165 82.5 7 GDĐĐ học sinh thông qua người tốt, việc tốt 155 77
2.2.1. Giải pháp đối với giáo viên
Để quá trình vận dụng quan điểm toàn diện trong việc GDĐĐ học sinh đạt hiệu quả cao, thì người giáo viên không những phải có kiến thức, có trình độ văn hóa phù hợp, có tinh thần trách nhiệm về GDĐĐ học sinh và hết lòng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, mà còn phải có sự am hiểu, nắm vững bản chất cũng như cách thức vận dụng quan điểm toàn diện vào trong GDĐĐ học sinh. Bên cạnh đó, thái độ thân thiện, gần gũi của giáo viên cũng là một yếu tố quan trọng góp phần đem lại hiệu quả tốt trong quá trình GDĐĐ bằng việc vận dụng quan điểm toàn diện. Cụ thể:
Một là, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên về vai trò của GDĐĐ cũng như sự cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ học sinh.
Nhận thức tư tưởng là khâu đầu tiên của một quá trình hoạt động xã hội. Nhận thức, ý thức trách nhiệm có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động. Do đó việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên là yêu cầu vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh và giáo dục toàn diện của nhà trường.
Qua thực tiễn hoạt động và kết quả điều tra, chúng tôi thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên về công tác GDĐĐ cho học sinh chưa cao. Một bộ
phận thầy cô giáo chỉ quan tâm đến “dạy chữ” mà không quan tâm đến “dạy người”, dẫn đến một số học sinh sa sút về đạo đức, ý chí. Vì thế, đối với giáo viên việc cần thiết đầu tiên là phải nâng cao nhận thức về công tác GDĐĐ cho học sinh, làm cho họ nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác GDĐĐ và sự cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện vào trong GDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các quy chế của Bộ giáo dục và đạo tạo, chỉ thị của Sở giáo dục và đào tạo về công tác GDĐĐ, giáo dục chính trị tư tưởng nói chung và việc cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ cho học sinh THPT trong nhà trường nói riêng. Muốn làm được điều này, ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng phải định hướng, có kế hoạch cụ thể trong hội đồng giáo dục việc GDĐĐ cho học sinh là trách nhiệm của tất cả cán bộ giáo viên nhà trường và chỉ đạo việc cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin vào GDĐĐ. Cán bộ quản lý phải làm cho giáo viên nhận thức rõ thế nào là quan điểm toàn diện và thực chất của việc vận dụng quan điểm toàn diện vào GDĐĐ là như thế nào. Việc vận dụng quan điểm toàn diện phải được tiến hành thường xuyên, ngay từ đầu năm học. Tổ chức hội thảo, tọa đàm về việc vận dụng quan điểm toàn diện vào GDĐĐ để rút kinh nghiệm, đề ra cách thức, hình thức vận dụng hiệu quả.
Đối với giáo viên giảng dạy: Để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GDĐĐ và sự cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ, giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, tự giác chủ động tìm hiểu, học hỏi về quan điểm toàn diện cũng như về hình thức để vận dụng nó vào quá trình giảng dạy để GDĐĐ cho có hiệu quả. Muốn làm được điều này, cần phải mở lớp nghiệp vụ sư phạm về kỷ năng lồng ghép, kết hợp và sử dụng các hình thức GDĐĐ.
Đối với giáo viên chủ nhiệm: người trực tiếp GDĐĐ cho học sinh có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải là người đủ đức, đủ tài, thay hiệu trưởng quản lý học sinh một lớp học. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải có sự hiểu biết nhất định về quan điểm toàn diện và thực chất của việc vận dụng quan điểm vào GDĐĐ học sinh, cũng như sự hiểu biết về tầm quan trọng và sự cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ.
Hai là, cần phải nâng cao khả năng sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.
