tính đặc thù địa phương hoặc theo từng cá thể sử dụng đất khác nhau Thay vào đó, cần có một phương pháp đáng tin cậy hơn nhằm ước tính mức chi trả mà lồng ghép được

cả những biến số ẩn cũng như sự không đồng nhất giữa các nông dân và/hoặc nhóm nông dân

Đấu giá và đấu giá ngược ( Reverse Auctions - RA) trong chi trả DVMT: Đấu giá là một giải pháp tiềm năng đối với những vấn đề này Những nông dân mong muốn đăng ký tham gia vào một dự án chi trả DVMTthường đưa ra các mức giá theo số tiền mà họ sẵn sàng chấp nhận để thay đổi một hình thức

Trang 23

sử dụng đất theo khuyến nghị nhằm cung cấp một mức dịch vụ môi trường nhất định Sự cạnh tranh giữa những người tham gia bỏ thầu đảm bảo rằng những gói thầu này thể hiện ước tính tốt nhất của những người nông dân về chi phí cơ hội thực sự của họ, còn việc lựa chọn các nhà cung cấp với mức giá thấp nhất vừa giúp đặt ra một mức giá cho hoạt động chi trả DVMT vừa giúp phân phối các hợp đồng chi trả DVMT theo cách minh bạch và khách quan Trong các cuộc đấu giá truyền thống, những người đấu giá thường đưa ra mức giá với số tiền cao nhất mà họ sẵn sàng trả để mua được một món hàng gì đó đang được bán Do đó việc quyết định ai là người thắng trong cuộc đấu giá được đưa ra trên cơ sở giá bỏ thầu đó cao đến mức nào Trong đấu giá ngược, vai trò của người mua và người bán được đảo ngược lại; chính những người bán hay chính những nông dân sẽ cung cấp cho người mua dịch vụ một dịch

vụ môi trường ở mức giá tối thiểu mà họ sẵn sàng chấp nhận Do vậy những người thắng được lựa chọn trên cơ sở giá bỏ thầu của họ thấp đến mức nào Một ví dụ tốt về đấu giá ngược như vậy là Chương trình Quỹ Bảo tồn của Mỹ (CRP) Chương trình này trả tiền hàng năm cho nông dân để họ bảo vệ những vùng đất dễ bị tổn thương về mặt sinh thái để khỏi bị xói mòn và để họ bảo tồn những tài sản tự nhiên khác Nông dân bỏ thầu theo một quy trình đấu giá trong đó gói thầu của họ được cân nhắc trên cơ sở chỉ số về mặt môi trường dùng để cho điểm cho các lô đất vì những lợi ích mà các lô đất đó cung cấp Các lô đất với điểm số cao nhất được đăng ký trước, sau đó là đến những lô đất được cho điểm thấp hơn và cứ như thế cho tới khi đạt hết chỉ tiêu đăng ký Trên cả nước, vài triệu héc-ta đã được đăng ký tham gia Chương trình CRP thông qua đấu giá Tương tự, Chương trình Bush Tender ở Úc cũng sử dụng đấu giá về bảo tồn để khuyến khích bảo vệ hệ thực vật và đa dạng sinh học trên đất tư

1.1.3.3 Phương pháp chi trả

Trong khi khái niệm ‘chi trả’ cho dịch vụ môi trường (thường gọi bằng tiếng Anh là PES) tập trung vào các hình thức chi trả trực tiếp và bằng tiền thì

Trang 24

khái niệm ‘đền đáp’ cho dịch vụ môi trường (bằng tiếng Anh gọi là RES) có nghĩa rộng hơn, bao gồm cả các hình thức chi trả gián tiếp và có thể không bằng tiền (ví dụ bằng hiện vật)

Chi trả dịch vụ môi trường trực tiếp là hình thức chi trả trong đó hợp

đồng quy định các giới hạn về sử dụng đất/tài nguyên hoặc các kết quả về môi trường cho một số lượng đơn vị diện tích đất đã đồng ý từ trước - tức là hợp đồng chi trả DVMT nhắm tới các chủ đất hoặc những người quản lý các hệ sinh thái Một số chương trình hiện nay vẫn sử dụng hình thức chi trả đồng đều, hoặc một lượng chi trả tối thiểu mà người dân địa phương có thể chấp nhận Cách tiếp cận đấu giá ngược được sử dụng để tối ưu hóa hiệu quả bằng cách đặt ra các mức giá gần hơn với mức người dân địa phương có thể chấp nhận Bài học cho đến nay là các hình thức định giá phải phù hợp với bối cảnh và được các bên liên quan chấp nhận Bằng cách này, thỏa thuận hợp đồng PES/RES sẽ dựa trên sự lựa chọn tự do của tất cả mọi người tham gia Đây được gọi là ‘Tính tự nguyện’ của mô hình PES/RES Để nâng cao tính hướng nghèo của PES/RES mô hình phải được lồng ghép với các mục tiêu giảm nghèo và phải bao gồm cả những cá nhân không có quyền sử dụng/sở hữu đất đai (vì thường người nghèo bị hạn chế trong tiếp cận sở hữu đất đai) Hơn nữa, lượng chi trả phải đủ để hấp dẫn những người nghèo cung cấp dịch

vụ và giúp giảm nghèo, vì vậy có thể dẫn đến một lượng chi trả vượt quá chi phí cung cấp dịch vụ, làm giảm tính hiệu quả của PES

