BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐINH THỊ HỒNG HẢI MộT Số GIảI PHáP QUảN Lý NÂNG cao CHấT LƯợng đội ngũ giảng viên trờng cao đẳng cộng đồng hà nội giai đoạn 2012–2020 LUẬN VĂN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐINH THỊ HỒNG HẢI
MộT Số GIảI PHáP QUảN Lý NÂNG cao CHấT LƯợng
đội ngũ giảng viên trờng cao đẳng cộng đồng
hà nội giai đoạn 2012–2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
VINH-2011
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, tập thể cán
bộ giảng viên Khoa Sau đại học Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợicho chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã tận tìnhgiảng dạy, giúp đỡ, hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứutại trường
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Trọng Văn đã tận tìnhgiúp đỡ, hướng dấn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí Trưởng, Phóphòng, Khoa và tập thể cán bộ giảng viên, giáo viên Trường Cao đẳng Cộngđồng Hà Nội, Thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, thamgia đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song do điều kiệnnghiên cứu và khả năng còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏinhững thiếu sót Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thày côgiáo cùng các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 11 năm 2011
Tác giả
Đinh Thị Hồng Hải
MỤC LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Giả thiết khoa học 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN 1.1 Sơ lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài 8
1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục 8
1.2.2 Giảng viên, đội ngũ giảng viên 11
1.2.3 Chất lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên 13
1.3 Tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên hiện nay, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 19
1.3.1 Tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên hiện nay 19
1.3.2 Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 20
1.3.3 Đặc điểm, vai trò và nhiệm vụ của ĐNGV trong trường cao đẳng 22
1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 25
Kết luận chương 1……… 26 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Trang 4VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI
2.1 Khái quát về tình hình trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 29
2.1.3 Cơ sở vật chất 35
2.2 Quá trình thực hiện nhiệm vụ của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.35 2.3 Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên của trường 37
2.3.1 Số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên 38
2.3.2 Chất lượng đội ngũ giảng viên 41
2.3.3 Kết quả đánh giá khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội 47
2.3.4 Nhận xét chung về thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội 48
2.4 Thực trạng giải pháp quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội 51
2.4.1 Giải pháp quy hoạch đội ngũ giảng viên 52
2.4.2 Giải pháp quản lý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên 53
2.4.3 Giải pháp nâng cao tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp 54
2.4.4 Giải pháp đánh giá chất lượng đào tạo 54
2.4.5 Nhận xét đánh giá chung về các giải pháp đang sử dụng 55
2.4.6 Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý chất lượng ĐNGV 57
Kết luận chương 2……… 59
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012-2020 3.1 Một số vấn đề có tính chất định hướng cho việc xây dựng các giải pháp 60
Trang 53.1.1 Phương hướng mục tiêu phát triển trường CĐCĐ Hà Nội giai đoạn
2012-2020 60
3.1.2 Những mục tiêu cụ thể 61
3.1.3 Phương hướng xây dựng đội ngũ giảng viên trường CĐCĐ Hà Nội .62
3.2 Một số nguyên tắc xây dựng giải pháp 65
3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 65
3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 65
3.2.3 Nguyên tắc đảm báo tính hiệu quả 65
3.2.4 Nguyên tắc toàn diện 65
3.2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 65
3.3 Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng ĐNGV trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội 66
3.3.1 Nâng cao nhận thức tầm quan trọng, trách nhiệm và phẩm chất nghề nghiệp của ĐNGV trong toàn trường 66
3.3.2 Quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên 68
3.3.3 Nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm 71
3.3.4 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ và thi đua khen thưởng đội ngũ giảng viên 77
3.4 Thực hiên chế độ, chính sách cải thiện đời sống vật chất và tinh thần Mối quan hệ giữa các giải pháp 83
3.5 Khảo nghiệm về mặt nhận thức mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 85
Kết luận chương 3……… 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……….……… 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… … 91
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các ngành đào tạo và lưu lượng
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số lượng HSSV qua các năm 2007-2012
Bảng 2.3 Tổng hợp KQ học tập, rèn luyện đạo đức của HSSV từ 2007-2011Bảng 2.4 Thực trạng về số lượng, cơ cấu ĐNGV năm học 2011-2012
Bảng 2.5 Độ tuổi, giới tính của ĐNGV
Bảng 2.6 Thâm niên công tác của ĐNGV
Bảng 2.7 Tổng hợp trình độ chuyên môn ĐNGV năm học 2011-2012
Bảng 2.8 Tổng hợp trình độ nghiệp vụ sư phạm ĐNGV
Bảng 2.9 Tổng hợp trình độ ngoại ngữ, tin học ĐNGV
Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả của hoạt động NCKH từ 2008-2011
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng ĐNGV
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng ĐNGV
Bảng 2.13 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý ĐNGV
Bảng 3.1 Dự báo tuyển dụng giảng viên giai đoạn 2012-2020:
Bảng 3.2 Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp
Biểu đồ 2.1 Quy mô đào tạo qua các năm 2007-2011
Sơ đồ 1.1 Mô hình của quy trình quản lý
Sơ đồ 1.2 Vai trò của quá trình đào tạo
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
Sơ đồ 3.1 Các nội dung đào tạo bồi dưỡng giảng viên
Sơ đồ 3.2 Các hình thức bồi dưỡng giáo viên
MỞ ĐẦU
Trang 7Việt Nam là một nước đang phát triển, nên nguồn lực con người càng trởnên quý báu và giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, vì thế
“con người Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội” Để đạt được mục tiêu ấy, giáo dục-đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng, là
“quốc sách hàng đầu”
Ngày 15/6/2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị 40/CT-TW
về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đã nêu:
“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quantrọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện đểphát huy năng lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong
đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò quantrọng.”[4]
Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnhnâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quantrọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Pháttriển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sáchhàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI đã có Nghị quyết số 37/2004/QH11,nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt nâng caobản lĩnh về chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm trách nhiệm nghềnghiệp.”[17]
Trang 8Như vậy, phát triển giáo dục đào tạo đã trở thành chiến lược cách mạngmang tính thời đại sâu sắc và đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lựclượng quan trọng, quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới giáo dục, góp phầnphát triển đất nước.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng
với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục
và đào tạo là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạotheo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá,hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơhội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.”
