Những hạn chế trong việc vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Hương Khê

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 85)

165 82.5 7 GDĐĐ học sinh thông qua người tốt, việc tốt 155 77

2.1.4.Những hạn chế trong việc vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Hương Khê

giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Hương Khê

2.1.4.1. Những hạn chế của việc vận dụng quan điểm toàn diện và hạn chế về đạo đức học sinh

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được trong việc vận dụng quan điểm toàn diện mà các trường THPT Hương Khê đã đạt được trong những năm qua, thì vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế trong việc vận dụng quan điểm toàn diện và những biểu hiện yếu kém, bất cập trong tình hình đạo đức học sinh. Những hạn chế trong việc vận dụng quan điểm toàn diện được thể hiện ở những điểm sau:

Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm mang tính trừu tượng, khái quát cao nên việc vận dụng nó vào trong quá trình GDĐĐ học sinh là việc không hề đơn giản. Nếu giáo viên vận dụng không đúng sẽ dẫn tới việc GDĐĐ không mang lại hiệu quả.

Về tình hình vận dụng quan điểm toàn diện: Theo kết quả điều tra ở bảng 2.9 cho thấy bên cạnh một số CBQL, giáo viên đã hiểu sự cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện vào trong GDĐĐ học sinh và đã thường xuyên vận dụng (52,5%), thì vẫn còn khoảng 30% không thường xuyên vận dụng và (17,5%) không hề vận dụng quan điểm toàn diện vào GDĐĐ. Hơn thế nữa, khoảng 30% chưa hiểu thực chất của việc vận dụng quan điểm toàn diện.

Mặt khác, khi đưa ra các giải pháp để GDĐĐ học sinh, đa số giáo viên đang dừng lại ở việc liệt kê các giải pháp mà chưa chỉ ra được giải pháp cơ bản nhất, quan trọng nhất.

Về đạo đức của học sinh:

Một bộ phận học sinh còn chưa tuân thủ kỷ luật của nhà trường, chưa hoàn thành nghĩa vụ cơ bản của một người học sinh. Qua điều tra bằng phiếu với 500 học sinh các trường THPT huyện Hương Khê, khi đưa ra câu hỏi: Em thấy có những hiện tượng vi phạm nào tương đối phổ biến trong học sinh? Tác giả thu được kết quả sau:

Bảng 2.16. Những hiện tượng vi phạm tương đối phổ biến trong học sinh

TT Các hiện tượng vi phạm Số người Tỷ lệ

1 Không học bài cũ 456 91.2

2 Đi học chậm 432 86.4

3 Bỏ giờ 419 83.8

4 Nói chuyện riêng trong giờ học 465 93

Những số liệu sau đây cho thấy rõ tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của học sinh THPT hiện nay.

Có 40% học sinh mê các trò chơi ở các quán điện tử và 30% thường xuyên bỏ giờ đi đánh điện tử.

50% ảnh hưởng từ phim ảnh, thích mặc trang phục, đầu tóc giống trong phim.

20% cho biết thường xuyên nói tục, 80% thỉnh thoảng nói tục. 32% thường xuyên vô lễ với thầy cô giáo trong trường.

(Số liệu điều tra về tình trạng đạo đức của 4 trường THPT huyện Hương Khê)

Trong những năm qua, số học sinh vi phạm quy tắc, chuẩn mực đạo đức ở các trường THPT huyện Hương Khê vẫn là những con số lớn. Điều này được thể hiện rõ qua số liệu tổng hợp về học sinh vi phạm đạo đức của Ban giám hiệu các trường THPT huyện Hương Khê.

Bảng 2.17. Số liệu tổng hợp về số học sinh vi phạm đạo đức ở các trường THPT huyện Hương Khê qua các năm học

TT Số học sinh vi phạm Năm học 2007-2008 Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Số hs Tỷ lệ Số hs Tỷ lệ Số hs Tỷ lệ 1 Nghỉ học không lý do 25 0.22 23 0.20 19 0.16

2 Hút thuốc, uống rượu bia 21 0.19 20 0.17 18 0.15

3 Nói tục chửi bậy 13 0.11 17 0.15 24 0.21

4 Đánh nhau trong và ngoài nhà

trường 30 0.26 27 0.23 18 0.15

5 Trộm cắp, trấn lột 36 0.31 30 0.25 25 0.19

6 Gian lận trong kiểm tra, thi cử 21 0.18 15 0.13 12 0.10

7 Vô lễ với thầy cô giáo 24 0.21 17 0.15 14 0.12

8 Gây mất đoàn kết với bạn bè 45 0.39 39 0.34 35 0.30

9 Nói chuyện trong lớp 25 0.22 21 0.18 17 0.10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Chây lười trong học tập 38 0.33 27 0.23 22 0.19 11 Vi phạm an toàn giao thông 27 0.23 33 0.29 36 0.31

(Tổng hợp số liệu từ văn phòng Đoàn trường của các trường THPT huyện Hương Khê)

Kết quả ở bảng trên cho thấy, số học sinh vi phạm đạo đức ngày càng gia tăng, đây là điều đáng lo ngại. Năm học 2007 - 2008 có 305 em vi phạm, chiếm 2.65%. Năm học 2008 - 2009 có 269 em vi phạm, chiếm 2.32%. Năm học 2009 - 2010 có 203 em vi phạm, chiếm 1.98%. Số học sinh vi phạm nhiều nhất là bỏ giờ, trốn học, nói tục, chửi bậy, gây gỗ đánh nhau. Ngoài ra số vi phạm vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, đánh bạc, trộm cắp, gian lận trong thi cử cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh gây gỗ đánh nhau càng nhiều, không chỉ có học sinh nam mà có cả học sinh nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình yêu, kết bè, kết nhóm. Nhiều khi các em còn dùng cả những hung khí như dao, kiếm, côn… Số học sinh vi phạm nội quy nhà trường, như: uống rượu bia, hút thuốc trong nhà trường tuy không nhiều, nhưng ảnh hưởng đến nhà trường, môi trường sư phạm trong sạch. Số học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu ngày càng tăng, sau 3 năm tăng 1%) (bảng 2.14), các em này đa số là học sinh lười học, ham chơi, hay bỏ giờ.