Chi trả dịch vụ môi trường gián tiếp là sự chi trả cho bảo tồn hệ sinh thái

cho những người thực hiện bảo tồn và không nhất thiết cần phải có hợp đồng với các chủ sử dụng đất Ví dụ cho hình thức chi trả gián tiếp là một số mô hình PES do dự án RUPES thực hiện ở các nước Đông Nam Á Việc chi trả cho cộng đồng có thể ở dạng hỗ trợ xã hội như làm đường, xây trường học hay trạm y tế, hoặc là trao quyền tiếp cận đối với tài nguyên hoặc các ưu tiên khác Tuy nhiên, việc này làm giảm tính điều kiện của việc chi trả vì việc chi trả không thể bị cắt nếu dịch vụ môi trường không được cung cấp Tính điều

Trang 25

kiện thấp thường là đặc điểm của các hình thức PES/RES do chính phủ khởi xướng, với ưu điểm là chi phí ban đầu thấp và có tính hiệu quả về mặt chi phí hành chính Nhiều sáng kiến PES/RES thường rất ít khi được giám sát, thậm chí không hề được giám sát, trong khi tiền lại được trả trước chứ không phải

là định kỳ Những sáng kiến như vậy dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn

là dựa vào sự giám sát dịch vụ thực sự, và nói chung nếu kiểu chi trả nào dựa trên quan điểm kinh doanh thuần túy - tức là giám sát chặt chẽ việc cung cấp dịch vụ thì thường ít được người dân địa phương đồng tình

1.1.3 4 Một số cơ chế chi trả DVMT thông dụng trên thế giới

a Chi trả dịch vụ nước và vẻ đẹp cảnh quan

Chi trả DVMT nước là cơ chế chi trả cho các chức năng của lưu vực, theo đó người sử dụng nước ở hạ lưu phải chi trả cho chủ rừng ở thượng lưu

để duy trì rừng chống xói mòn đất và nguy cơ lũ lụt; Cơ chế chi trả vẻ đẹp cảnh quan thường bao gồm chi trả phí vào cửa các khu vực bảo tồn để tạo nguồn quỹ bảo tồn thông qua du lịch; và du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) như là cơ chế PES cho cả vẻ đẹp cảnh quan lẫn đa dạng sinh học

Trong bối cảnh đó, các mô hình PES hiện nay ở Cốt-xơ-ta Ri-ca là rất tương đồng Một trong các mô hình ở Cốt-xơ-ta Ri-ca là một số khách sạn tham gia vào cơ chế chi trả DVMT để bảo vệ lưu vực Cơ sở của việc chi trả này là nhận thức về mối tương quan chặt chẽ giữa cung cấp dịch vụ môi trường nước do bảo vệ lưu vực và người hưởng là ngành du lịch Lý do là các hoạt động ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào trữ lượng và chất lượng nước

Vì vậy, từ năm 2005 một số khách sạn chi trả hàng năm 45,5 đô-la Mỹ cho mỗi ha đất của các chủ đất địa phương và trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mô hình chi trả DVMT Tuy nhiên, cũng ở Cốt-xơ-ta Ri-ca, “vẫn chưa có một cơ chế được thừa nhận chung nào dựa vào lợi ích của mọi người được chi trả trực tiếp từ vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học” Du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) là một dạng cơ chế “kiểu PES” khác Ví dụ

Trang 26

gần đây của một nghiên cứu một chương trình tại Tan-za-ni-a nhằm thiết lập chi trả DVMT, trong đó một nhóm 5 công ty du lịch đã cùng nhau làm hợp đồng với một làng nằm trong khu vực đồng cỏ ở địa phương để bảo vệ các loài hoang dã chủ yếu thông qua chi trả tài chính hàng năm [20]

b Chi trả DVMT rừng về hấp thụ các-bon

Biến đổi khí hậu đã trở thành một chủ đề môi trường được quan tâm và thảo luận trong vòng 2 thập kỷ cuối vừa qua Nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto đã được thông qua vào 11/12/1997 và có hiệu lực ngày 16/2/2005 Đây là một thỏa thuận quốc tế trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, trong đó yêu cầu 37 nước công nghiệp và cộng đồng châu Âu phải cắt giảm phát thải khí nhà kính Tổng lượng cắt giảm đến thời kỳ 2012 tương đương với trung bình 5% của năm

1990 Nghị định thư đặt ra một số cơ chế thị trường nhằm giúp các nước tham gia đóng góp vào các nỗ lực giảm phát thải, bao gồm:

• Mua bán chứng chỉ phát thải (Thị trường các-bon)

• Cơ chế phát triển sạch (CDM)

• Đồng thực hiện (JI) [21]

Tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ 13 (Conference of the Parties - COP 13) của Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại Ba-li vào tháng 12/2007, một quyết định về “giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD” đã được thông qua Tại COP 15 ở Cô-pen-ha-ghen, một bước phát triển của REDD, gọi là REDD+ được nhấn mạnh vì nó ghi nhận vai trò của quản lý rừng bền vững và các lợi ích khác từ rừng, chẳng hạn đa dạng sinh học Sau COP 16, REDD+ đã được phát triển thêm và ghi nhận là một cơ chế sáng tạo và tiết kiệm nhằm 5 mục đích chính: 1) giảm phát thải từ mất rừng; 2) giảm phát thải từ suy thoái rừng; 3) bảo tồn trữ lượng các-bon rừng; 4) quản lý rừng bền vững; và 5) tăng cường trữ lượng

Trang 27

các-bon rừng [9] CDM, JI, REDD+ là ba cơ chế dự án phù hợp với thị trường các-bon JI cho phép các nước công nghiệp cùng thực hiện dự án với các nước đang phát triển, trong khi CDM bao gồm đầu tư cho các dự án phát triển bền vững giúp giảm phát thải ở các nước đang phát triển Ở cấp quốc tế, REDD+ còn bao gồm thiết lập các cơ chế chi trả cho các nước đang phát triển để giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng

Cơ chế phát triển sạch CDM là cơ chế giúp các dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển được hưởng lượng giảm phát thải được chứng nhận (CERs), mỗi đơn vị tương đương với một tấn CO2 Các CERs có thể được mua bán và sử dụng bởi các nước công nghiệp để đáp ứng một phần yêu cầu giảm phát thải mà họ cam kết trong Nghị định thư Kyoto Cùng với mục tiêu giảm phát thải cho các nước công nghiệp, CDM cũng giúp thúc đẩy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển thông qua quá trình chuyển giao kiến thức và áp dụng các nguồn năng lượng sạch và các công nghệ sản xuất hiệu quả CERs có thể được mua từ thị trường sơ cấp, trực tiếp từ bên tạo ra CERs hoặc qua thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch mua bán các-bon (giống như giao dịch chứng khoán trên thị trường tài chính) CERs có thể được mua từ Chính phủ hoặc từ các pháp nhân tư nhân

Quá trình CDM mô tả các thủ tục và phương pháp để xác định lượng CER tạo ra bởi một dự án Trong quá trình chuẩn bị dự án, cần tiến hành nghiên cứu khả thi để xác định tiềm năng của dự án cùng với những người tham gia Quá trình này bao gồm việc sáng lọc các tiềm năng CDM, rà soát các phương pháp thích hợp theo quy mô và phạm vi dự án, nhằm thiết lập đường cơ sở và phương pháp giám sát để thẩm định và kiểm định

Thị trường các-bon tự nguyện: nói chung áp dụng cho các công ty và cá nhân quan tâm đến môi trường mặc dù không có nghĩa vụ bắt buộc phải giảm phát thải khí nhà kính (KNK) Họ tự nguyện mua các đơn vị Giảm phát thải

Trang 28

tự nguyện (VER) để tài trợ cho các dự án sản xuất sạch hơn, bù cho phần phát thải do các hoạt động phát thải của họ Thị trường này nhỏ hơn thị trường CDM nhưng đang phát triển rất mạnh Tuy nhiên, thị trường này không có cơ chế điều tiết chung được chấp nhận trên toàn cầu Để tạo ra thị trường lành mạnh và thuyết phục người mua, hiện nay đã ra đời các tiêu chuẩn như ‘Voluntary Gold Standard’ và ‘Voluntary Carbon Standard’ và các dịch vụ cấp chứng nhận và đăng

ký phát thải khác như ‘GHG Protocol for Project Accounting và Climate”,

“Community and Biodiversity Project Design Standards”

Năm 2010, tổng cộng 131 triệu tấn CO2 đã được giao dịch qua thị trường tự nguyện, với trị giá 424 triệu USD so với tổng số 98 triệu tấn CO2và

415 triệu USD được giao dịch trong năm 2009 Lượng CO2 được giao dịch tăng 34% và số tiền nhận được cũng cao hơn Theo báo cáo của Bloomberg New Energy Finance, dự đoán năm 2011 lượng giao dịch trên thị trường sẽ

là 213 triệu tấn Báo cáo này cũng dự báo sự tăng trưởng nhanh của thị trường giai đoạn sau năm 2015, đạt tới 1,6 tỷ tấn năm 2020 Dự báo này dựa trên cơ sở là một mạng lưới các thị trường quy chuẩn và thị trường bán quy chuẩn cấp khu vực sẽ tăng lên, và sẽ sử dụng cách tiếp cận thị trường

tự nguyện [21]

1.1.4 Thực trạng thực hiện PES ở Việt Nam

Theo quan điểm của chính phủ Việt Nam: Bảo vệ và sử dụng có hiệu qủa tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên; Tăng cường quản lí tài nguyên quốc gia như đất, nước, khoáng sản và rừng; Tích cực phục hồi môi trường và các hệ sinh thái bị phá hủy Tiếp tục phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ đa dạng sinh học ; Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2010 là đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 42 - 43%, 95% dân cư thành thị và 75% dân cư nông thôn được

sử dụng nước sạch và nhiều chỉ tiêu cụ thể khác [9]

Hiện nay, chính phủ Việt Nam chúng ta cũng đã có một khuôn khổ pháp

lí và chính sách để thực thi PES, chẳng hạn như: Luật bảo vệ môi trường; luật

Trang 29

như luật về đa dạng sinh học; Luật bảo vệ và phát triển rừng; Chiến lược quản

lí hệ thống khu bảo tồn 2003; Quyết định số 08/2001/QĐ- TTg về quản lí rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, rừng tự nhiên; Pháp lệnh số 38/2001/PL- UBTVQH10 về phí và lệ phí; pháp lệnh số 40/2002/PL- UBVPQH10 về giá Pháp lệnh về thuế tài nguyên (sửa đổi); Luật ngân sách; Nghị định số 10/2002/NĐ- CP về quản lí tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu; Quyết định số 53/2002/QĐ- BKHCNMT về quỹ môi trường; Quyết định số 34/2002/QĐ- BNNPTNT về quỹ bảo tồn thiên nhiên; Kí quỹ môi trường (theo thông tư liên tịch số: 126/1999/TTLT-BTC-BKHCNMT ngày 22/1/1999); Nhãn sinh thái (Theo TCVN 14024: 2005 về nhãn môi trường và công bố môi trường - Ghi nhãn môi trường kiểu I - Nguyên tắc và thủ tục) Ngoài ra chúng ta cũng có những chế tài xử phạt hành chính, đền bù thiệt hại môi trường, và phát triển cơ chế sạch

