Giải pháp đối với học sinh

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 97 - 104)

165 82.5 7 GDĐĐ học sinh thông qua người tốt, việc tốt 155 77

2.2.5. Giải pháp đối với học sinh

Không thể vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ học sinh hiệu quả, nếu như bản thân học sinh không có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục. Vì thế, để việc vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ học sinh một cách hiệu quả, thì bản thân học sinh cần phải:

Thứ nhất, nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân về vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Luôn có ý thức tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Có ý thức tu dưỡng và rèn luyện bản thân

Sẽ chẳng thể giáo dục được học sinh nếu bản thân người học sinh không hiểu gì về đạo đức, không chịu hợp tác để rèn luyện bản thân. Vì vậy, để có thể thuận lợi trong việc vận dụng quan điểm toàn diện vào GDĐĐ học sinh, thì bản thân học sinh cần phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về vai trò của đạo đức. Muốn làm được điều này, bản thân người học sinh phải luôn luôn tự trao dồi, tìm hiểu, phải nhận thức ra được vị trí, vai trò của việc rèn luyện đạo đức đối với bản thân và luôn phải có ý thức tự điều chỉnh hành vi của mình.Từ bài giảng của thầy cô, từ thực tế cuộc sống các em phải suy nghĩ để nhận thức ra được việc làm nào đúng, việc làm nào sai để từ đó tự điều chỉnh hành vi của mình. Ví dụ, các em được nghe các thầy cô giảng về luật an toàn giao thông, khi điều khiển xe đạp, xe máy không được lạng lách đánh võng, không được dàn hàng ngang. Trước đây các em thường vi phạm những điều như vậy, nhưng bây giờ đã được học các em phải tự điều chỉnh lại hành vi của mình cho phù hợp. Không những thế, các em phải biết tự bồi dưỡng và rèn luyện bản thân bằng cách không ngừng học tập, tư dưỡng đạo đức. Phần lớn học sinh THPT ở huyện Hương Khê nhận thức và trình độ còn hạn chế so với các trường thành phố, thị xã do điều kiện kinh tế và vị trí địa lý. Do đó, việc tự trau dồi, tự học hỏi nâng cao nhận thức cho bản thân là việc vô cùng quan trọng đối với các em.

Thứ hai, luôn biết lắng nghe, học hỏi bạn bè, thầy cô. Biết cân bằng giữa rèn luyện đạo đức và học tập

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi luôn muốn khẳng định cái "tôi" của mình, trong khi các em con thiếu về các kỹ năng sống cơ bản. Vì vậy, bản thân các em phải luôn biết lắng nghe, học hỏi bạn bè “Học thầy không tày học bạn”. Các em phải biết biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Phải luôn không ngừng học tập, trau dồi thêm kiến thức, trau dồi thêm các kỹ năng sống cơ bản như: Kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng quản lý bản thân... Không ngừng cố gắng nổ lực học tập, học từ thầy cô, học từ bạn bè, học trong sách vở và phải sắp xếp cho mình một thời gian biểu học tập hợp lý. Ngoài việc học ra, các em luôn phải biết rèn luyện bản thân, phải biết cân bằng giữa việc học và rèn luyện đạo đức. Vì vậy bản thân các em ngoài sự nổ lực học tập cần phải biết tự điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống.

Thứ ba, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp Để góp phần vào việc rèn luyện đạo đức cho bản thân, là học sinh các em phải tự rèn luyện cho mình ý thức tham gia các hoạt động tập thể của trường và của lớp đề ra, góp phần thực hiện mục tiêu chung: "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". Ví dụ ngoài việc có thái độ học tập nghiêm túc, các em tích cực tham gia các phong trào hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động vui chơi giải trí do nhà trường hoặc lớp phát động. Đây cũng là cách để các em tự bồi dưỡng và rèn luyên bản thân mình trong cuộc sống.

