Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục của huyện Hương Khê

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 65)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Thực trạng vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác-Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Hương Khê huyện Hương Khê

2.1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân lực

Huyện Hương Khê nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Hà Tĩnh, là một thung lũng rộng, bốn bề núi bao bọc với hai dãy núi lớn: Phía Đông là dãy núi Trà Sơn, một nhánh của trường Sơn Đông choài ra biển, địa giới tự nhiên với ba huyện Can Lộc - Thạch Hà - Cẩm Xuyên, phía Tây là dãy Giăng Màn, là một đoạn của dãy Trường Sơn hùng vĩ, biên giới là nước bạn Lào; phía Bắc giáp huyện Vũ Quang, Đức Thọ; phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình. Địa hình hiểm trở nhiều núi cao, suối sâu.

Diện tích tự nhiên của Hương Khê là 162.400 ha, rừng chiếm 130.000 ha. Trước đây rừng có nhiều gỗ quý như lim, táu, gõ, dổi…Nghề khai thác lâm sản có khá sớm, làm cho rừng cạn kiệt. Những năm gần đây bảo vệ rừng đã được chú ý, nghề trồng rừng đang phát triển và đem lại thu nhập lớn cho nhân dân. [1; 12]

Là một huyện miền núi biên giới, đường sá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt. Địa hình chia cắt, có những làng, những xã cách trung tâm huyện lỵ khoảng 30 cây số như Hương Liên, Hương Lâm hay Phương Mỹ… Có những vùng dân cư ở hoàn toàn tách biệt như Rào Tre (Hương Liên), bản Giàng

(Hương Vĩnh), Phú Lâm (Phú Gia) hay Tân Sơn (Hòa Hải), Trại Lách, Tùng Sơn (Phương Mỹ), Truông Bát (Hà Linh).

Theo thống kê của Cục thống kê Hà Tĩnh, Đến năm 2007 dân số toàn huyện Hương Khê là 107.289 người, trong đó nam 54.341 người, nữ 52.948 người, chủ yếu là người kinh, mật độ 84 người/ km2.

Toàn huyện có 22 xã, thị, thu nhập chính của người dân là sản xuất nông nghiệp (90% số hộ), gần 50% thuộc diện hộ nghèo. Hơn 25% dân số theo đạo Thiên chúa. Ngoài ra còn có một bộ phận người dân tộc thiểu số gồm 137 hộ, 614 khẩu với ba bộ tộc chính: Người Chứt (còn gọi là người Mã Liềng) cư trú ở nam Rào Tre (thuộc xã Hương Liên), bản Giàng 1 và Giàng 2 (Hương Vĩnh), người Mường (cư trú ở bản Lòi Sim- Hương Trạch), người Lào ở bản Phú Lâm (Phú Gia). [41; 25]

Dân cư Hương Khê cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn và phân bố không đồng đều theo lãnh thổ các xã, vùng miền. Ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng có đồng bào dân tộc dân cư thưa thớt và rải rác.

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực đã được tĩnh và huyện quan tâm và đạt được kết quả khá quan trọng. Đến cuối năm số người lao động trong độ tuổi và lao động qua đào tạo lại có 45.359 người, đạt tỷ lệ 42,3%. Đào tạo nghề còn lại ở mức thấp. [41; 28]

2.1.1.2. Về kinh tế - xã hội

Kinh tế Hương Khê chủ yếu là nông nghiệp; nghề trồng lúa nước có từ xưa. Ngoài ra còn nhiều loại nông sản khác như lạc, ngô, đậu, khoai, sắn… Hương Khê có nhiều loại giống cây quý nổi tiếng trong nước như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, cây gió Trầm… đất rộng, chủ yếu là đất rừng, đất canh tác ít, cộng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, thủy lợi khó khăn nên nhìn chung đời sống kinh tế còn thấp. Những năm gần đây, kinh tế đã có những bước phát triển khá mạnh. Nhờ có lợi thế về giao thông, nhất là

có đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc - Nam đi qua. Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, giao thương khá phát triển. Biết tận dụng lợi thế từ sự phát triển của hệ thống giao thông, một số sản phẩm được nâng giá trị như gỗ, cây trái, tinh dầu… Đặc biệt là nghề trồng rừng, trong đó có việc tròng và khai thác cây đồ trầm, cây thông và cây cao su. Công ty Thông và Công ty Cao su là những doanh nghiệp nhà nước có đầu tư lớn và cho hiệu quả kinh tế khá. Về thủ công nghiệp, có một số cơ sở nhỏ chủ yếu là khai thác chế biến gỗ và lâm sản. Công nghiệp đáng kể có mỏ than Động Đỏ, gạch Tuy-nen Phúc Trạch, ngoài ra còn có một số xí nghiệp chưng cất tinh dầu, nung gạch, khai thác vật liệu xây dựng nhưng quy mô nhỏ. Nền kinh tế từng bước quy hoạch hợp lý và phát triển theo hướng hiện đại.

GDP trong 5 năm qua liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 GDP đạt 377,392 tỷ đồng, năm 2001 là 412,414 tỷ đồng, năm 2005 là 690,184 tỷ đồng, năm 2007 là 883,068 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 2000- 2005 đạt 9,7%. Tổng giá trị sản xuất đạt 442 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 4,14 triệu đồng/ năm.

Cùng với sự tăng trưởng, cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch đúng hướng, có xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ trong GDP. Tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp năm 2000 là 74,5% giảm xuống năm 2005 là 68,5%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ năm 2000 là 25,5% tăng lên năm 2005 là 31,6%.

Tổng sản lượng lương thực tăng từ 15.539 tấn năm 2000 lên 21.540 tấn năm 2005 và 22.893 tấn năm 2006.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển khá. Trên địa bàn có 8 doanh nghiệp Nhà nước, 28 doanh nghiệp quốc doanh.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đạt 139,5 tỷ đồng. [41; 45]

Sự tăng trưởng kinh tế đã tạo tiền đề vật chất cho sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt văn hóa - xã hội. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường học, trạm xá, các công trình phúc lợi công cộng…) được quan tâm đáng kể. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, tuyên truyền, giải quyết các chính sách xã hội, việc làm cho người lao động; công tác xóa đói, giảm nghèo… trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Công tác chăm sóc và giáo dục học sinh ngày càng được chăm sóc chu đáo; việc chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có nhiều tiến bộ. Quốc phòng an ninh được giữ vững.

Bên cạnh những thành quả đó, nền kinh tế - xã hội huyện Hương Khê vẫn còn bọc lộ nhiều khó khăn, bất cập. Kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc, đời sống của nhân dân còn thấp, đến nay Hương khê vẫn là một huyện nghèo. Lĩnh vực văn hóa - xã hội còn nhiều bức xúc, chất lượng giáo dục còn thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao, trật tự an toàn xã hội, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông đang có xu hướng gia tăng, hiệu quả vận động sức dân vào công cuộc đổi mới còn thấp.

Tình hình kinh tế - xã hội nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển giáo dục đào tạo huyện nhà. Tuy nhiên, trong tiến trình đổi mới đi lên, những khó khăn có thể được đẩy lùi, những thành tựu đạt được đã báo hiệu sự khởi sắc, tọa tiền đề để huyện Hương Khê tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XVI và nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ huyện Hương Khê lần thứ XVII đã đề ra.

2.1.1.3. Tình hình giáo dục- đào tạo

Đến năm 2007, Hương Khê có một hệ thống giáo dục từ Mầm non đến trung học với đầy đủ tất cả các loại hình trường lớp: Bán công, phổ thông, bổ

túc văn hóa, dạy nghề, tại chức với 26 trường mầm non, 39 trường tiểu học, 22 trường THCS, 4 trường THPT, 2 Trung tâm (Trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật - hướng nghiệp - dạy nghề) với một đội ngũ gần 2000 nhà giáo có trình độ đào tạo từ trung học sư phạm đến thạc sỹ. Hàng năm có hàng trăm em đậu vào các trường đại học, nhiều em đậu vào các trường cao đẳng và dạy nghề huyện. Huyện đã cũng cố vững chắc chương trình phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, đang phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục trung học trong những năm tới.

Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Hương Khê nổi lên như một vùng “ Đất học” mới. Đội ngũ học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia ngày một nhiều. Hàng năm có nhiều em đậu vào các trường chuyên năng khiếu tỉnh, chuyên Bộ. Những gia đình phổ cập đại học không còn hiếm nữa. Lịch sử Giáo dục Hương Khê gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Giáo dục với phát triển vừa là tiền đề vừa là hiệu quả. Những năm đầu thế kỷ XXI, giáo dục Hương Khê tạo nên những thành tựu to lớn, những đột phá đã có tiếng vang không chỉ trong tỉnh mà trong cả nước. diện mạo giáo dục đã và đang thay đổi từng ngày và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội. năm học 2007 - 2008 toàn huyện có 66/91 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó 12/26 trường mầm non, 38/39 trường tiểu học và 16/22 trường THCS).

Về quy mô học sinh: Vượt qua những khó khăn thử thách trong thời kỳ khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội (1987 - 1992), đến nay các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu đều đạt ở mức cao. Năm học 2007 - 2008 toàn huyện có 30.505 học sinh từ mầm non đến THPT. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường (so với dân số trong độ tuổi): Nhà trẻ 28%, Mẫu giáo 88,46%, Tiểu học 99,8%, THCS 98,2%, THPT 63,67%. [41; 120]

Mạng lưới trường lớp: Mặc dù địa bàn khó khăn, nhưng mạng lưới trường lớp đã được xây dựng, phát triển và ổn định, đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh đến trường. Đến nay toàn huyện có 26 trường mầm non, 39 trường tiểu học, 22 trường THCS, 4 trường THPT, 1 trung tâm GDTX và 1 trung tâm kỷ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và dạy nghề. Hương Khê là huyện duy nhất trong tỉnh có trường Phổ thông Dân tộc nội trú, thu hút con em dân tộc và học sinh những vùng đặc biệt khó khăn từ tiểu học đến THCS. Quy mô trường lớp từng bước được phát triển theo chiều sâu ở tất cả các ngành học. Bậc học từ Mầm non đến THCS đều đã xây dựng được các trường chuẩn quốc gia. Mô hình trường chuẩn quốc gia đang trở thành lực lượng nòng cốt trong quá trình phát triển quy mô giáo dục trên địa bàn.

Thực trạng mạng lưới trường, lớp ngành học phổ thông huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện ở bảng 1 dưới đây.

Bảng 2.1 Hệ thống trường, lớp ngành học phổ thông huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh năm học 2009-2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Cấp học Số trường Số lớp Số HS Số CBGV

1 Tiểu học 39 403 9506 706

2 THCS 22 312 10946 714

3 THPT công lập 4 121 5867 236

4 Trường dân tộc nội trú 1 7 143 17

( Nguồn Phòng GD- ĐT Hương Khê)

Toàn huyện có 4 trường THPT, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm GDTX hướng nghiệp - dạy nghề: Trường THPT Hương khê, Trường THPT Hàm Nghi, Trường THPT Gia Phố, trường THPT Phúc Trạch. Quy mô, chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THPT huyện Hương Khê được thể hiện ở bảng 2.2 và bảng 2.3.

Bảng 2.2. Quy mô học sinh, cán bộ giáo viên THPT huyện Hương Khê năm học 2009-2010 TT Tên trường Số lớp Số HS Số CBGV 1 THPT Hương Khê 35 1624 102 2 THPT Hàm Nghi 31 1583 75 3 THPT Phúc Trạch 30 1435 72 4 THPT Gia Phố 25 1034 65 5 Trung tâm GDTX 10 405 20 (Nguồn Sở GD - ĐT Hà Tĩnh)

Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THPT huyện Hương Khê trong 4 năm ( 2006- 2010)

Năm học Tỷ lệ TN

Xếp loại hạnh kiểm % Xếp loại học lực %

Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 2007 - 2008 83% 59.5 39.3 0.9 0.3 0.9 20.6 75.1 3.1 2008 - 2009 90% 58.7 40.2 1.0 0.1 1.2 20.9 76 1.9 2009 - 2010 97% 59.7 38.9 1.0 0.4 1.8 21.1 75.5 1.6 (Nguồn Sở GD - ĐT Hà Tĩnh)

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 65)