Đây chính là khung pháp lí vững chắc để cho chúng ta thực thi PES ở Việt Nam Một số nội dung chưa được phù hợp với sự phát triển trong tình hình hiện nay Bên cạnh đó chúng ta cũng đang có những chương trình dự án thực thi PES tại Việt Nam như: Bảo tồn đa dang sinh học; MSC nhãn hiệu sinh thái đối với trai Bến Tre và nước mắn Phú Quốc; VFTN nhãn hiệu sinh thái, để nhằm tạo ra sự đảm bảo hướng tới quản lí rừng bền vững Khách hàng cuối cùng trả cho quản lí bền vững khi mua sản phẩm có chứng chỉ; Quỹ Phát triển cho Côn Đảo MPA nhằm tạo ra một cớ chế tài chính bền vững cho bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, tạo một quỹ được chính quyền thông qua

Và người hưởng lợi trả cho quản lí bền vững thông qua việc đóng góp vào quỹ; Bảo vệ nguồn nước, thanh toán để bảo vệ rừng đầu nguồn sông Thu Bồn,

cơ chế chi trả cho Sông Hương để bảo tồn Sao La; Thử nghiệm các cơ chế chi trả ở Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai của tổ chức WinRock

Trang 30

International Song trên thực tế chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế trong việc chi trả cho hệ thống dịch vụ môi trường ở Việt Nam, đó là: Việc chi trả các dịch

vụ môi trường mới chỉ tập trung ở một phạm vi hẹp của các dịch vụ môi trường; Vẫn chưa có chế độ chi trả trực tiếp diễn ra, việc chi trả vẫn chủ yếu thông qua quỹ của Ngân sách nhà nước hơn là chi trả trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ; Ảnh hưởng của cơ chế mệnh lệnh kiểm soát của nhà nước là quá lớn; Thị trường sẽ chỉ hoạt động một cách có hiệu quả khi các dịch vụ cụ thể được xác định cả về chất và xác định cả về lượng, được quan trắc và kiểm tra bằng cách chuyển giao dịch vụ; Việc xác định rõ ràng quyền sở hữu, phạm vi người cung cấp và người sử dụng là còn yếu kém

1.1.5 Những trở ngại cho việc thực thi PES ở Việt Nam

Mặc dù chi trả DVMTR đã và đang là bước tiến trong việc góp phần quản lý tài nguyên rừng bền vững, tuy nhiên việc triển khai còn có nhứng trở ngại nhất định như: Thiếu ý thức về giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường; Khó tạo ra thị trường cho bảo tồn; Khó thay đổi tập quán địa phương; Thiếu vốn và tín dụng để thành lập quỹ ban đầu; Quyền tài sản không rõ ràng; Thiếu sự trợ giúp về luật pháp do đó khả năng bắt buộc đối với người hưởng lợi thấp; Hệ thống tiền tệ của chính phủ phức tạp; Chưa tạo ra được một thị trường cạnh tranh hoàn hảo để mua bán các giá trị dịch vụ môi trường; Mức sống của người dân còn thấp, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa

Bên cạnh những thành công kể trên, vẫn còn có một số hạn chế và bất cập trong quá trình thực hiện như sau:

Có sự khác biệt về tổng số tiền thu được từ chi trả DVMTR giữa các tỉnh: Có sự khác nhau về mức chi trả cho mỗi ha rừng giữa các lưu vực sông trong một tỉnh và giữa các lưu vực sông của các tỉnh liền kề, dẫn đến thắc mắc trong các cộng đồng dân cư Không có sự kết nối giữa thực hiện chính sách chi trả DVMTR với các hoạt động bảo vệ rừng nằm trong Kế hoạch Bảo

vệ và Phát triển rừng đến năm 2020:

Trang 31

Thiếu sự phối hợp và liên kết giữa thực thi chính sách chi trả DVMTR

và Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, trong khi cả hai đều có chung mục tiêu là bảo vệ rừng

Công tác rà soát tiến độ và xác định các khu rừng và chủ rừng phục vụ chi trả DVMTR còn chậm: Sau 3 năm, việc xác định rừng và chủ rừng vẫn còn là một hạn chế trong thực thi chính sách chi trả DVM-TR Mục đích là nhằm xác định vị trí, ranh giới, diện tích và hiện trạng của các khu rừng cung ứng DVM-TR cần phải bảo vệ mà chủ rừng là các tổ chức, hộ gia đình, và các

hộ nhận khoán rừng Tuy nhiên, số liệu hiện có không chính xác và có sự khác biệt lớn giữa bản đồ và thực tế

Chưa có hướng dẫn về việc phân chia hay xác định chi trả DVMTR đối với du lịch và nước sạch, hay các dịch vụ môi trường khác: Chi trả DVMTR

đã cơ bản được thực hiện cho 3 trong số 5 loại DVMTR quy trong Nghị định

99 (thủy điện, nước sạch và du lịch) Trong đó, chi trả cho các dịch vụ liên quan quan đến thủy điện tương đối hoàn thiện, trong khi các dịch vụ liên quan đến du lịch và nước sạch chưa được thực hiện đầy đủ do chưa xác định được ranh giới và diện tích rừng cung ứng dịch vụ cho các công ty nước sạch và du lịch Các dịch vụ môi trường khác như các bon và cung ứng bãi đẻ cho nuôi trồng thủy sản chưa được thực hiện do thiếu tài liệu hướng dẫn

