Giáo dục đạo đức cho HS THCS...15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH ...30 2.1 Khái quát tình hình phát triển kin
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ CẨM THỦY
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Tp Hồ Chí Minh, 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: LL&PP DH BỘ MÔN CHÍNH TRỊ
Mã số: 60.14.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐOÀN MINH DUỆ
Học viên: Nguyễn Thị Cẩm Thủy
Tp Hồ Chí Minh, 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, ngoài sự nổ lực cố gắng của bảnthân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều Thầy, Cô trong vàngoài nhà trường
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tớiPGS-TS Đoàn Minh Duệ - Người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên vàgiúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy côtrong khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Vinh và Trường THCSPhú Hòa Đông, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện tốt nhấtcho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngườithân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên giúp đỡtôi trong suốt thời gian qua
Tp Hồ Chí Minh, năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Cẩm Thủy
Trang 4BẢNG QUI ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT
CCTT: Cơ chế thị trường
CNH: Công nghiệp hóa
GDCD: Giáo dục công dân
GD – ĐT: Giáo dục đào tạo
GV: Giáo viên
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
GVBM: Giáo viên bộ môn
HĐH: Hiện đại hóa
Trang 5MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH THCS TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 81.1 Đạo đức là nền tảng của nhân cách 81.2 Giáo dục đạo đức cho HS THCS 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH 30
2.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế -xã hội và giáo dục của huyện Củ
Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây 302.2 Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho HS THCS trên địa bàn
huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh 38CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI,
TP HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 573.1 Đổi mới nhận thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
THCS trên địa bàn huyện Củ Chi 573.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho
HS các trường THCS trên địa bàn huyện Củ Chi 65
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 6A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ở thời đại nào, xã hội nào, con người cũng là chủ thể sáng tạo ra lịch
sử, là động lực của mọi sự phát triển xã hội Chính vì thế, con người càng cónhân cách cao đẹp thì sự tác động của con người đến xã hội càng lớn Côngcuộc CNH, HĐH đất nước đang đặt ra những yêu cầu to lớn về chất lượngnguồn lực con người, đó là sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ của con người Việt Nam, mà trước hết là của thế hệ trẻ
Coi GD – ĐT là quốc sách hàng đầu, Đảng ta đòi hỏi phải "tăng
cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước" [9;29] Từ đó cho thấy, giáo dục đạo đức là một trong những
điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ quá trìnhgiáo dục nhân cách, đào tạo con người trong nhà trường ở nước ta, đặc biệt
là trong nhà trường phổ thông, đối với học sinh ở lứa tuổi thiếu niên
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổimới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấpsang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sựquản lý của Nhà nước Kết quả là, chúng ta thu được nhiều thành tựu to lớnrất đáng tự hào về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục Tuy nhiên,mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục,trong đó có sự suy thoái về đạo đức của một số thanh niên và học sinh như:
có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, thiếu tính tự lập; nhữngtiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích Thêm vào đó, sự dunhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh,
Trang 7games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn,tình yêu; và gần đây nhất là tình trạng bạo lực học đường đã gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng về tính mạng, tinh thần trong lứa tuổi học sinh trunghọc cơ sở.
Thực trạng đó đã và đang là vấn đề bức xúc tại các trường THCStrên địa bàn huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây Từnhững mâu thuẫn rất nhỏ, các em sẵn sàng giải quyết bằng bạo lực hoặc thóa
mạ lẫn nhau… Tuy nhiên, cũng tại các trường THCS và THPT vấn đề giáodục đạo đức cho học sinh chưa thật sự được quan tâm, nhiều câu hỏi đặt rachưa được giải quyết Chính vì vậy đây vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của cáctrường phổ thông trong thời gian tới
Có thể nói, chưa bao giờ, vấn đề giáo dục đạo đức được đặt ra vớitầm quan trọng, tính cấp thiết và ý nghĩa xã hội rộng lớn như lúc này Chăm
lo cho sự phát triển đạo đức và đời sống tinh thần lành mạnh của cộng đồng xãhội là chăm lo tới tiềm lực phát triển lâu bền của cả một dân tộc
Xuất phát từ những lý do trên, với tư cách là một là giáo viên dạymôn GDCD ở trường THCS, tôi nhận thấy mình có trách nhiệm lớn lao cùngvới các thầy cô dạy môn học này trên địa bàn của huyện cùng nhau giảiquyết nhiệm vụ về tìm giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tưtưởng nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh Cũng vì vậy tôi
chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
cơ sở trên địa bàn huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học thạc sỹ.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói, từ khi có loài người là có giáo dục, hay lịch sử loàingười song hành với lịch sử giáo dục, sự tiến hóa của xã hội loài người cũngchính là sự phát triển của giáo dục
Trang 8Trong suốt thời kỳ phong kiến, nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc củanền văn hóa Trung Quốc, bởi trong hàng ngàn năm chúng muốn đồng hóadân tộc ta Cũng xuất phát từ đó, đạo học ở nước ta lấy chữ Nho làm trọng
và được gọi là chữ Thánh hiền, lấy đạo lý Khổng Mạnh làm kim chỉ nam,lấy Tứ thư, Ngũ kinh làm kinh điển Trong tiến trình lịch sử, đạo học thờiphong kiến cũng có nhiều thay đổi, song vẫn không thể thoát ly hoàn toànnhững nguyên tắc cơ bản trên