Trong chiến lược phát triển giáo dục của nước ta từ 2001đến 2010, giảipháp phát triển đội ngũ nhà giáo là một giải pháp hết sức quan trọng trong bảynhóm giải pháp lớn Xây dựng và phát triển đội ngũ không những có ý nghĩaquyết định của toàn ngành GD&ĐT nói chung mà còn có ý nghĩa quyết định đến
sự phát triển của giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng
Giảng viên là bộ phận tiên tiến của đội ngũ tri thức, trong nhiều năm qua,
đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển nền khoa họcgiáo dục nước nhà Tuy nhiên, trước những khó khăn lớn lao của sự phát triển,chất lượng, số lượng và cơ cấu của đội ngũ giảng viên cao đẳng còn không ítnhững bất cập, rất cần được quan tâm
Như vậy, trong nhiều vấn đề cần giải quyết nâng cao chất lượng giáo dụcđào tạo đại học, cao đẳng, vấn đề cốt lõi mang tính đột phá cần ưu tiên chính làvấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên mà một trong những yếu tốtrong vấn đề cốt lõi đó là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong cáctrường đại học, cao đẳng
Trang 9Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội mới được nâng cấp từ trường Trunghọc Kỹ thuật – Xây dựng Hà Nội vào tháng 12/ 2005, có vai trò quan trọng trongviệc đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế - kỹ thuật cho thành phố Hà Nội và cáctỉnh lân cận Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội đã vàđang đạt được những thành tựu đáng kể trong việc đào tạo nhằm cung cấp nguồnnhân lực cho đất nước Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của một trường Caođẳng thì đội ngũ giảng viên của trường còn nhiều bất cập về: số lượng, trình độ,
cơ cấu đội ngũ Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường đã xác định nhà trườngcần thiết xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ cả về số lượng,chất lượng và cơ cấu
Hơn nữa, trong sáu năm qua trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội đã khẳngđịnh được “thương hiệu” của mình, đã đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thànhphố Hà Nội và các tỉnh lân cận Trong giai đoạn hiện nay, nhà trường đang duytrì và mở rộng thêm lưu lượng sinh viên và tập trung nâng cao chất lượng đào tạovới phương châm: “Chất lượng là sự sống còn của Nhà trường”.[26]
Trong chiến lược phát triển của trường và thỏa mãn nhu cầu của xã hội,Đảng ủy, ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể tập thể giảng viên, giáo viên
và nhân viên của trường đang chuẩn bị để bảo vệ đề án nâng cấp trường thànhtrường Đại học Thủ đô Hà Nội
Trước bối cảnh đó, chúng tôi nghiên cứu và xây dựng một số giải phápnhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Các giải pháp đó đượctrình bày trong luận văn:
“Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội giai đoạn 2012-2020”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 10Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực trạng, đề xuấtgiải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳngCộng đồng Hà Nội trong giai đoạn 2012-2020.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý chất lượng đội ngũ giảng viêntrường Cao đẳng Cộng đồng
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một hệ thống giải pháp quản lý chất lượng đội ngũgiảng viên đảm bảo tính khoa học và khả thi thì sẽ nâng cao được chất lượng độingũ giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội, góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố Hà Nội và làm tiền đề vững chắccho trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội phát triển thành trường Đại học Thủ đô
Hà Nội trong tương lai
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên.5.2 Nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên và công tác quản lýchất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viêntrường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội giai đoạn 2012-2020
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp, phân tích, phân loại
và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm
Trang 116.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giảngviên
CHƯƠNG 2 Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên và công tác quản
lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
CHƯƠNG 3 Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảngviên ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội trong giai đoạn 2012-2020
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
Trang 12CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
1.1 Sơ lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Thế kỷ XXI được mệnh danh là thế kỷ của công nghệ thông tin, thế kỷ củanền kinh tế tri thức, thế kỷ của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trên tất cả cácphương diện Trong bối cảnh đó đòi hỏi các nước trên thế giới phải nỗ lực vươnlên, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ để khỏi bị tụt hậu so với cácnước trên thế giới Muốn làm chủ được khoa học công nghệ, muốn kinh tế xã hộicủa đất nước ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao không
có giải pháp nào khác là phải đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, năng lựctiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ tiến tiến Điều đó sẽ chỉ trở thànhhiện thực khi có sự quan tâm đúng mức đến giáo dục đào tạo, vì giáo dục và đàotạo đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức,
có trình độ năng lực, có kỹ năng tiếp cận, thực hành và ứng dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước
Những thập niên cuối thể kỷ XX, nhiều nước trong khu vực và trên thế giớcoi trọng giáo dục và đào tạo Họ đã tiến hành cải tổ hệ thống giáo dục và kếtquả là nền kinh tế-xã hội-văn hóa phát triển, đất nước hưng thịnh, … như Sing-ga-po, Ấn Độ, …
Ở nước ta, chỉ thị 40-CT/TW của ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu:
“Những năm qua chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trịtốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng nâng cao Đội ngũ này đã đápứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo năng lực, bồi dương nhân tài,góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đất nước Tuy nhiên trướcnhững yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa,
Trang 13hiện đại hóa, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có những mặt còn hạnchế, bất cập Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, chất lượng chuyên môn nghiệp
vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triểnkinh tế - xã hội …”[4]
Công tác bồi dưỡng, đào tạo giảng viên trong các trường cao đẳng, đại học
đã được nhà nước quan tâm Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học vềcông tác quản lý giáo dục, các chuyên gia tập trung phần nhiều vào việc nghiêncứu các vấn đề chiến lược phát triển giáo dục, đổi mới chương trình, mục tiêu,phương pháp giảng dạy, phát triển nguồn nhân lực trong đó có những nội dung
đề cấp đến chất lượng đào tạo, chất lượng nguông nhân lực, chất lượng đội ngũgiảng viên dưới nhiều góc độ như:
Kinh nghiệm và những thành tựu phát triển giáo dục đào tạo trên thế giới,
của Nguyễn Tiến Đạt (2006); Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi (2006); Quản lý giáo dục, của
Bùi Minh Hiền (2006); Đổi mới, nâng cao năng lực, vai trò, trách nhiệm, đạo
đức của đội ngũ giảng viên và cán bộ quảng lý giáo dục trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế, NXB Lao động-Hà Nội (2007); … Ngoài ra còn một số luận
văn thạc sĩ tập trung về nghiên cứu đội ngũ giảng viên, giáo viên ở từng địa
phương, từng cơ sở đào tạo như: Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên
trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội giai đoạn 2007-2012, của Hoàng Ngọc
Hiền (2007); Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trường Cao đẳng dạy nghề Kỹ thuật Công nghệ, của Đinh Thị Kim Thanh
(2010); …
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu các giải pháp quản lýnâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội giaiđoạn 2012-2020
1.2 Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
Trang 141.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục
1.2.1.1 Quản lý
Khái niệm quản lý đã hình thành từ rất lâu và ngày càng được hoàn thiệncùng với sự phát triển của xã hội loài người Mọi hoạt động của xã hội đều cầnđến quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý Dưới đây là một sốquan niệm chủ yếu:
Theo F.F Annapu: “Quản lý là một hệ thống xã hội chủ nghĩa, là mộtkhoa học và là một nghệ thuật tác động vào hệ thống xã hội, chủ yếu là quản lýcon người nhằm đạt được những mục tiêu xác định, vừa ổn định bao gồm nhiềuthành phần có tác động qua lại lẫn nhau.”[9]
Các nhà lý luận quản lý quốc tế như: Frederich Wiliam Taylor 1915) người Mỹ; Heri Fayo (1841-1925) người Pháp; Max Weber (1846 - 1920)người Đức đều đã khẳng định: quản lý là khoa học đồng thời là một nghệ thuậtthúc đẩy sự phát triển xã hội
(1856-Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải thích: quản lý là sự sắp đặt, trôngnom công việc Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học–NXB Đà Nẵng 2002)giải thích: quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động hoặc trông coi và giữgìn theo những yêu cầu nhất định
Qua những quản điểm nêu trên, có thể tán thành định nghĩa có tính kháiquát về quản lý như sau: quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích củachủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể (đối tượng bị quản lý), bằng một
hệ thống luật pháp, chính sách, quy định, quy chế, hệ thống giải pháp, nhằm thayđổi trạng thái của khách thể (đối tượng bị quản lý), đưa hệ thống tiếp cận mụctiêu cuối cùng, phục vụ cho lợi ích con người
Quản lý là một hoạt động của trí tuệ, là một trong những công việc khókhăn phức tạp nhất trong các lĩnh vực hoạt động của con người Khi xã hội loài
Trang 15người xuất hiện, nhu cầu quản lý xã hội cũng dược hình thành như một tất yếulịch sử.