Cần điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh: Chưa có hướng dẫn cụ thể trong Nghị định 99 hay các thông tư có liên quan về vai trò của Hội đồng quản lý Quỹ, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý Quỹ với Ban Điều hành Quỹ, và chưa có quy định rõ ràng

về việc lập và sử dụng quỹ dự phòng ở cấp tỉnh

Chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể về giám sát chi trả DVMTR: Chi trả DVMTR đã thực hiện được 3 năm nhưng hiện vẫn chưa có cơ chế giám sát Lý do chính là giám sát chi trả DVMTR không được quy định trong Nghị

Trang 32

định 99 Do đó, để đảm bảo tính bền vững lâu dài của chính sách, cần phải có một hệ thống giám sát thống nhất hơn, đảm bảo sự hài lòng cho các đối tượng nộp tiền, và bên cung ứng dịch vụ đang cung ứng các dịch vụ phù hợp và được trả tiền cho việc cung ứng đó

Mức chi trả DVMTR còn thấp: Hầu hết các hộ gia đình nhận tiền chi trả DVMTR đều cho rằng mức chi trả quá thấp và không tương xứng với công sức

họ bỏ ra để bảo vệ rừng Giá điện và nước đã tăng lên nhiều lần nhưng mức chi trả DVMTR vẫn cố định là 20 đồng/kwh và 40 đồng/kwh Mức chi trả liên quan đến dịch vụ thủy điện và nước sạch cần phải được điều chỉnh tăng hợp lý và tính theo tỉ lệ phần trăm của giá điện, nước Ngoài ra, chúng ta không thể khẳng định được rằng chi trả DVMTR là vì người nghèo vì đơn giản, chúng ta không có số liệu về việc có bao nhiêu người nhận tiền chi trả DVMTR là người nghèo so với

số hộ giàu và trung bình, vì thế cần thu thập số liệu về những người nhận tiền chi trả DVMTR và mục tiêu của các hợp đồng chi trả DVMTR

1.1.6 Những yếu tố cho sự áp dụng thành công PES ở Việt Nam

Để áp dụng có hiệu quả PES ở Việt Nam đòi hỏi trước hết chúng ta phải có:

Có một hệ thống cơ sở pháp lí đủ mạnh làm căn cứ thực thi việc chi trả các dịch

vụ môi trường (Như luật pháp, các quy định, quyết định, cơ chế tài chính ); Trao quyền và sở hữu tài nguyên một cách rõ ràng và minh bạch; Giải quyết tốt vấn đề xóa đói, giảm nghèo; Xác định rõ quyền và trách nhiệm của các nhóm tham gia, bao gồm những người trung gian; Đánh giá, thu phí rõ ràng và sử dụng hiệu quả; Giảm thiểu chi phí giao dịch; Thiết kế để hoạt động ở các cấp

từ trung ương đến địa phương có các nguồn tài chính dài hạn độc lập

Trang 33

1.1.7 Tổ chức bộ máy Ban điều hành quỹ BV&PTR từ trung ương đến địa phương qua Hình 1.1

Hình 1.1 Hệ thống tổ chức của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

1.1.7.1 Nhiệm vụ của Quỹ BV&PTR theo Nghị định 05/2008/NĐ-CP

Quỹ BV&PTR (sau đây gọi là Quỹ) được thành lập theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định 05)

Một trong những mục đích thành lập Quỹ là “Huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng”

Điều kiện quan trọng để thành lập Quỹ là có nhu cầu cần thành lập và có khả năng huy động các nguồn tài chính cho Quỹ hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, được mở tài khoản tại ngân hàng hoặc Kho bạc Một trong những nhiệm vụ của Quỹ là thực hiện sự ủy thác của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước Về tổ chức của Quỹ, Nghị định 05 quy định có 2 cấp Quỹ là cấp trung ương và cấp tỉnh theo sơ đồ hình 1.1 trên

Ban điều hành Quỹ

(Bộ máy quản lý và điều hành Quỹ do Chủ tịch UBND cấp

tỉnh quy định

Trang 34

* Nhiệm vụ của Quỹ BV&PTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP

a) Nhiệm vụ của Quỹ BV&PTR cấp tỉnh theo quy định tại Điều 17 Nghị định 99

Xác định số tiền phải chi trả của các đối tượng sử dụng DVMTR Ký hợp đồng chi trả DVMTR với bên phải nộp tiền Tiếp nhận tiền ủy thác chi trả DVMTR của VNFF Chi trả ủy thác tiền DVMTR cho các chủ rừng Là đầu mối kiểm tra việc thực hiện chi trả DVMTR của chủ rừng và bên nộp tiền Báo cáo tình hình thu chi tiền DVMTR cho UBND tỉnh VNFF

b) Nhiệm vụ của VNFF theo quy định tại Điều 18 Nghị định 99

Xác định các đối tượng phải nộp tiền chi trả DVMTR cho VNFF Ký hợp đồng chi trả DVMTR với bên phải nộp tiền Tiếp nhận tiền ủy thác chi trả DVMTR để chuyển đến các Quỹ tỉnh Điều phối tiền chi trả DVMTR cho các Quỹ tỉnh Là đầu mối kiểm tra việc nộp tiền của bên nộp và sử dụng tiền của Quỹ tỉnh Báo cáo tình hình thu chi tiền DVMTR cho Bộ NN&PTNT

1.1.7.2 Thành lập và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

VNFF được thành lập theo Quyết định số 114/2008/QĐ-BNN ngày 28/11/2008 của Bộ NN&PTNT và trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ NN&PTNT Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Quỹ như sau:

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng trong việc quản

lý và sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ hỗ trợ

Trang 35

e) Thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, kế toán, kiểm toán

và báo cáo với Bộ NN&PTNT

f ) Bảo toàn, phát triển nguồn vốn của Quỹ và bù đắp chi phí quản lý g) Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý Quỹ

