Giải pháp đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 92 - 93)

165 82.5 7 GDĐĐ học sinh thông qua người tốt, việc tốt 155 77

2.2.3. Giải pháp đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Một là, có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo, kiểm tra công tác GDĐĐ học sinh. Xem việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ ngang bằng, thậm chí là yêu cầu cao hơn các môn văn hóa. Có khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tổ chức, các đơn vị có thành tích cao trong công tác GDĐĐ học sinh.

Đối với các trường THPT trên địa bàn huyện Hương Khê thì đây là một việc làm vô cùng cần thiết, bởi vì Hương Khê là một huyện miền núi, nằm cách trung tâm xa, địa hình đi lại khó khăn, nếu được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, có nguồn khích lệ động viên đối với các trường thì sẽ là nguồn cỗ vũ tinh thần rất lớn, thể hiện sự quan tâm của ngành đối với các trường miền núi.

Hai là, xây dựng và chỉ đạo mô hình về công tác vận dụng quan điểm toàn diện trong GDĐĐ học sinh THPT ở một số trường đại diện cho đặc thù của môi trường xã hội (thành phố, nông thôn, miền núi), từ đó rút kinh

nghiệm, phổ biến và nhân rộng ở các trường có điều kiện tương tự. Ví dụ, có thể xây dựng mô hình thí điểm tại trường đóng tại xã đặc biệt khó khăn như trường THPT Hàm Nghi rồi sau đó nhân rộng sang trường đóng tại xã có điều kiện tương tự. Từ đó rút kinh nghiệm, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm, những tồn tại cần khắc phục để tiến hành cho các trường khác.

Ba là, hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế… vì thực tế mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước còn ít, nên việc đầu tư kinh phí phát triển sự nghiệp Giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục THPT nói riêng còn nhiều hạn chế. Vì thế nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy cũng như công tác GDĐĐ học sinh ở đây. Tỷ lệ chi cho con người/chi cho hoạt động chênh lệch quá lớn (90/10).

Bảng 2.19: Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục THPT qua các năm (Đơn vị tính triệu đồng) Năm 2000 2005 2006 2007 2010 Tổng ngân sách GD-ĐT 25.695 60.063 64.394 66.939 70.367 Ngân sách GD THPT 2.794 5.723 8.063 11.551 14.122 (Nguồn Sở GD - ĐT Hà Tĩnh) Qua bảng thống kê trên có thể thấy ngân sách chi cho giáo dục THPT trong tổng số ngân sách GD - ĐT là quá hạn chế.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 92 - 93)