Người xưa đặc biệt chú trọng đến nhân cách của con người, do đóđạo học thời phong kiến lấy “Lễ” làm trọng, sau đó mới đến “Văn” Lễ giáophong kiến với phương châm thắt chặt số phận con người vào cỗ xe phongkiến, với các định chế ràng buộc bởi mối quan hệ Tam cương, Ngũ thường
…
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề giáo dục
đạo đức, giáo dục nhân cách con người Người từng nói “Có tài mà không
có đức là người vô dụng” Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo
đức trong các nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn,
thật thà dũng cảm” và Người nhấn mạnh “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”
Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Người, nhiều tác giả nước ta đãnghiên cứu về vấn đề này với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục conngười trong thời đại mới như các công trình nghiên cứu của GS Phạm Minh
Hạc "Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI", Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2010 hoặc của TS Nguyễn Quang Uẩn “Xây dựng lối sống và
đạo đức mới cho sinh viên đại học Sư phạm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH”
Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học công nghệ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội,1998
Trang 9Trong các tác phẩm của mình, GS Phạm Minh Hạc nêu lên một loạtvấn đề về giáo dục Việt Nam suốt từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủCộng hòa cho đến ngày nay Tác giả nêu bật tính chất của nền giáo dục ViệtNam là nền giáo dục nhân dân, nền giáo dục của một nước độc lập, tự do,tiến lên CNXH Nền giáo dục đó vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính
hiện đại và khoa học Trong tác phẩm "Giá trị học cơ sở lý luận góp phần
đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay", Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, 2010, GS VS Phạm Minh Hạc, đi từ góc độ nghiên cứugiáo dục học, tâm lý học, đến giá trị học trong thời điểm nhấn mạnh việc giữgìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại và cũng là
lúc trong xã hội "thang giá trị, định hướng giá trị có những biến động mạnh,
những thay đổi lớn, thậm chí có chỗ đảo lộn, gây nhiều bức xúc, băn khoăn,
lo lắng, có khi đến cay đắng, đau lòng Từ trong nhà ra ngoài ngõ, người người, nhà nhà quan tâm đến giáo dục, nhất là giáo dục đạo đức, nhân cách" [13; 5]
TS Nguyễn Quang Uẩn trong báo cáo tổng hợp đề tài khoa họccông nghệ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1998 đã nêu bật các nguyên lý,mục tiêu và phương pháp giáo dục toàn diện con người Việt Nam, mà đíchđến cuối cùng là đào tạo nên những con người tốt, có ích cho xã hội và cộngđồng, tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH và thúc đẩy xã hội tiến bộ
Trong những năm gần đây có một số luận văn Thạc sỹ đã chọn vấn
đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, thanh niên… như:
Nguyễn Thanh Hoà với đề tài Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh
viên ở Đại học Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2002; Nguyễn Thị Hoàng Oanh với đề tài Những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Trường
Trang 10THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo
dục, Đại học Vinh, Nghệ An, 2009; hoặc Phạm Văn Hòa với đề tài Những
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên Thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay, Luận
văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Đại học Vinh, Nghệ An, 2009
Các công trình nêu trên đã có những đóng góp quý giá cả về lý luận
và thực tiễn Về cơ bản các công trình làm rõ giáo dục đạo đức, lối sống làmục tiêu của nền giáo dục nước nhà Tuy nhiên, các công trình đó đề cậpđến cái chung như đạo đức con người trong thời kỳ mới, hay đạo đức, tưtưởng chính trị của sinh viên hoặc học sinh THPT Còn ở một địa bàn cụ thểnhư ở huyện Củ Chi thì các công trình chỉ mới gợi mở về mặt lý luận, cònthực tiễn hầu như chưa có công trình nào đề cập Vì vậy, nghiên cứu để nắmđược thực trạng và từ đó đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng caohiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS trong giai đoạn hiệnnay trên địa bàn huyện Củ Chi vẫn là vấn đề cấp thiết và là nhiệm vụ màmột người giáo viên dạy môn GDCD cần làm
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trang 11- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáodục đạo đức cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Củ Chi, TP Hồ ChíMinh giai đoạn hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Giả thuyết khoa học
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáodục đạo đức cho học sinh THCS ở các trường THCS trên địa bàn huyện CủChi, TP Hồ Chí Minh
6 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài sử dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Lênin, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Mác Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp quan sát, thu thập, xử lý thông tin
7 Đóng góp của luận văn
Báo cáo khoa học của đề tài sẽ giúp các trường THCS thực hiện cácgiải pháp phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho họcsinh; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên và học viên caohọc ngành chính trị
8 Cấu trúc của luận văn
Trang 12Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khào, nội dung của luậnvăn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
Chương 2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học cơ sở trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho
học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minhgiai đoạn hiện nay
B NỘI DUNG
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 Đạo đức là nền tảng của nhân cách
1.1.1 Khái niệm đạo đức
Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất,nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XX, Người đã công hiến cả đời mình cho sựnghiệp giải phóng và phát triển đất nước và con người Việt Nam đã để lạicho chúng ta cả một triết lý nhân sinh và hành động vì nhân sinh, triết lý ở
đời và làm người [10; 240].