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao

* Quyền hạn của VNFF:

a) Phân bổ kinh phí cho từng chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi

dự án theo kế hoạch hàng năm được duyệt

b) Kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả thự hiện chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án được Quỹ hỗ trợ

c) Đình chỉ, thu hồi kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân, cộng đồng dân cư thô vi phạm cam kết về sử dụng kinh phí hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan

d) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ

* Tổ chức bộ máy của VNFF:

Tổ chức của Quỹ bao gồm: Hội đồng quản lý Quỹ; Ban kiểm soát;

và Ban điều hành Quỹ (xem hình 1.2)

1

Hình 1.2 Tổ chức bộ máy Quỹ BV&PTR Việt Nam

Hội đồng quản lý Quỹ

Bộ NN&PTNT

Trang 36

a) Hội đồng quản lý Quỹ có 9 thành viên, do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

là Chủ tịch Hội đồng Các thành viên là đại diện của Tổng cục Lâm nghiệp, các Vụ, Cục của Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

b) Ban kiểm soát Quỹ gồm 3 thành viên, làm việc kiêm nhiệm, do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định

c) Ban điều hành Quỹ đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp gồm Giám đốc Quỹ,

01 Phó giám đốc Quỹ, kế toán trưởng và các bộ phận nghiệp vụ

Thành lập và hoạt động của các Quỹ tỉnh:

Điều 22 của Nghị định 99 quy định UBND các tỉnh phải thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả DVMTR (sau đây gọi là Ban chỉ đạo) do Chủ tịch UBND cấp tỉnh là trưởng ban

Tổ chức bộ máy của Quỹ tỉnh Cũng giống như VNFF, Quỹ BV&PTR của tỉnh cũng bao gồm: Hội đồng quản lý Quỹ; Ban kiểm soát Quỹ; và Ban điều hành Quỹ Nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức này cũng tương tự như của VNFF

1.1.7.3 Ban điều hành của các Quỹ tỉnh

Hiện tại, ban điều hành của các Quỹ tỉnh rất khác nhau về cơ cấu tổ chức

và nhân lực Cụ thể như sau:

Có Quỹ tỉnh do UBND tỉnh trực tiếp quản lý (Quảng Nam), có Quỹ do

Sở NN&PTNT trực tiếp quản lý (Điện Biên, Nghệ An, Lâm Đồng), có Quỹ lại trực thuộc Chi cục Lâm nghiệp (Thừa Thiên Huế)

Có nơi toàn bộ Ban điều hành (BĐH) Quỹ là người kiêm nhiệm kể cả kế toán (là các cán bộ của Chi cục Lâm nghiệp được giao thêm nhiệm vụ điều hành Quỹ)

Có nơi một bộ phận của BĐH Quỹ là người kiêm nhiệm, một bộ phận là người chuyên trách

Trang 37

Có Quỹ thì toàn bộ nhân viên được hưởng lương từ nguồn ngân sách tỉnh; có Quỹ chỉ một bộ phận được hưởng lương từ nguồn ngân sách tỉnh còn lại tiền lương từ nguồn kinh phí quản lý 10%; có Quỹ thì toàn bộ tiền lương nhân viên từ nguồn 10%

Trong các Quỹ có toàn bộ nhân viên chuyên trách, số lượng nhân viên của BĐH cũng khác nhau, có Quỹ chỉ có 6 người, có Quỹ đến 30 người

Cơ cấu các bộ phận của BĐH Quỹ cũng khác nhau, có nơi 3 phòng, có nơi 5 phòng nghiệp vụ

Triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 của Chính phủ, số liệu của VNFF (2014), Ban chỉ đạo chi trả DVMTR đã được thành lập

ở 40 tỉnh, trong đó có 36 tỉnh đã thành lập Quỹ BV&PTR và có 22 Quỹ tỉnh trong số này đã ổn định về tổ chức và thực hiện chi trả DVMTR (xem Bảng 1.1) dưới đây

Bảng 1.1 Thống kê các tỉnh đã thực hiện Nghị định 99/NĐ-CP

của Chính phủ tính đến tháng 8/2014

Đã thành lập Ban chỉ đạo chi trả DVMTR

Đã thành lập Quỹ BV&PTR

Đã thành lập Ban điều hành quỹ

(Nguồn: Báo cáo của các chuyên gia cố vấn cho dự án chi trả DVMTR năm 2014)

Trang 38

Về cơ bản các tỉnh miền núi phía Bắc đều đã thành lập Quỹ BV&PTR và

đi vào hoạt động khá ổn định

1.2 Những nghiên cứu cơ bản, dự án về Chi trả dịch vụ môi trường rừng Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Nông Lâm Thế giới (ICRAF) thực hiện

tại Việt Nam, đặc biệt ở tỉnh Bắc Kạn thông qua 03 dự án Đó là:

• Dự án ‘Giảm phát thải từ các loại hình sử dụng đất-REALU’ do NORAD (Na Uy) tài trợ (2008-2011) Đây là dự án toàn cầu do Ban đối tác toàn cầu vùng cận rừng nhiệt đới (ASB) và ICRAF điều phối Bắc Kạn là một điểm trình diễn về phương pháp REALU toàn cầu, cùng với 3 điểm khác nằm

ở Pê-ru, Cam-mơ-run và In-đô-nê-xi-a [3] [10]

• Dự án ‘Đền đáp, Sử dụng và Chia sẻ đầu tư trong Chi trả dịch vụ môi trường vì người nghèo (RUPES giai đoạn II)’ do ICRAF điều phối Dự án RUPES II do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) tài trợ trong 4 năm (2008-2011) [11]

