Tính tất yếu vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 30)

diện của triết học Mác – Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT

1.3.1. Tính tất yếu vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT Lênin trong GDĐĐ cho học sinh THPT

Vấn đề đạo đức và GDĐĐ cho học sinh, ở nước ta mấy năm gần đây đã trở thành điểm nóng không chỉ của ngành giáo dục mà còn của toàn xã hội. Các hành vi lệch chuẩn về đạo đức trong học sinh ngày càng gia tăng. Tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học, vô lễ với thầy cô giáo, nói tục, ăn cắp, bạo lực, tham gia vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật… xảy ra ngày càng nhiều, mức độ ngày một nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Trước hết là nguyên nhân từ phía gia đình, “gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Thế mà gia đình trong xã hội ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống với đồng tiền. Sau giờ làm, cha bận “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ bận việc nhà, thế là cha mẹ không có thời gian dành cho con cái, bữa cơm gia đình thường không có đủ mặt, chưa kể

cha mẹ còn xích mích cãi vã, thế là sự “quan tâm” của cha mẹ với con cái chỉ là tiền cho con đi học, học chính quy, học thêm, học đàn, học nhạc, học võ..., và những lời khuyên chỉ là quở trách và la mắng. Dần dà con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai. Một số sẽ sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần, số khác sẽ tụ tập với những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và để lấy “số má” với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ gì để chứng tỏ “đẳng cấp”.

Thứ hai là nguyên nhân từ phía xã hội, xã hội chúng ta cũng chưa quan tâm đáng kể tới việc tạo ra nơi giải trí cho thanh thiếu niên (nếu có thì cũng quá đắt đỏ đối với học sinh). Các nhà Văn hóa quận, huyện, phường, xã thì hoạt động không đúng mục đích, đa số cho thuê dạy Êrobic, dạy võ, có nơi còn cho thuê để kinh doanh vũ trường. Thế là học sinh, sinh viên không biết giải trí ở đâu sau giờ học, chỉ biết vùi đầu vào các tiệm nét với đủ các trò chơi bạo lực, bệnh hoạn của nước ngoài có, trong nước có, hợp pháp có, phi pháp có. Nếu giới trẻ không bị tiêm nhiễm những văn hóa đồi trụy và bạo lực này thì mới là điều lạ còn giới trẻ bị ảnh hưởng bởi những thứ rác rưởi trên mạng thì không có gì là bất bình thường. Thế nhưng các chủ nhân của những trang web này, trò chơi này vẫn hoạt động bình thường, họ có công ty trụ sở hẳn hoi, và panô quảng cáo vẫn nhan nhản khắp nơi với đủ màu sắc và hình ảnh bắt mắt. Và hậu quả của những trò chơi đó thì xã hội đã rõ nhưng không hiểu sao chính quyền các cấp chưa có hành động đáng kể nào để ngăn chặn những hoạt động kinh doanh những trò chơi bạo lực và đồi trụy.

Ba là, nguyên nhân từ phía nhà trường, thật ra trên một đất nước với truyền thống “tôn sư trọng đạo, tiên học lễ hậu học văn” nhưng nhà trường nói chung mới chỉ quan tâm đến việc “dạy chữ” mà ít quan tâm đến việc “dạy người”. Một số nhà giáo chưa nêu gương về đạo đức cho học sinh noi theo; nhiều người chưa hoàn thành nhiệm vụ dạy “lễ” của mình. Vẫn còn đó việc

dạy thêm dạy kèm để kiếm thêm thu nhập, đáng trách là việc dạy học của các thầy cô chưa đúng với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo.

Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố tác động tới quá trình rèn luyện đạo đức của học sinh THPT như:

Một là, yếu tố tâm sinh lý học sinh.

Ở trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm nên học sinh thường dễ bị kích động, lôi kéo. Các em rất có nhu cầu về giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè, từ đó hình thành nên các nhóm bạn cùng sở thích. Khi gặp bạn bè hư hỏng và nếu không được giáo dục kịp thời, các em dễ bị sa ngã.

Hai là, yếu tố gia đình.

Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc hay bị sử dụng bằng vũ lực... đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.

Ba là, yếu tố nhà trường.

Một số CBQL, giáo viên và bạn bè thường có những định kiến, thiếu thiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục... đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình GDĐĐ cho học sinh.

Bốn là, yếu tố xã hội.

Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.

Như vậy có thế thể thấy, có rất nhiều yếu tố cũng như rất nhiều nguyên nhân tác động tới đạo đức học sinh THPT hiện nay. Vì thế, để giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả chúng ta cần đi sâu tìm hiểu các yếu tố cũng như các nguyên nhân đó, như V.I Lênin đã nói: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó” [24; 364]

Mặt khác, để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình để biến đổi làm cho những nguyên nhân, những yếu tố tác động tới đạo đức học sinh một cách tích cực nhất. Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ, kết hợp nhiều nội dung, hình thức, nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để GDĐĐ cho học sinh. Nói cách khác, cần nắm vững và vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin trong GDĐĐ cho học sinh. Trong GDĐĐ học sinh quan điểm toàn diện có vai trò là công cụ chỉ đường, giúp các nhà giáo dục có cách nhìn toàn diện, biện chứng về đạo đức học sinh, cũng như những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đạo đức học sinh xuống cấp như hiện nay. Để từ đó có thể đưa ra nhiều biện pháp cũng như kết hợp được nhiều biện pháp để GDĐĐ học sinh hiệu quả nhất. Nói như vậy để thấy rằng, vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w