Thực chất của việc vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 59)

quan.

1.3.2. Thực chất của việc vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT Mác – Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT

1.3.2.1. Kết hợp giữa môn GDCD với các môn học khác trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Trước hết, phát huy vai trò của môn GDCD và các môn học khác trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhiệm vụ của các trường Trung học phổ thông là trang bị học vấn, bồi dưỡng phẩm chất chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh. Tất cả các môn học ở trường trung học phổ thông đều phải thể chế hoá nhiệm vụ trên bằng việc vừa cung cấp kiến thức, vừa hình thành kĩ năng, bồi dưỡng tình cảm, lý tưởng, niềm tin cho các thế hệ học sinh.

Môn giáo dục công dân được xác định có vị trí quan trọng trong việc hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy khoa học cho thế hệ trẻ. Nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng nhấn mạnh: “Phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước”. [7; 29]

Thông qua các bài học môn GDCD, đặc biệt là Phần “Công dân với đạo đức” thông qua đó học sinh sẽ thấy được vai trò của đạo đức trong sự điều chỉnh hành vi của con người, cũng như các chuẩn mực đạo đức xã hội, các phạm trù đạo đức như: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc, thiện ác... Từ đó giúp học sinh có thể bồi dưỡng cho mình những tình cảm đạo đức trong sáng, những động cơ đẹp đẽ trong hành vi đạo đức.

GDCD là môn học góp phần đào tạo nên những người lao động mới, hình thành ở họ những phẩm chất và năng lực của người công dân. Đó là phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn. Cũng như các môn khoa học khác môn GDCD có nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh trong các trường THPT hiện nay. Môn học này giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về cái thiện, cái ác, hạnh phúc, lương tâm, nghĩa vụ, danh dự... Trên cơ sở đó, học sinh sẽ tự xây dựng cho mình một lối sống tốt đẹp, sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực. Đồng thời cũng phải thấy vai trò đặc biệt của môn GDCD trong việc giáo dục truyền thống văn hoá, truyền thống đạo đức

của ông cha ta, giáo dục thuần phong mỹ tục và nét đẹp truyền thống văn hoá của con người Việt Nam.

Những truyền thống đó là yếu tố nội sinh, là sức mạnh to lớn nâng thế hệ sau vươn tới tầm cao mới, trong sự sáng tạo mới phù hợp với quy luật của sự phát triển của đất nước và trong sự nghiệp giáo dục hiện nay.

Các môn khoa học tự nhiên như Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học… rất có lợi thế trong việc giáo dục các em lòng say mê nghiên cứu khoa học cũng như việc hình thành tư duy lôgic, tư duy biện chứng trong quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua các môn tự nhiên này có thể giúp các em rèn luyện tinh thần vượt khó, không ngại gian khổ, tự mình giải quyết các bài tập một cách sáng tạo và chủ động. Những tri thức khoa học giúp cho học sinh nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn các giá trị và tìm ra những hành vi, biện pháp hợp lý trong đời sống đạo đức của mình. Trong quá trình dạy học giáo viên làm tăng thêm tình yêu với khoa học, tôn trọng những cống hiến lớn lao của các nhà khoa học. Dạy các em tinh thần tôn trọng sự thật, lẽ phải, bảo vệ chân lý. Đây chính là những bài học đạo đức rất quý báu cho các em trong nhà trường.

Các môn khoa học xã hội có ưu thế đặc biệt trong công tác GDĐĐ, lối sống cho học sinh.

Thông qua việc dạy môn Văn học bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lòng yêu thương con người, yêu cái đẹp, biết ghét cái xấu, cái ác, biết hướng thiện và làm điều thiện. Văn học có chức năng GDĐĐ, lối sống đặc biệt, qua văn chương, nghệ thuật những giá trị làm người của con người được thể hiện rõ. Những số phận nhân vật, những hình tượng nghệ thuật tạo nên những xúc động mãnh liệt cho con người, hình thành những giá trị nhân văn cao quý, đẹp đẽ làm nên cốt lõi trong tâm hồn con người. Đây chính là thước đo sự thành

công của giáo viên không chỉ ở nghệ thuật văn chương, không chỉ ở phương diện chính trị xã hội mà còn ở đạo lý làm người.

Môn Lịch sử ở trường THPT cũng có ý nghĩa GDĐĐ, lối sống cho học sinh rất sâu sắc. Trên nền tảng kiến thức về lịch sử các em sẽ thấy tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, từ đó giúp các em biết đoàn kết tương thân, tương ái, biết vươn lên vì tương lai của bản thân và đất nước... Đó cũng chính là những bài học đạo đức mà môn Lịch sử mang lại.

Môn Địa lý giúp học sinh hiểu thêm về quê hương đất nước, những di sản văn hóa, những danh lam thắng cảnh, từ đó giúp các em càng yêu quê hương đất nước mình hơn.