Vì ở đời, con người ta ai cũng có cái hay, cái dở, cái tốt và cái xấu.Phải làm cho cái hay, cái tốt của mỗi người sẽ nảy nở như hoa mùa xuân,còn cái xấu, cái dở sẽ mất dần dưới ảnh hưởng của giáo dục và tự giáo dục.Đây là một trong những luận điểm tiêu biểu nhất cho chủ nghĩa nhân đạo,chủ nghĩa nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minh Cái hay, cái tốt ấy trong mỗicon người chính là đạo đức, và hễ phàm là con người thì phải có đạo đức,đạo đức là nguồn cội, là gốc rễ, là cơ quan chủ đạo điều chỉnh mọi hành vitrong xã hội của con người Vậy đạo đức là gì?
Đạo đức là một phạm trù thuộc hình thái ý thức xã hội, là tổng hợpnhững nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điềuchỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của conngười, vì sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với conngười, giữa cá nhân và xã hội
Quan niệm đạo đức theo lý luận duy vật lịch sử: Đạo đức là phạmtrù xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người Đạo đức là tổng hợp những
Trang 14quan niệm về thiện, ác, trung thực, giả dối, đáng khen, đang chê, cùng vớinhững quy tắc phù hợp với những quan niệm đó, nhằm điều chỉnh hành vicủa con người đối với xã hội, đối với giai cấp
Theo quan niệm phổ thông: Đạo đức là những phép tắc, căn cứ vàochế độ kinh tế, chế độ chính trị mà đặt ra, quy định quan hệ giữa người vớingười, giữa cá nhân và xã hội cốt để bảo vệ chế độ kinh tế, chế độ xã hội
Bản chất của đạo đức xã hội là một hình thái đặc biệt của ý thức xãhội, là sự điều chỉnh mối quan hệ xã hội, là biện pháp giải quyết và khắcphục các mâu thuẫn xã hội Và ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội loàingười thì sẽ tương ứng với một dạng đạo đức xã hội tương ứng
Đạo đức trong xã hội công xã nguyên thủy
Hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế xãhội đầu tiên của loài người Ý thức xã hội bắt đầu xuất hiện từ “Ý thức bầyđàn đơn thuần” tiến tới “Ý thức xã hội nguyên thủy” Thông qua lao động,ngôn ngữ , con người biểu lộ được những mối quan hệ tình cảm giữa cánhân và cộng đồng
Ở chế độ thị tộc, ý thức đạo đức gắn với cuộc sống tinh thần tổ tiên
là tôn giáo nguyên thủy, sinh ra từ các biểu tượng mông muội, tối tăm củacon người với thiên nhiên, họ đã tìm vật tổ để thờ cúng, đạo đức thể hiệndưới kinh nghiệm, truyền thống, phong tục tập quán và các điều cấm kỵ
Dấu hiệu của đạo đức nguyên thủy chưa trở thành quan hệ riêng biệt,chế định đơn giản, biểu hiện bằng tình cảm truyền thống thị tộc, nền tảngcủa đạo đức công xã nguyên thủy chính là sự hợp tác và công bằng
Đạo đức đúng nghĩa chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có đấu tranhgiai cấp, như vậy đạo đức xuất hiện ở công xã nguyên thủy chỉ ở trạng thái
mờ Những dấu hiệu của đạo đức hiện thực và ý thức đạo đức xã hội là quátrình lao động tập thể dần dần trở thành các chuẩn mực đạo đức xã hội
Trang 15Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ
Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội bắt đầu xuất hiện đối kháng giaicấp, có đấu tranh giai cấp, nhưng quan niệm đạo đức không đồng nhất vàmâu thuẫn, chức năng đầu tiên của đạo đức chính là biện pháp khắc phụcmâu thuẫn giai cấp, nhằm đè bẹp ý chí của giai cấp bị trị (nô lệ) để bảo vệquyền lợi giai cấp thống trị (chủ nô)
