1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

124 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 843 KB

Nội dung

Trước tình hình đó, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinhviên trong các trường đại học, cao đẳng nói chung và học sinh, sinh viên TrườngCao đẳng Nghề Đà Lạt nói riêng là h

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN XUÂN THỌ

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

CHO HỌC SINH, SINH VIÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP HỒ CHÍ MINH - 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN XUÂN THỌ

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị

Mã số: 60.14.01.11 Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI VĂN DŨNG

TP HỒ CHÍ MINH - 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Giáo dục Chính trị,Phòng Sau Đại học, cùng toàn thể giảng viên Trường Đại học Vinh đã nhiệt tìnhgiảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức lý luận chính trị quý báu,tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong quá trình học tâp

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Bùi Văn Dũng, Trưởng KhoaKinh tế - Trường Đại học Vinh đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoànthành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Côngtác học sinh – sinh viên, Khoa Khoa học Cơ bản Trường Cao đẳng nghề Đà lạt

đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian, kinh phí trong suốt quá trình học tập và sốliệu điều tra để tôi hoàn thành luận văn

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè vàđồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống, học tập và công tác

TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012

Tác giả luận văn Trần Xuân Thọ

Trang 4

A MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

6 Giả thiết khoa học 10

7 Đóng góp của đề tài 10

8 Bố cục của đề tài 10

B NỘI DUNG 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay 11

1.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay 30

Kết luận chương 1 45

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Giới thiệu khái quát về trường 47

2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt hiện nay 57

Trang 5

Kết luận chương 2 81

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1 Phương hướng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay 83

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt 86

Kết luận chương 3 119

C KẾT LUẬN 121

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

PHỤ LỤC 129

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vàlãnh đạo (từ năm 1986 đến nay), đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cảcác mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng v.v Trongnhững năm gần đây, nền kinh tế của nước ta luôn đạt mức tăng trưởng khá, bộmặt xã hội ngày càng thay da đổi thịt, quan hệ hợp tác quốc tế được tăng cường

và mở rộng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, đội ngũ laođộng được đào tạo nghề có trình độ đáp ứng nhu cầu của xã hội thông qua hệthống các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề

Góp phần vào thắng lợi ban đầu có ý nghĩa quan trọng này phải kể đếnnhững đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo Là một ngành ươm mầm xâydựng tương lai cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi ngành nhằm không ngừng pháttriển đất nước sánh vai với các cường quốc trên toàn thế giới

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên, chúng ta cũng không thể phủnhận một thực tế khách quan đang còn tồn tại đó là công tác giáo dục đạo đứcnghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng chưađược quan tâm đúng mức, là tác nhân gây nên sự giảm sút không nhỏ tới sựnghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Trước tình hình đó, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinhviên trong các trường đại học, cao đẳng nói chung và học sinh, sinh viên TrườngCao đẳng Nghề Đà Lạt nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm làm chohọc sinh, sinh viên – những người tương lai của đất nước trong sáng, cao đẹp vềđạo đức, giàu có về tài năng Điều đó, đòi hỏi phải có các công trình đi sâu vàonghiên cứu về vấn đề đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghềnghiệp cho học sinh, sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Trang 7

Công tác đào tạo nghề hiện nay đã tạo ra nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Những tác động của nền kinh tế thị trường

đã và đang tạo ra những biến động về giá trị đạo đức trong xã hội và trong tầng lớphọc sinh, sinh viên Nhà trường cần có sự quan tâm đúng mức và có những biệnpháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên thích hợp nhằm tạo ra

sự định hướng tác động thống nhất, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực và pháthuy được những mặt tích cực giúp học sinh, sinh viên rèn luyện những phẩm chấtđạo đức nói chung và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói riêng để họ vững bướcvào cuộc sống lao động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường Đào tạo, bồidưỡng đội ngũ lao động với đầy đủ các phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độkhoa học kỹ thuật, nghề nghiệp, năng động sáng tạo nhằm phục vụ cho sự phát triểnkinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, là tráchnhiệm của Nhà nước, của nhà trường, của gia đình và của toàn xã hội

Để nâng cao nhận thức, rèn luyện đạo đức của bản thân, cũng như góp phầnvào việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng

nghề Đà Lạt chúng tôi đăng ký đề tài “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay”.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn

Đến nay việc nhiên cứu đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinhviên của các trường học, các cấp học trong hệ thống giáo dục của nước ta, haygiáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên của các cơ quan, ban ngành khác nhau,v.v đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu gồm có:

- Đề tài Luận án Tiến sỹ Những biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam của Tiến sỹ

Nguyễn Anh Tuấn, Trường Đại học Hùng Vương – Tỉnh Phú Thọ, tác giả nghiêncứu những nội dung cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nghề dạy học và đề xuấtnhững biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trong nền

Trang 8

kinh tế thị trường ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viêncho các trường sư phạm.

- Một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Anh, Trường Đại học

Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học

Đà Nẵng - số 2(43), 2011 Tác giả đã đề xuất những biện pháp giáo dục đạo đứcnghề nghiệp cho sinh viên nhằm tạo ra sự định hướng tác động thống nhất, hạnchế được những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy được những mặt tích cực giúpsinh viên rèn luyện những phẩm chất đạo đức nói chung và phẩm chất đạo đứcnghề nghiệp nói riêng để họ vững bước vào cuộc sống lao động nghề nghiệp saukhi tốt nghiệp ra trường

- PGS TS Bùi Minh Hiền, giảng viên Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

trong công trình: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” đã nêu ra thực trạng đạo đức và đề xuất

một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh

viên Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và sinh viên các trường bạn nói chung.

- Đề tài luận văn thạc sỹ Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường Trung học phổ thông Bình Sơn tỉnh Vĩnh Phúc của ThS Lê Gia Thanh.

Tác giả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác giáo dục đạo đức họcsinh ở Trường Trung học phổ thông Bình Sơn - Tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất nhữngbiện pháp quản lý giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện cho học sinh của nhà trường

- PGS.TS Nguyễn Xuân Uẩn, công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội đã có

công trình: “Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Đại học Sư phạm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Công trình đã đề xuất các

giải pháp cụ thể nhằm xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 9

- Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức cách mạng cho cán

bộ hiện nay của tác giả Đinh Đức Hiền, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân thành phố

Đà Nẵng đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 5(40),

2010 Tác giả đã vận dụng những Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cán bộ và côngtác cán bộ, bài viết đề xuất một số giải pháp: Giáo dục chính trị, đạo đức, đánhgiá đúng và tạo môi trường thuận lợi nhằm phát huy tài năng, có cơ chế ràngbuộc và kiểm tra giám sát, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất vànăng lực để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giaiđoạn hiện nay

- Về quan điểm “đức là gốc” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của tác giả Trần Ngọc Ánh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tác giả đã nhấn mạnh Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng hàng đầu về đạo đức, nhất là đạo đức cách

mạng "Đức là gốc" là quan điểm cơ bản, xuyên suốt và nhất quán trong tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh

- Tác giả Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung Ương đã nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới nhằm làm rõ

việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục Tư tưởng Hồ ChíMinh là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân,toàn dân; là nội dung trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng, là tình cảm,nguyện vọng thiết tha của mọi người Việt Nam Nghiên cứu, tuyên truyền, giáodục Tư tưởng Hồ Chí Minh phải nhằm mục đích lâu dài, nhất quán, là biến tưtưởng của Người thành hiện thực; hình thành và phát triển tố chất Hồ Chí Minh,tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo trong mỗi con người Việt Nam

- Vận dụng Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về "suốt đời phấn đấu hy sinh cho lợi ích của tổ quốc và nhân dân" trong công tác của lực lượng Công an nhân dân của Nguyễn Văn Nghệ - Thượng tá, Tiến sĩ, Phó Trưởng Bộ môn Mác – Lênin và khoa học xã hội nhân văn - Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân Tác giả

Trang 10

nghiên cứu chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng

Việt Nam Một trong những chuẩn mực đó là: “Suốt đời phấn đấu hy sinh cho lợiích của Tổ quốc và nhân dân” và việc vận dụng trong công tác của lực lượngCông an nhân dân

Nhìn chung các công trình trên do các tác giả nghiên cứu rất sâu sắc, đề cậptới cái chung, bình diện rộng, phong phú, đa dạng nhằm nâng cao hiệu qủa côngtác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay Tuy nhiên, về thực tiễn vấn

đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề

Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay chưa có công trình nào đi sâu khảo sát, nghiêncứu và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác giáo dục đạo đức nghềnghiệp cho học sinh, sinh sinh viên học nghề Vì vậy, với tư cách là người giáoviên giảng dạy bộ môn chính trị của nhà trường, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiêncứu này nhằm góp phần thiết thực trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệpcho học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích

Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, thựctrạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳngnghề Đà Lạt Trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng caohiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳngnghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho họcsinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay

Trang 11

- Khảo sát thực tế thông qua điều tra xã hội học nhằm tìm hiểu thực trạngcủa việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳngnghề Đà Lạt