Như vậy, quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vậndụng các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công việc cácthành viên thuộc một hệ thống, đơn vị và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạtđược mục đích đã định
i Bản chất của quản lý
Bản chất của hoạt động quản lý theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và NguyễnThị Mỹ Lộc: là sự tác động có mục đích đến tập thể người nhằm thực hiện mụctiêu quản lý Trong giáo dục và đào tạo, đó là tác động của người cán bộ quản lýđến tập thể giảng viên, HSSV và các lực lượng giáo dục khác trong xã hội nhằmthực hiện hệ thống cac mục tiêu giáo dục
Quản lý giáo dục chỉ vì lợi ích phát triển của hệ thống giáo dục nhằm mụctiêu tối thượng là hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục, baogồm cả đối tượng giáo dục và chủ thể giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội
ii Chức năng của quản lý
Các chức năng quản lý là biểu hiện cụ thể của các hoạt động quản lý, làmột phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của khoa họcquản lý Quản lý gồm có 4 chức năng sau:
- Chức năng lập kế hoạch: Là quá trình thiết lập các mục tiêu, hệ thống
các hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó
- Chức năng tổ chức: Là quá trình xây dựng có cơ cấu tổ chức, tuyển dụng
cán bộ, nhân viên quy định trách nhiệm và quyền hạn, phân bổ sắp xếp cácnguồn lực cho các tổ chức để họ có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức mộtcách có hiệu quả Ứng với những mục tiêu khác nhau đời hỏi cấu trúc đơn vịcũng khác nhau Nhờ tổ chức có hiệu quả mà người quản lý có thể phối hợp điềuhành tốt hơn nguồn nhân lực và các nguồn lực khác Một tổ chức được thiết kế
Trang 16phù hợp sẽ phát huy được năng lực nội sinh và có ý nghĩa quyết định đến việcchuyển hóa kế hoạch thành hiện thực.
- Chức năng chỉ đạo: Là tác động, huy động con người và tổ chức trong
hệ thống thực hiện nhiệm vụ Chỉ đạo là quá trình theo dõi, giám sát, hướng dẫn,uốn nắn liên kết các thành viên trong tổ chức, động viên họ hoàn thành nhữngcông việc nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức
- Chức năng kiểm tra: Là chức năng quan trọng của quản lý Quản lý mà
không kiểm tra thì coi như không quản lý Nhờ có hoạt động kiểm tra mà ngườicán bộ quản lý đánh giá được kết quả công việc và uốn nắn, điều chỉnh một cáchkịp thời và đúng hướng nhằm đạt được mục tiêu đề ra Các yếu tố cơ bản củachức năng kiểm tra là:
+ Xây dựng chuẩn thực hiện
+ Đánh giá việc thực hiện trên cơ sở so sánh với chuẩn
+ Điều chỉnh hoạt động khi có sự chênh lệch so với chuẩn
Trường hợp cần thiết có thể phải điều chỉnh mục tiêu
Vai trò của kiểm tra đánh giá, rút ra bài học điều chỉnh mọi hoạt động củakhách thể quản lý là làm việc không thể thiếu chủ thể
Các chức năng quản lý là những hoạt động bộ phận tạo thành quy trình quản lý sau:
Sơ đồ 1.1 Mô hình của quy trình quản lý
Quản lý
Chỉ đạo
Tổ chứcKiểm tra
Lập kế hoạch
Trang 17Như vậy, quản lý là một quá trình trong đó các chức năng quản lý đượcthực hiện trong sự tương tác lẫn nhau, theo hướng này quản lý là quá trình lập kếhoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các công việc của các thành viên thuộc một hệthống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích
đã định
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợpcác lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hêo trẻ theo yêu cầuphát triển xã hội Ngày nay, với sứ mạng phát triển giáo dục thường xuyên, xãhội hóa giáo dục, công tác giáo dục không chỉ có giới hạn ở thế hệ trẻ mà chomọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục đượchiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học trong hệ thốnggiáo dục quốc dân
Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là tổ chức hoạt động dạy học, có tổchức được các hoạt động dạy học, thực hiện các tính chất của nhà trường phổthông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóađường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực đáp ứng nhucầu của nhân dân, của đất nước.[18]
Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thểquản lý ở các cấp độ khác nhau đến tất cr các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo
sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bạo sựtiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cả về mặt chất lượng.[18]
1.2.2 Giảng viên, đội ngũ giảng viên
1.2.2.1 Giảng viên
Trong hệ thống giáo dục Việt Nam có sử dụng ba thuật ngữ: Nhà giáo,Giáo viên và Giảng viên Điều 70, Luật giáo dục 2005 đã ghi rõ:
Trang 181 Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường,
cơ sở giáo dục khác
2 Nhà giáo phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt
b Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
c Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp
d Lý lịch bản thân rõ ràng
3 Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục Đại học gọi là giảngviên
Như vậy, giảng viên là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dụctrong các trường Đại học và Cao đẳng [24]
1.2.2.2 Đội ngũ giảng viên
Theo từ điển tiếng Việt, đội ngũ là “tập hợp gồm số đông người cùng chứcnăng hoặc nghề nghiệp tạo thành một lực lượng” [27, tr 39]
Trong lĩnh vực giáo dục, thuật ngữ đội ngũ được sử dụng để chỉ những tậphợp người được phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống giáo dục Ví dụ:đội ngũ giáo viên, đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường
Theo quan điểm hệ thống, tập hợp các giảng viên của một trường đại học,cao đẳng được gọi là đội ngũ giảng viên của trường đại học, cao đẳng Đây là hệthống mà mỗi thành tố trong nó có mối quan hệ lẫn nhau, bị ràng buộc bởi cơchế xác định Cho nên mỗi tác động đơn lẻ của hệ thống vừa có nghĩa cục bộ,vừa có ý nghĩa toàn thể với toàn hệ thống
Đội ngũ giảng viên là một tập hợp những nhà giáo làm nhiệm vụ giảngdạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và cao đẳng; họ được
tổ chức thành một lực lượng, cùng chung nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêugiáo dục đề ra cho các cơ sở giáo dục đó Đội ngũ giảng viên là lực lượng thamgia trực tiếp vào quá trình giáo dục Đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực có
Trang 19trình độ cao, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước Họ gắn bó với nhauthông qua lợi ích vật chất, tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật vàthể chế xã hội.