Đạo đức trong xã hội phong kiến
Xã hội phong kiến tồn tại đồng thời nhiều kiểu đạo đức: đạo đức củachính giai cấp phong kiến (địa chủ, quý tộc, quan lại thống trị), đạo đức củagiai cấp nông dân và những người lao động Tư tưởng quyền uy trở thànhnguyên lý đạo đức, đặt xã hội dưới sự thống trị của giai cấp phong kiến
Quyền uy là ý chí của giai cấp phong kiến, áp đặt bắt buộc mọi tầnglớp nhân dân phải phục tùng vô điều kiện “Quyền uy lấy sự phục tùng làmtiền đề”- vì vậy đạo đức phong kiến là những tiêu chuẩn, chuẩn mực hàkhắc đối với nông dân và nhân dân lao động
Đạo đức trong xã hội tư bản
Chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển, trình độ
xã hội hóa cao, sản xuất tập trung, năng suất lao động có hiệu quả rõ rệt,
Đó là mặt tích cực, nhưng chính giai cấp tư sản đã để lại cho xã hội nhiềuhiệu quả tiêu cực về đạo đức
Quá trình tích lũy tư bản chính là bước suy đồi về đạo đức, bằng sựbóc lột giá trị thặng dư một cách tàn bạo đối với giai cấp công nhân và nhândân lao động Chính giai cấp tư sản đã tạo nên một lớp người kiên cường đốitrọng với chủ nghĩa tư bản đó là lực lượng xã hội tiến bộ trong công nhân,nhân dân lao động, có tư tưởng đạo đức đối lập với đạo đức tư bản
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với quy luật giá trị của nólàm cho đạo đức tư bản chủ nghĩa lệ thuộc vào đồng tiền Đồng tiền có thể
Trang 16thúc đẩy xã hội tư bản phát triển nhưng đồng thời cũng trở thành uy lựcmạnh mẽ có thể kích thích mọi động cơ, mọi dục vọng thấp kém và hèn hạnhất.
Đạo đức trong xã hội xã hội chủ nghĩa
Đạo đức xã hội chủ nghĩa xuất hiện và hình thành trong lòng tư bảnchủ nghĩa, quan niệm đạo đức xã hội chủ nghĩa đối lập với tư bản chủnghĩa
Đạo đức xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm:
Thứ nhất, đạo đức xã hội chủ nghĩa là nền đạo đức tiến bộ nhất trong
quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người:
Quá trình phát triển đi lên của cách mạng là quá trình người laođộng được giải phóng và làm chủ về kinh tế, xã hội Vì thế đạo đức xã hộichủ nghĩa được biểu hiện bằng quá trình giải phóng xã hội, giải phóng conngười
Thứ hai, đạo đức xã hội chủ nghĩa là nền đạo đức có giá trị phổ biến
và nhân đạo:
Trong các xã hội cũ, đạo đức đã trở thành phương tiện, công cụ đểgiai cấp thống trị đàn áp bóc lột nhân dân lao động Dưới chế độ xã hội chủnghĩa, khi giai cấp công nhân đại diện cho lợi ích của nhân dân lao độngnắm được chính quyền thì lợi ích của người lao động và toàn xã hội thốngnhất với nhà nước Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân
và vì dân, là điều kiện thuận lợi để mọi giá trị đạo đức, mọi phẩm chất caođẹp của nhân dân, của dân tộc phát huy
Ở đó, mọi giá trị sáng tạo của nhân dân lao động hoặc không đượcbiết đến, hoặc bị vùi dập, trong xã hội chủ nghĩa người lao động được thamgia và phát huy sáng tạo, giá trị mới ngày càng nhiều, càng đông đảo, nhân
Trang 17dân lao động vừa là chủ thể, vừa là động lực, vừa là mục tiêu sáng tạo mọigiá trị tinh thần văn hóa.