- Đề xuất phương hướng và giải pháp giáo giáo dục đạo đức nghề nghiệpcho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Để thực hiện tốt quá trình nghiên cứu hoàn thành nội dung đề tài giáo dụcđạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt tronggiai đoạn hiện nay chúng tôi sử dụng phương pháp luận khoa học Mác – Lênin

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phối hợp đồng bộ các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng hệ thống câu hỏi và tiến hànhkhảo sát điều tra xã hội học đối với học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề

Đà Lạt nhằm đánh giá kết quả đạt được cũng như thực trạng về việc học tập rènluyện giáo dục đạo đức nghề nghiệp Từ kết qủa điều tra xã hội học để đề raphương hướng và giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinhviên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích trước hết là phân chia cái toànthể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tốcấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chấtcủa từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu mộtcách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy

đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượngnghiên cứu

Trang 12

- Phương pháp nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn: Lý luận phải đi đôivới thực tiễn, học phải gắn với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhàtrường gắn liền với xã hội

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Căn cứ vào nội dung của đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu cơ sở lý luậncủa việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳngnghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay

Điều tra khảo sát, nghiên cứu đánh giá phân tích thực trạng của việc giáodục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề ĐàLạt thuộc các ngành: Công nghệ thông tin, Quản trị nhà hàng, Kế toán doanhnghiệp, Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Bảo vệ thực vật Từ đó đề ra nhữngphương hướng và giải pháp nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh,sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay

6 Giả thiết khoa học

Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên tại Trường Caođẳng nghề Đà Lạt còn có những hạn chế, nếu thực hiện được đồng bộ các giảipháp hợp lý sẽ nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp chohọc sinh, sinh viên của nhà trường

7 Đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp học sinh, sinh viên Trường Cao đẳngnghề Đà Lạt nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, đạo đức nghềnghiệp, đạo đức Hồ Chí Minh và rèn luyện đạo đức lối sống, đạo đức nghềnghiệp theo các chuẩn mực đó, hình thành thái độ, ý thức trong học tập nghềnghiệp cũng như trong lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp nghề được đào tạo.Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần định hướng việc rèn luyện đạo đứcnghề nghiệp trong học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trong giai

Trang 13

đoạn hiện nay là vấn đề khá nóng bỏng được gia đình, nhà trường và xã hội rấtquan tâm nó góp phần tạo nên đạo đức mới của học sinh, sinh viên.

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay

1.1.1 Một số khái niệm khoa học

1.1.1.1 Đạo đức

Có thể nói, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xãhội, bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người trongquan hệ với người khác và với cộng đồng (gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộchoặc toàn xã hội), là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử của xã hội và gópphần phản ánh tồn tại xã hội Căn cứ vào những chuẩn mực ấy, người ta đánh giáhành vi của mỗi người theo các quan niệm về thiện và ác, về cái không được làm

Trang 14

(vô đạo đức) và về nghĩa vụ phải làm Khác với pháp luật, các chuẩn mực đạođức không ghi thành văn bản pháp quy có tính cưỡng chế, song đều được mọingười thực hiện do sự thôi thúc của lương tâm cá nhân và của dư luận xã hội.Đạo đức ra đời và phát triển là do nhu cầu của xã hội phải điều tiết mối quan hệgiữa các cá nhân và hoạt động chung của con người trong mọi lĩnh vực của đờisống xã hội Tính đạo đức biểu hiện bản chất xã hội của con người, là nét cơ bảntrong tính người; sự tiến bộ của ý thức đạo đức là cái không thể thiếu được trong

sự tiến bộ chung của xã hội

Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của cácquan hệ xã hội Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế độ chủ nô,đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản Lợi ích của giai cấp thốngtrị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có; trái lại, giai cấp bị bóc lộttuỳ theo nhận thức về tính bất công của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranhchống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình Trong xã hội có giai cấp,đạo đức có tính giai cấp Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định Cáchình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiệnsinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung Tính kế thừa của đạo đức phản ánhnhững luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộng đồng người nào Đó là những yêucầu đạo đức liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người vớingười Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội

và biểu dương cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn Không ainghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như vềtất cả các ngành tri thức khác của nhân loại Quan hệ giữa người với người ngàycàng mang tính nhân đạo cao hơn Trong sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủnghĩa, đạo đức vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội

Trang 15

Đạo đức là một vấn đề giành được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học

và của nhiều nhà khoa học Mỗi lĩnh vực khoa học, nhà khoa học lại đề cập đếnđạo đức ở những khía cạnh với những phạm vi nội dung khác nhau:

- “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quytắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của conngười trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởiniềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh dư luận xã hội” [12; tr 8]

- “Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánhgiá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tựnhiên” [9; tr 37]

- “Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trongquan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội, với

tự nhiên và với cả bản thân mình” [9; tr 39]

- Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được

dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau

và đối với xã hội”; “Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡngtheo những tiêu chuẩn nhất định mà có” [24; tr 466]

Có thể liệt kê ra rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về đạo đức Nhưng tựutrung lại dù theo cách định nghĩa nào thì đạo đức cũng được xem là một hiệntượng xã hội, thực hiện các chức năng cơ bản sau: Chức năng định hướng giáodục, chức năng điều chỉnh hành vi, và chức năng kiểm tra đánh giá

Đạo đức còn được xem là một hình thái ý thức xã hội, có quan hệ chặt chẽvới các hình thái ý thức xã hội khác: Chính trị, pháp luật, khoa học, tôn giáo.Đạo đức thể hiện ở các quan niệm về thiện và ác; hạnh phúc; nghĩa vụ; lươngtâm; danh dự; lẽ công bằng… Những phạm trù này xoay quanh một cái gốc triếthọc cơ bản và biểu thị cụ thể thành một hệ thống chuẩn mực đạo đức Hệ thốngquan niệm về đạo đức thay đổi tùy theo chế độ xã hội chính trị Tuy nhiên, giữa

Trang 16

các hình thái kinh tế - xã hội, chế độ chính trị - xã hội khác nhau thì cũng có ítnhiều quan niệm về đạo đức giống nhau, hoặc là về ngôn từ hoặc là về cả nộidung chủ yếu Về cơ bản “xã hội nào thì đạo đức ấy” Trong đạo đức của các chế

độ chính trị - xã hội khác nhau cũng có một số vấn đề được gọi là “tính nhân loạiphổ biến của đạo đức”, ví dụ: lòng nhân ái; lương tâm; lòng tự trọng; khiêm tốn;

lễ độ… Hệ thống các quan niệm, chuẩn mực đạo đức được biểu hiện, tồn tạidưới hình thức những hành vi đạo đức sống động của những nhân cách cụ thểvận hành ý thức đạo đức ấy và dưới hình thức tồn đọng trong nền văn hóa – xãhội, đặc biệt là trong lối sống, phong tục tập quán, nền lý luận, ca dao, tục ngữ,cách đối nhân xử thế…

Đạo đức của mỗi con người được thể hiện thông qua hành vi đạo đức Hành

vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa

về mặt đạo đức Hành vi đạo đức chịu sự quy định bởi các yếu tố tâm lý: Chủ thểcủa hành vi đạo đức (toàn bộ nhân cách cụ thể và giáo dục đạo đức phải thôngqua tổ chức cho người được giáo dục tham gia vào các hành vi đạo đức và giáodục toàn bộ nhân cách con người); tính sẵn sàng hành động có đạo đức; niềm tinđạo đức; xu hướng đạo đức; phẩm chất ý chí và phương thức hành vi Hành viđạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu đạo đức Nhu cầu đạo đức quy định

sự bộc lộ hành vi đạo đức, nhưng hành vi đạo đức cũng có sự tác động trở lạinhu cầu đạo đức làm cho nó biến đổi Nhu cầu đạo đức là một bộ phận trong hệthống nhu cầu của cá nhân Trong một điều kiện nhất định, nhu cầu đạo đức sẽđược nổi bật lên và dần xác định được đối tượng để thỏa mãn nhu cầu đó Khiđối tượng được xác định tức là động cơ đạo đức được hình thành Động cơ đạođức chính là yếu tố thúc đẩy chủ thể tiến hành hành vi đạo đức trong quá trình

đó nhân cách của con người được bộ lộ và hình thành

1.1.1.2 Nghề nghiệp

Trang 17

Theo Từ điển Tiếng Việt: "Nghề nghiệp là một công việc mà người ta thựchiện trong suốt cả cuộc đời" [24; tr 698] Ví dụ: Nghề dạy học, nghề y, nghề kinhdoanh nghề nghiệp không chỉ đảm bảo cuộc sống mà còn tôn vinh con ngưòilàm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó.