Qua những số liệu trên đây cũng cho thấy những biểu hiện của tình trạng xuống cấp của đạo đức của học sinh đang là vấn đề cần được quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội.

2.1.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Để tìm hiểu nguyên nhân, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 200 người (gồm GVCN, giáo viên bộ môn, Cán bộ Đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh). Kết quả thể hiện ở bảng 2.18.

Bảng 2.18.Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực của đạo đức học sinh

TT Các nguyên nhân Số ý

kiến Tỷ lệ

2 Người lớn chưa gương mẫu 186 93 3 Quản lý GDĐĐ của trường chưa chặt chẻ 110 55

4 Nội dung GDĐĐ chưa thiết thực 85 42.5

5 Những biến đổi về tâm lý lứa tuổi 139 69.5

6 Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường 160 80 7 Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm đến GDĐĐ 120 60 8 Ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin, truyền thông 136 68 9 Chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục 168 84 10 Sự quản lý GDĐĐ của xã hội chưa đồng bộ 120 60

11 Phim ảnh sách báo không lành mạnh 99 49.5

12 Nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến GDĐĐ 126 63

13 Điều hành pháp luật chưa nghiêm 124 62

14 Tệ nạn xã hội 156 78

15 Đời sống khó khăn 98 49

Kết quả ở bảng trên cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tiêu cực đạo đức học sinh, có thể chia làm 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu:

Một là, nguyên nhân từ phía gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến con cháu mình. Đó chính là cái nôi của sự sinh thành và phát triển nhân cách trẻ thơ. Trình độ văn hóa, lối sống, phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh vi phạm những chuẩn mực đạo đức thường là con cái của những gia đình có hoàn cảnh như: Có khó khăn về kinh tế, dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái; hoặc có điều kiện kinh tế dư dật, do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; bố mẹ lăn lộn với cơ chế thị trường để làm giàu, khoán trắng việc dạy dỗ

con cái cho nhà trường; vợ chồng sống không hạnh phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực, vợ chồng - con cái cãi nhau, thậm chí đánh lộn nhau; bố mẹ ly hôn… có thành viên của gia đình sa vào các hiện tượng: nghiện hút, rượu chè bê tha, cờ bạc; bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con cái…

Hai là, nguyên nhân từ phía nhà trường

Về phía Ban giám hiệu một số trường đôi lúc chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của học sinh để răn đe, ngăn chặn; năng lực của một số GVCN lớp còn hạn chế, chưa đi sâu, đi sát từng học sinh để nắm bắt hoàn cảnh riêng của từng em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh; một số giáo viên bộ môn chưa chú trọng việc thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, nhiều lúc còn coi việc GDĐĐ học sinh chỉ là việc của GVCN, của Ban giám hiệu nhà trường; một số ít giáo viên và thậm chí cả cán bộ quản lý đôi lúc còn thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa thực sự là “tấm gương để học sinh noi theo”, việc áp dụng các phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp GDĐĐ học sinh nói riêng còn cứng nhắc, thậm chí áp dụng sai nguyên tắc, xem nhẹ yếu tố thuyết phục, cưỡng bức học sinh theo số đông, thiếu tôn trọng nhân cách học sinh, thô bạo trong đối xử với học sinh. Công tác giáo dục đạo đức chưa được quan tâm đúng mức, không đầu tư thoả đáng cho những hoạt động ngoại khoá, tham gia sinh hoạt tập thể, thậm chí còn xem nhẹ môn Giáo dục công dân. Vì vậy cũng ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.

Ba là, nguyên nhân từ phía xã hội

Đảng và nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập, trong đó quyền và nghĩa vụ của người học được gắn bó một cách hữu cơ. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận học sinh chối bỏ quyền được học của mình, bởi

thực tế quyền lợi của một số người học hành đến nơi đến chốn chưa được quan tâm, bảo vệ một cách đầy đủ.

Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, văn hóa nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đã len lõi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng bị xói mòn. Cùng với những thành quả đạt được về xây dựng kinh tế thì chúng ta không thể phủ nhận mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm xã hội ngày càng nhiều tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp…trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít học sinh sa ngã.

Sự buông lỏng quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hóa đã làm xã hội ngày càng nhiều các tụ điểm văn hóa không lành mạnh ở gần các trường học, các tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo học sinh vào các tụ điểm giải trí như: Bi-a, Game,… nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của riêng họ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, gây gỗ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là, nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh

Đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT, do đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì, tính cách của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân “sức đề kháng” bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài…Cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin… Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội thâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em.

Năm là, các nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.

Các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên nói riêng trong một số trường THPT huyện Hương Khê hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, sự phối kết hợp với nhà trường trong GDĐĐ học sinh chưa tốt.

Sự phối hợp giữa các nhà trường và công an, chính quyền địa phương chưa đạt hiệu quả.

Khi tìm hiểu các nguyên nhân nói trên, tác giả thấy mấu chốt của vấn đề GDĐĐ học sinh là các CBQL, giáo viên các trường THPT cần phải vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 85)