BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ CẨM HUYỀN VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ CẨM HUYỀN
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN VIẾT QUANG
Trang 2Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh, Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyệnHương Khê, các trường THPT trên địa bàn huyện Hương Khê và các Ban,Ngành có liên quan đã cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết cho luận văn.
Đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trìnhnghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Viết Quang người thầy trực tiếp giảng dạy và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quátrình nghiên cứu để hoàn thành luận văn
-Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đống góp quý báu
Xin trân trọng cảm ơn!
Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giảNguyễn Thị Cẩm Huyền
Trang 35 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Chương 1: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT
HỌC MÁC - LÊNIN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
1.1 Cơ sở lý luận và nội dung quan điểm toàn diện của triết
1.1.1 Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện 7 1.1.2 Nội dung của quan điểm toàn diện 9 1.2 GDĐĐcho học sinh trong các trườngTHPT hiện nay 12 1.2.1GDĐĐ cho học sinh là một nội dung quan trọng của
1.2.2 Nội dung GDĐĐ trong trường THPT 13 1.2.3 Phương thức GDĐĐ cho học sinh THPT 16 1.3 Tính tất yếu và thực chất của việc vận dụng quan điểm toàn
diện của Triết học Mác - Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT 22 1.3.1 Tính tất yếu vận dụng quan điểm toàn diện của triết
1.3.2 Thực chất của việc vận dụng quan điểm toàn diện
của triết học Mác-Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT 26Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT HUYỆN HƯƠNG KHÊ,
2.1 Thực trạng vận dụng quan điểm toàn diện của triết học
Mác-Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh 54 2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
2.1.2 Tình hình vận dụng quan điểm toàn diện trong 60
Trang 5GDĐĐ cho học sinh THPT ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh
2.1.3 Những kết quả đạt được trong việc vận dụng quan
điểm toàn diện trong GDĐĐ cho học sinh THPT ở huyện Hương Khê 69 2.1.4 Những hạn chế trong việc vận dụng quan điểm toàn
2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng quan
điểm toàn diện của triết học Mác-Lênin trong GDĐĐ cho học sinh
2.2.1 Giải pháp đối với giáo viên 81 2.2.2 Giải pháp đối với nhà trường 85 2.2.3 Giải pháp đối với Sở Giáo dục - Đào tạo 88 2.2.4 Giải pháp đối với các tổ chức chính trị - xã hội 90 2.2.5 Giải pháp đối với học sinh 94
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Hồ Chí Minh rất coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng, coiđạo đức là nền tảng của người cách mạng Người nói: “Cũng như sông cónguồn, mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không cógốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tàimấy cũng vô dụng” [31; 252-253] Học sinh, sinh viên là thế hệ kế tục sựnghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, sẽ là lớp người sáng tạo, xây dựng
xã hội mới Và để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó, những chủ nhân tươnglai của đất nước phải được giáo dục, rèn luyện về mọi mặt để trở thành nhữngcon người vừa “hồng” vừa “chuyên”
Xác định được vai trò quan trọng của đạo đức, Bộ GD - ĐT đã ban hànhcác văn bản yêu cầu trường học quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục đạođức học sinh Hướng dẫn số 6744/ BGD và ĐT ngày 04/08/2005 chỉ rõ “Đẩymạnh giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục chính trị, đạo đức cho học
Trang 6sinh…” [3; 2] Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định một trongnhững định hướng lớn trong giáo dục đào tạo, là: “Tăng cường giáo dục chínhtrị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên” [9; 126]
Mặt khác, có thể thấy những năm gần đây vấn đề đạo đức và giáo dụcđạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta đã trở thành vấn đề nóng không chỉcủa ngành giáo dục mà còn của toàn xã hội Trong thời kỳ hội nhập nhiều họcsinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão, khát vọng lớn.Tuy nhiên, cũng chính tác động của nền kinh tế mở và do nhiều nguyên nhânkhác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên nước ta có xu hướng ngày càngtăng Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay đang trở thành nhiệm vụcấp bách
Hương Khê là huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh Những năm gần đây,bên cạnh số học sinh khá, giỏi, đỗ đạt vào các trường đại học, cao đẳng ngàycàng nhiều thì số học sinh vi phạm đạo đức, lối sống có chiều hướng tăng cao.Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh khiến gia đình và xã hội lolắng, như: Vi phạm luật giao thông, đua xe trái phép, bạo lực học đường, quaycóp, mua điểm, cờ bạc nghiện rượu,…Trong gia đình, các em thiếu kính trênnhường dưới, không vâng lời cha mẹ…Một số hành vi lệch chuẩn khác vềmặt đạo đức, như: Lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí,lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cáisai, thờ ơ, vô cảm Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của tỉnh, của huyện vàcủa Sở GD - ĐT, các trường THPT đã triển khai thực hiện rất nhiều biện phápkhác nhau để giáo dục đạo đức học sinh Tuy nhiên, các biện pháp đưa ra nhìnchung còn rời rạc, chưa có tính thuyết phục, việc vận dụng quan điểm toàndiện của triết học Mác - Lênin vào giáo dục đạo đức học sinh chưa thật sựđược coi trọng Vì vậy, kết quả đạt được chưa cao, đạo đức của học sinh vẫncòn nhiều vấn đề bất cập
Trang 7Giáo dục đạo đức cho học sinh cần thực hiện một cách đồng bộ, toàndiện, kết hợp nhiều nội dung, hình thức, biện pháp khác nhau Nói cách khác,cần nắm vững và vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênintrong giáo dục đạo đức cho học sinh Có như vậy mới nâng cao được hiệu quảtrong giáo dục đạo đức cho học sinh
Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn trên, để góp phần cùng với cáctrường THPT ở huyện Hương Khê giải quyết tốt vấn đề giáo dục đạo đức cho
học sinh, tác giả chọn vấn đề “Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên
ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục chính trị
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh đã được rất nhiều tác giả quan tâmnghiên cứu Nhiều giáo trình, công trình nghiên cứu về đạo đức và giáo dục
đạo đức như: Đạo đức học của Trần Hậu Kiêm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Đạo đức học của Nguyễn Ngọc Long, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Phát triển con người toàn diện thời kỳ CNH - HĐH đất nước của
Phạm Minh Hạc, v.v… Công trình nghiên cứu về “lối sống” của giáo sư VũKhiêu đã tập trung vào giới thuyết khái niệm, phân tích những biểu hiện cơbản của lối sống và những đặc trưng cơ bản của lối sống Xã hội chủ nghĩa Các công trình trên đã chỉ rõ sự tính tất yếu đổi mới nội dung, hình thứcgiáo dục đạo đức trong các trường học, cũng có ý tưởng giáo dục ở gia đình
và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trong việc giáo dụcđạo đức cho con người, kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức với việc thực hiệnnghiêm chỉnh luật pháp của các cơ quan thi hành pháp luật, tổ chức thốngnhất các phong trào thi đua yêu nước và phong trào rèn luyện đạo đức, lối
Trang 8sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ đảng viên, cho thầy cô các trườnghọc; xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội về giáodục đạo đức, nâng cao nhận thức cho mọi người.
Vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống của sinh viên các trường đại học và
cao đẳng được đề cập đến trong đề tài khoa học cấp Bộ của PGS TS ĐoànMinh Duệ: “Tình hình tư tưởng đạo đức, lối sống của sinh viên các trườngđại học, cao đẳng thuộc các tỉnh Bắc miền trung”
Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT cũng được nhiều tác giả đề cập đến Trong cuốn “Những vấn đề giáo dục học”, tác giả Đặng Vũ Hoạt đã
đề cập đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức
và đưa ra một số định hướng trong việc đổi mới nội dung và cải tiến phương
pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT Trong cuốn “Rèn
luyện ý thức công dân”, tác giả Phạm Khắc Chương nghiên cứu một số vấn
đề giáo dục đạo đức ở trường THPT Nhìn chung, các tác giả đã xác định nộidung, định hướng giá trị và các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT
Một số luận án, luận văn cũng đã đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT Trong luận án tiến sĩ triết học “Giáo dục đạo
đức cho học sinh các trường THPT cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời
kỳ đổi mới hiện nay”, tác giả Đỗ Tuyết Bảo đã phân tích ảnh hưởng của cơchế thị trường đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ nóichung và học sinh trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Luậnvăn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Oanh “Những giải pháp cơ bản nhằm nângcao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT Phan BộiChâu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” đã đề cập đến các giải pháp đểgiáo dục đạo đức lối sống cho học sinh trường THPT Phan Bội Châu Luận
Trang 9văn thạc sĩ của Chu Anh Tuấn “Một số giải pháp quản lý công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh các trường THPT huyện Quảng Xương – Thanh Hoá”
đã đề cập tới giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT dưới góc độgiáo dục học
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến các vấn đềliên quan đến đạo đức, giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT Tuy nhiên, vấn đề vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạođức cho học sinh THPT nói chung và học sinh THPT ở Hương Khê, Hà Tĩnhnói riêng thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống Nhữngcông trình nghiên cứu trên là cơ sở lý luận để tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đềvận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ởHương Khê, Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ tính tất yếu và thực trạng vận dụng quan điểm toàndiện của triết học Mác - Lênin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ởhuyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm pháthuy hiệu quả vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo đức cho họcsinh THPT
Trang 10-Khảo sát, đánh giá tình hình đạo đức và sự vận dụng quan điểm toàndiện trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Hương Khê.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả vận dụng quan điểm toàndiện trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự vận dụng quan điểm toàn diện trong việc giáo dụcđạo đức cho học sinh THPT
Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng quan điểm toàn diện trong việcgiáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT ở huyện Hương Khê, tỉnh HàTĩnh
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủnghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nóiriêng
Đề tài sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh, khảosát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và các phương pháp khác
6 Giả thuyết khoa học
Bằng việc đề xuất các giải pháp và vận dụng một cách hợp lý vào thựctiễn thì việc vận dụng quan điểm toàn diện vào giáo dục đạo đức học sinh vàcông tác giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPT huyện Hương Khê, Hà
Trang 11Tĩnh sẽ có hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
và thực hiện tốt các mục tiêu của nền Giáo dục - Đào tạo
7 Ý nghĩa của luận văn
Khẳng định tính tất yếu giáo dục đạo đức cho học sinh THPT và sự cầnthiết vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo đức cho đối tượng này
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả vận dụng quan điểmtoàn diện trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác giáo dục đạođức cho học sinh THPT
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luậnvăn gồm 2 chương, 5 tiết
NỘI DUNG
Chương 1 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC
MÁC - LÊNIN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT
LÀ MỘT YÊU CẦU KHÁCH QUAN
1.1 Cơ sở lý luận và nội dung quan điểm toàn diện của triết học Mác Lênin
-1.1.1 Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
Như ta biết, thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng,những quá trình khác nhau Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau,
Trang 12ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Để trả lời câuhỏi này, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật và hiệntượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia; giữa chúngkhông có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau; có chăng chỉ là sựliên hệ hời hợt bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
Những người theo quan điểm biện chứng coi thế giới như là một chỉnhthể thống nhất Các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đóvừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫnnhau Vậy nếu chúng tồn tại trong sự liên hệ qua lại, thì nhân tố gì quy định sựliên hệ đó?
Để trả lời câu hỏi này, những người theo chủ nghĩa duy tâm tìm cơ sởcủa sự liên hệ, sự tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở các lựclượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, ở cảm giác của con người Ngược lại, nhữngngười theo quan điểm duy vật biện chứng thì khẳng định rằng cơ sở của sựliên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là tính thống nhất vật chất củathế giới Theo quan điểm này, các sự vật, các hiện tượng trên thế giới dù có
đa dạng, có khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là nhữngdạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan,tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà
nó còn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó Có mối liên hệ bênngoài, có mối liên hệ bên trong; có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứyếu; có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quátmột số lĩnh vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt của thế giới đó Có mối liên hệtrực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thựchiện thông qua một hay một số khâu trung gian Có mối liên hệ bản chất vàmối liên hệ không bản chất, liên hệ tất yếu và liên hệ ngẫu nhiên Có mối liên
Trang 13hệ giữa các sự vật khác nhau, có mối liên hệ giữa các mặt khác nhau của cùngmột sự vật…
Các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động vàphát triển của các sự vật và hiện tượng
Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữacác bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sựvật; nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sựvật Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khácnhau; nói chung, nó không có ý nghĩa quyết định, hơn nữa, nó thường phảithông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động vàphát triển của sự vật Tuy nhiên, mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quantrọng, đôi khi có thể giữ vai trò quyết định
Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất yếu và ngẫunhiên cũng có tính chất tương tự, ngoài ra nó còn có nét đặc thù Chẳng hạn
là cái ngẫu nhiên khi xem xét trong quan hệ này, lại là tất nhiên, khi xem xéttrong một mối quan hệ khác; ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện ra bênngoài của cái tất yếu; hiện tượng là hình thức biểu hiện ít nhiều đầy đủ củabản chất Đó là những hình thức đặc thù của sự biểu hiện những mối liên hệtương ứng
Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừanhận tính tương đối trong sự phân loại đó Các loại liên hệ khác nhau có thểchuyển hóa lẫn nhau Sự chuyển hóa như vậy có thể diễn ra hoặc do thay đổiphạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do kết quả vận động khách quan củachính sự vật và hiện tượng
Trong tính đa dạng của các hình thức và các loại liên hệ tồn tại trong tựnhiên, trong xã hội và tư duy con người, phép biện chứng duy vật tập trungnghiên cứu những loại liên hệ chung, mang tính phổ biến Những hình thức
Trang 14và những kiểu liên hệ riêng biệt trong các bộ phận khác nhau của thế giới làđối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác.