Để vận dụng quan điểm trong GDĐĐ học sinh có hiệu quả, ngoài việc cần thiết và quan trọng là cần nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về vị trí, vai trò của GDĐĐ học sinh và sự cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện vào GDĐĐ học sinh trong giai đoạn hiện nay, thì cán bộ giáo viên cũng cần phải nâng cao khả năng sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bởi vì, muốn truyền tải một nội dung kiến thức nào đó nhất thiết phải tiến hành theo những cách thức nhất định. Do đó muốn lồng ghép GDĐĐ cho học sinh, tất yếu giáo viên phải được đào tạo một cách chính quy, bài bản về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng của quá trình dạy học. Vận dụng quan điểm toàn diện vào GDĐĐ mang lại nhiều hiệu quả trong việc GDĐĐ học sinh, nhưng để thực hiện tốt đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức cần vận dụng và nội dung giúp học sinh lĩnh hội.
Lồng ghép GDĐĐ trong các môn học không phải là công việc dễ dàng và không phải bao giờ cũng mang lại kết quả như mong muốn. Có những hành vi, những thói quen, những chuẩn mực đạo đức rất phức tạp so với khả năng và trình độ thu nhận của học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên không chỉ biết thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng tích
cực mà cần phải có trình độ chuyên môn sâu, rộng để có thể phân tích và đáp ứng những thắc mắc, yêu cầu của các em. Như vậy, vai trò của người giáo viên vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ là rất cao, đòi hỏi người giáo viên phải có một nghệ thuật sư phạm tốt để có thể điều khiển học sinh, làm cho học sinh hiểu và tự đánh giá và nhận thức được hành vi của mình sau mỗi bài học.
Giáo viên phải luôn là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo. Mỗi hành vi, cử chỉ, thái độ, lời nói, quan điểm của giáo viên đều được học sinh cảm nhận, tiếp thu và học tập. Không thể giáo dục đạo đức cho học sinh nếu như bản thân người giáo viên không có những phẩm chất đó. Vì vậy khi vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ yêu cầu giáo viên phải thực hiện được các yêu cầu sau:
Khi lên lớp, giáo viên phải ăn mặc chỉnh tề, tác phong phải nghiêm túc, đúng chuẩn mực với môi trường sư phạm. Lời nói, cử chỉ phải rõ ràng, phải thể hiện thầy ra thầy, trò ra trò. Trong quá trình giảng dạy, lời giảng phải dứt khoát, phải thể hiện được lập trường sư phạm của mình. Không vi phạm nội quy nhà trường về hút thuốc, uống rượu trong trường học.
Trong cuộc sống thường ngày, giáo viên phải luôn là tấm gương sáng mẫu mực về văn hóa ứng xử. Tránh xa các tệ nạn xã hội, bài bạc, rượu chè… chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.
Thường xuyên làm những việc tốt, việc thiện, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…
Giáo viên cần phải có lương tâm nghề nghiệp, nhiệt tình và tâm huyết với công tác GDĐĐ học sinh.
Trong bất kỳ một nghề nghiệp nào trong xã hội, mỗi người trong xã hội đều phải có lương tâm nghề nghiệp. Đặc biệt trong nghề sư phạm thì phẩm chất đó cần phải có và nâng cao. Người giáo viên phải có tình yêu thương con
người, lòng yêu nghề, tinh thần vượt khó, thì mới trở thành người giáo viên được học trò mến, đồng nghiệp tin yêu, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thực tế cho thấy, chúng ta không thể áp đặt, nhồi nhét những kiến thức mình muốn truyền đạt cho các em, vì như thế sẽ đi ngược lại những yêu cầu của việc dạy học tích cực. Chính vì thế, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu người, yêu nghề, yêu tri thức khoa học, là một trong những nhân tố hết sức quan trọng để làm nên sự thành công trong việc GDĐĐ học sinh. Mặc dù việc vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ học sinh mang lại nhiều hiệu quả, nhưng để vận dụng nó thì không phải là vấn đề đơn giản. Muốn vận dụng quan điểm toàn diện một cách hiệu quả, chỉ có người giáo viên có kiến thức vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó đầu tư thời gian, công sức, tâm huyết với nghề trong quá trình giảng dạy.