Kế thừa các thành công và kinh nghiệm của RUPES I, RUPES II tiếp tục phát triển và phổ biến các cơ chế đền đáp và chi trả dịch vụ môi trường, song song với hỗ trợ lồng ghép RES/PES vào chính sách tại một số quốc gia Châu

Á Ba Bể, Bắc Kạn là điểm nghiên cứu hành động của RUPES II

• Dự án ‘Cây trong cảnh quan đa mục đích tại Đông Nam Á (TULSEA)’ Dự án do Chương trình ICRAF Đông Nam Á điều phối, được tài trợ bởi BMZ và GTZ cho giai đoạn 2007-2011 Dự án đã xây dựng và thử nghiệm một bộ công cụ hỗ trợ thương lượng trong quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, và rất phù hợp cho xác định và thương lượng chi trả dịch

vụ môi trường Dự án này được triển khai ở ĐNA và Việt Nam [13]

Thiết kế hoạt động cũng dựa trên các kết quả tìm được của 3 dự án nêu trên Ngoài ra, nhằm để phù hợp với những thay đổi mới nhất trong chính sách chi trả dịch vụ môi trường, thể hiện qua Nghị định 99/NĐ-CP của chính phủ và tiềm năng thí điểm cơ chế REDD+ ở Tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây

Trang 39

Theo tác giả Trần Thu Thủy (2009) [12] khi nghiên cứu về “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La” đã kết luận: Chi trả dịch vụ môi trường rừng là mô hình quản lý và bảo vệ môi trường đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và đã có những hiệu quả đáng kể Không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế cho người cung cấp và người chi trả các dịch vụ môi trường, mà PES còn mang lại hiệu quả trong bảo vệ môi trường và hiệu quả trong giảm bớt các gánh nặng xã hội Nhận thức được tiềm năng và hiệu quả của PES tại Việt Nam, dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được thực hiện tại Sơn La Hiện nay dự án mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu triển khai nhưng thông qua việc phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường có thể đánh giá phần nào về khả năng thành công của dự án Tuy nhiên, PES là một cơ chế còn nhiều mới mẻ cả khi trên thế giới và khi áp dụng ở Việt Nam, vì thế cần thiết có sự đầu tư nghiên cứu để PES phù hợp với điều kiện của Việt Nam Nhà nước cần có các chính sách, quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn nhằm tăng cường khả năng nhận thức của doanh nghiệp, cộng đồng; khuyến khích nhiều người tham gia PES cũng như có cơ chế tài chính hỗ trợ trong giai đoạn ban đầu còn nhiều khó khăn Dự án mới thực hiện sẽ có nhiều thách thức phía trước vì thế cần phải rút kinh nghiệm và hoàn thiện không ngừng để PES trở thành một cơ chế quản lý và bảo vệ môi trường, hơn nữa còn là một cơ chế hướng nghèo, mang lại lợi ich cho xã hội

Theo tác giả Lê Trọng Toán (2014)[14] đã nghiên cứu về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng đã kết luận: Theo báo cáo của quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La năm 2013 sau khi đã trích kinh phí quản lý và dự phòng tổng nguồn kinh phí còn lại để chi trả cho các chủ rừng là 93,416 tỷ đồng, đã chi trả cho 416.272,1 ha rừng cho 37.486 chủ rừng thuộc lưu vực sông Đà đạt 97,1% kế hoạch năm Mức chi năm 2009 quỹ đã

Trang 40

chi trả cho xã Chiềng Cọ với diện tích 2.227,23 ha rừng trên tổng diện tích rừng của xã là 2.351.2 ha Số tiền chi trả là 306.551.610 đồng năm 2010 Trong đó đã chi trả cho 8 cộng đồng, 14 nhóm hộ và 193 hộ gia đình cá nhân Cùng từng ấy diện tích, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình nhưng năm 2012-2013 quỹ đã chi trả cho xã 480.890.610 đồng Từ năm 2009 cho đến nay xã Chiềng Cọ đã chi trả cho các chủ rừng với tổng số tiền hơn 787,44 triệu đồng với diện tích rừng là 2.227,23ha

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1 Vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiênnhiên Mường Nhé nằm ở cực Tây của Tổ quốc thuộc tỉnh Điện Biên, trải dọc địa bản 5 xã: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè, trung tâm Khu bảo tồn cách Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 220km về phía Nam và cửa khẩu A Pa Chải Việt - Trung khoảng 40 km về phía Bắc Phía Đông giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp xã Quảng Lâm và Na Cô Sa huyện Mường Nhé, phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

1.3.1.2 Tọa độ địa lý và quy mô diện tích:

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nằm trong tọa độ địa lý: 22001’ -

22024’ vĩ độ Bắc và 102008’ - 102033’ kinh độ Đông Tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn là 45.581 ha, trong đó:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 25.679,08 ha

- Phân khu phục hồi sinh thái: 19.901,92 ha

- Phân khu dịch vụ - hành chính: Dự kiến 32,58 ha (nằm ngoài vùng đệm đang làm thủ tục xin giao đất)

Toàn bộ diện tích của Khu bảo tồn trải dài dọc theo tuyến biên giới Việt

- Lào nằm trên địa phận 5 xã: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè huyện Mường Nhé, tỉnh Điê ̣n Biên