Nghề nghiệp là những tri thức và kĩ năng lao động mà người lao động cóđược trong quá trình huấn luyện chuyên môn hoặc qua thực tiễn, cho phép người

đó có thể thực hiện được một loại hoạt động nhất định trong hệ thống phân cônglao động xã hội Cùng với quá trình phát triển kinh tế và khoa học - kĩ thuật, việcphân ngành, phân nghề ngày càng mở rộng và chuyên sâu Người lao động, dovậy phải được đào tạo nghề nghiệp một cách cơ bản và chuyên sâu Tuy nhiên,không thể coi nhẹ việc nâng cao kĩ năng lao động thông qua môi trường hoạtđộng thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là trong một số nghềnghiệp mà kĩ năng, kĩ xảo dựa nhiều vào sự khéo léo như nghề nghiệp thủ công,

mĩ nghệ, hay dựa vào kinh nghiệm truyền thống (nghệ thuật, y học cổ truyền ).Bất cứ một loại hình nghề nghiệp nào cũng có đối tượng quan hệ trực tiếpcủa nó Dựa trên đặc điểm này, người ta đã chia nghề nghiệp thành 4 loại sau:

- Nghề quan hệ với kỹ thuật (thợ lắp máy, sữa chữa máy móc, gia công)

- Nghề quan hệ với tín hiệu (thợ sắp chữ, sửa bản in, đánh máy, mật mã)

- Nghề quan hệ với động vật và thiên nhiên (chăn nuôi, thú y, địa chất)

- Nghề quan hệ trực tiếp với con người (cán bộ quản lý, tuyên huấn, thầythuốc, bán hàng, sư phạm, hướng dẫn viên du lịch)

Các nghề không chuyên môn hoá: như nghề bốc; dỡ; vận chuyển nguyênliệu, vật liệu Đây là những nghề sử dụng việc mang, vác trực tiếp hoặc nhờ cácphương tiện nửa cơ giới; những nghề này chỉ cần sự thích ứng trong khoảng thờigian ngắn với những yêu cầu của lao động thấp (chỉ cần đạt được một số ít trithức và kĩ xảo nghề nghiệp)

Trang 18

Các nghề nửa chuyên môn hoá: Là những nghề đỏi hỏi một trình độ chuyênmôn hạn chế, các tri thức và kĩ xảo nghề nghiệp chỉ đủ để thực hiện những thaotác đơn giản hay những thao tác được chuyên biệt hoá một cách chặt chẽ.

Các nghề chuyên môn hoá: Là những nghề đòi hỏi một quá trình đào tạonghề nghiệp chính quy, cá nhân được nhận chứng chỉ công nhận tay nghề do các

cơ sở đào tạo cấp Trên cơ sở đó, người lao động được nhận vào làm việc thuộclĩnh vực nghề nghiệp tương ứng Các chứng chỉ nghề nghiệp có thể chứng nhậnmột trình độ chuyên môn ở mức cơ sở, trung cấp, cao đẳng, đại học

Lựa chọn nghề nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với

cá nhân mà còn đối với xã hội Nó không chỉ đơn thuần là sự lựa chọn một côngviệc cụ thể nào đó để nuôi sống bản thân, đóng góp cho gia đình và xã hội, mà đócòn là sự lựa chọn một cách sống, lối sống cho tương lai Thực tế cho thấy khôngphải tất cả thanh niên, học sinh, sinh viên lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp.Theo các chuyên gia tư vấn về nghề nghiệp, có 2 nguyên nhân dẫn tới sự sailầm trong lựa chọn nghề nghiệp, đó là:

- Thái độ không đúng đối với tình huống khác nhau của việc lựa chọn nghềnghiệp, cụ thể: thái độ với việc lựa chọn nghề nghiệp như là với việc lựa chọnmột nơi cư trú suốt đời; những thành kiến về nghề nghiệp; ảnh hưởng trực tiếphay gián tiếp của nghề nghiệp; sự say mê chỉ xuất phát từ mặt bên ngoài hay mộtmặt cục bộ nào đó của nghề nghiệp

- Thiếu tri thức, kinh nghiệm, thông tin về các tình huống nghề nghiệp, cụthể: đồng nhất môn học với nghề nghiệp; những biểu tượng lỗi thời về tính chấtlao động của lĩnh vực nghề nghiệp; không hiểu về năng lực và động cơ của bảnthân; không đánh giá đúng về những đặc điểm thể chất, thiếu sót của bản thânkhi lựa chọn nghề nghiệp Việc lựa chọn nghề nghiệp là rất quan trọng và phứctạp Về phía cá nhân phải có sự lựa chọn một cách tự giác, có suy nghĩ chínchắn Xã hội cần có sự hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp

Trang 19

được các yếu tố: nguyện vọng, năng lực của cá nhân; những đỏi hỏi của nghềnghiệp; những yêu cầu của xã hội đối với các loại hình nghề nghiệp.

Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc Nghềnghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong.Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công nghệ điện

tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nềncông nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm

và các thiết bị bổ trợ v.v Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ côngnghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời…

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ

cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã gây ra những biếnđổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội Trong cơ chế thị trường, nhất làtrong nền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa Giá trịcủa thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng vềmọi mặt của người lao động Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do

“hàm lượng chất xám”, “chất lượng sức lao động”, và “đạo đức nghề nghiệp”quyết định Khái niệm phân công công tác sẽ mất dần trong quá trình vận hànhcủa cơ chế thị trường Con người phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bảnlĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm…Đào tạo nghề nghiệp được hiểu là toàn bộ quá trình học tập của con người

và những tích luỹ của cá nhân về kiến thức; kỹ xảo và các đặc điểm tâm lý.Ngoài ra, đào tạo nghề nghiệp còn được hiểu là toàn bộ các hoạt động, đượctriển khai theo cá nhân hay tập thể, một cách ngẫu nhiên hay có tổ chức Đào tạonghề nghiệp được tiến hành thông qua các hình thức sau: dạy nghề, hoàn thiệnnghề nghiệp, chuyên môn hoá nghề nghiệp, đào tạo bằng kinh nghiệm, thông tinnghề nghiệp Ba hình thức đầu được xem là các giai đoạn của việc đào tạo nghềnghiệp chính quy Hai hình thức sau có thể gặp cả trong việc đào tạo chính quy

Trang 20

lẫn trong đào tạo nghề nghiệp phi chính quy Trong các hình thức trên, dạy nghề

là quan trọng nhất Dạy nghề là hoạt động trang bị cho người học những kiếnthức tối thiểu, các kỹ năng, kỹ xảo và những đặc điểm nhân cách để thực hiện tốtmột loại hình nghề nghiệp nhất định

Ngày nay đứng trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoahọc kỹ thuật, sự bùng nổ thông tin, mỗi học sinh, sinh viên không chỉ học trithức, kỹ năng, kỹ xảo thực sự khoa học của nghề mà cần thiết phải rèn luyệnnhững phẩm chất đạo đức của nghề, thấy rõ giá trị đích thực của nghề mình theohọc và còn phải biết tiếp nhận, có khả năng xử lý những thông tin khác nhau đểtheo kịp sự phát triển của xã hội và của chính nghề nghiệp của mình Từ đó đề rahàng động phù hợp và làm cho nghề của mình có giá trị để phù hợp với sự pháttriển của xã hội

Trong mọi nghề nghiệp, để người hành nghề có thể thực hiện công việc vớichất lượng cao, tuân thủ pháp luật và phục vụ tốt nhất cho khách hàng, các cơquan chức năng, phải thiết lập các quy định cho người hành nghề Các ngànhnghề hiện nay mang tính chuyên nghiệp cao Vì vậy, càng cần phải chịu sự chiphối bởi các quy định có liên quan

1.1.1.3 Đạo đức nghề nghiệp

Nói tới khái niệm đạo đức nghề nghiệp là người ta muốn thu hẹp phạm vicủa khái niệm đạo đức nói chung nhưng nó được cụ thể hoá và đặc trưng hoá chotừng nghề nghiệp nhất định

Đạo đức nghề nghiệp cũng có những nguyên tắc, chuẩn mực được dư luận

xã hội thừa nhận và quy định những hành vi ứng xử trong mối quan hệ xã hội.Bản thân nó lại có những nét đặc thù riêng, phản ánh đầy đủ phẩm chất cần cócủa một ngành, một nghề cụ thể Đó là những qui tắc, chuẩn mực của một nghềnghiệp hoặc một nhóm nghề nghiệp nào đó, nó qui định những hành vi ứng xửcủa những cá nhân khi hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó Khi những

Trang 21

nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đó không được thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của chínhhoạt động đó Mỗi một lĩnh vực nghề nghiệp đều có chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp chung: Ví dụ khi nói đến đạo đức của ngành y thì vấn đề “lương y như từmẫu” được coi là một chuẩn mực đạo đức của ngành này Trong thời kì chiếntranh, phẩm chất đạo đức “yêu xe như con, quí xăng như máu” là phẩm chất đạođức nghề nghiệp của người bộ đội lái xe thời kì đó Với những người làm côngtác dịch vụ xã hội thì: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” là biểu hiện đạođức nghề nghiệp của họ Với lực lượng công an nhân dân thì phẩm chất đạo đứccủa họ phải đạt chuẩn theo 6 điều Bác Hồ dạy:

“Với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính

Với đồng sự phải thân ái giúp đỡ

Với chính phủ phải tuyệt đối trung thành

Với nhân dân phải kính trọng lễ phép

Với công việc phải tận tụy

Đối với địch phải cương quyết khôn khéo.”