Kết luận chương 2

Việc vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin trong GDĐĐ học sinh ở các trường THPT huyện Hương Khê, Hà Tĩnh trong những năm gần đây đã đạt được những thành tích đáng kể. Các trường THPT đều quan tâm đến công tác GDĐĐ cho học sinh, đã có sự phối hợp giữa các môn

học, có sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt, sống có hoài bão, chăm chỉ học tập vì ngày mai lập nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh chưa ngoan, vi phạm đạo đức, pháp luật và mắc các tệ nạn ngày càng nhiều. Nguyên nhân cơ bản là việc vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin còn hạn chế, chưa phong phú và chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi phải tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ học sinh. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề ra 5 nhóm giải pháp cơ bản đối với giáo viên, nhà trường, phòng, sở GD-ĐT, các tổ chức chính trị - xã hội và đối với học sinh. Chúng tôi tin rằng các giải pháp này sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao trong việc vận dụng quan điểm vào GDĐĐ học sinh THPT ở huyện Hương Khê trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Bác Hồ kính yêu đã từng dạy “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”. GDĐĐ có vị trí quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng. Đây là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự đóng góp của toàn xã hội, của tất cả các lực lượng giáo dục. Đòi hỏi phải phối hợp nhiều phương pháp, nhiều hình thức giáo dục khác nhau trên diện rộng. Nói cách khác cần phải vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin trong GDĐĐ học sinh.

Trên cơ sở nắm vững các vấn đề lý luận về tính tất yếu khách quan phải vận dụng quan điểm toàn diện trong việc GDĐĐ cho học sinh THPT và qua kết quả nghiên cứu về tình hình vận dụng quan điểm toàn diện và tình hình đạo đức học sinh ở các trường THPT huyện Hương Khê, chúng tôi thấy rằng, các trường về cơ bản đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ, cũng như sự cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện vào trong GDĐĐ học sinh. Giáo viên bộ môn đã biết kết hợp lồng ghép nhiều môn học khác nhau vào GDĐĐ. Các cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm và học sinh đã có sự phối hợp chặt chẽ; gia đình, nhà trường và xã hội đã có sự phối hợp kịp thời, bằng nhiều hình thức…Tuy nhiên, nội dung giáo dục chưa phong phú, sự kết hợp các phương pháp giáo dục còn phiến diện, hình thức còn nghèo nàn, đơn điệu, các phương pháp đưa ra còn mang tính liệt kê, chưa tìm ra được phương pháp cơ bản, quan trọng nhất. Số học sinh vi phạm, xếp loại hạnh kiểm trung bình và buộc phải thôi học còn nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông như sau:

Đối với giáo viên, cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên về vai trò của GDĐĐ cũng như sự cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ học sinh; nâng cao khả năng sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên. Giáo viên phải luôn là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo; phải có lương tâm nghề nghiệp, nhiệt tình và tâm huyết với công tác GDĐĐ học sinh.

Về phía nhà trường, cần nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về sự cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện trong giáo dục đạo đức học sinh; không ngừng bổ sung, xây dựng các điều kiện về tài liệu, phương tiện dạy học; kiện toàn bộ máy ban chỉ đạo GDĐĐ; huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất kinh phí cho hoạt động GDĐĐ; thay đổi cách đánh giá học sinh; xây dựng môi trường nhà trường thật tốt, v.v..

Đối với Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh, cần có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo công tác GDĐĐ học sinh; xây dựng và chỉ đạo mô hình trọng điểm về công tác vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ học sinh ở một số trường đại diện; hỗ trợ kinh phí cho công tác giáo dục ở các trường phổ thông huyện Hương Khê.

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, cần nâng cao nhận thức cho thanh viên tham gia công tác GDĐĐ học sinh; phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình; phối hợp với nhà trường; xác định được nhiệm vụ GDĐĐ học sinh là nhiệm vụ chung của cả hệ thống, trong đó hiệu trưởng là người đứng đầu, có trách nhiệm cao nhất. Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDĐĐ cần phải hiểu đặc thù học sinh, v.v..

Đối với học sinh, cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của bản thân; luôn biết lắng nghe, học hỏi bạn bè, thầy cô; nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp.

Các giải pháp trên phải được vận dụng một cách đồng bộ, toàn diện, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả trong GDĐĐ cho học sinh phổ thông hiện nay.

Như vậy có thể thấy, GDĐĐ cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể nên phải đảm bảo tính chặt chẽ và toàn diện của quy trình giáo dục. Để thực hiện hiệu quả việc vận dụng quan điểm toàn diện trong công tác GDĐĐ học sinh thì bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp còn cần phải xác định đâu là giải pháp cơ bản nhất, trọng tâm nhất.

Công tác GDĐĐ học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

GDĐĐ học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó giáo dục ở nhà trường có vai trò định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử - vinh dự và trách nhiệm mà xã hội giao cho nhà trường và mỗi chúng ta nói riêng, ngành GD - ĐT nói chung.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w