Giải pháp đối với các tổ chức chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 93 - 97)

165 82.5 7 GDĐĐ học sinh thông qua người tốt, việc tốt 155 77

2.2.4. Giải pháp đối với các tổ chức chính trị xã hộ

Các tổ chức chính trị - xã hội có vị trí, vai trò rất quan trọng trong GDĐĐ cho học sinh, do đó cần phát huy vai trò của các tổ chức này theo các hướng như:

Một là, nâng cao nhận thức đối với các thành viên tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là biện pháp quan trọng để vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ có hiệu quả. Vì có nhận thức đúng, là cơ sở để định hướng đến một kết quả hoàn thiện.

Hai là, các tổ chức chính trị xã hội cần phát huy hết vai trò, trách nhiệm

của mình trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, góp phần cùng với nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Ba là, tích cực phối hợp với nhà trường thực hiện tốt: “Xã hội hóa giáo dục”, hỗ trợ nhà trường về kinh phí, phương tiện vật chất, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, để tăng cường GDĐĐ học sinh.

Bốn là, các tổ chức chính trị trong nhà trường phải xác định được nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm chung của cả hệ thống trong đó hiệu trưởng là người đúng đầu, có trách nhiệm cao nhất. Hiệu trưởng phải thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, của ngành, đồng thời là người nắm vững tình hình thực tế của nhà trường để đề ra kế hoạch và phương hướng, nhiệm vu cụ thể cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Năm là, trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDĐĐ cho học sinh cần phải hiểu đặc thù của học sinh, phải xem xét một cách khách quan, toàn diện để đánh giá đúng thực trạng về đạo đức của học sinh trong nhà trường. Từ đó thấy rõ được những ưu điểm cũng như những hạn chế, rút ra được những nguyên nhân kịp thời lãnh đạo công tác GDĐĐ cho học sinh có hiệu quả.

Đối với gia đình học sinh:

Ở gia đình các bậc phụ huynh nên dạy con cái mình biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lựợng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người

phải sống theo, dạy con điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo.

Cha mẹ cần phải răn dạy các con chấp hành nội quy của nhà trường, các chủ trương của Đảng và Nhà nước, tham gia đầy đủ và có trách nhiệm các buổi họp phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức; thường xuyên liên lạc, phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin, quản lý việc học tập, rèn luyện đạo đức của con em mình. Đồng thời cha mẹ cũng không nên quá áp đặt ý nghĩ chủ quan của người lớn cho con trẻ mà không chịu hiểu những tâm tư nguyện vọng, sở thích của lứa tuổi, chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của con mình. Vì vậy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con trẻ. Tuyệt đối không dạy con bằng roi, vọt.

Cha mẹ cần tích cực sưu tầm, nghiên cứu sách báo về tâm lý giáo dục lứa tuổi học sinh THPT để lựa chọn biện pháp giáo dục, quản lý con em phù hợp với từng học sinh.

Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên:

Đoàn thanh niên là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, tập hợp đông đảo thanh niên, đoàn viên, có vai trò rất lớn trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Là một tổ chức đóng vai trò hạt nhân trong tất cả các hoạt động giáo dục thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy để vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ đạt hiệu quả cao thì tổ chức Đoàn phải phát huy được vai trò của mình trong công tác giáo dục đạo đức ở nhà trường, đoàn trường cần xây dựng chương trình hành động phù hợp với học sinh THPT.

Ngay từ đầu năm học các Đoàn trường cần phải bám sát chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học của Đoàn cấp trên, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình để xây dựng chương trình hoạt động cụ thể, trong đó cần phải xây dựng nội quy, quy định cụ thể, rõ

ràng đối với học sinh trong nhà trường, tổ chức cho đoàn viên đăng ký thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên.

Kế hoạch xây dựng phải đảm bảo tính cụ thể, chi tiết, có dự tính thời gian thực hiện các hoạt động do nhà trường tổ chức để vừa thuận lợi khi xin kinh phí cho Đoàn hoạt động, vừa có công tác chuẩn bị thật chu đáo, vừa tạo tâm trạng háo hức, chờ đón ở các em. Các hoạt động dự kiến tổ chức cần mang màu sắc thanh niên, phù hợp với bản tính sôi nổi, thích khám phá của lứa tuổi mới lớn.

Công tác tuyên truyền có thể thực hiện bằng nhiều cách, nhưng cách tuyên truyền có khả năng tác động trực tiếp đến đoàn viên, thanh niên là sử dụng có hiệu quả hệ thống phát thanh, hệ thống bảng tin của trường... Hiện nay hầu hết các trường THPT ở huyện Hương Khê đều có hệ thống phát thanh hiện đại, nhưng một số Đoàn trường chưa biết cách tận dụng triệt để hiệu quả của phương tiện này. Các trường có thể thông qua hệ thống này để tuyên truyền các chương trình, các hoạt động của Đoàn, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ nhằm giúp học sinh giao lưu, gần gũi nhau hơn. Đây là phương tiện có thể sử dụng để tuyên truyền trực tiếp, có tác dụng rất to lớn trong việc GDĐĐ cho học sinh nhưng lại không tốn kém quá nhiều.

Đối với lứa tuổi thanh niên, không thể chỉ nói suông mà nói phải đi đôi với làm thì mới gây được niềm tin và tình cảm ở họ. Do đó tổ chức Đoàn cần tăng cường tổ chức các hoạt động có ý nghĩa GDĐĐ cho Đoàn viên, thanh niên như:

Tổ chức cho Đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động xã hội như thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách hay các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Qua đó nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các em đối với thế hệ đi trước, với cộng đồng và xã hội.

Tổ chức thi và vận động các em tham gia các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, về pháp luật như: Tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về đất nước, tìm hiểu về Luật phòng chống ma tuý, mại dâm, tuyên truyền Luật an toàn giao thông. Đây cũng là một cách có hiệu quả để nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội cho Đoàn viên thanh niên.

Tổ chức các hoạt động về nguồn như về thăm quê Bác, thăm các chỉ đỏ, các di tích cách mạng gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Bên cạnh các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, Đoàn trường cũng nên chủ động đảm nhận nhiều công trình, phần việc thanh niên. Đây là việc làm mang lại rất nhiều lợi ích, vừa thu hút tập hợp đoàn viên, thanh niên, vừa nâng cao ý thức tự giác lao động cho các em, vừa là cách tạo được dấu ấn của tổ chức Đoàn tại địa phương. Và không thể không nói đến một lợi ích rất to lớn nữa là có thể mang lại một khoản tiền không nhỏ để các Đoàn trường có kinh phí để hoạt động.

Sau khi tổ chức các phong trào, cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời biểu dương, khen thưởng các đoàn viên, thanh niên có ý thức đạo đức tốt, có hành động dũng cảm, trung thực (dù kinh phí hạn hẹp cũng không nên chỉ có khen mà không thưởng bởi phần thưởng tuy nhỏ nhưng nó có ý nghĩa rất lớn đối với lứa tuổi mới lớn). Đồng thời cần nhắc nhở phê bình hoặc kỷ luật kịp thời đối với những đoàn viên, thanh niên vi phạm nội quy, quy định hoặc vi phạm pháp luật.

Đoàn trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường, Hội phụ huynh học sinh và Đoàn cơ sở. Đây chính là những lực lượng tích cực nhất trong việc cùng với tổ chức Đoàn quản lý và giáo dục học sinh

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 93 - 97)