Đối với người Đảng viên, cán bộ, Bác Hồ dạy phải “cần, kiệm, liêm, chính,chí, công, vô tư” Đối với ngành giáo dục, một khẩu hiệu chung cho các cấp họclà: “Tất cả vì học sinh thân yêu” Đó chính là đạo đức nghề nghiệp của ngườithầy giáo

Mỗi loại hình nghề nghiệp luôn đặt ra cho những người trong lĩnh vực nghềnghiệp đó những yêu cầu, quy tắc, chuẩn mực mà họ phải tự giác thực hiện Cóbao nhiêu loại nghề nghiệp thì cũng có bấy nhiêu loại đạo đức nghề nghiệp Vídụ: đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên, công an nhân dân, bác sỹ, kỹ sư,huấn luyện viên, vận động viên thể thao, luật sư, dịch thuật, lái xe, người kinhdoanh, nhà báo

Trang 22

Đạo đức nghề nghiệp luôn thể hiện qua hành vi nghề nghiệp và kết quả laođộng Đạo đức nghề nghiệp thực hiện các chức năng sau đây:

Định hướng giáo dục những người làm việc trong nghề nghiệp để họ cóđược những phẩm chất phù hợp với xã hội, với nghề nghiệp

Điều chỉnh hành vi của người làm việc trong nghề nghiệp phải tuân thủnhững quy tắc, chuẩn mực của lĩnh vực đó

Với tư cách là phương thức kiếm sống, hoạt động nghề nghiệp là hoạt động

cơ bản của con người Trong hoạt động nghề nghiệp, những lợi ích trực tiếp vàthiết yếu nhất của con người được thực hiện Nhưng khi thực hiện lợi ích củamình con người không thể không có quan hệ về mặt lợi ích với người khác, với

xã hội Vì thế, hoạt động nghề nghiệp cũng là hoạt động mà ở đó những quan hệđạo đức giữa con người với con người, giữa con người với xã hội được thể hiện

Do tính đặc thù của hoạt động nghề nghiệp mà xã hội có những yêu cầu, nhữngđòi hỏi cụ thể về nghề nghiệp cũng như về đạo đức đối với từng dạng hoạt độngnghề nghiệp nhất định Do đó, với mỗi loại hình nghề nghiệp có một số chuẩnmực đạo đức thể hiện một cách nổi bật, làm thành tính đặc thù đạo đức của nghềnghiệp đó Ví dụ: y tế là một trong những lĩnh vực mà từ lâu đã đề xuất nhữngyêu cầu đạo đức nghề nghiệp Do có liên quan trực tiếp đến sinh mạng của bệnhnhân, lĩnh vực này đỏi hỏi một trách nhiệm cao, một sự tận tâm, một tình thương

“lương y như từ mẫu”, đã hình thành nên chuẩn mực đạo đức của người thầythuốc: tình thương, lương tâm, trách nhiệm; giữ chữ tín, trung thực là yêu cầuđạo đức của người kinh doanh chân chính; tận tụy với công vụ, thanh liêm,gương mẫu là yêu cầu đạo đức của người quản lý xã hội; với nghề luật sư ngoàicác yếu tố Chân, Thiện, Mỹ, luật sư phải là người có khối óc thông minh, tấmlòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạtđộng mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, đó chính là yêu cầurất cao trong đạo đức nghề nghiệp luật sư Những yêu cầu, chuẩn mực đó một

Trang 23

mặt là sự phản ánh cụ thể những đòi hỏi của xã hội; mặt khác lại là động lực tinhthần để con người có được hiệu quả tích cực trong hoạt động nghề nghiệp.

Theo TS Nguyễn Anh Tuấn “Đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các chuẩnmực đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghềnghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, giúp họ hoànthành nhiệm vụ của mình với kết quả cao nhất” [29; tr 27]

Như vậy, đạo đức là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong mộtlĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội Đạo đức bao gồm những yêu cầuđạo đức đặc biệt, các quy tắc chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định,nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phùhợp với lợi ích và sự tiến bộ xã hội Đạo đức nghề nghiệp có mối quan hệ chặtchẽ với năng lực nghề nghiệp, chúng kết hợp với nhau, biểu hiện thông quanhau, tạo nên nhân cách của cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp nào

đó Các phẩm chất nghề nghiệp là cơ sở để hình thành các năng lực nghề nghiệp

Ví dụ: tình yêu đối với nghề nghiệp làm cho cá nhân hăng say, tích cực sáng tạotrong nghề nghiệp Như vậy, tình yêu nghề nghiệp là một trong những cơ sở đểhình thành các năng lực nghề nghiệp Đồng thời, năng lực nghề nghiệp sau khiđược hình thành và rèn luyện lại có những ảnh hưởng đối với việc hình thành cácchuẩn mực về đạo đức trong lĩnh vực nghề nghiệp nào đó

Tóm lại, từ nội hàm của khái niệm đạo đức nói chung và qua phân tích một

số đặc trưng về đạo đức của một vài nghề nghiệp, ta có thể hiểu:

Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc, những chuẩnmực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của một bộ phận xã hội nhất định nhằmđịnh hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữacác thành viên và xã hội, nó còn chịu sự chế ước của pháp luật Vì vậy, đạo đứcnghề nghiệp được xem như là một nội dung quan trọng của công tác giáo dụcđạo đức nói riêng và công tác giáo dục đào tạo nói chung

Trang 24

Đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc để hướng dẫn cho các thành viênứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích của nghề nghiệp

và xã hội Nói cách khác, đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng laođộng sản xuất tăng năng suất chất lượng hiệu quả của công viêc, đạo đức nghềnghiệp là một phương thức để nâng cao sự tín nhiệm của công chúng vào nghềnghiệp, là một phương tiện giúp tăng cường lòng tin của công chúng vào cácngành nghề, các sản phẩm hàng hóa dịch vụ được cung cấp

1.1.2 Vai trò của việc giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức nghề nghiệp

1.1.2.1 Giáo dục đạo đức

Giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng, chính là phương thứcchuyển văn hóa đạo đức của xã hội thành văn hóa đạo đức của cá nhân Nói cáchkhác, đó là phương thức và quá trình chuyển những nguyên tắc, những chuẩnmực, những quan điểm và lý tưởng đạo đức của xã hội thành những phẩm chấtđạo đức cá nhân, thành nhu cầu và tình cảm đạo đức, thành niềm tin và tri thức,thành trách nhiệm và nghĩa vụ, thành ý chí và động cơ cá nhân, thành năng lựcsáng tạo và đánh giá đạo đức của mỗi con người Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh,Người cho rằng, công việc này phải tiến hành thường xuyên, phải “rèn luyện bền

bỉ hàng ngày”, phải coi đây là công việc của tất cả mọi người và diễn ra ở mọilúc, mọi nơi Đây cũng là một công việc hết sức khó khăn, nó đòi hỏi một sự nỗlực, tính tự kiềm chế và cả đức tính kiên trì Một con người hôm nay là tốt nhưngchưa có gì có thể đảm bảo chắc chắn rằng, ngày mai, ngày kia anh ta cũng vẫn làngười tốt Cho nên, mỗi con người, trong suốt cuộc đời của mình, cần phải nỗlực rèn luyện liên tục để khẳng định và vươn tới cái thiện, chống lại cái ác trongcuộc sống và ngay cả trong chính bản thân mình

Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đềgiáo dục đạo đức Có thể nói, chưa bao giờ sự nghiệp giáo dục của nước ta lạiphải chịu nhiều tác động bởi cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hóa như

Trang 25

hiện nay Cho nên, việc tăng cường, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đặc biệt làgiáo dục đạo đức vừa là yêu cầu của công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, vừa

là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát triển con người và xây dựng một môitrường đạo đức lành mạnh của xã hội

Giáo dục đạo đức là quá trình biến đổi hệ thống các chuẩn mực đạo đức từnhững đòi hỏi bên ngoài, bên trong của cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thóiquen của người được giáo dục

Giáo dục đạo đức là bộ phận nền tảng hợp thành của nội dung giáo dục toàndiện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức, tạonên một thế giới quan, nhân sinh quan và hành vi đạo đức của con người mới xãhội chủ nghĩa Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một vấn đề lớn trong chiếnlược con người của Đảng, được toàn xã hội quan tâm và có vị trí đặc biệt quantrọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Giáo dục đạo đức nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Giáo dục ý thức đạo đức: cung cấp cho học sinh, sinh viên những tri thức

cơ bản về phẩm chất và chuẩn mực đạo đức để từ đó giúp các em hoàn thànhniềm tin đạo đức

- Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn vàtinh tế vì nó phải khơi dậy ở học sinh, sinh viên những rung cảm, cảm xúc đốivới hiện thực xung quanh làm cho các em biết yêu, biết ghét rõ ràng và có thái

độ đúng đắn

- Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: là tổ chức cho học sinh, sinh viên lặp

đi lặp lại nhiều lần những hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt và trongcuộc sống nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạođức bền vững