1.2.3 Chất lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên
bộ sự vật mà không tách rời ra khỏi sự vật Sự vật khi vẫn còn là bản thân nó thìkhông thể mất chất lượng của nó Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổicủa sự vật, về căn bản chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với tính quy định
về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi sự vật baogiờ cũng có sự thống nhất giữa số lượng và chất lượng
Như vậy, chất lượng phản ánh mặt vô cùng quan trọng của sự vật, hiệntượng và quá trình của thế giới khách quan
1.2.3.2 Chất lượng đội ngũ giảng viên
Để tạo dựng được thương hiệu, chất lượng cho các trường cao đẳng, đạihọc thì một trong những việc làm đầu tiên là cần phải có đội ngũ giảng viên cóchất lượng Trình độ của giáo viên trong trường cao đẳng không chỉ thể hiện ở
Trang 20trình độ chuyên môn mà còn phải am hiểu cả ngoại ngữ, tin học, đặc biệt là nănglực sư phạm, phương pháp giảng dạy …
Xuất phát từ những ý tưởng trên, chất lượng đội ngũ giảng viên được thểhiện ở 6 yếu tố cơ bản sau:
1 Phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp
2 Trình độ chuyên môn
3 Nghiệp vụ sư phạm (Phương pháp giảng dạy)
4 Nghiên cứu khoa học
5 Số lượng đội ngũ giảng viên
6 Cơ cấu đội ngũ giảng viênTrong đó 4 yếu tố đầu tiên tạo nên chất lượng của từng cá nhân ngườigiảng viên Như vậy đội ngũ giảng viên được đánh giá là đảm bảo chất lượng khi
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng (chất lượng hiểu là chấtlượng cá nhân) và phát huy 3 yếu tố trên tạo nên chất lượng của tập hợp đội ngũgiảng viên
Nếu nhìn từ góc độ cá nhân (trong đội ngũ) thì chất lượng thể hiện:
- Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn quốc gia
- Phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp tốt
- Năng lực nghiên cứu khoa học
- Khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất
i Về trình độ chuyên môn, dấu hiệu thể hiện chất lượng:
+ Trình độ đào tạo, bằng cấp đào tạo
+ Năng lực hoàn thiện nhiệm vụ được giao
+ Mức độ cống hiến của cá nhân đó với tập thể, tổ chức
Trình độ của đội ngũ giảng viên là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ củađội ngũ này, là điều kiện cần thiết để cho họ thực hiện hoạt động giảng dạy vànghiên cứu khoa học Trình độ của đội ngũ giảng viên trước hết được thể hiện ởtrình độ được đào tạo về chuyên môn
Trang 21Trình độ của đội ngũ giảng viên còn được thể hiện ở khả năng tiếp cận vàcập nhật của đội ngũ này với những thành tựu mới của thế giới, những tri thứckhoa học hiện đại, những đổi mới trong giáo dục và đào tạo để vận dụng trựctiếp vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình Mặt khác, trong
xu thế phát triển của xã hội hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là những công cụrất quan trọng giúp người giảng viên tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến củathế giới, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lựcgiảng dạy và nghiên cứu khoa học
ii Về trình độ nghiệp vụ sư phạm, dấu hiệu thể hiện chất lượng:
+ Năng lực giảng dạy các môn chuyên ngành của mình
+ Năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nộidung, từng phân môn, …
+ Năng lực giáo dục
+ Năng lực hoạt động xã hội
+ Năng lực tự học, học suốt đời để giảng dạy
Đối với đội ngũ giảng viên, năng lực được hiểu là trên cơ sở hệ thốngnhững tri thức mà người giảng viên được trang bị, họ phải hình thành và nắmvững hệ thống các kỹ năng để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả Kỹ
năng của người giảng viên được hiểu “là khả năng vận dụng những kiến thức
thu được và hoạt động sư phạm” [28, tr 520] và biến nó thành kỹ xảo Kỹ xảo
“là kỹ năng đạt tới mức thuần thục”[28, tr 552].
Năng lực giảng dạy của người giảng viên được thể hiện ở chỗ là ngườikhuyến khích, hướng dẫn, gợi mở các vấn đề để sinh viên phát huy tư duy độclập và khả năng sáng tạo của mình trong học tập và tìm kiếm chân lý khoa học.Thị trường sức lao động phát triển rất năng động đòi hỏi người giảng viên bằngtrình độ, nănng lực, kinh nghiệm và nghệ thuật sư phạm tạo ra điều kiện cho sinhviên phát triển nhân cách, định hướng cho họ những con đường kế tiếp cận chân
Trang 22lý khoa học, giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡngnăng lực học tập và năng lực thích nghi cho sinh viên.