Bằng con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, nhữngmối liên hệ bên trong của bản thân sự vật đã được cụ thể hóa thành 6 cặpphạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: cái riêng, cái chung và cái đơnnhất; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hìnhthức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực Sáu cặp phạm trù này
có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng trong nhận thức và hoạt độngthực tiễn Nó giúp chúng ta trong hoạt động thực tiễn có cách nhìn nhận sựvật, hiện tượng trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, trong sự ràng buộc lẫnnhau giữa chúng và trong mối quan hệ giữa sự vật này với sự vật khác.Trên
cơ sở đó tìm ra bản chất và quy luật vận động của sự vật, hiện tượng
1.1.2 Nội dung của quan điểm toàn diện
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật vàhiện tượng chúng ta cần rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xemxét các sự vật và hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thứccác sự vật và hiện tượng, quan điểm toàn diện yêu cầu:
Để có được nhận thức đúng về sự vật, chúng ta phải xem xét nó, một là,
trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính
khác nhau của chính sự vật đó; hai là, trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó
với các sự vật khác ( kể cả trực tiếp và gián tiếp) V.I Lênin viết “ Muốn thực
sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất
cả các mối liên hệ và “ quan hệ gián tiếp” của sự vật đó” [24; 364]
Quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, chúng ta cầnxem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Ứng vớimỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con
Trang 15người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên
hệ Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ,không trọn vẹn
Ý thức được điều đó chúng ta sẽ tránh được việc tuyệt đối hóa những trithức đã có về sự vật, và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đốikhông thể bổ sung, không thể phát triển Để nhận thức được sự vật, chúng tacần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, “cần thiết phải xem xét tất cả mọimặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc” [24; 364].Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chổ
nó chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiềumối liên hệ của sự vật vẫn có thể là phiến diện, nếu chúng ta đánh giá ngangnhau những thuộc tính, những tính quy định khác nhau của sự vật được thểhiện trong những mối liên hệ khác nhau đó Quan điểm toàn diện chân thựcđòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vậtđên chổ khái quát để rút ra bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vậthay hiện tượng đó
Như vậy, quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàntrải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng; nó đòihỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượngđó
Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn,nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng taphải bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của
sự vật cũng như những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác.Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khácnhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng
Trang 16Quan điểm toàn diện vừa khác với chủ nghĩa chiết trung, vừa khác vớithuật ngụy biện Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khácnhau, nhưng lại kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhauthành một hình ảnh không đúng về sự vật Chủ nghĩa chiết trung không biếtrút ra mặt bản chất, mối liên hệ căn bản cho nên rơi vào chổ cào bằng cácmặt, kết hợp một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, do đó hoàntoàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn Tương tự như vậy, thuậtngụy biện cũng để ý tới những mặt, những mối liên hệ khác nhau của sự vật,nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cáibản chất.
Vận dụng quan điểm toàn diện vào giáo dục đạo đức học sinh đòi hỏichúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách cótrọng điểm” Nghĩa là, phải kết hợp nhiều giải pháp, nhiều hình thức tronggiáo dục đạo đức học sinh Tuy nhiên, trong các giải pháp, các hình thức đóphải xác định được đâu là giải pháp, hình thức quan trọng nhất và tùy vàohoàn cảnh, mức độ vi phạm mà xác định đâu là giải pháp và hình thức giáodục trọng tâm
1.2 GDĐĐ cho học sinh trong các trường THPT hiện nay
1.2.1 GDĐĐ cho học sinh là một nội dung quan trọng của giáo dục phổ thông
Cha ông chúng ta thường nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa là trướckhi học văn hóa thì phải học lễ nghĩa trước đã Điều đó cho thấy, mục tiêu củagiáo dục thật sự rất rõ ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức vànhân cách con người Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để conngười xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh Từ đó cũng khẳng định vaitrò rất quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Trang 17Tại buổi nói chuyện với sinh viên và cán bộ giáo viên ngày 29-10-1961,Bác Hồ đã nhắc nhở: “Muốn xây dựng Chủ nghĩa cộng sản phải có những conngười Cộng sản chủ nghĩa, nghĩa là con người phải có đạo đức cộng sản”.[35; 679] Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội,trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo Giáo dục đạo đức trong nhàtrường THPT là một bộ phận của giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứngvới các bộ phận giáo dục khác Giáo dục đạo đức là nền tảng cho các mặt giáodục khác.
Quá trình giáo dục đạo đức là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kếhoạch nhằm biến những nhu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của
xã hội thành những phẩm chất, giá trị của cá nhân nhằm góp phần phát triểnnhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội
Là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục trong trường THPT.Quá trình giáo dục trong nhà trường được chia ra làm nhiều quá trình bộphận: Giáo dục đức dục, giáo dục trí dục, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm
mỹ, giáo dục lao động kỷ thuật tổng hợp, hướng nghiệp Trong đó giáo dụcđạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo nên nội lực tiềm tàng vững chắc chocác mặt giáo dục khác Quá trình giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kếtgiữa nhà trường và xã hội, con người với cuộc sống
Mặt khác, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đấtnước đang đặt ra những yêu cầu to lớn về chất lượng nguồn lực con người
Đó là sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và mộtcách khái quát nhân cách nói chung của con người Việt Nam, mà trước hết làcủa thế hệ trẻ
Hiện nay Đảng, nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục đểphục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước Chúng ta đang sống trong thờiđại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin
Trang 18toàn cầu Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nổ lực vươn lêntrong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc Từng bước theo kịp tốc độphát triển của thời đại Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổthông cho học sinh thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là mặt thứ hai củamột vấn đề đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có tài có đức để phục vụxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Coi giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) là quốc sách hàng đầu, Đảng ta đòi hỏiphải tăng cường “Giáo dục công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bảnsắc văn hóa, ý chí vươn lên vì tương lai bản thân và tiền đồ đất nước" [8;109] Từ đó cho thấy, GDĐĐ là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi xuyênsuốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách, đào tạocon người trong nhà trường ở nước ta, đặc biệt là trong nhà trường phổ thông,đối với học sinh ở lứa tuổi thanh niên
1.2.2 Nội dung GDĐĐ trong trường THPT
Theo giáo trình quản lý giáo dục và đào tạo năm 2003 ( tài liệu dùng chocán bộ quản lý giáo dục) của Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo thìnội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT bao gồm:
1.2.2.1 Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức
Cả nước đang tích cực đẩy mạnh CNH - HĐH theo định hướng XHCN,
sự nghiệp giáo dục được coi là: “Quốc sách hàng đầu”, đào tạo nguồn nhânlực cho sự nghiệp CNH - HĐH Đầu tư cho con người là đầu tư cho sự pháttriển Do đó công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho học sinh cầnđược coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu
Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho học sinh trước hết là tăngcường giáo dục thế giới quan khoa học Thế giới quan quyết định xu hướng lýtưởng, đạo đức và các phẩm chất tư tưởng của con người Vì vậy, việc tăng
Trang 19cường giáo dục thế giới quan khoa học cho học sinh sẽ giúp cho các em cónhững suy nghĩ đúng đắn với niềm tin khoa học Trên cơ sở đó tăng cườnggiáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho các em giúp các em có ước mơ, hoàibão cao đẹp, có phương hướng sống đúng đắn, chống lại lối sống thực dụng,chạy theo đời sống vật chất, hưởng thụ, sống không có phương hướng, phấnđấu không ngừng để trở thành con người lao động chân chính.
Thông qua GDĐĐ mà nâng cao lòng yêu nước XHCN, tăng cường ýthức lao động và tự lao động, có động cơ học tập đúng đắn, chăm chỉ nổ lựcvươn lên làm chủ được khoa học Trong điều kiện hiện nay cần đặc biệt quantâm giúp cho các em ngăn ngừa và khắc phục biểu hiện sai trái như: Châylười lao động, học tập, ỷ lại vào người khác, muốn xoay xở làm ăn bất chính,chạy theo các ngành nghề khác để “kiếm chác”
Bên cạnh đó cũng phải đồng thời tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ luật,lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hóa trong các mối quan
hệ xã hội Giáo dục học sinh biết yêu quý và kính trọng ông bà, anh chị em,những người thân thích trong gia đình, họ hàng, thầy cô giáo, bạn bè vànhững người xung quanh… Biết thông cảm, quan tâm và giúp đỡ người khác,
đó là những người già cả, những người tàn tật, những người gặp tai nạn rủiro… Biết hi sinh quyền lợi cá nhân, biết ứng xử tế nhị, lịch sự, biết và giámđấu tranh với những biểu hiện coi thường, hạ thấp và chà đạp lên nhân phẩm
1.2.2.2 Giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội
Trong nhà trường phổ thông, các phẩm chất đạo đức cần trao dồi cho họcsinh một cách liên tục khoa học, hợp lý và được phân chia thành từng nhómtheo từng quan hệ xã hội:
Một là, quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng, đó là những phẩm chất:
Trung thành lý tưởng CNXH và CNCS; yêu nước XHCN theo tinh thầnQTVS, yêu hòa bình, tự hòa dân tộc; sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, biết ơn các bậc
Trang 20tiền liệt có công dựng nước và giữ nước, tin yêu Đảng cộng sản Việt Nam vàkính yêu Bác Hồ.