Vì thế, những thuận lợi trên mới chỉ là khả năng, muốn trở thành hiện thực thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực của giáo viên không chỉ ở khả năng sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà cần phải có một tấm lòng, một nghệ thuật đủ sức làm cho học sinh rung động để từ đó các bài học đạo đức từng bước thấm nhuần vào nhận thức và tình cảm của học sinh.

Hai là, phương thức kết hợp giữa các môn học trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Mỗi một môn học đều có vai trò quan trọng trong việc GDĐĐ học sinh, nhưng để việc giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả hơn và cũng để phát huy hết tính hiệu quả của các môn học trong việc góp phần GDĐĐ cho học sinh hiện nay, chúng ta cần phải có sự kết hợp giữa các môn học. Ở trường THPT giáo dục đạo đức học sinh chúng ta có thể kết hợp giữa các môn học bằng các phương thức sau:

Kết hợp thông qua lồng ghép kiến thức trong quá trình giảng dạy. Phương thức này có nghĩa là: Khi chúng ta dạy môn học này, chúng ta có thể dùng kiến thức của môn học khác để minh họa và làm rõ điều cần truyền đạt. Ví dụ: Khi giảng dạy môn GDCD, bài “Tình yêu hôn nhân và gia đình” chúng

ta có thể dùng kiến các câu thơ, câu văn để minh họa. Hoặc khi dạy bài “Nghĩa vụ”, chúng ta có thể dùng cả kiến thức thơ văn và cả kiến thức lịch sử, toán học để minh họa và làm rõ nội dung chính của bài học…

Việc lồng ghép kiến thức này có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Nó giúp các em lĩnh hội tri thức một cách nhanh, dễ hiểu đồng thời giúp các em tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống.

Kết hợp thông qua tổ chức các cuộc thi do đoàn trường tổ chức. Ví dụ: cuộc thi “Chủ nhân tri thức”, cuộc thi “Rạng rỡ Hồng Lam”, “Duyên dáng nữ sinh”… Các cuộc thi này đòi hỏi các em phải có kiến thức toàn diện các môn học. Thông qua các cuộc thi, kiến thức của các môn học được các em sử dụng, liên hệ với nhau. Phương thức này có tác dụng giúp các em phát triển trí tuệ, đồng thời trên cơ sở đó giáo dục các em lòng say mê nghiên cứu, sự tìm tòi và trải nghiệm từ đó giúp các em tự phát triển bản thân mình tránh xa các tệ nạn xã hội.

1.3.2.2. Kết hợp giáo dục những chuẩn mực đạo đức mới với giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống trong GDĐĐ cho học sinh

Trước hết, cần nhận thức đúng đắn về những chuẩn mực đạo đức mới. Theo

Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức mới hiện nay bao gồm:

Trung với nước, hiếu với dân

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, song có nội dung hạn hẹp, phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”.

Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là nước của dân, còn nhân dân là chủ của đất nước. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập nhân dân, lấy dân làm gốc, phục vụ nhân dân hết lòng.

Đối với cán bộ lãnh đạo, yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người. Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.

Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; “Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, nhưng không phải là bủn xỉn. Kiệm còn đồng nghĩa với năng suất lao động cao.

Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng.

Không tâng bốc mình, chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Hành vi trái với chữ liêm là: cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị. Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham uý lạo. Khổng Tử nói: người mà không liêm, không bằng súc vật. Mạnh Tử nói: ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy.

Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.

Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc.

Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.

Cần, kiệm, liêm, chính là “tứ đức” không thể thiếu được của con người: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người”. [31; 631]

Chí công vô tư là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc).

Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm.

Theo Hồ Chí Minh: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [36; 557-558].

Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để người

cách mạng vững vàng qua mọi thử thách: “Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

Yêu thương con người

Tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất, đó là tình thương bao la dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[30; 161]

Yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ hằng ngày. Yêu thương con người là nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác; phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người. Hồ Chí Minh nói “Cần làm cho phần tốt trong con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi” [36; 558]. Tình yêu thương con người, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sữa chữa; kể cả đối với những người lầm đường lach lối đã hối cải, kể cả đối với những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng.

Tinh thần quốc tế trong sáng

Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền. Người khẳng định: “Bốn phương vô sản đều là anh em”; giúp bạn là tự giúp mình; thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những

người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hoá hoà bình cho nhân loại.

Để giáo dục đạo đức cho học sinh, ngoài nhận thức đúng đắn những chuẩn mực đạo đức mới thì cần phải nhận thức đúng đắn những giá trị đạo đức truyền thống. Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Còn trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đức thường được đề cập đến và được coi là những giá trị nổi bật.

Như vậy, từ quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng ta, có thể khẳng định, dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức vô cùng phong phú, trong đó, các giá trị điển hình là: tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm.

Tinh thần yêu nước

Tinh thần yêu nước đó là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 59)