1.1.2 Sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở
Đối với mỗi cá thể người, lúc khởi đầu, khi vừa sinh ra, mới chỉthuần túy là một thực thể sinh vật, chưa hề có nhân cách, dù đó là một sinhvật - người
Thực tế trên thế giới, đã có không ít trường hợp trẻ bị lạc trong rừng,sống giữa bầy sói, được sói nuôi, lớn lên thành một thiếu niên, tuy nhiên,đứa trẻ đó chỉ biết bò bằng bốn chi như sói, không biết nói tiếng người, chỉ
hú như tiếng sói, ăn uống và săn mồi như sói Khi những đứa trẻ này đượcphát hiện và đưa trở lại hòa nhập cùng xã hội loài người thì quá trình thíchnghi diễn ra rất khó khăn, đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ Như vậy, nhân cáchkhông phải là cái xuất hiện ngay từ đầu cùng với cơ thể sinh vật Về bảnchất, nhân cách là một sản phẩm của lịch sử xã hội đối với con người, khicon người được đặt trong môi trường xã hội, thông qua hoạt động và đượcgiáo dục, từ giáo dục con người có khả năng tự giáo dục bản thân mình trongquá trình phát triển
Nhân cách được hình thành và phát triển trong quá trình sống - hoạtđộng - giao tiếp của con người, là kết quả của quá trình truyền đạt và lĩnh
hội các kinh nghiệm sống của cá thể trong môi trường xã hội.
Sự hình thành nhân cách của mỗi người là quá trình thâm nhập vàchiếm lĩnh các quan hệ xã hội của bản thân nó Nhân cách là một sản phẩm
xã hội gắn liền với hoạt động sống của từng cá thể và thuộc về giá trị xã hội
mà cá thể chiếm lĩnh Mặt khác, trong các yếu tố để hình thành và phát triểnnhân cách, môi trường tự nhiên và xã hội là điều kiện quan trọng
Trang 18Môi trường tự nhiên như hoàn cảnh địa lý, khí hậu, sinh thái tạo ranhững điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho sự sinh sống của con người,qua đó tác động đến sự phát triển của nhân cách Chính do những ảnh hưởngcủa các hoàn cảnh địa lý, khí hậu, sinh thái mà ở từng cộng đồng dân cư trênmột vùng lãnh thổ đã hình thành nên tính cách chung, tính cách phổ biến, trởthành dấu hiệu đặc trưng của cộng đồng đó Nhờ thế, người ta có thể nói đếntính cách người miền núi, tính cách người vùng biển
Môi trường xã hội như hoàn cảnh gia đình, dòng họ, bạn bè, cáccộng đồng mà cá nhân tham gia và rộng hơn nữa là thể chế chính trị, luậtpháp, hệ tư tưởng, tôn giáo, truyền thống văn hóa của dân tộc nghĩa là tất
cả những gì tạo ra quan hệ xã hội, chi phối quan hệ xã hội đó Môi trường xã
hội ảnh hưởng một cách mạnh mẽ và để lại dấu ấn sâu sắc đến sự phát triển
nhân cách của con người Chính nó tạo ra những dấu hiệu khác biệt về nhâncách giữa các tầng lớp xã hội, giữa các cộng đồng nghề nghiệp, giữa các họ,tộc, trong gia đình…
Nhân cách vận động không ngừng trong các chu trình liên tiếp nhau,chuyển hóa lẫn nhau giữa hai quá trình nói trên
Đối với lứa tuổi học sinh THCS thì sự hình thành và phát triển nhâncách bắt đầu bằng sự hình thành tự ý thức
Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượngsâu sắc đến đời sống tâm lý, đến hoạt động học tập, hoạt động giáo tiếp …của lứa tuổi này Nhu cầu tự ý thức được nảy sinh từ nhu cầu cuộc sống, tựhoạt động thực tiễn, từ sự mong muốn của người lớn, của tập thể quy định
Do sự phát triển mối quan hệ với tập thể, với đời sống xã hội mà học sinhTHCS nảy sinh nhu cầu đánh giá khả năng của mình, tìm kiếm vị trí củamình, hành vi của mình Sự tự ý thức cùa lứa tuổi này được bắt đầu bằng sự
tự nhận thức hành vi của mình Lúc đầu các em tự nhận thức những hành vi
Trang 19riêng lẻ, sau đó là toàn bộ hành vi của mình, cuối cùng các em nhận thức vềnhững phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của minh.