Trang 26

Nội dung giáo dục đạo đức có quan hệ chặt chẽ với những yêu cầu đạo đức– xã hội để đề ra cho người công dân trong một xã hội nhất định, thể hiện ởnhững mối quan hệ sau: Quan hệ với chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ ChíMinh và đường lối xây dựng phát triển kinh tế xã hội của Đảng; Tổ quốc; ngườikhác; bản thân Để thực hiện các nội dung trên, giáo dục đạo đức có thể tiếnhành thông qua các con đường sau: thông qua việc dạy học các môn học, việc tổchức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Đạo đức bao giờ cũng gồm ý thức đạo đức, tình cảm và niềm tin đạo đức,hành vi đạo đức Do đó việc giáo dục đạo đức đều phải bao gồm cả ba mặt nhằmhình thành những con người có bộ mặt đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên

là phát triển mặt đạo đức của nhân cách, là xây dựng các sản phẩm đạo đức xã hộichủ nghĩa trong mỗi cá nhân, là hoàn thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức,hành vi và thói quen đạo đức của học sinh, sinh viên theo những nguyên tắc đạođức cách mạng mà tấm gương sáng ngời là đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh.Giáo dục đạo đức là bộ phận của nội dung giáo dục toàn diện con người, làquá trình kết hợp nâng cao nhận thức với hình thành thái độ, xúc cảm, tình cảm,niềm tin và hành vi thói quen đạo đức Giáo dục đạo đức phải gắn chặt với giáodục tư tưởng chính trị Giáo dục tư tưởng chính trị có tác dụng xây dựng cơ sởthế giới quan Mác - Lênin và định hướng chính trị xã hội theo quan điểm vàđường lối của Đảng cộng sản, cho ý thức và hành động đạo đức Ngoài ra giáodục đạo đức còn phải kết hợp với giáo dục pháp luật Giáo dục pháp luật có tácdụng củng cố và thúc đẩy việc thực hiện các yêu cầu đạo đức

1.1.2.2 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Để người học nghề có thể lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó thì trườngđào tạo nghề phải thực hiện ba nhiệm vụ sau:

- Trang bị về những kiến thức nghề nghiệp cần thiết;

Trang 27

- Hình thành những kỹ năng, kỷ xảo mà nghề nghiệp đòi hỏi;

- Giáo dục để người học nghề có đủ những tri thức cơ bản và những phẩmchất đạo đức đặc thù của lĩnh vực nghề nghiệp

Trong trường dạy nghề phải tiến hành ba nhiệm vụ trong mối quan hệ chặtchẽ với nhau nhiệm vụ này là tiền đề, cơ sơ cho việc thực hiện nhiệm vụ kia.Nếu bỏ hoặc thực hiện không tốt bất cứ nhiệm vụ nào cũng sẽ ảnh hưởng tiêucực tới kết quả của quá trình đào tạo nghề Trong thực tiễn đào tạo nghề hiện nay

có một thực trạng là các trường đào tạo nghề quá chú trọng tới việc thực hiện hainhiệm vụ đầu mà chưa hoặc ít quan tâm đến nhiệm vụ thứ ba – nhiệm vụ giáodục đạo đức nghề nghiệp Về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy nếu thực hiện hainhiệm vụ đầu đã rất khó thì việc thực hiện nhiệm vụ thứ ba còn khó khăn vàphức tạp hơn nhiều

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của giáo dục nói chung Giáodục là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đào tạo, bồi dưỡng con ngườimột cách toàn diện trên tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ Giáo dục đạo đức làyếu tố được quan tâm hàng đầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung củagiáo dục Giá trị nhân cách của một con người luôn được đo bằng các yếu tố tài

và đức Chính vì vậy, trong kho tàng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Người luônquan tâm đến giáo dục đạo đức và khuyên nhủ mọi người phải thường xuyênchăm lo rèn luyện đạo đức Người đã từng khẳng định: “Có tài mà không có đức

ví như một anh làm kinh tế, tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳngnhững không làm gì được cho xã hội mà còn hại cho xã hội nữa Nếu có đức màkhông có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì choloài người” [20; tr 222]

Trong thực tiễn giáo dục đạo đức nghề nghiệp được tổng hợp trong các hoạtđộng giáo dục nói chung Trong các trường đại học, cao đẳng và trung họcchuyên nghiệp, đạo đức học, tâm lý học là một môn cơ bản, bắt buộc Bên cạnh

Trang 28

đó có các hoạt động bổ trợ khác như các câu lạc bộ học tập, diễn đàn học sinh,sinh viên, chương trình ngoại khóa, tham quan thực tế đều có ý nghĩa và tác dụnggiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là sự tác động qua lại giữa các hoạt động giáodục đạo đức nghề nghiệp với người học nghề nhằm hình thành ở người học nghềnhững phẩm chất nghề nghiệp cần thiết Như vậy, nếu xem xét dưới góc độ lýthuyết hệ thống thì giáo dục đạo đức nghề nghiệp bao gồm nhiều thành tố: mụcđích và yêu cầu, nội dung và phương pháp, biện pháp, phương tiện, các lực lượngtham gia, người dạy nghề, ngưòi học nghề và kết quả giáo dục đạo đức nghềnghiệp Các thành tố này vận động và phát triển trong mối quan hệ biện chứng vớinhau, thành tố này quy định và ảnh hưởng đến thành tố khác và tạo nên sự vậnđộng chung của cả hệ thống giáo dục đạo đức nghề nghiệp Cụ thể: mục đích vàyêu cầu giáo dục đạo đức nghề nghiệp sau khi được xây dựng, quy định những nộidung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cụ thể cần hình thành ở người học nghề Saukhi xác định nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp, từ đó quy định phương phápgiáo dục đạo đức nghề nghiệp Trong mối quan hệ giữa lực lượng tham gia giáodục đạo đức nghề nghiệp và người học nghề thì lực lượng giáo dục đạo đức nghềnghiệp giữ vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển hoạt động của ngưòi học nghề.Dưới các tác động giáo dục đó, người học nghề phát huy vai trò chủ động, sángtạo của mình trong quá trình tự rèn luyện tự bồi dưỡng các phẩm chất nghềnghiệp Sự vận động của tất cả các thành phần nêu trên sẽ đưa lại kết quả giáo dụcđạo đức nghề nghiệp Kết quả này phản ánh sự vận động đúng hay không đúngquy luật khách quan của các thành tố và cả hệ thống

Tuy nhiên, giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống mở vì các thành

tố cấu thành của nó còn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác của đờisống xã hội: chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hoá

Trang 29

Như vậy, có thể nói: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống cáchoạt động, các giải pháp nhằm giáo dục những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệpcho học sinh, sinh viên để khi hành nghề, mỗi cá nhân biết kết hợp hài hòa giữanăng lực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

1.1.2.3 Nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà lạt

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo

học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng là phải tăng cường giáo

dục đạo đức nghề nghiệp giúp cho học sinh, sinh viên yêu nghề hơn, có ý thức

trau dồi phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách trởthành người lao động tốt

Quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao

đẳng nghề Đà Lạt nhằm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau đây:

- Giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp: Nhằm cung cấp cho học sinh, sinh

viên những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và các chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp, trên cơ sở đó hình thành ở học sinh, sinh viên niềmtin đạo đức nghề nghiệp Trước hết cần giúp học sinh, sinh viên nắm được sự cầnthiết phải có các phẩm chất và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Đồng thời giúpcác em nắm được nội dung cụ thể và các phẩm chất, chuẩn mực của đạo đứcnghề nghiệp, hình thành ở họ niềm tin và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Ví dụ: Cung cấp cho học sinh, sinh viên hiểu biết về một số phẩm chất nghề

nghiệp như: Lòng yêu nghề, lý tưởng nghề nghiệp v.v Cần yêu cầu họ trả lờiđược các câu hỏi: Lòng yêu nghề có ý nghĩa như thế nào đối với nghề nghiệp?Lòng yêu nghề được thể hiện như thế nào? Để hình thành lòng yêu nghề cần làmgì? Nếu không có lòng yêu nghề thì hiệu quả làm việc cao hay thấp

Đối với Trường Cao đẳng nghề cần cung cấp cho học sinh, sinh viên nhữngtri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp sau: Thế giới quan khoa

Trang 30

học, lòng yêu nghề, và một số phẩm chất đạo đức ý chí khác (tinh thần tráchnhiệm với công việc, công bằng, bao dung, độ lượng).