iii Về năng lực nghiên cứu khoa học, dấu hiệu thể hiện chất lượng:
+ Có hoài bão, có sự say mê nghiên cứu khoa học để cải tiến nghề dạy+ Những công trình khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp
+ Những bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học và giáo dục
+ Mức độ áp dụng những công trình khoa học vào thực tiễn giảng dạy vàđời sống thực tiễn
Công tác nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học, Cao đẳng khôngchỉ tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, chấtlượng bài giảng và rèn luyện năng lực xử lý tình huống cho người giảng viêntrước những vẫn đề bức xúc của thực tiễn mà còn làm tăng tiềm lực khoa học vàcông nghệ quốc gia Việc nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên nhằm xâydựng và và phát triển nhân cách cho sinh viên, xây dựng cho họ bản lĩnh khoahọc và chính trị, đồng thời còn đóng góp vào tiềm lực khoa học và công nghệnhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học, Cao đẳng chủ yếu là nghiên cứu
cơ bản, nghiên cứu triển khai Vì vậy, người giảng viên phải có trình độ cao vànăng lực tốt mới có thể giải quyết được các vấn đề đặt ra Việc đánh giá chấtlượng và năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên không chỉ căn cứ vào sốlượng các công trình khoa học mà chủ yếu căn cứ vào giá trị và hiệu quả cáccông trình đó
iv Về phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp:
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT, qui định về đạo đức nhà giáo, trong
đó nhấn mạnh đến các yếu tố về phẩm chất - năng lực giảng viên, coi đó “là cơ
sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh; đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
Trang 23phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo [22].
Phẩm chất của từng giảng viên tạo nên phẩm chất chung của đội ngũ giảngviên, nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượngcủa đội ngũ giảng viên Phẩm chất đội ngũ giảng viên trước hết được biểu hiện ởphẩm chất chính trị Phẩm chất chính trị là yếu tố rất quan trọng giúp cho ngườigiảng viên có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của xã hội Trên cơ sở
đó thực hiện hoạt động giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho
sinh viên có hiệu quả Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chính trị là linh hồn,
chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ là cái xác không hồn Phải có chính trị rồi mới có chuyên môn… Nói tóm lại, chính trị là đức, chuyên môn là tài, có tài
mà không có đức là hỏng” [11, tr 188].
Phẩm chất đạo đức mẫu mực cũng là một trong những tiêu chuẩn hàngđầu của nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng Cùng với năng lựcchuyên môn, phẩm chất đạo đức được coi là yếu tố nền tảng của nhà giáo Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có
đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cúng không lãnh đạo được nhân dân” Trong sự
nghiệp “trồng người” phẩm chất đạo đức luôn có vị trí nền tảng Nhà giáo nóichung và đội ngũ giảng viên nói riêng phải có phâm chất đạo đức trong sáng,
phải “chí công, vô tư, cần, kiệm, liêm, chính” để trở thành tấm gương cho thế hệ
trẻ noi theo, để giáo dục đạo đức và xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ
Và như vậy, chất lượng thể hiện:
+ Có lý tưởng XHCN, có tình cảm với nghề sư phạm
+ Yêu quí, chăm lo đến sinh viên bằng cả tâm hồn Có tác phong lối sốngtrong sạch, giản dị
+ Là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo
Trang 24+ Luôn có trí học tập và bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ
Ngoài ra, những yếu tố tạo nên một giảng viên có chất lượng sẽđược hình thành và phát triển tốt hơn nếu người giảng viên đó có một sứckhỏe tốt, đủ sức thực hiện những nhiệm vụ của ngành đặt ra
Nếu nhìn từ góc độ tập thể đội ngũ giảng viên, chất lượng thể hiện:
+ Đạt chuẩn (số lượng và chất lượng)
+ Đồng bộ về cơ cấu tổ chức
+ Đoàn kết, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ
+ Được bồi dưỡng thường xuyên
+ Đạt hiệu quả trong công tác
Nếu nghiên cứu chất lượng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũgiảng viên với quan điểm từ từng cá nhân thì chất lượng thể hiện ở hiệu quả đàotạo mà kết quả học tập của sinh viên, khả năng chuyên môn nghiệp vụ của ngườigiảng viên là tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục của đội ngũ giảng viên nhàtrường
Nếu xem xét các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là mộttập thể thì chất lượng đó được thể hiện ở số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ giảng viên đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường hay chưa,
từ đó đề ra chiến lược đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này
Vì vậy, nghiên cứu việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên phải đềcập đến cả hai phương diện – vừa là cá nhân, vừa là tập thể Có như vậy mớiđánh giá đúng thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho toàn độingũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới
1.2.3.3 Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên
Quản lý nhà trường là vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục Quản lý nhàtrường là điều khiển nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tớimục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với từng học sinh, từng gia đình, đối vớingành giáo dục và toàn xã hội
Trang 25Quản lý ĐNGV là một trong những nội dung chủ yếu nhất trong quá trìnhquản lý nhân lực Quản lý ĐNGV phải thực hiện đầy đủ nội dung của quá trìnhquản lý nguồn nhân lực như: quy hoạch, tuyển dụng, bồi dưỡng, thuyên chuyển,
đề bạt, …
Đội ngũ giảng viên là một lực lượng lao động đặc biệt, bởi đối tượng vàmục tiêu của họ là trang bị tri thức và hình thành nhân cách người học ĐNGV lànhững người có tri thức, có trình độ học vấn và có nhân cách phát triển ở mức độcao Vì vậy, trong quá trình quản lý ĐNGV, người làm công tác quảm lý cầnphải có trình độ, phải hiểu về ĐNGV và hiểu công việc của họ; đồng thời phải cóhiểu biết sâu sắc về những vấn đề sau:
- Người quản lý phải gương mẫu trong mọi công việc, phải công khai dân chủ,làm việc có nguyên tắc và tuân thủ pháp luật Có lòng nhân ái vị tha, tôn trọng vàtạo điều kiện để giảng viên phát huy tính chủ động, sáng tạo và khả năng, thếmạnh của mỗi người để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đề ra
- Quản lý ĐNGV là hướng giảng viên vào việc phục vụ lợi ích của nhà trường,của xã hội; đồng thời đảm bảo được các lợi ích tinh thần, vật chất với mức độthỏa đáng cho mỗi cá nhân và toàn đội ngũ
- Phải có mục tiêu, kế hoạch, xây dựng và phát triển ĐNGV cho phù hợp để đápứng nhiệm vụ trước mắt cũng như chiến lược phát triển lâu dài, phù hợp với từnggiai đoạn phất triển của ngành, của xã hội trên cơ sở pháp luật
1.3 Tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên hiện nay, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
1.3.3 Tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên hiện nay
Một trong những điểm mới của Điều lệ trường Đại học vừa được ban hànhtheo Quyết định 58/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thay thế Quyếtđịnh 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003, là đã quy định cụ thể 5 tiêu chuẩn củagiảng viên đại học
5 tiêu chuẩn đó gồm:
Trang 26a Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡngnghiệp vụ sư phạm Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạycác môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối vớigiảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong cácchương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;
c Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc;
d Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
e Lý lịch bản thân rõ ràng
Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 Ban hành Điều lệ
trường Cao đẳng, Điều 26 Tiêu chuẩn của giảng viên, cán bộ và nhân viên, cũng
quy định:
1 Giảng viên trường cao đẳng phải có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
