Giải pháp đối với Nhà trường

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 92)

165 82.5 7 GDĐĐ học sinh thông qua người tốt, việc tốt 155 77

2.2.2. Giải pháp đối với Nhà trường

Một là, cần nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn về

sự cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện vào GDĐĐ học sinh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi động viên, khuyến khích các giáo viên bộ môn trong nhà trường không ngừng tích cực sử dụng mọi hình thức để GDĐĐ học sinh.

Để nâng cao nhận thức cho các cán bộ giáo viên về sự cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện vào GDĐĐ học sinh, nhà trường có thể thông qua các buổi họp cơ quan, thông qua các buổi họp tổ và có kế hoạch chỉ đạo đến tận từng nhóm tổ. Ban giám hiệu phải thường xuyên kiểm tra công tác lồng ghép GDĐĐ trong các tiết dạy, có kế hoạch dự giờ đánh giá định kỳ. Phải thường xuyên dự giờ thăm lớp để có thể đánh giá mức độ lồng ghép GDĐĐ của các giáo viên bộ môn. Đồng thời phải có sự động viên, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân làm tốt công tác này.

Đối với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường phải có kế hoạch định kỳ kiểm tra sổ chủ nhiệm, kiểm tra công tác chủ nhiệm để từ đó có biện pháp và hướng

xử lý. Để nắm rõ tình hình đạo đức học sinh cũng như công tác chủ nhiệm của các giáo viên, nhà trường cần bầu ra ban GDĐĐ, ban này thường xuyên có nhiệm vụ thu hồi các thông tin, số liệu tình hình vi phạm đạo đức của học sinh thông qua bảng thống kê hàng tuần của giáo viên chủ nhiệm. Từ đó hàng tháng sẽ tổng kết và có thi đua khen thưởng những giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác này. Công việc này vửa giúp Ban giám hiệu quản lý học sinh và quản lý luôn cả công tác kiêm nhiệm của giáo viên để từ đó có sự đánh giá, rút kinh nghiệm.

Hai là, đồng thời, không ngừng bổ sung, xây dựng các điều kiện về tài

liệu, phương tiện dạy học, để giáo viên có sự thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, góp phần tạo điều kiện để làm tốt công tác GDĐĐ học sinh.

Một thực tế cho thấy, Hương Khê là một huyện miền núi, cuộc sống còn khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất của các trường THPT còn hạn chế. Do vậy, tài liệu và phương tiện dạy học không được thuận lợi như các trường ở thành phố, vì thế hạn chế rất nhiều đến công tác giảng dạy cũng như công tác GDĐĐ học sinh ở các trường. Không ngừng bổ sung, cập nhật các tài liệu kịp thời, các phương tiện dạy học hiện đại là điều cần thiết để giáo viên ở đây có điều kiện nâng cao tay nghề và nâng cao kỹ năng lồng ghép các nội dung trong GDĐĐ học sinh.

Ba là, kiện toàn bộ máy ban chỉ đạo GDĐĐ, xây dựng quy chế phối hợp

các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ học sinh.

Công việc này đòi hỏi nhà trường cần phải thường xuyên liên lạc, nắm bắt thông tin, phản hồi từ các lực lượng công an xã, Đoàn thanh niên xã, các khối, xóm nơi có học sinh cư trú. Phối hợp với các lực lượng bên ngoài để nắm bắt tình hình học sinh, từ đó có hướng xử lý. Định kỳ hàng tháng phải tổ chức họp với các ban ngành có liên quan để phối hợp đề ra các phương pháp quản lý học sinh có hiệu quả.

Đây không phải là việc dễ làm, bởi vì học sinh THPT trên địa bàn huyện Hương Khê đóng tại nhiều địa bàn xã khác nhau, lai ở cách xa nhau, địa hình đi lại khó khăn, việc nắm bắt và xử lý các kênh thông tin rất chậm. Tuy nhiên, công việc này cần phải được tiến hành thường xuyên và có kế hoạch. Nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng cần phải nắm rõ tình hình cũng như cập nhật thường xuyên các thông tin từ các địa phương nơi có học sinh mình cư trú để từ đó có hướng xử lý kịp thời.

Bốn là, huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động GDĐĐ. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá theo định kỳ về công tác GDĐĐ học sinh, từ đó để rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác này.

Qua điều tra tình hình GDĐĐ học sinh THPT trên địa bàn huyện Hương Khê cho thấy, công tác GDĐĐ học sinh ở đây chưa được quan tâm đúng mức, việc đầu tư vật chất và kinh phí cho hoạt động này còn hạn chế. Do vậy, để công tác GDĐĐ học sinh cũng như việc vận dụng quan điểm toàn diện vào GDĐĐ học sinh mang lại hiệu quả thì các trường THPT ở đây tập trung huy động các nguồn lực, đầu tư kinh phí, cũng như quan tâm hơn nữa, tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên hơn nữa tới việc GDĐĐ học sinh.

Năm là, cần thay đổi cách đánh giá học sinh thay cho cách đánh giá đơn thuần bằng điểm số. Các trường học nên có quy định khi đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng năm, giáo viên phải ghi rõ những mặt mạnh, yếu, mặt nào cần rèn luyện, những biểu hiện sai lệch để học sinh cố gắng trong năm học sau.

Sáu là, xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tôt để GDĐĐ học sinh.

Một trong những yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc GDĐĐ học sinh cũng như mang lại hiệu quả cao trong việc vận dụng quan điểm toàn diện vào GDĐĐ học sinh là: Cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật

sự là “nhà trường” tự đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục. Để làm được điều này, nhà trường cần:

Tổ chức, sắp xếp, tu sửa, trang điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.

Tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường, biểu hiện như: Nề nếp tốt, trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc; có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái đúng, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất; Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường (giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau), trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hòa, giáo viên phải thương yêu tôn trọng học sinh, và ngược lại. Học sinh đối với nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện của triets học mác lê nin trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện hương khê, hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 92)