Hai là, quan hệ cá nhân với lao động, đó là phẩm chất yêu lao động,
chăm chỉ học tập, say mê khoa học, quý trọng người lao động, thành quả laođộng và các di sản văn hóa…
Ba là, quan hệ cá nhân với bản thân, đó là phẩm chất tự trọng, thật thà,
giản dị khiêm tốn, kiên trì, dũng cảm, lạc quan…
Bốn là, quan hệ cá nhân với những người ruột thịt, bạn bè, đồng chí, đó
là những phẩm chất yêu thương, quý trọng, cảm thông, đoàn kết, tương trợ,
Năm là, giáo dục đạo đức gia đình: Gia đình là tế bào xã hội, là nơi sinh
ra và lớn lên của con người, là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân.Quan hệ gia đình là quan hệ huyết thống có sự gắn bó bền vững Vì vậy,phẩm chất cần có là sự tôn kính, lễ độ, khiêm tốn, quan tâm chăm sóc lẫnnhau, cảm thông, nhường nhịn, chia sẽ, giúp đỡ, vị tha…
Sáu là, giáo dục tình bạn, tình yêu chân chính, lành mạnh, giúp nhau
cùng tiến bộ và có cùng mục tiêu lý tưởng
1.2.3 Phương thức GDĐĐ cho học sinh THPT
1.2.3.1 Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Việc xác định hình thức và lựa chọn ưu tiên các hình thức giáo dục đạođức cho học sinh THPT hiện nay là một yêu cầu khách quan của các chủ thểquản lý Đây là công việc thường xuyên liên tục và có tính hệ thống thì mới
có thể đào tạo ra được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần
yêu cầu người cách mạng phải vừa có Tài và Đức, vừa "Hồng" vừa "Chuyên".
Vì thế, để chuyển tải những nội dung cần giáo dục cho học sinh THPT có thể
sử dụng các hình thức cơ bản sau đây:
Trang 21Thứ nhất, GDĐĐ cho học sinh thông qua giảng dạy học tập môn GDCD Có thể nói chức năng và nhiệm vụ cơ bản của môn học GDCD là xây
dựng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho người học.Nội dung môn học GDCD được hình thành trên cơ sở hệ thống các tri thức,các nguyên lý và quy luật của tất cả các môn học lý luận: Triết học, Kinh tếchính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ ChíMinh Những kiến thức này đều thực hiện chức năng phương pháp luận, hìnhthành niềm tin, đây là yếu tố then chốt hình thành đạo đức cho học sinh Tìnhhình đó đặt ra yêu cầu rất nặng nề cho hệ thống những người làm công tácgiảng dạy môn học này, nó đòi hỏi, một mặt phải có kiến thức sâu, rộng ởnhiều lĩnh vực, mặt khác, phải có khả năng truyền tải hệ thống thông tin đếncho người học một cách khác, đó là nghệ thuật truyền đạt, khả năng sư phạmphù hợp cho từng đối tượng Chính vì thế, yêu cầu đổi mới phương pháp vànâng cao chất lượng giảng dạy các môn học này là một yêu cầu bắt buộc
Thứ hai, GDĐĐ không chỉ thông qua các môn học lý luận, thực tế cho thấy, việc hình thành nhân cách con người phụ thuộc rất nhiều đến nghề nghiệp Sự tinh thông nghiệp vụ, thành thạo về chuyên môn là biểu hiện đạo
đức cao đẹp của từng cá nhân, họ ý thức về trách nhiệm, bổn phận về mộtcông việc cụ thể là điều kiện để tạo nên ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ trướcngười thân, gia đình, quê hương và cao hơn là dân tộc và Tổ quốc Do vậy,
các cán bộ quản lý nhà trường cũng có trách nhiệm tham gia theo cách riêng của mình, để xây dựng nên đạo đức cho học sinh Kinh nghiệm cho thấy
trường nào quan tâm nhiều hơn đối với vấn đề này thì tình hình sẽ tốt hơn.Vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng Chẳng hạn, các yêu cầu vềnăng lực, về trình độ, về khả năng để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, tônvinh những người có trình độ uyên thâm thuộc một lĩnh vực nào đó
Trang 22Thứ ba, hình thành nên hệ thống đạo đức hiện nay cho học sinh phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến những đặc trưng của tuổi thanh niên Ở độ tuổi này họ có nhiều mặt tích cực song cũng có nhiều mặt hạn chế.