có trình độ chuyên môn, sức khoẻ tốt, lý lịch bản thân rõ ràng
2 Giảng viên các trường cao đẳng phải có trình độ từ đại học trở lên phùhợp với các môn học của ngành đào tạo Ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệpđại học loại khá, giỏi và người có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ có kinh nghiệmhoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành giảng viên Những người tốtnghiệp các ngành ngoài sư phạm phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
3 Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ và nhân viên các đơn vị trong trường caođẳng do Hiệu trưởng quy định
1.3.4 Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên
1.3.2.1 Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về đội ngũ giảng viên
Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII, về đổi mới công tác đào tạo đội ngũgiáo viên ghi: “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý giáo dục Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tàinăng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học”.[5]
Trang 27Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương về việcxây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đãnêu: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đượcchuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chútrọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề củanhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sựnghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhữngđòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD,Quyết định số 09/2005/QDD – TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ
đã nêu mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩnhóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệtnâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp
và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sựnghiệp giáo dục trong công cuộc đấy mạnh CNH, HĐH đất nước”
Ngày 2/11/2005, Chính phủ ra quyết định số 14/2005/NQ-CP về “Đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” đã nêu lênmục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới Trong đó vai trò của ĐNGV được đạt
ra trước tình hình mới
Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa IX về tiếptục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáodục – đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2010;
Ban Chấp hành Trung ương chủ trương đến 2020 toàn Đảng, toàn dân mànòng cốt là đội ngũ giáo viên và CBQLGD cần tập trung vào những nhiệm vụsao: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo chuyển biến cơ bản về chấtlượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáodục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng, lối sống cho người học.[5]
Trang 28Đội ngũ giáo viên nói chung và nhà giáo có vai trò và trách nhiệm rất quantrọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục Trong Luật Giáo dục, Điều 15 đã nêu:
“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT, qui định về đạo đức nhà giáo, nhấnmạnh đến các yếu tố về phẩm chất - năng lực giảng viên
Tại báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ X nói về Hợp tác quốc tế vềđào tạo và xây dựng chiến lược giáo dục – đào tạo đến năm 2010: Tăng cườnghợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến củathế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam; tham gia đào tạo nhân lựckhu vực và thế giới
1.3.3 Đặc điểm, vai trò và nhiệm vụ của ĐNGV trong trường cao đẳng
1.3.3.1 Vai trò của ĐNGV trong trường cao đẳng
Trong hoạt động của hệ thống giáo dục và đào tạo, ngoài công tác tổ chứcquản lý, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật thì giảng viên (GV) giữ vai trò đặc biệtquan trọng, là nhân tố quan trọng nhất giữ vai trò quyết định đến chất lượng củacông tác giáo dục và đào tạo Mỗi GV với phong cách và năng lực khác nhau sẽ
có sức truyền cảm, lôi kéo người học khác nhau, do vậy việc tiếp thu tri thức vàviệc hình thành nhân cách của học viên cũng khác nhau
Xã hội vận động và phát triển không ngừng, cải cách giáo dục và đào tạođòi hỏi phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho
xã hội Cải cách giáo dục và đào tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng củacông tác giáo dục, do đó việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đổimới phong cách và năng lực giảng dạy của GV là nhu cầu bức xúc vừa cần thiếtcấp bách, vừa căn bản lâu dài
Nghề dạy học là một nghề cao quí Bởi đây là nghề mà sản phẩm là sựtrang bị, tăng cường tri thức và giúp hình thành nhân cách cao đẹp cho conngười
Trang 29Sơ đồ 1.2 Vai trò của ĐNGV trong giáo dục đào tạo
1.3.3.2 Đặc điểm của đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng
Nền giáo dục đương đại và tương lai coi người học là trung tâm, nhưng đókhông phải là sự chuyển đổi vị trí giáo viên từ vai trò chủ thể thành khách thểcủa giáo dục Còn nếu xét từ góc độ của khoa học quản lý thì trong hoạt độnggiáo dục, người thầy luôn là chủ thể (quản lý), còn học trò là khách thể của họ
Khác với giáo dục phổ thông, đối tượng của giáo dục Đại học thuộc lứatuổi thanh niên, đó là những cá nhân đã trưởng thành cần học tập để trở thànhnguồn nhân lực bậc cao Do vậy đối với sinh viên, người thầy đại học phải nêugương ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là tấm gương nhân cách trong đời sống, tấmgương tâm huyết với nghề
Đi đôi với yêu cầu đạo đức, người thầy đại học phải biết đào tạo một cáchthông minh, tạo ra một thế hệ sinh viên thông minh- những con người có nănglực, biết cách làm, biết cách lập nghiệp phục vụ xã hội
CƠ SỞ VẬT CHẤT
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
NỘI DUNG ĐÀO TẠO
Trang 301.3.3.3 Nhiệm vụ của người giảng viên trong trường cao đẳng
Như đã trình bày, nhà giáo giảng dạy ở cơ ở giáo dục Đại học, cao đẳnggọi là giảng viên Như vậy giảng viên phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyềncủa nhà giáo
Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 Ban hành Điều lệ trường Caođẳng, quy định tại Điều 27- Nhiệm vụ của giảng viên, cán bộ và nhân viên:
1 Giảng viên, cán bộ, nhân viên trường cao đẳng phải nghiêm chỉnh chấphành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Thực hiện đầy đủcác quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức hoạt động của trường
và các quy định khác do Hiệu trưởng ban hành
2 Giảng viên trường cao đẳng phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể dướiđây:
a) Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình đã được Bộ Giáo dục vàĐào tạo và nhà trường quy định; viết giáo trình, phát triển tài liệu phục vụ giảngdạy học tập theo sự phân công của trường, khoa, bộ môn;
b) Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phươngpháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học;
c) Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyểngiao công nghệ theo sự phân công của trường, khoa, bộ môn;
d) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cáchcủa người học, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học,hướng dẫn người học trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng,đạo đức tác phong, lối sống;
đ) Không ngừng tự bồi dưỡng nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy
để nâng cao chất lượng đào tạo;
e) Hoàn thành tốt các công tác khác được trường, khoa, bộ môn giao [23]Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và không ngừng học tập để nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, người giảng viên ở các cơ sở giáo dục cao đẳng,
Trang 31Đại học còn phải tích cực tham gia nghiên cứu khoa học Họ phải không ngừngrèn luyện, tu dưỡng đạo đức để thực sự trở thành nhà giáo mẫu mực, là tấmgương sáng cho sinh viên noi theo Đồng thời, người giảng viên ở các trường nàycòn phải giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, từ đó giúpcho sinh viên lòng yêu người, yêu nghề và lý tưởng nghề nghiệp, có nhận thứcđúng đắn về nghề nghiệp, về vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng vàphát triển đất nước.