- Giáo dục hành vi, thói quen nghề nghiệp: Xét cho cùng việc giáo dục đạo

đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên là hình thành và củng cố những hành vi,thói quen nghề nghiệp, làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cánhân và được duy trì bền vững để có thể ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh

Ví dụ: Giáo dục cho học sinh, sinh viên một số thói quen có tính chất nghề

nghiệp: Sự say mê; sáng tạo; thân thiện và cởi mở; có năng lực; linh hoạt; thựctế; rõ ràng; kiên trì; khả năng thích nghi cao; tận tụy; trung thành; có niềm đammê; tinh thần hợp tác; tinh thần trách nhiệm; năng động; thận trọng; bình tĩnh;khéo léo trong việc giải quyết các tình huống có thể xẩy ra, luôn cởi mở vui vẻ

và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp

Muốn giáo dục hành vi, thói quen nghề nghiệp thì phải lặp lại nhiều lần các

hành động nghề nghiệp Cần tổ chức hình thành cho học sinh, sinh viên tính năng

động sáng tạo, mẫu mực, mô phạm trong hành vi ứng xử và hành vi nghề nghiệp;

hình thành cho học sinh, sinh viên khả năng thích ứng nhanh chóng với môi

trường học tập, lao động, vui chơi, khả năng hoà nhập các quan hệ xã hội; rèn

luyện cho học sinh, sinh viên khả năng làm chủ, điều chỉnh hành vi phù hợp với

các tình huống, các chuẩn mực đạo đức xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho họcsinh, sinh viên thể hiện, bộc lộ, tự rèn luyện và tự giáo dục hành vi đạo đức vàhành vi nghề nghiệp cho bản thân; giúp học sinh, sinh viên có khả năng tự kiểmtra, tự đánh giá, tự phê bình hành vi đạo đức và hành vi nghề nghiệp cho bản thân.Tóm lại: Các nội dung của nhiệm vụ này cần được thực hiện đồng bộ vàlồng ghép trong tất cả các hoạt động của trường cao đẳng nghề: học tập, rènluyện chuyên môn nghiệp vụ, thực tập sản xuất Hơn thế nữa, việc thực hiện cácnội dung nhiệm vụ này là cả một quá trình khó khăn và phức tạp Nó cần đượcthực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống và liên tục thông qua việc tổ chức

Trang 31

các hoạt động phong phú cho học sinh, sinh viên Bên canh đó, việc thực hiệncác nội dung nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp có liên quan chặt chẽ tới

những đặc điểm nhân cách và tâm sinh lý của học sinh, sinh viên học nghề Đây

là lứa tuổi có nhiều khát yọng, hoài bão đồng thời có vốn sống phong phú hơnlứa tuổi trước, do đó rất thuận lợi cho việc thực hiện các nội dung nhiệm vụ giáodục đạo đức nghề nghiệp Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh,

sinh viên học nghề là cả một quá trình lâu dài kể từ khi học sinh, sinh viên vào

trường, sau đó ra công tác Chính vì vậy, các nội dung nhiệm vụ giáo dục đạođức nghề nghiệp chỉ trở thành bền vững và trở nên sâu sắc khi các em trở thànhnhững người lao động có kỹ năng nghề thực thụ và trải nghiệm các hoạt động cótính chất nghề nghiệp

1.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay

1.2.1 Sự cần thiết của hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên học nghề

Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự phân công lao động trởnên cực kỳ sâu sắc, nhiều hoạt động trước đây không mang tính nghề nghiệp naytrở thành phương thức kiếm sống của con người; nhiều ngành nghề mới xuấthiện Điều đó gây ra những khó khăn cho con người khi phải ứng xử trướcnhững tình huống nghề nghiệp Các chuẩn mực đạo đức chung của xã hội khôngcòn đủ để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp Đặcbiệt tác động của kinh tế thị trường đang làm cho những đặc trưng và yêu cầuđạo đức nghề nghiệp thể hiện rõ hơn Do đó, việc xây dụng đạo đức nghề nghiệptrở thành một vấn đề tất yếu

Tuy nhiên, không phải đến giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng đạo đứcnghề nghiệp mới được đặt ra Giáo dục chuyên môn nghề nghiệp và giáo dục đạođức nghề nghiệp là hai mặt tất yếu của quá trình giáo dục Song, trong phạm vi

Trang 32

và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề giáo dụcđạo đức nghề nghiệp mà thôi.

“Nghề nào nghiệp ấy”, nghề nào cũng có những chuẩn mực đạo đức riêng.Hiện nay, có nhiều nghề trung gian thích ứng với sự năng động của nền kinh tếthị trường Do đó, đạo đức nghề nghiệp ngày càng được chú trọng trong giáo dục

và được quan tâm chú ý bằng dư luận xã hội Đặc biệt, giai đoạn hiện nay sự đầu

tư cho hoạt động dạy nghề càng được quan tâm trong quá trình đào tạo “Đào tạothế hệ trẻ là sự nghiệp của Đảng, là trách nhiệm của toàn dân, của xã hội Nhưngvai trò chính yếu nhất là nhà trường Trong trường học sinh, sinh viên có đượcđào luyện tốt, thì ra ngoài các em mới trở nên tốt được”

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là quá trình xây dựng và điều chỉnh hành vihoạt động của cá nhân phù hợp với mục tiêu đã định Việc giáo dục đạo đứcnghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm mục đích tạo ra một đội ngũ nhữngngười lao động có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của xã hộitrong giai đoạn mới

Hiện nay cả nước ta đang hướng tới mục tiêu là từng bước công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhằm đưa đất nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thànhmột nước công nghiệp văn minh, hiện đại: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kémphát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nềntảng đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lựckinh tế quốc phòng, an ninh được tăng cường Thể chế kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trêntrường quốc tế được nâng cao” [11; tr 89-90]

Trường Cao đẳng nghề Đà lạt, nơi đào tạo người lao động tương lai có trình

độ chuyên môn, kỹ năng nghề vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có tổ chứckỷ luật trong lao động đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động trong và

Trang 33

người nước Vì vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên là mộthoạt động mang tính xã hội phức tạp từ nhiều phía: Gia đình, nhà trường, xã hội,được thực hiện đồng bộ trên các mặt (giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục hành

vi, lối sống, nếp sống, truyền thống, ý thức tổ chức kỷ luật lao động…) Kết quảđều phục vụ mục tiêu chung là hình thành ở họ những tri thức đạo đức, tình cảm,hành vi đạo đức lành mạnh Từ nhận thức về các giá trị và chuẩn mực đạo đứcdần hình thành các nhu cầu, động cơ bên trong thúc đẩy các em có hành vi, hànhđộng thể nghiệm chúng trong cuộc sống hàng ngày

Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng trongquá trình phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân học sinh, sinh viên Cá nhânhọc sinh, sinh viên khi đã có lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với năng lực,hứng thú, nguyện vọng của mình và đáp ứng nhu cầu xã hội hay không là phụthuộc vào nhận thức của cá nhân học sinh, sinh viên đó đối với cả quá trình họctập tu tưỡng rèn luyện nghề nghiệp trong suốt cả quá trình học tập tại trườngcũng như sau này tốt nghiệp ra trường làm việc trong xã hội Như vậy, giáo dụcđạo đức nghề nghiệp nhằm hướng dẫn cá nhân hướng tới nghề nghiệp một cáchchính xác trong quá trình học tập rèn luyện và phát triển nghề nghiệp của mỗi cánhân Nó luôn luôn điều khiển quá trình đạt được nghề nghiệp khi mỗi con ngườinhận thức được giá trị, thước đo giá trị nghề nghiệp và từ đó tích cực chiếm lĩnhchúng trong quá trình hình thành, củng cố và phát triển nghề nghiệp của mình Trong quá trình học tập rèn luyện nghề nghiệp của mình, khi học sinh, sinhviên nhận thức được những giá trị nghề nghiệp, những yêu cầu, đòi hỏi của nghềnghiệp từ đó có một thái độ đúng đắn trong việc học tập rèn luyện tay nghề cùngvới đó người giáo viên bên cạnh việc truyền đạt tri thức cho học sinh, sinh viêncòn cần phải giúp các em có sự nhận thức đúng đắn về các giá trị nói chung và

về nghề và giá trị của các nghề trong xã hội; cũng như có những nhận thức đúng

Trang 34

đắn về năng lực của bản thân đối với những yêu cầu của nghề Trên cơ sở đókhông ngừng rèn luyện tay nghề và hoàn hảo nghề nghiệp tương lai cho mình Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trong cáctrường dạy nghề là hết sức quan trọng được các trường chú ý và đặt song song vớinhiệm vụ bồi dưỡng tri thức khoa học, trình độ kỹ năng nghề Thực chất của côngtác này là công tác quản lí, giáo dục học sinh, sinh viên trong quá trình học tập,rèn luyện tại trường Đây là khâu quan trọng của quá trình hình thành nhân cáchcho học sinh, sinh viên trở thành người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóahiện đại hóa Đồng thời đưa hoạt động của nhà trường vào nề nếp, chính qui đápứng yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đặt ra đó là “xã hội hoá công tác giáo dục –đào tạo” Do đó giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải đạt những yêu cầu cơ bản sau:

- Giáo dục tư tưởng phẩm chất đạo đức cách mạng, lòng nhân ái cho họcsinh, sinh viên là nội dung xuyên suốt quá trình quản lí giáo dục học sinh, sinhviên Yêu cầu này nhằm xây dựng niềm tin, bản lĩnh chính trị, sự tin tưởng trungthành vào đường lối lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, của trường và khoa Giáodục tình cảm đạo đức cách mạng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng Đây là yếu

tố tiên quyết, cốt lõi để xây dựng bản chất nhân cách người lao động trong thờiđại mới Việc giáo dục đạo đức trong điều kiện hiện nay gặp không ít khó khănbởi những tác động tiêu cực của lối sống thực dụng, vị kỉ khá phổ biến trong xãhội Từ đó ảnh hưởng đến môi trường giáo dục trong nhà trường

- Nhà trường cần giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn, tinh thầnvượt khó, ý chí rèn luyện, sự ham mê sáng tạo trong học tập Đây là mặt quantrọng để giáo dục học sinh, sinh viên có bản lĩnh chính trị và tri thức khoa họcphục vụ cho công tác sau này

- Giáo dục học, sinh viên xây dựng nề nếp, thói quen sống có kỉ luật, trật tựtheo nội quy, quy chế của trường, kỉ cương của gia đình và pháp luật Yêu cầumỗi học sinh, sinh viên phải rèn luyện cho mình tác phong tự tin, nhanh nhẹn, có

Trang 35

văn hoá, thích ứng với mọi hoạt động học tập và rèn luyện trong quan hệ xã hội.Đồng thời phát hiện, bồi dưỡng những mặt tích cực, giáo dục khắc phục nhữngmặt tiêu cực, lệch lạc trong hành vi đạo đức của học sinh, sinh viên để có biệnpháp giáo dục và xử lí kịp thời.