Mặt tích cực của họ đó là lòng nhiệt tình, nhạy cảm trước cuộc sống, ước mơcháy bỏng, quyết tâm thực hiện cho được những hoài bão của bản thân, chânthành, cởi mở trong ý nghĩa việc làm, dám chấp nhận hy sinh… Tuy nhiên đốilập với các đức tính ấy lại là những hạn chế của tuổi trẻ, đó là tính bồng bộtchủ quan, hấp tấp vội vàng, nhẹ dạ cả tin, gặp khó khăn dễ hoang mang, daođộng, dễ bị kích động, thiếu tự chủ do kinh nghiệm sống còn hạn chế… Tình
hình như thế, lấy hình thức hoạt động tập thể để GDĐĐ cho học sinh sẽ mang
lại hiệu quả to lớn Bởi vậy, vai trò của tổ chức Đảng, đoàn thể có một ýnghĩa quan trọng Sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng ủy và các Cấp ủyĐảng, các hoạt động thiết thực bổ ích, tạo sân chơi, chẳng hạn như sinh hoạtkhoa học, thể dục, thể thao, văn hóa nghệ thuật, thăm di tích lịch sử, các hoạtđộng trở về cội nguồn… của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ làmôi trường tốt hình thành đạo đức mới cho học sinh
Thứ tư, trong sự nghiệp GDĐĐ cách mạng cho cán bộ Đảng viên và
nhân dân trước đây, Bác Hồ thường sử dụng gương "người tốt việc tốt", một
phong trào có tính quần chúng và tác động sâu rộng trong nhân dân Vì vậy,
nên chăng việc GDĐĐ cho học sinh cũng rất cần hình thức nêu gương Các
cán bộ Đảng viên, thầy giáo, bằng lối sống trong sáng, tận tụy trong côngviệc, bằng vốn hiểu biết sâu rộng, bằng sự công minh có tình có lý trong đối
xử với học sinh, sẽ có tác dụng cảm hóa, hình thành nhân cách tốt cho họcsinh Công tác thi đua khen thưởng phải kịp thời nhằm khuyến khích nhữnghọc sinh có thành tích trong các phong trào học tập, rèn luyện về nhiều mặtcũng là một hình thức nêu gương Chúng tôi cho rằng, nêu gương đúng, hợp
lý sẽ có tác dụng to lớn hơn nhiều so với lối lý thuyết một chiều, xơ cứng
Trang 23Thứ năm, GDĐĐ lối sống thông qua các hoạt động ngoại khoá, tham quan và tìm hiểu thực tế Đây là những hoạt động hết sức bổ ích nhằm
GDĐĐ, lối sống cho học sinh bằng hoạt động thực tiễn Hoạt động trong tậpthể chính là môi trường tốt để mỗi cá nhân học sinh tự bộc lộ mình thông quamối quan hệ cộng đồng, để từ đó mỗi học sinh có thể tự điều chỉnh hành vicủa mình phù hợp với chuẩn mực đạo đức của tập thể và của xã hội Các hoạtđộng ngoại khoá phải được chuẩn bi thật chu đáo về cả nội dung và hình thức
để thu hút được đông đảo học sinh tham gia một cách tích cực
Nhà trường nên tổ chức các hoạt động từ thiện, vận động quyên góp ủng
hộ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tham quan di tích lịch sử, bảo tàng.Một khi các hoạt động này đã đi vào chiều sâu, mang tính thường xuyên sẽ cótác dụng to lớn trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Thứ sáu, GDĐĐ bằng việc phát huy giá trị truyền thống dân tộc Dù ở
môi trường giáo dục nào (gia đình, nhà trường hay xã hội) cũng phải cónhững hình thức giáo dục truyền thống cụ thể, sinh động, phong phú, hấp dẫn,lôi cuốn được sự tham gia đông đảo của thế hệ trẻ chẳng hạn như hình thứctuyên truyền miệng về truyền thống, hình thức tổ chức thăm quan các di tíchlịch sử, các đền đài, miếu mạo, những danh lam thắng cảnh, hình thức tổ chứcđọc sách báo về truyền thống, hình thức viết truyện tranh về lịch sử theo sáchgiáo khoa các cấp v.v… tổ chức các hoạt động theo các chủ đề các năm hoặc
tham gia các phong trào như: “Áo lụa tặng bà”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tiếp
lửa truyền thống”, “Học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp” Tất cả
những hình thức đó đã và đang lôi cuốn được đông đảo thế hệ trẻ tham gia vàđưa lại những hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh,khơi dậy được tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về cuội nguồn củadân tộc Từ đó học sinh sẽ xác định được trách nhiệm của tuổi trẻ trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho mỗi học sinh ý thức được rằng
Trang 24truyền thống của dân tộc mà gần hơn là truyền thống của gia đình, nhà trường,địa phương chính là “bến đỗ bình an” của tâm hồn mỗi con người chúng ta.
Thứ bảy, GDĐĐ học sinh thông qua lồng ghép giáo dục kĩ năng sống.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những chủ trương được BộGD-ĐT định hướng cho trường phổ thông đưa vào thực hiện trong chươngtrình chính khóa những năm gần đây và đây được xem là một trong nhữnghình thức nhằm giáo dục đạo đức học sinh Như ta biết, tình trạng học sinhđánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiệnngày một nhiều Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức,
ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kĩ năng sống Việc lồng ghép giáodục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện bằng nhiều hình thức nhưthông qua lồng ghép vào các môn học và thông qua hoạt động ngoài giờ lênlớp, thông qua tổ chức các câu lạc bộ… Tổ chức các buổi trò chuyện, tư vấncho các em về một số kĩ năng sống cơ bản như kĩ năng văn hóa ứng xử, kĩnăng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe… Tùy theo hoàn cảnh thực tế của từng địaphương, từng trường mà triển khai như thế nào cho thật hiệu quả
1.2.3.2 Phương pháp GDĐĐ cho học sinh THPT
Một là, nhóm các phương pháp thuyết phục nhằm hình thành ý thức cá
nhân
Thuyết phục là một nhóm các phương pháp giáo dục trong đó nhà giáodục khéo léo sử dụng ngôn ngữ của mình để khuyên giải, phân tích, đàm thoạihoặc nêu gương nhằm giúp cho đối tượng giáo dục hình thành ý thức và cácchuẩn mực xã hội đã quy định Nhóm phương pháp này bao gồm:
Giảng giải: Là phương pháp trong đó nhà giáo dục dùng lời nói chân
tình để khuyên bảo, giải thích, minh họa, phân tích làm sáng tỏ những kháiniệm về đạo đức, những quy tắc, những chuẩn mực, những nếp sống văn hóacần có ở mỗi cá nhân trong cộng đồng
Trang 25Sự giảng giải đối với học sinh có thể được tiến hành dưới nhiều hìnhthức như: Phân tích, giải thích, lấy ví dụ minh họa, chứng minh làm sáng tỏmột chuẩn mực đạo đức… khi học sinh vì không hiểu mà vi phạm và hànhđộng sai Nhà giáo dục có thể khuyên bảo, thậm chí yêu cầu, răn đe một cáchnghiêm khắc nếu như bản thân đối tượng giáo dục đã hiểu lẽ phải trái, nên vàkhông nên làm mà vẫn cố tình hành động sai trái.
Đàm thoại: Là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục khéo léo tổ
chức các cuộc trao đổi, thảo luận, tranh luận về một chủ đề nhất định nào đóliên quan tới nội dung giáo dục
Phương pháp đàm thoại có thể tạo cơ hội để phát huy tính tích cực hànhđộng của mỗi cá nhân học sinh khi họ trực tiếp tham gia giải thích, tranh luận,nhận xét, đánh giá và rút ra những kết luận cho bản thân về các tình huống cóliên quan tới chuẩn mực xã hội, từ đó hình thành và phát triển niềm tin, nhữngthói quen và hành vi phù hợp
Nêu gương: Là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục qua những
câu chuyện có thật, những tấm gương về người tốt, việc tốt của một tập thể,một cá nhân nhằm kích thích tính tích cực hành động, tu dưỡng rèn luyện, tựgiáo dục của học sinh, động viên, kích thích họ phấn đấu làm theo nhữnggương tốt đó
Nêu gương không chỉ có nêu những gương tốt, gương chính diện nhưgiáo dục học sinh phấn dấu làm theo những anh hùng, chiến sĩ thi đua…màcần nêu những gương xấu, gương phiến diện để ngăn ngừa, giáo dục học sinhcủa mình…thông qua những gương xấu đó, các em tự phân tích, trao đổi, rút
ra bài học cần tránh của mình
Hai là, nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh
nghiệm ứng xử
Trang 26Phương pháp hoạt động theo chủ đề: Là phương pháp giáo dục trong đó
nhà giáo dục soạn thảo những chủ đề phù hợp với nhiệm vụ và nội dung giáodục có tác dụng lôi cuốn, thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua đó các em
có điều kiện rèn luyện và thể hiện năng lực tự tổ chức hành động, tự giáo dục
và rèn luyện phẩm chất, hành vi, thói quen, đặc biệt là những kinh nghiệmứng xử trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp trong cuộc sống phù hợpvới yêu cầu và các chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định
Phương pháp rèn luyện: Là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục
tổ chức các loại hình hoạt động đa dạng theo những nội dung giáo dục nhấtđịnh nhằm tạo điều kiện, tạo môi trường để học sinh tự thể nghiệm ý thức,tình cảm của mình về các chuẩn mực đạo đức trong các tình huống cụ thể, đadạng của thực tiễn cuộc sống
Phương pháp luyện tập: Là phương pháp nhằm củng cố, ổn định bền
vững những hành vi, thói quen đã được hình thành và rèn luyện trong thựctiễn hoạt động giáo dục Đó là quá trình tổ chức ôn luyện một cách có hệthống, đều đặn có kế hoạch các hành động, các thói quen ứng xử biến nóthành những thuộc tính của nhân cách, thành những nhu cầu không thể thiếutrong nếp sống thường ngày của mỗi các nhân
Ba là, nhóm các phương pháp kích thích tích cực hoạt động và điều chỉnh
hành vi
Phương pháp khen thưởng: Là phương pháp phản ánh sự đánh giá tốt
của nhà giáo dục về những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi,thói quen ứng xử có văn hóa mà đối tượng giáo dục đã đạt được thông quacác hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và tự giáo dục
Phương pháp trách phạt: Là phương pháp giáo dục trong đó phản ánh sự
không đồng tình, sự phản đối, sự chê trách…phê phán của nhà giáo dục hay
Trang 27các cấp quản lý giáo dục đối với những biểu hiện sai trái về phẩm chất nhâncách, về hành vi ứng xử thiếu văn hóa…của đối tượng giáo dục.