1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Kinh nghiệm của các trường đại học nổi tiếng thế giới đã chứng minh, chấtlượng đội ngũ giảng viên chính là yếu tố trung tâm quan trọng nhất quyết địnhtrực tiếp đến quá trình phát triển bền vững của một trường đại học
Thực vậy, danh tiếng của một trường đại học không phải là do trường đó cónhững giảng đường to đẹp, khuôn viên trường rộng hay thiết bị dạy học tiên tiếnhiện đại, mà là do trường đó có đội ngũ giáo viên với trình độ chuyên môn cao,
có phẩm chất tư tưởng và có sức cuốn hút về nhân cách Điều này nói rõ, sự lớnmạnh của đội ngũ giảng viên chính là nhân tố chính quyết định sự phát triển củatrường; không có đội ngũ giảng viên lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng sẽkhông có nhà trường vững mạnh Và khi trường và khoa đã vững mạnh sẽ tạođiều kiện cho đội ngũ giảng viên phát triển
Mặt khác, quá trình cải cách và sự phát triển không ngừng của kinh tế, chínhtrị và xã hội hiện nay đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về nhiệm vụ đàotạo đối với các trường đại học Bởi vì sự cạnh tranh trong xã hội và trên thế giớingày nay, suy đến cùng đó chính là sự cạnh tranh về yếu tố con người, trong đókinh tế tri thức, kinh tế toàn cầu hóa và sự nắm bắt nhanh về thông tin là đặcđiểm chính của quá trình cạnh tranh đó Đào tạo nhân tài, đào tạo nguồn laođộng có kiến thức chuyên môn cao, có kỹ năng, sáng tạo…là nhiệm vụ hàng đầucủa bất kỳ một trường đại học, cao đẳng nào Vì vậy, với vai trò là người thựchiện chức năng đào tạo nhân tài cho xã hội, là chủ thể quyết định sự phát triển
Trang 32quá trình cải cách đào tạo của mỗi trường đại học, cao đẳng, đội ngũ giảng viênphải không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng được những yêu cầu củaquá trình phát triển xã hội trong thời đại mới Trình độ cao thấp của đội ngũgiảng viên trong các trường đại học, cao đẳng trực tiếp ảnh hưởng đến thực lựckinh tế và trình độ khoa học công nghệ của quốc gia Một học giả người Mỹ chorằng “Sự thành công của nước Mỹ được quyết định bởi giáo dục chất lượng cao,
và để đạt được những thành công đó, điều quan trọng là phải xây dựng được độingũ giáo viên có trình độ cao” Do đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảngviên thông qua việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo, xây dựng cơ cấu kiến thứcmới, hợp lí dựa trên sự thích ứng với quá trình phát triển của xã hội là yêu cầu tấtyếu của phát triển thời đại
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong phần cơ sở lý luận, tác giả đã trình bày lịch sử nghiên cứu vấn đề vàxác định rõ việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảngviên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội là hết sức cần thiết, không trùng lậpvới các kết quả nghiên cứu trước đây Đã đề cập đến các khái niệm cơ bản vềquản lý, quản lý giáo dục; khái niệm về đội ngũ giảng viên cao đẳng, đại học;khái niệm về chất lượng, quản lý việc nâng cao chất lượng cho giảng viên Đặcbiệt trình bày tiêu chuẩn cần thiết cho đội ngũ giảng viên đồng thời phân tích cácchủ trương, đường lối phát triển hoạt động đào tạo, nhu cầu của xã hội về nguồnnhân lực và từ đó xác định các yêu cầu cấp thiết cho việc nâng cao chất lượnggiảng viên nói chung và trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội nói riêng Đâychính là những cơ sở lý luận cần thiết để tác giả đánh giá đúng thưch trường Caođẳng Cộng đồng Hà Nội về quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên của trườngCao đẳng Cộng đồng Hà Nội ở chương 2 và từ đó cũng là cơ sở cho giả thiếtkhoa học ở chương 3
Trang 33CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ NỘI
2.1 Khái quát về tình hình của trường CĐCĐ Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội được thành lập trên cơ sở trườngTrung cấp Xây dựng cũ, theo quyết định số 7320/ BGĐ&ĐT ngày 19 tháng 12năm 2005 của Thủ tướng chính phủ
Hiện nay, Trường là đơn vị sự nghiệp thuộc loại hình công lập, hoạt độngtrong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Trường thuộc hệ thống giáo dục cao đẳng,đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam; Tổ chức và hoạt động của trường thực hiện theo Luật Giáo dục năm
2005 và hướng dẫn bổ sung 2009
Trường trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội; chịu sự quản lýNhà nước của Bộ GD&ĐT về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sáchphát triển giáo dục đào tạo; đồng thời chịu sự quản lý lãnh thổ của UBND thànhphố Hà Nội
Trường hoạt động theo Điều lệ trường Cao đẳng do Bộ DG&ĐT ban hànhtháng 12/2003 và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng
Trường có chức năng chính là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật
và cán bộ quản lý cho Thủ Đô và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa họctheo quy định Hiện nay Trường đã mở rộng đào tạo một số ngành từ trung cấpđến đại học để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ Đô
Trang 34Các hoạt động nổi bật của Nhà trường:
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội đã trải qua 35 năm phấn đấu trưởngthành theo các mốc thời gian
- Trường đào tạo Công nhân xây dựng số 2 thành lập vào tháng 2/1973thuộc Công ty Xây dựng nhà ở số 1- Sở Xây dựng Hà Nội