Ngày đăng: 08/12/2016, 08:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Đổi sử dụng đất (LULUCF), Hội thảo chuyên đề thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Văn phòng dự án CD4 CDM - Vụ Hợp tác Quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi sử dụng đất (LULUCF)
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2014
4. Phạm Xuân Hoàn (2005), Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại carbon trong Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội 2005, 148 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại carbon trong Lâm nghiệp
Tác giả: Phạm Xuân Hoàn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - Hà Nội 2005
Năm: 2005
5. Lê Văn Hưng (2013), “Chi trả dịch vụ hệ sinh thái và khả năng áp dụng ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học và phát triển tập 11, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi trả dịch vụ hệ sinh thái và khả năng áp dụng ở Việt Nam”, "Tạp chí khoa học và phát triển
Tác giả: Lê Văn Hưng
Năm: 2013
8. USAID, Bộ NN&PTNT (2015), Báo cáo đánh giá thực hiện 3 năm chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam ( 2011-2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá thực hiện 3 năm chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam
Tác giả: USAID, Bộ NN&PTNT
Năm: 2015
9. Nguyễn Tuấn Phú, (2009) “Vai trò của Chính phủ trong việc xây dựng và triển khai chính sách “Chi trả dịch vụ môi trường rừng - PFES” ở Việt Nam” . Bản tin FSSP, bản tin nội bộ số 26 – 27, trang 5-6. Được tải lên link: http://www.vietnamforestry.org.vn/list_news.aspx?cid=39 (truy cập:28.09.2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Chính phủ trong việc xây dựng và triển khai chính sách “Chi trả dịch vụ môi trường rừng - PFES” ở Việt Nam
10. Perez-Teran, Alba Saray; Dumas-Johansen, Marc K.; Đàm Việt Bắc; Simelton, Elisabeth; Hoàng Minh Hà, 2011. Báo cáo PRA về phân tích sinh kế và cảnh quan có sự tham gia cho đề xuất chi trả DVMT ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm và Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. ICRAF Việt Nam, Hà Nội.Bằng tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Perez-Teran, Alba Saray; Dumas-Johansen, Marc K.; Đàm Việt Bắc; "Simelton, Elisabeth; Hoàng Minh Hà, 2011. Báo cáo PRA về phân tích sinh kế và cảnh quan có sự tham gia cho đề xuất chi trả DVMT ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm và Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. ICRAF Việt Nam, Hà Nội
12. Trần Thu Thủy (2009), Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La
Tác giả: Trần Thu Thủy
Năm: 2009
14. Lê Trọng Toán (2014), Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng: trường hợp nghiên cứu tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường, ĐH Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng: trường hợp nghiên cứu tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Tác giả: Lê Trọng Toán
Năm: 2014
15. Tổng cục lâm nghiệp (2015), Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR và sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương, Báo cáo tổng kết tại hội nghị.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR và sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương
Tác giả: Tổng cục lâm nghiệp
Năm: 2015
16. Camille Bann and Bruce Aylward. (1994), The economic Evaluation of Tropical Forest Land Use Options: A review of Methodology and Applications. UK. 157p Sách, tạp chí
Tiêu đề: The economic Evaluation of Tropical Forest Land Use Options: A review of Methodology and Applications
Tác giả: Camille Bann and Bruce Aylward
Năm: 1994
17. David Simpson; Roger A. Sedjo; John W. Reid (1996). The Value of Biodiversity in Pharmaceutical Research: The Journal of Political Economy, Vol. 104, No. 1, 163-185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Value of Biodiversity in Pharmaceutical Research: The Journal of Political Economy
Tác giả: David Simpson; Roger A. Sedjo; John W. Reid
Năm: 1996
18. Digno C. Garcia. (2007), Carbon Stock Assessment of Selected Reforestation Species in Watershed Areas within NPC Jurisdiction. Presentation in training on Capacity Building for Carbon Accounting in Forests.International Rice Research Institute, Los Baủos. 21-31 January 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Carbon Stock Assessment of Selected Reforestation Species in Watershed Areas within NPC Jurisdiction. Presentation in training on Capacity Building for Carbon Accounting in Forests
Tác giả: Digno C. Garcia
Năm: 2007
20. FAO (2004), A review of carbon sequestration projects. Rome, 2004. Pines: drawings and descriptions of the genus Pinus. Leiden: Brill & Backhuys Sách, tạp chí
Tiêu đề: A review of carbon sequestration projects
Tác giả: FAO
Năm: 2004
21. New Energy Outlook (NEO) is Bloomberg New Energy Finance's annual long-term view of how the world's power markets will evolve in the future.. [online] URL: http://http://www.impe-qn.org.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: annual long-term view of how the world's power markets will evolve in the future
22. UNFCCC, New York on the 9 May 1992. In accordance with Article 20, it was open for signature at Rio de Janeiro from 4 to 14 June 1992, and thereafter at the United Nations Headquarters, New York, from 20 June 1992 to 19 June 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In accordance with Article 20, it was open for signature at Rio de Janeiro
23. Van Noordwijk, M., and B. Leimona. 2010. Principles for fairness and efficiency in enhancing environmental services in Asia: payments, compensation, or co-investment? Ecology and Society 15(4): 17. [online]URL: http://www.ecologyandsociety.org/vol15/iss4/art17/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecology and Society
24. Wunder, S. (2008), Payments for environmental services and poverty issues: the concept. original ideas and evidence. Journal of Environment and Economic Development 13: pages 279-297. Cambridge University Press, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Environment and Economic Development 13
Tác giả: Wunder, S
Năm: 2008
2. Bộ NN&PTNT (2014), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Nghị Định 99 NĐ-CP Khác
3. Hoàng Minh Hà, Đỗ Trọng Hoàng, Perez Teran, Alba Saray, 2011. Báo cáo hội thảo tham vấn các bên liên quan về chi trả DVMT tại huyện Ba Bể. Ba Bể. ICRAF Việt Nam, Hà Nội. Bằng tiếng Anh Khác
6. IUCN (2008), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam. Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế. 2008, IUCN Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w