Sự hình thành tự ý thức của các em là một quá trình diễn ra dần dần.Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, không phải toàn bộ những nét tínhcách được các em bắt đầu ý thức cùng một lúc Những phẩm chất các em ýthức được trước là những phẩm chất có liên quan đến việc học tập, ví dụ nhưtính kiên trì, sự chú ý, sự chuyên cần… Sau đó là thể hiện thái độ với ngườikhác, ví dụ như tình bạn, tính vị tha, tính nhẫn nại hay tính cố chấp, bướngbỉnh …Tiếp đến là những phẩm chất thể hiện thái độ đối với bản thân, ví dụnhư tính khiêm tốn, tính tự cao, tính khoe khoang, tính nóng nảy, tính điềmtĩnh… Và cuối cùng là những nét tính cách tổng hợp thể hiện nhiều mặt củanhân cách như tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng, danh dự, tính nguyêntắc, tính mục đích, thái độ lắng nghe, tôn trọng người khác…
Sở dĩ quá trình hình thành sự tự ý thức diễn ra như trên là vì hoạtđộng học tập và thái độ đối với mọi người được các em xác định là mặt chủyếu của nhân cách Những nét tính cách như khiêm tố, tự cao hay khoekhoang là những nét tính cách mà các em dễ dàng tự nhận thấy trong khigiao tiếp với mọi người Còn những nét tính cách như tình cảm trách nhiệm,tính nguyên tắc, tính mục đính hay thái độ lắng nghe, tôn trọng người khác
là những tính cách phức tạp tổng hợp, do đó mà các em khó nhận thấy ngay
Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là sự mâu thuẫngiữa nhu cầu tìm hiểu của bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích cáiđúng đắn sự biểu lộ của nhân cách Trên cơ sở đó nảy sinh những xung đột
do mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng cùa chính các em với địa vị thực tế củachúng trong tập thể, mâu thuẫn của các em với người lớn, với bạn bè cùnglứa tuổi hoặc với chính bản thân mình
Trang 20Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức của lứa tuổi học sinhTHCS là cuộc sống tập thể của các em, nơi có nhiều mối quan hệ giá trịđúng đắn Những mối quan hệ đó sẽ giúp các em hình thành lòng tin vànhững yêu cầu ngày càng cao hơn đối với những hành vi, thái độ của mình
để các em tìm kiếm cho mình một vị trí nhất định trong các mối quan hệ đó.Đây đồng thời là quá trình giúp cho sự hình thành và phát triển nhân cáchcủa lứa tuổi các em
1.2 Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
“Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11,12 tuổi đến 14,15 tuổi, là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS” [14; 28] Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong
thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sangtuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như:
“thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo” Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp
và tầm quan trọng của lức tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các emđang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởng thành), tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọimặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này
Nội dung cơ bản của sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh THCS so vớinhững lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trítuệ, đạo đức Sự xuất hhiện những yếu tố mới từ sự trưởng thành do kết quảcủa biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của lcác kiễu quan hệ với người lớnvới bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội…
Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách của học sinh THCS làtính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những giá
Trang 21trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đángvới người lớn, với bạn bè và cuối cùng là với chính bản thân mình nhằm xâydựng nhân cách của mình, thiết kế tương lai của mình một cách độc lập.
Tuy nhiên quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian
và phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em, do đó sự phát triểnntâm lý ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt Ở lứa tuổi thiếuniên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” ,điều nàyphụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống,hoạt động…của các em Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khácbiệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điềunày do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên Hoàn cảnh
đó diễn ra theo hai hướng:
Thứ nhất, những yếu tố của hoàn cảnh kìm hãm sự phát triển tính người lớn:
Hiện nay, mỗi gia đình thường rất ít con, do đó, tâm lý chăm con nhưthuở còn ẵm ngửa vẫn còn trong lối suy nghĩ và hành động của không ít bậccha mẹ Mặt khác, do lo sợ con bị ảnh hưởng những tệ nạn bên ngoài xã hội
mà ra sức che chắn, bảo bọc cho con và quên rằng con đã lớn, đã đến lúc độclập tự chủ trong một số hoạt động cơ bản nhất định
Vì ít con, muốn con phải thành đạt, phải có danh trong xã hội, cha
mẹ ép trẻ chú tâm vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, khôngcho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, hay tham gia làm nhữngcông việc khác nhau của gia đình, của xã hội Dần dà, trẻ quen dần với sựsắp đặt, bảo bọc ấy, thiếu hẳn những kỹ năng sống cơ bản mà trẻ khác cùnglứa tuổi có được, lúc đó ta chỉ thấy một đứa trẻ trong thân hình của ngườitrưởng thành Trong khi đó, xu thế xã hội và bối cảnh đất nước đòi hỏi thế
Trang 22hệ trẻ hiện nay phải xung kích, năng động, sáng tạo, nhạy bén, dám nghĩ vàbiết làm.