Trong hoạt động giáo dục, việc trách phạt đối với những học sinh mắcsai phạm về phẩm chất, nhân cách, về hành vi ứng xử không phù hợp có ýnghĩa quan trọng nhằm tạo cơ hội ngăn chặn kịp thời những lỗi lầm của cánhân, hay tập thể, đòi hỏi họ phải nhận thức được khuyết điểm, cảm thấy ănnăn, nhận lỗi để sữa chữa và tự kiềm chế không để tái phạm Mặt khác việctrách phạt đúng mức sẽ có tác dụng nhắc nhở, khuyên răn những người khácbiết tự kiềm chế mình trước những cám dỗ tầm thường để không mắc nhữngsai lầm đáng tiếc
1.3 Tính tất yếu và thực chất của việc vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT
1.3.1 Tính tất yếu vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT
Vấn đề đạo đức và GDĐĐ cho học sinh, ở nước ta mấy năm gần đây đãtrở thành điểm nóng không chỉ của ngành giáo dục mà còn của toàn xã hội.Các hành vi lệch chuẩn về đạo đức trong học sinh ngày càng gia tăng Tìnhtrạng học sinh nghỉ học, bỏ học, vô lễ với thầy cô giáo, nói tục, ăn cắp, bạolực, tham gia vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật… xảy ra ngày càngnhiều, mức độ ngày một nghiêm trọng Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đếnhành vi vi phạm đạo đức của học sinh Trước hết là nguyên nhân từ phía giađình, “gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hộimới tốt đẹp được” Thế mà gia đình trong xã hội ta ngày nay có những “lỗhổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ cóviệc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống với đồng tiền Sau giờ làm, chabận “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ bận việc nhà, thế là cha mẹ không có thờigian dành cho con cái, bữa cơm gia đình thường không có đủ mặt, chưa kể
Trang 28cha mẹ còn xích mích cãi vã, thế là sự “quan tâm” của cha mẹ với con cái chỉ
là tiền cho con đi học, học chính quy, học thêm, học đàn, học nhạc, học võ ,
và những lời khuyên chỉ là quở trách và la mắng Dần dà con cái không biếtnương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai Một số sẽ sinh ra cách sống đơnđộc, nhút nhát, khó gần, số khác sẽ tụ tập với những kẻ “cùng tâm trạng” đểquậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời Và để lấy “số má” với bạn bè,chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ gì để chứng tỏ “đẳng cấp”
Thứ hai là nguyên nhân từ phía xã hội, xã hội chúng ta cũng chưa quantâm đáng kể tới việc tạo ra nơi giải trí cho thanh thiếu niên (nếu có thì cũngquá đắt đỏ đối với học sinh) Các nhà Văn hóa quận, huyện, phường, xã thìhoạt động không đúng mục đích, đa số cho thuê dạy Êrobic, dạy võ, có nơicòn cho thuê để kinh doanh vũ trường Thế là học sinh, sinh viên không biếtgiải trí ở đâu sau giờ học, chỉ biết vùi đầu vào các tiệm nét với đủ các trò chơibạo lực, bệnh hoạn của nước ngoài có, trong nước có, hợp pháp có, phi pháp
có Nếu giới trẻ không bị tiêm nhiễm những văn hóa đồi trụy và bạo lực nàythì mới là điều lạ còn giới trẻ bị ảnh hưởng bởi những thứ rác rưởi trên mạngthì không có gì là bất bình thường Thế nhưng các chủ nhân của những trangweb này, trò chơi này vẫn hoạt động bình thường, họ có công ty trụ sở hẳnhoi, và panô quảng cáo vẫn nhan nhản khắp nơi với đủ màu sắc và hình ảnhbắt mắt Và hậu quả của những trò chơi đó thì xã hội đã rõ nhưng không hiểusao chính quyền các cấp chưa có hành động đáng kể nào để ngăn chặn nhữnghoạt động kinh doanh những trò chơi bạo lực và đồi trụy
Ba là, nguyên nhân từ phía nhà trường, thật ra trên một đất nước vớitruyền thống “tôn sư trọng đạo, tiên học lễ hậu học văn” nhưng nhà trườngnói chung mới chỉ quan tâm đến việc “dạy chữ” mà ít quan tâm đến việc “dạyngười” Một số nhà giáo chưa nêu gương về đạo đức cho học sinh noi theo;nhiều người chưa hoàn thành nhiệm vụ dạy “lễ” của mình Vẫn còn đó việc
Trang 29dạy thêm dạy kèm để kiếm thêm thu nhập, đáng trách là việc dạy học của cácthầy cô chưa đúng với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo
Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố tác động tới quá trình rèn luyện đạo đứccủa học sinh THPT như:
Một là, yếu tố tâm sinh lý học sinh.
Ở trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm nênhọc sinh thường dễ bị kích động, lôi kéo Các em rất có nhu cầu về giao tiếp,đặc biệt là giao tiếp với bạn bè, từ đó hình thành nên các nhóm bạn cùng sởthích Khi gặp bạn bè hư hỏng và nếu không được giáo dục kịp thời, các em
dễ bị sa ngã
Hai là, yếu tố gia đình.
Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục concái; sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uycủa cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân;
có các hoàn cảnh éo le hoặc hay bị sử dụng bằng vũ lực đã tác động khôngnhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh
Ba là, yếu tố nhà trường.
Một số CBQL, giáo viên và bạn bè thường có những định kiến, thiếuthiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lựccủa các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáodục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và khôngcông bằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục đều cóảnh hưởng rất lớn đến quá trình GDĐĐ cho học sinh
Bốn là, yếu tố xã hội.
Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ,tác động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyêncủa cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức
Trang 30Như vậy có thế thể thấy, có rất nhiều yếu tố cũng như rất nhiều nguyênnhân tác động tới đạo đức học sinh THPT hiện nay Vì thế, để giáo dục đạođức học sinh có hiệu quả chúng ta cần đi sâu tìm hiểu các yếu tố cũng như cácnguyên nhân đó, như V.I Lênin đã nói: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cầnphải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và
“quan hệ gián tiếp” của sự vật đó” [24; 364]
Mặt khác, để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, chúng ta phảibằng hoạt động thực tiễn của mình để biến đổi làm cho những nguyên nhân,những yếu tố tác động tới đạo đức học sinh một cách tích cực nhất Muốnvậy, phải sử dụng đồng bộ, kết hợp nhiều nội dung, hình thức, nhiều biệnpháp, nhiều phương tiện khác nhau để GDĐĐ cho học sinh Nói cách khác,cần nắm vững và vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênintrong GDĐĐ cho học sinh Trong GDĐĐ học sinh quan điểm toàn diện có vaitrò là công cụ chỉ đường, giúp các nhà giáo dục có cách nhìn toàn diện, biệnchứng về đạo đức học sinh, cũng như những nguyên nhân dẫn tới tình trạngđạo đức học sinh xuống cấp như hiện nay Để từ đó có thể đưa ra nhiều biệnpháp cũng như kết hợp được nhiều biện pháp để GDĐĐ học sinh hiệu quảnhất Nói như vậy để thấy rằng, vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩaMác - Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT hiện nay là một tất yếu kháchquan
1.3.2 Thực chất của việc vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT
1.3.2.1 Kết hợp giữa môn GDCD với các môn học khác trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Trước hết, phát huy vai trò của môn GDCD và các môn học khác trong
giáo dục đạo đức cho học sinh
Trang 31Nhiệm vụ của các trường Trung học phổ thông là trang bị học vấn, bồidưỡng phẩm chất chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh Tất
cả các môn học ở trường trung học phổ thông đều phải thể chế hoá nhiệm vụtrên bằng việc vừa cung cấp kiến thức, vừa hình thành kĩ năng, bồi dưỡng tìnhcảm, lý tưởng, niềm tin cho các thế hệ học sinh
Môn giáo dục công dân được xác định có vị trí quan trọng trong việchình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp
tư duy khoa học cho thế hệ trẻ Nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng nhấnmạnh: “Phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học,lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đấtnước” [7; 29]
Thông qua các bài học môn GDCD, đặc biệt là Phần “Công dân với đạođức” thông qua đó học sinh sẽ thấy được vai trò của đạo đức trong sự điềuchỉnh hành vi của con người, cũng như các chuẩn mực đạo đức xã hội, cácphạm trù đạo đức như: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnhphúc, thiện ác Từ đó giúp học sinh có thể bồi dưỡng cho mình những tìnhcảm đạo đức trong sáng, những động cơ đẹp đẽ trong hành vi đạo đức
GDCD là môn học góp phần đào tạo nên những người lao động mới,hình thành ở họ những phẩm chất và năng lực của người công dân Đó làphẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.Cũng như các môn khoa học khác môn GDCD có nhiệm vụ GDĐĐ cho họcsinh trong các trường THPT hiện nay Môn học này giúp cho học sinh nhậnthức đúng đắn về cái thiện, cái ác, hạnh phúc, lương tâm, nghĩa vụ, danh dự Trên cơ sở đó, học sinh sẽ tự xây dựng cho mình một lối sống tốt đẹp, sống có
lý tưởng, lành mạnh, trung thực Đồng thời cũng phải thấy vai trò đặc biệt củamôn GDCD trong việc giáo dục truyền thống văn hoá, truyền thống đạo đức
Trang 32của ông cha ta, giáo dục thuần phong mỹ tục và nét đẹp truyền thống văn hoácủa con người Việt Nam.
Những truyền thống đó là yếu tố nội sinh, là sức mạnh to lớn nâng thế hệsau vươn tới tầm cao mới, trong sự sáng tạo mới phù hợp với quy luật của sựphát triển của đất nước và trong sự nghiệp giáo dục hiện nay
Các môn khoa học tự nhiên như Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học…rất có lợi thế trong việc giáo dục các em lòng say mê nghiên cứu khoa họccũng như việc hình thành tư duy lôgic, tư duy biện chứng trong quá trình tìmhiểu thế giới xung quanh Thông qua các môn tự nhiên này có thể giúp các emrèn luyện tinh thần vượt khó, không ngại gian khổ, tự mình giải quyết các bàitập một cách sáng tạo và chủ động Những tri thức khoa học giúp cho họcsinh nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn các giá trị và tìm ra những hành
vi, biện pháp hợp lý trong đời sống đạo đức của mình Trong quá trình dạyhọc giáo viên làm tăng thêm tình yêu với khoa học, tôn trọng những cốnghiến lớn lao của các nhà khoa học Dạy các em tinh thần tôn trọng sự thật, lẽphải, bảo vệ chân lý Đây chính là những bài học đạo đức rất quý báu cho các
đẽ làm nên cốt lõi trong tâm hồn con người Đây chính là thước đo sự thành
Trang 33công của giáo viên không chỉ ở nghệ thuật văn chương, không chỉ ở phươngdiện chính trị xã hội mà còn ở đạo lý làm người.
Môn Lịch sử ở trường THPT cũng có ý nghĩa GDĐĐ, lối sống cho họcsinh rất sâu sắc Trên nền tảng kiến thức về lịch sử các em sẽ thấy tự hào vềtruyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, từ đó giúp các em biết đoànkết tương thân, tương ái, biết vươn lên vì tương lai của bản thân và đất nước
Đó cũng chính là những bài học đạo đức mà môn Lịch sử mang lại
Môn Địa lý giúp học sinh hiểu thêm về quê hương đất nước, những disản văn hóa, những danh lam thắng cảnh, từ đó giúp các em càng yêu quêhương đất nước mình hơn
Vì thế, những thuận lợi trên mới chỉ là khả năng, muốn trở thành hiệnthực thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực của giáo viên không chỉ ở khả năng sưphạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà cần phải có một tấm lòng, một nghệthuật đủ sức làm cho học sinh rung động để từ đó các bài học đạo đức từngbước thấm nhuần vào nhận thức và tình cảm của học sinh
Hai là, phương thức kết hợp giữa các môn học trong giáo dục đạo đức cho
học sinh
Mỗi một môn học đều có vai trò quan trọng trong việc GDĐĐ học sinh,nhưng để việc giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả hơn và cũng để phát huyhết tính hiệu quả của các môn học trong việc góp phần GDĐĐ cho học sinhhiện nay, chúng ta cần phải có sự kết hợp giữa các môn học Ở trường THPTgiáo dục đạo đức học sinh chúng ta có thể kết hợp giữa các môn học bằng cácphương thức sau:
Kết hợp thông qua lồng ghép kiến thức trong quá trình giảng dạy.
Phương thức này có nghĩa là: Khi chúng ta dạy môn học này, chúng ta có thểdùng kiến thức của môn học khác để minh họa và làm rõ điều cần truyền đạt
Ví dụ: Khi giảng dạy môn GDCD, bài “Tình yêu hôn nhân và gia đình” chúng
Trang 34ta có thể dùng kiến các câu thơ, câu văn để minh họa Hoặc khi dạy bài
“Nghĩa vụ”, chúng ta có thể dùng cả kiến thức thơ văn và cả kiến thức lịch sử,toán học để minh họa và làm rõ nội dung chính của bài học…
Việc lồng ghép kiến thức này có tác dụng quan trọng trong việc giáo dụcđạo đức học sinh Nó giúp các em lĩnh hội tri thức một cách nhanh, dễ hiểuđồng thời giúp các em tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêucầu của cuộc sống
Kết hợp thông qua tổ chức các cuộc thi do đoàn trường tổ chức Ví dụ:
cuộc thi “Chủ nhân tri thức”, cuộc thi “Rạng rỡ Hồng Lam”, “Duyên dáng nữsinh”… Các cuộc thi này đòi hỏi các em phải có kiến thức toàn diện các mônhọc Thông qua các cuộc thi, kiến thức của các môn học được các em sửdụng, liên hệ với nhau Phương thức này có tác dụng giúp các em phát triểntrí tuệ, đồng thời trên cơ sở đó giáo dục các em lòng say mê nghiên cứu, sựtìm tòi và trải nghiệm từ đó giúp các em tự phát triển bản thân mình tránh xacác tệ nạn xã hội
1.3.2.2 Kết hợp giáo dục những chuẩn mực đạo đức mới với giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống trong GDĐĐ cho học sinh
Trước hết, cần nhận thức đúng đắn về những chuẩn mực đạo đức mới.
Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức mới hiện nay bao gồm:
Trung với nước, hiếu với dân
Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống
Việt Nam và phương Đông, song có nội dung hạn hẹp, phản ánh bổn phận củadân đối với vua, con đối với cha mẹ: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ
nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu hysinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng
Trang 35Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân Vì nước là nước của dân,
còn nhân dân là chủ của đất nước Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa
quan trọng hàng đầu Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, gắn bó
với dân, kính trọng và học tập nhân dân, lấy dân làm gốc, phục vụ nhân dân
hết lòng.
Đối với cán bộ lãnh đạo, yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con
người Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo
năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,không ỷ lại, không dựa dẫm
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của
nhân dân, của đất nước, của bản thân mình Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to;
“Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, nhưng không phải là bủnxỉn Kiệm còn đồng nghĩa với năng suất lao động cao
Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm
phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân” Phải trong sạch,không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng
Không tâng bốc mình, chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, hamtiến bộ Hành vi trái với chữ liêm là: cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân,hoặc trộm của công làm của riêng Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danhtiếng của mình là trộm vị Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, khôngdám làm là tham uý lạo Khổng Tử nói: người mà không liêm, không bằngsúc vật Mạnh Tử nói: ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy
Chính là không tà, thẳng thắn đối với mình, với người, với việc
Trang 36Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ,luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.
Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôngiữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc
Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đếnchốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước
Cần, kiệm, liêm, chính là “tứ đức” không thể thiếu được của con người:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người” [31; 631]
Chí công vô tư là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa
vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý; “phải lo trước thiên hạ, vui sauthiên hạ” (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc)
Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình,muốn “mọi người vì mình” Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặcngoại xâm
Theo Hồ Chí Minh: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hômqua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọingười yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủnghĩa cá nhân” [36; 557-558]
Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để
Trang 37người cách mạng vững vàng qua mọi thử thách: “Giàu sang không quyến rũ,nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.
Yêu thương con người
Tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất, đó làtình thương bao la dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị
áp bức, bóc lột không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới Hồ ChíMinh đã từng nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm saocho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào aicũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[30; 161]
Yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè,đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ hằng ngày Yêu thươngcon người là nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác; phải có tìnhnhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức
những gì tốt đẹp trong mỗi con người Hồ Chí Minh nói “Cần làm cho phần
tốt trong con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi” [36;
558] Tình yêu thương con người, còn được thể hiện đối với những người cósai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sữachữa; kể cả đối với những người lầm đường lach lối đã hối cải, kể cả đối vớinhững kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng
Tinh thần quốc tế trong sáng
Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sảntoàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những ngườitiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phânbiệt chủng tộc; chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, chủ nghĩa bànhtrướng, bá quyền Người khẳng định: “Bốn phương vô sản đều là anh em”;giúp bạn là tự giúp mình; thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dânthế giới Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những
Trang 38người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội Hồ ChíMinh đã góp phần to lớn, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thaycho đối đầu, kiến tạo một nền văn hoá hoà bình cho nhân loại.
Để giáo dục đạo đức cho học sinh, ngoài nhận thức đúng đắn những
chuẩn mực đạo đức mới thì cần phải nhận thức đúng đắn những giá trị đạo
đức truyền thống. Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộcViệt Nam bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù vàsáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người Giáo
sư Trần Văn Giàu cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ViệtNam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người,
vì nghĩa Còn trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đứcthường được đề cập đến và được coi là những giá trị nổi bật
Như vậy, từ quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng ta, cóthể khẳng định, dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức vô cùng phongphú, trong đó, các giá trị điển hình là: tinh thần yêu nước, lòng thương ngườisâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm
Tinh thần yêu nước
Tinh thần yêu nước đó là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm
xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào vềquá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc.Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưngbản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau ở ViệtNam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quýnhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trongthang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, “làtiêu điểm của mọi tiêu điểm” Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân
Trang 39dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ýthức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình
dị, đơn sơ của mỗi người dân Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đếnnhững người thân yêu ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thànhtình yêu Tổ quốc Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà làsản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước,
nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước Trên thế giới,hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâmlăng Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dântộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam Trong khoảng thờigian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dànhhơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chốngngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc Không cómột dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy vàvới những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đãgiúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược.Qua những cuộc chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đãtrở thành dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một dạng triết lý xãhội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam Nhận xét về truyền thống yêu nướcViệt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng nồngnàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay mỗikhi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó bước qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấnchìm tất cả lũ bán nước và cướp nước" [32; 171]
Lòng yêu thương con người.
Trang 40Lòng thương người của dân tộc Việt Nam xuất phát từ tình cảm yêu quýcon người Chính trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ Tổquốc, cha ông ta đã rút ra triết lý: con người là vốn quý hơn cả, không có gì
có thể so sánh được Mọi người luôn luôn “thương người như thể thươngthân” và vì lẽ đó, trong quan hệ đối xử hàng ngày, người Việt Nam luôn coitrọng tình, luôn đặt tình nghĩa lên trên hết Chữ “tình” chiếm một vị trí quantrọng trong đời sống của người dân Trong gia đình, đó là tình cảm vợ chồng
“đầu gối tay ấp”, tình anh em “như thể tay chân”, tình cảm đối với bố mẹ:
“Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Rộnghơn là tình cảm đối với làng xóm : “Sớm khuya tối lửa tắt đèn có nhau” Vàrộng hơn cả là tình yêu đất nước: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trongmột nước thì thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khácgiống nhưng chung một giàn” Chính sự coi trọng chữ “tình” mà trongnhững xung đột, người Việt Nam thường cố gắng giải quyết theo phươngchâm “có lý có tình”, “chín bỏ làm mười” Bởi với họ, tình cảm con người làcao quý hơn cả, không thể vì những điều khác mà bỏ đi được
Tinh thần thương yêu con người còn biểu hiện trong sự tương trợ và giúp
đỡ lẫn nhau theo kiểu “lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng”, “một conngựa đau cả tàu bỏ cỏ” ở tình cảm bao dung, vị tha: “đánh kẻ chạy đi,không ai đánh kẻ chạy lại” Họ không những vị tha với nhau, mà còn vị thavới cả kẻ thù Lịch sử đã từng ghi lại rất nhiều rằng, với những tù binh chiếntranh, họ luôn được đối xử tử tế, được mở đường hiếu sinh, được cấp đầy đủquân trang khi trở về nước
Tình thương người của dân tộc Việt Nam không chỉ biểu hiện trong đờisống hàng ngày của người dân, trong hương ước của các làng xã, mà cònđược nâng lên thành những chuẩn tắc trong luật của nhà nước Trong các bộluật của Việt Nam - những bộ luật rất hiếm hoi và ra đời tương đối muộn