- Giáo dục học sinh, sinh viên nêu cao ý thức trách nhiệm, ý thức tự giáctrong học tập, trong việc chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng

- Phát triển ý thức đạo đức nhằm trang bị cho mọi người những hiểu biết vềcác chuẩn mực, quy tắc đạo đức

- Hình thành nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức phù hợp để thúc đẩy hành

vi đạo đức

- Xây dựng hành vi và thói quen đạo đức là xây dựng những hành vi đạođức ổn định, trở thành nhu cầu đạo đức được thể hiện trong mọi tình huốngtương tự, hình thành thói quen đạo đức bền vững trong mỗi cá nhân

- Giáo dục lí luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, giáo dục lí tưởng của chủ nghĩa cộng sản

- Giáo dục chủ nghĩa tập thể

- Giáo dục lòng nhiệt tình hăng say lao động, có ý thức bảo vệ tài sản xã hộichủ nghĩa

Trang 36

- Giáo dục dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Giáo dục hành vi văn minh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, giáodục ý thức công dân và các nội dung đạo đức mới xã hội chủ nghĩa

Nội dung chủ yếu của giáo dục đạo đức phải phù hợp với yêu cầu công cuộcxây dựng và phát triển đất nước, thực hiện ý nguyện của Đảng: Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Giáo dục đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với giáo dục tư tưởng chính trị nhằmxây dựng thế giới quan Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng chínhtrị xã hội theo quan điểm đường lối của Đảng

Các nội dung giáo dục đạo đức nêu trên phải được thể hiện trong các mốiquan hệ cụ thể của cá nhân với xã hội, với người khác, với bản thân, cũng nhưđối với lao động

Trong nhà trường dạy nghề, nội dung giáo dục đạo đức được gắn với việc tudưỡng phẩm chất đạo đức của học sinh, sinh viên trở thành người lao động tươnglai có kỹ năng nghề giỏi, làm việc có trách nhiệm với công việc được cụ thể hoátheo yêu cầu nghề nghiệp trong thời đại mới Tuy vậy, cơ bản vẫn không tách rờinhững mối quan hệ chủ yếu trong xã hội, bao gồm các mối quan hệ sau:

* Mối quan hệ của cá nhân với xã hội.

Giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thathiết với lợi ích của nhà nước, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, tự hào về thành tựu vănhoá xã hội của đất nước, qúy trọng quá khứ vẻ vang và những truyền thống củadân tộc Tinh thần ấy phải được gắn vào điều kiện, tình hình xã hội cụ thể củađịa phương mình đang sống để có những hành động thiết thực mang lại lợi íchcho cộng đồng, xã hội

* Mối quan hệ thể hiện lí tưởng sống, nhận thức tư tưởng chính trị của cá nhân

Đó là việc giáo dục thế giới quan khoa học, lí tưởng sống cao đẹp giúp chomỗi cá nhân có nhận thức, thái độ chính trị vững vàng, có bản lĩnh trước cuộc sống

Trang 37

* Quan hệ của cá nhân đối với công việc

Giáo dục cho cá nhân những giá trị đạo đức thể hiện nhận thức, thái độ, chấtlượng hiệu quả công việc trong mọi hoạt động Những giá trị đạo đức này sẽ tạothành động lực giúp mỗi cá nhân trong quá trình rèn luyện nhân cách

Từ đó giáo dục cho học sinh, sinh viên thái độ tận tụy với nghề nghiệp, lòngyêu nghề, tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp

* Quan hệ giữa cá nhân với người khác, với dân tộc khác

Đó là những phẩm chất qui định mối quan hệ giữa người với người trong xãhội như tình yêu thương con người, tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em,thầy cô giáo… Đó là lòng nhân ái, tình yêu thương, sự tôn trọng, biết quan tâm

và sẵn sàng giúp đỡ người khác, luôn có hành động hướng thiện bảo vệ hạnhphúc của người khác, có thái độ không khoan nhượng với những hành vi viphạm vào quyền con người hoặc phẩm giá con người

Tinh thần mình vì mọi người là phẩm chất đạo đức cơ bản điều chỉnh quan

hệ giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội, giữa cá nhân với tập thể Vì vậy, cầngiáo dục cho học sinh, sinh viên hăng hái tham gia vào những hoạt động tập thể

có ích cho xã hội, tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực do tập thể đề ra Cótinh thần hợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau trong khi thực hiện công việc chung.Giáo dục cho các em có nhận thức đúng đắn về tình đoàn kết, sự hợp tác, tínhnhân văn, bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới

* Quan hệ của cá nhân với lao động

Giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên có tri thức và niềm tin đạođức, có tình cảm và động cơ đạo đức trong sáng, có ý thức và hành vi đạo đứclành mạnh, có thái độ đúng đắn với các hình thức lao động tạo ra sản phẩm cho

xã hội Đặc biệt phải thể hiện thái độ đó trong học tập và rèn luyện như nghiêmtúc, tự giác, chăm chỉ, có ý thức kỉ luật cao, có trách nhiệm trong công tác, cần

cù chịu khó trong lao động, biết tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt

Trang 38

* Thái độ đối với bản thân

Giáo dục cho mỗi cá nhân biết cách nhìn nhận, đánh giá về bản thân, cónhững định hướng đúng đắn để tự hoàn thiện nhân cách của mình, tự tu dưỡng tốt.Biểu hiện ở ý thức trách nhiệm đối với bản thân, nghiêm túc khi nhìn nhậnđánh giá bản thân, kiên quyết đấu tranh với những bất công dối trá Giáo dục chohọc sinh, sinh viên tính khiêm tốn, thật thà, lòng tự trọng, biết giữ gìn phẩm giácủa cá nhân Biết ứng xử có văn hoá, lễ độ, nhường nhịn, gương mẫu… nhữngphẩm chất này gắn chặt với lĩnh vực ý chí của họ được thể hiện trong học tập,lao động sinh hoạt đoàn thể, đời sống hàng ngày

* Quan hệ cá nhân với môi trường

Giáo dục cho mỗi cá nhân có nhận thức đúng về môi trường sống (môitrường tự nhiên, xã hội) có cách nhìn nhận tiến bộ về tính cộng đồng, hợp táctrong việc bảo vệ môi sinh Từ đó giáo dục cho các em ý thức tự giác sẵn sàngtham gia bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên, văn hoá

Như vậy, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viêntrước hết là giáo dục tình cảm trách nhiệm với tổ quốc, quê hương, với truyềnthống ông cha, giáo dục về lối sống lành mạnh của mỗi cá nhân trong các mốiquan hệ xã hội

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải tiến hành cùng với giáo dục tư tưởngchính trị và giáo dục lối sống nhằm giúp cho học sinh, sinh viên thấm nhuần cácquy tắc, chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định Ngoài ra còn phải giáo dục cho

họ có được bản lĩnh đấu tranh chống tư tưởng thói quen lạc hậu, lên án hành viphi đạo đức, tự giáo dục chính mình trở thành con người có ích cho xã hội

1.2.3 Một số phương pháp giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường hiện nay

Trang 39

Phương pháp giáo dục là thành tố quan trọng của quá trình giáo dục, là cáchthức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm thực hiện cácnhiệm vụ giáo dục.