Thứ hai, những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn:
Nguồn thông tin phong phú, sự gia tăng về thể chất, về giáo dục,nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻphải lao động nhiều để sinh sống, để phụ giúp gia đình, để tự trang trảinhững chi phí học tập… Điều đó hướng trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn
Tất cả những điều kiện khác nhau trong cuộc sống sẽ tạo ra sự khácbiệt căn bản đối với mỗi em trong cùng một lứa tuổi
Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều,nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít, kỹnăng sống kém và tương đối thụ động khi ra xã hội
Cũng có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉquan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với xu thế thời tranghiện tại, từ tóc tai đến quần áo đến dáng đi, giọng nói…Các em coi trọngviệc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ vềcác vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn Hoặc các emhọc đòi những thói như tật xấu như uống rượu bia, hút thuốc, quan hệ nam
nữ sớm… để chứng tỏ mình đã lớn
Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài,nhưng thực tế đang cố gắng tự rèn luyện mình để có được những đức tínhcủa người lớn như: dũng cảm, tự chủ, độc lập …
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên
có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là thời kỳ phát triển phứctạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởngthành sau này Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ : trong thời kỳ này
Trang 23những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội vàđạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triểntrong tuổi thanh niên.
Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa
dễ dàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say…Điều này do ảnhhưởng của sự phát dục và thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên Nhiềukhi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ứcchế đã làm cho các em không tự kiềm chế nổi
Thiếu niên dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sựđánh giá thiếu công bằng của người lớn
Tâm trạng của thiếu niên thay đổi nhanh chóng, thất thường, có lúcđang vui nhưng chỉ là một cớ gì đó lại sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bựcmình nhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười ngay Do đó, nên thái độ củacác em đối với những người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẫn
Rõ ràng, cách biểu hiện xuc cảm của thiếu niên mang tính chất độcđáo Đó là tính bồng bột, sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi
Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên,giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhâncách toàn diện
Sự hình thành đạo đức của học sinh THCS
Đến tuổi thiếu niên, do sự mở rộng quan hệ xã hội, do sự phát triểnmạnh mẽ của tự ý thức…mà trình độ đạo đức của các em được phát triểnmạnh Sự hình thành ý thức đạo đức nói chung, sự lĩnh hội tiêu chuẩn củahành vi đạo đức nói riêng là đặc điểm tâm lí quan trọng trong lứa tuổi thiếuniên
Trang 24Bên cạnh sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh học thì sự hình thành đạođức của lứa tuổi học sinh THCS còn do sự thay đổi của điều kiện sống quyđịnh.
Trong gia đình, địa vị của các em đã thay đổi, được gia đình thừanhận là một thành viên tích cực, được giao những nhiệm vụ cụ thể như chămsóc em, nấu cơm, quét dọn … hay được tham gia bàn bạn một số việc quantrọng Đối với một số gia đình neo đơn hoặc khó khăn, ở lứa tuổi này các em
đã ý thức được những nhiệm vụ đó và thực hiện rất tích cực Một số em cònphải tham gia lao động vừa sức để góp phần nâng cao thu nhập của gia đìnhhoặc để tự trang trải những chi phí cá nhân
Chính những thay đổi đó trong đời sống gia đình đã động viên, kíchthích học sinh THCS hoạt động tích cực, độc lập, tự chủ hơn
Hoạt động học tập của học sinh giai đoạn này có những thay đổiđáng kể Bắt đầu vào trường THCS, các em được tiếp xúc với nhiều mônhọc khác nhau, có nội dung sâu sắc và phong phú, đòi hỏi các em phải thayđổi cách học, từ học thuộc lòng (ở tiểu học) chuyển sang lắng nghe, đọchiểu, nắm ý và tự diễn đạt lại Sự phong phú đa dạng của môn học làm tăngkhối lượng tri thức mà các em lĩnh hội được, từ đó tầm hiểu biết cũng mởrộng hơn
Cạnh đó, mỗi một môn học các em được tiếp xúc với một người thầykhác nhau, với phong cách khác nhau, phương pháp dạy học cũng khác nhau
sẽ tác động đến việc lĩnh hội tri thức cũng như sự phát triển về trí tuệ vànhân cách của các em
Tuổi thiếu niên là lứa tuổi hình thành thế giới quan, lí tưởng, niềmtin đạo đức, những phán đoán giá trị…Do đó, tác phong và đạo đức củangười thầy giáo mang ảnh hưởng sâu sắc và quan trọng tới sự hình thành vàphát triển nhân cách của học sinh