- Đến tháng 2/1987 Trường sát nhập với Trường đào tạo Công nhân xâydựng số 3 thành Trường Công nhân xây dựng số 2 trực thuộc Sở Xây dựng HàNội
- Đến năm 1990 Trường được đổi tên chủ quản trực thuộc Ban giáo dụcchuyên nghiệp- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Đến tháng 4/1994 Trường được UBND Thành phố đổi tên thành Trường
Kỹ thuật Xây dựng số 2 – Trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
- Đến tháng 3/1998 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định nâng cấpthành Trường Trung học Kỹ thuật Xây Dựng Hà Nội – Thuộc Sở Giáo dục vàĐào tạo Hà Nội (trên cơ sở Trường KTXD số 2)
- Đến tháng 8/2000, UBND Thành phố ra quyết định sát nhập Trường đàotạo CNXD số 1 (trên cơ sở nhập Trường đào tạo CNXD số 1 và số 4 trước đây)vào Trường Trung học Kỹ thuật Xây Dựng Hà Nội
- Đến ngày 19/12/2005 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳngCộng đồng Hà Nội cho đến nay Trường đã đào tạo CNXD bậc 2/7 – 3/7, đào tạo
hệ kỹ thuật viên trung học, đến nay là hệ Cao đẳng chính quy, với nhiều chuyênngành khác từ cao đẳng đến thấp hơn, đáp ứng được nhu cầu của người học và
Xã hội
Từ cuối năm 2005, Trường bắt đầu có quyền tự chủ mạnh mẽ về tài chính
và các hoạt động khác trong khi số người của đơn vị còn rất cồng kềnh, chưa thểgiảm ngay và còn những bất cập về cơ cấu ngành nghề được đào tạo Lãnh đạophải tính toán cân đối hết sức chặt chẽ các khoản chi tiêu Việc đầu tư chonghiên cứu khoa học, mà kết quả của nó không phải thật thiết thực ngay, hiển
Trang 35nhiên là có nhiều trở ngại Tuy nhiên, nếu mở rộng tầm nhìn lâu dài thì Nhàtrường vẫn có cơ hội lớn để phát triển bề vững, tiếp tục công cấp nguồn nhân lựccủa địa phương mặc dù phải có những chuyển đổi phù hợp Trường đang địnhhướng tiến tới phấn đấu trở thành Trường Đại học trong tương lai.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của Trường hiện nay gồm:
- 01 Hiệu trưởng, 03 phó Hiệu trưởng
- Các hội đồng: Hội đồng khoa học và đào tạo và các hội đồng tư vấn khácđược thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng
- 7 phòng, ban và 2 trung tâm:
+ Phòng Tổ chức cán bộ
+ Phòng Đào tạo+ Phòng Công tác học sinh - sinh viên+ Phòng Hành chính Quản trị
+ Phòng Khoa học – Đối ngoại+ Phòng Kế toán tài vụ
+ Phòng Thanh tra – Khảo thí & Đảm bảo chất lượng+ Ban Thanh tra giáo dục
+ Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học+ Trung tâm Đào tạo – Quan hệ doanh nghiệp & Hỗ trợ sinh viên
- Các khoa: 7 khoa
+ Khoa Khoa học cơ bản+ Khoa Xây dựng
+ Khoa Kế toán+ Khoa Quản trị Kinh doanh+ Tài chính Ngân hàng+ Khoa Công nghệ Điện-Điện tử-Tin học+ Khoa Giáo dục Thường xuyên
Trang 37Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
HIỆU TRƯỞNG
Phó Hiệu trưởng (Đào tạo)
Phó Hiệu trưởng (Nội chính)
ĐẢNG ỦY
CÁC ĐOÀN THỂ
CÁC HỘI ĐỒNG
Phó Hiệu trưởng (Khoa học + Đối ngoại)
Ban Thanh tra GD
Phòng
Đào
tạo
Khoa Xây dựng
Khoa
Kế toán
Khoa Tài chính ngân hàng
Khoa Quản trị kinh doanh
Khoa ĐT- CNTT
Phòng HC- QT
Phòng
CT HSSV
Phòng TT-KT- ĐBCL
Phòng Khoa học ĐN
Ttrung tâm
QHDN
& Hỗ trợ HSSV
Trung tâm NNTH
Phòng TCCB
Phòng KTTV
Phòng Quản
lý dự án
Trang 382.1.2.2 Quy mô và các ngành nghề đào tạo của trường
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các ngành đào tạo và lưu lượng
2 Công nghệ kĩ thuật xây dựng 02
3 Công nghệ kỹ thuật điện 03
4 Hệ thống thông tin quản lý 04
5 Quản trị kinh doanh 05
6 Tài chính doanh nghiệp 06
1 Thi công xây dựng 01
2 Điện công nghiệp và dân dụng 02
(Nguồn: Phòng Đào tạo cung cấp đến ngày 30/9/2011)
Được thành lập từ năm 2005, khóa đầu tiên nhà trường tuyển sinh là nămhọc 2006-2007, từ đó đến nay có sự gia tăng đáng kể về quy mô đào, công táctuyển sinh đã thực hiện tốt chỉ tiêu về số lượng
Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường đã có những quan tâm thích đángtới sự phát triển của trường về cả số lượng và chất lượng Với một trường mớinâng cấp lên cao đẳng số lượng tuyển sinh hàng năm ổn định chứng tỏ nhữngquyết sách phát triển của lãnh đạo nhà trường là đúng đắn
Hiện nay, Nhà trường có gần 4.000 học sinh – sinh viên đang theo học cáchình thức sau: 1) Đào tạo CĐCQ: 2.766 sinh viên; 2) Đào tạo TCCN chính quy:
Trang 39741 học sinh; 3) Đào tạo CĐ liên thông: 299 sinh viên Sau đây là kết quả về quy
mô đào tạo của nhà trường từ năm 2007 đến năm 2011:
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số lượng HSSV qua các năm 2007-2012
Kết quả trên được thể hiện trên biểu đồ quy mô đào tạo của trường trong 5 nămqua
Biểu đồ 2.1 Quy mô đào tạo qua các năm 2007-2011
Trang 40Số HS hệ TCCN
Số SV CĐ liên thông
423
1819
1087
493 2600
2.1.2.3 Kết quả đào tạo
Bảng 2.3.Tổng hợp KQ học tập, rèn luyện đạo đức của HSSV từ 2007-2011
%
2007-2008 3,1 26,7 16,4 48,2 5,6 19,2 64,6 16,2 0,02008-2009 2,4 28,7 15,3 26,7 6,3 8,0 76,1 15,8 0,12009-2010 4,3 32,0 41,0 14,0 5,9 5,4 75,5 19,1 0,02010-2011 5,5 28,8 17,6 26,7 3,5 10,5 67,7 21,8 0.0
(Nguồn: Phòng Đào tạo, Phòng CT HSSV cung cấp đến ngày 30/9/2011)
Nhận xét:
Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt các chỉ tiêu về số lượng
và mở rộng quy mô, loại hình đào tạo, trường CĐCĐ Hà Nội luôn quan tâm tớiviệc nâng cao chất lượng đào tạo Kết quả nêu trên đã phản ánh sự đầu tư nângcao chất lượng đào tạo của nhà trường trong nhưng năm gần đây Là một trường