Theo phó Giáo sư - Tiến sĩ Hà Nhật Thăng:

“Phương pháp giáo dục là cách thức hoạt động gắn bó với nhau giữa nhà

giáo dục và người được giáo dục nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục do xãhội đặt ra đối với nhà trường” [28; tr 72]

Phương pháp giáo dục được thể hiện thông qua các biện pháp giáo dục khácnhau Biện pháp giáo dục là biểu hiện cụ thể và có tính chất bộ phận của phươngpháp giáo dục, nó nằm trong phương pháp và thuộc về phương pháp đó Giữaphương pháp giáo dục và biện pháp giáo dục gắn bó chặt chẽ với nhau, chuyểnhoá lẫn nhau, trao đổi vai trò cho nhau trong từng tình huống sư phạm cụ thể.Phương pháp giáo dục liên quan chặt chẽ với phương tiện giáo dục và nó đượcthể hiện qua các hình thức tổ chức giáo dục

Trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêngthường dùng các nhóm phương pháp sau:

* Loại phương pháp hình thành ý thức cá nhân

Là những phương pháp tác động vào lí trí, tình cảm, ý chí của người đượcgiáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức xã hội, niềm tin đạo đức

Nhóm này gồm các phương pháp:

- Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa nhà giáodục và người được giáo dục về các chủ đề đạo đức, thẩm mĩ dựa trên một hệthống câu hỏi nhất định

+ Giảng giải là phương pháp dùng lời nói trình bày, giải thích, chứng minhcác chuẩn mực xã hội nhằm giúp người được giáo dục hiểu và nắm được ýnghĩa, nội dung và quy tắc thực hiện các chuẩn mực này

Trang 40

+ Kể chuyện là phương pháp dùng lời nói kết hợp với cử chỉ điệu bộ đểthuật lại một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục.

+ Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương cụ thể, sống động đểkích thích người được giáo dục bắt chước hoặc né tránh

Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân có tác dụng giúp ngườiđược giáo dục trang bị những tri thức cần thiết về các chuẩn mực xã hội để họhiểu được những giá trị xã hội cần tôn trọng Trên cơ sở đó dần dần họ sẽ hìnhthành niềm tin đối với các chuẩn mực, các giá trị xã hội đó, làm cơ sở địnhhướng cho hệ thống hành vi và thói quen đạo đức

* Loại phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử

Là những phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn cho người đượcgiáo dục tham gia nhằm tạo cơ hội cho họ chuyển hoá ý thức hành vi và lặp đilặp lại hành vi để có thói quen cần thiết

- Rèn luyện là phương pháp tổ chức các hoạt động về cuộc sống cho ngườiđược giáo dục, tạo cho chúng có điều kiện ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội

và các kĩ năng tổ chức các hoạt động của mình

* Loại phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi

Là các phương pháp nhà giáo dục biểu thị sự đánh giá tích cực hay khôngđồng tình, phê phán các hành động, hành vi của người được giáo dục

Nhóm này gồm 2 phương pháp:

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2011), Một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 2(43) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Anh
Năm: 2011
[2]. Trần Ngọc Ánh (2009), Về quan điểm “đức là gốc” trong Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về quan điểm “đức là gốc” trong Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Ngọc Ánh
Năm: 2009
[3]. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2006), Bác Hồ với giáo dục, Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với giáo dục
Tác giả: Bảo tàng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2006
[4]. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2009), Di tích và địa điểm di tích chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam, Nxb thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích và địa điểm di tích chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam
Tác giả: Bảo tàng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb thanh niên
Năm: 2009
[5]. Bộ giáo dục và đào tạo (2003), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
[6]. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (2006), Chương trình khung trong đào tạo nghề, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình khung trong đào tạo nghề
Tác giả: Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội
Năm: 2006
[7]. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (2007), Đánh giá chất lượng đào tạo nghề, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng đào tạo nghề
Tác giả: Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội
Năm: 2007
[10]. Nguyễn Văn Dương, Trần Thị Thắm (2009), Bác Hồ với thế hệ trẻ Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với thế hệ trẻ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Dương, Trần Thị Thắm
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2009
[13]. GS. TS Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo viên những nghiên cứu lý luận và thực tiễn
Tác giả: GS. TS Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
[14]. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH-HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH-HĐH
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
[15]. PGS. TS. Bùi Minh Hiền (2000 - 2001), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS. TS. Bùi Minh Hiền (2000 - 2001), Một số giải pháp nhằm nâng cao "hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
[16]. Đinh Đức Hiền (2010), Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ hiện nay. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 5(40) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ hiện nay
Tác giả: Đinh Đức Hiền
Năm: 2010
[18]. Hồ Chí Minh những câu chuyện thành bài học lịch sử (2009), Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh những câu chuyện thành bài học lịch sử
Tác giả: Hồ Chí Minh những câu chuyện thành bài học lịch sử
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2009
[19]. Tạ Hữu Yên (2009), Nhân đức Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Tạ Hữu Yên
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2009
[20]. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: toàn tập, tập 9
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
[21]. Những chuyện kể về đạo đức (2009), Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chuyện kể về đạo đức "(2009)," Hồ Chí Minh
Tác giả: Những chuyện kể về đạo đức
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2009
[24]. Hoàng Phê (2011), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.[25 ]. PGS.TS. Nguyễn Xuân Uẩn (1996 - 1997), Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Đại học Sư phạm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt, "Nxb Đà Nẵng.[25"]. PGS.TS. Nguyễn Xuân Uẩn (1996 - 1997), Xây dựng lối sống và đạo đức "mới cho sinh viên Đại học Sư phạm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng.[25"]. PGS.TS. Nguyễn Xuân Uẩn (1996 - 1997)
Năm: 2011
[27]. Quán triệt vận dụng làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện đại hóa đất nước (2009), Nxb Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quán triệt vận dụng làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Quán triệt vận dụng làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện đại hóa đất nước
Nhà XB: Nxb Lao động – Xã hội
Năm: 2009
[28]. Hà Nhật Thăng (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn
Tác giả: Hà Nhật Thăng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
[31]. Tổng Cục dạy nghề (2004), Định hướng nghề nghiệp và việc làm dùng trong hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, Nxb Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng nghề nghiệp và việc làm dùng trong hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
Tác giả: Tổng Cục dạy nghề
Nhà XB: Nxb Lao động – Xã hội
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Thái độ của học sinh, sinh viên đối với ngành nghề đang đào tạo - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2 Thái độ của học sinh, sinh viên đối với ngành nghề đang đào tạo (Trang 55)
Bảng 2: Thái độ của học sinh, sinh viên đối với ngành nghề đang đào tạo Chuyên ngành Số lượng  Yêu thích Bình  Không  Không có ý - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2 Thái độ của học sinh, sinh viên đối với ngành nghề đang đào tạo Chuyên ngành Số lượng Yêu thích Bình Không Không có ý (Trang 55)
Bảng 3: Nhận thức của học sinh, sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3 Nhận thức của học sinh, sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp (Trang 57)
Bảng 3: Nhận thức của học sinh, sinh viên về tầm quan trọng của giáo  dục đạo đức nghề nghiệp - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3 Nhận thức của học sinh, sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp (Trang 57)
Bảng 5: Mức độ thực hiện những yêu cầu cơ bản trong rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học sinh, sinh viên - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 5 Mức độ thực hiện những yêu cầu cơ bản trong rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học sinh, sinh viên (Trang 65)
Bảng 5: Mức độ thực hiện những yêu cầu cơ bản trong rèn luyện đạo  đức nghề nghiệp của học sinh, sinh viên - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 5 Mức độ thực hiện những yêu cầu cơ bản trong rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học sinh, sinh viên (Trang 65)
Bảng 7: Vai trò của các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 7 Vai trò của các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Trang 69)
Bảng 7: Vai trò của các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục đạo  đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 7 Vai trò của các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Trang 69)
Bảng 9: Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 9 Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Trang 72)
Bảng 9: Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 9 Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Trang 72)
Bảng 11: Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Do giáo viên đánh giá) - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 11 Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Do giáo viên đánh giá) (Trang 87)
Bảng 11: Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho  học sinh, sinh viên (Do giáo viên đánh giá) - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 11 Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Do giáo viên đánh giá) (Trang 87)
Bảng 12: Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Do ban lãnh đạo nhà trường đánh giá) - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 12 Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Do ban lãnh đạo nhà trường đánh giá) (Trang 89)
Bảng 12: Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho  học sinh, sinh viên (Do ban lãnh đạo nhà trường đánh giá) - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 12 Kết quả của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (Do ban lãnh đạo nhà trường đánh giá) (Trang 89)
phải hình thành trong một sớm một chiều, không tự loé sáng mà là kết quả của sự rèn luyện thường xuyên, liên tục, kiên trì và có sự hướng dẫn, tổ chức một  cách thống nhất, khoa học. - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
ph ải hình thành trong một sớm một chiều, không tự loé sáng mà là kết quả của sự rèn luyện thường xuyên, liên tục, kiên trì và có sự hướng dẫn, tổ chức một cách thống nhất, khoa học (Trang 94)
Bảng 13: Kết quả thu được sau khi thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 13 Kết quả thu được sau khi thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp (Trang 94)
2 Tích cực nghiên cứu tài liệu, tự học - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
2 Tích cực nghiên cứu tài liệu, tự học (Trang 105)
Bảng 14: Nhận thức của học sinh, sinh viên về mức độ quan trọng của sự tự tu dưỡng, tự rèn luyện - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 14 Nhận thức của học sinh, sinh viên về mức độ quan trọng của sự tự tu dưỡng, tự rèn luyện (Trang 105)
Bảng 14: Nhận thức của học sinh, sinh viên về mức độ quan trọng của  sự tự tu dưỡng, tự rèn luyện - Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trường cao đảng nghề đà lạt trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 14 Nhận thức của học sinh, sinh viên về mức độ quan trọng của sự tự tu dưỡng, tự rèn luyện (Trang 105)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w