Trang 25Về mặt xã hội, các em đã được xã hội thừa nhận như một thành viêntích cực và được giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khácnhau như tuyên truyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đìnhthương binh liệt sĩ…Lứa tuổi này các em rất thích tham gia các công tác xãhội vì giai đoạn này, các em có sức lực, có hiểu biết nhiều, muốn được mọingười thừa nhận mình là người lớn và thích làm những công việc được nhiềungười biết đến, nhất là những công việc của người lớn Mặt khác, hoạt động
xã hội là hoạt động tập thể, khi tham gia các hoạt động này các em được mởrộng mối quan hệ, tầm hiểu biết cũng được nâng cao hơn, đặc biệt là sự tíchlũy cho mình những kỹ năng sống
Nhưng cũng có cả những kinh nghiệm và khái niệm đạo đức hìnhthành một cách tự phát ngoài sự hướng dẫn của giáo dục, do ảnh hưởng củanhững sự kiện trong sách, phim, mạng internet, bạn bè xấu…Do vậy, các em
có thể có những ngộ nhận hoặc hiểu phiến diện, không chính xác một sốkhái niệm đạo đức… Trong công tác giáo dục cần chú ý giúp các em hiểuđược khái niệm đạo đức một cách chính xác… và tổ chức hành động đểthiếu niên có được kinh nghiệm đạo đức đúng đắn…
Thực tế hiện nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các học sinhchưa có nhận thức và hành vi đúng đắn, lối sống ích kỷ, ham hưởng thụ,đua đòi, chạy theo các giá trị vật chất dẫn đến sao nhãng học tập Một sốnhững biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống đáng lo ngại là thiếu tôntrọng thầy cô giáo, coi thường kỷ luật nhà trường, nói tục chửi thề; thíchthể hiện bản thân một cách thái quá; quan hệ yêu đương quá sớm, khônglành mạnh; gian lận trong học tập và thi cử; thiếu ý thức tôn trọng và làmtheo pháp luật…Ngoài những vụ việc tội phạm hình sự, tình trạng học sinh
vi phạm tệ nạn xã hội như “nghiện” game, chat, ma túy… cũng gây nhứcnhối trong dư luận xã hội
Trang 26Trong khi đó, học sinh chính là những người chủ nhân tương lai củađất nước, muốn đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châunhư lời Bác Hồ căn dặn thì người học sinh hôm nay phải có đầy đủ đức vàtài Muốn được vậy phải rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhàtrường, khi mới bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách.
1.2.2 Bản chất và nội dung của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
Giáo dục đạo đức với mục tiêu nhằm chuyển hóa những nguyên tắc,chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách chohọc sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tựgiác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy địnhcủa pháp luật
Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làmviệc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mốiquan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau
Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt toàn bộ hoạtđộng giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành và phát triểnnhân cách Giáo dục đạo đức phải trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, làvấn đề của mọi vấn đề trong chiến lược GD-ĐT vì sự phát triển con người
và phát triển xã hội
Đối tượng của giáo dục là con người Từ lúc được sinh ra, rồi lớn lên
và trưởng thành - cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, tức là toàn bộ đời sốngsinh lý - tâm lý - cho đến suốt cuộc đời sau này gắn với nghề nghiệp và hoạtđộng xã hội, với tư cách là một con người của xã hội, một công dân của nhànước, một cá nhân - chủ thể của hoạt động, một cái TÔI - Nhân cách, conngười luôn luôn ở trong những ảnh hưởng và tác động của giáo dục
Trang 27Giáo dục là một quá trình thường xuyên và liên tục Nói giáo dụcthường xuyên là nói giáo dục suốt đời, làm cho giáo dục có mặt trong toàn
bộ cuộc đời của mỗi cá thể
Giáo dục không phải chỉ dành cho một nhóm, một tầng lớp ngườiđặc biệt nào mà phải hướng tới tất cả mọi người trong xã hội, ai ai cũng có
cơ hội tiếp nhận nền giáo dục của xã hội để phát triển Con đường xã hội hóa
giáo dục là con đường phát triển giáo dục của toàn dân và cho toàn dân Một
xã hội văn minh và tiến bộ có thể được xem xét và đánh giá bởi nhiều tiêuchí, nhiều thước đo khác nhau, nhưng nhất thiết không thể thiếu tiêu chí vàthước đo về giáo dục Khi Đảng và Nhà nước ta xác định GD-ĐT là quốcsách hàng đầu thì điều đó đã nói lên tầm quan trọng chiến lược của giáo dụcđối với sự phát triển của con người và xã hội Điều đó cũng thể hiện nổi bậttính chất nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo trong sự phát triển mà chế độ xãhội chủ nghĩa ưu việt của chúng ta hướng tới: Phát triển vì tự do và hạnhphúc của con người và của tất cả mọi người trong xã hội
Con người là mục tiêu và động lực của phát triển Mọi hoạt động dẫntới phát triển và mọi thành quả đạt được trong phát triển đều phải hướng tới
sự phát triển con người, phục vụ cho sự phát triển con người Không có conngười là chủ thể hoạt động, là nguồn lực của mọi nguồn lực thì không có bất
cứ một sự biến đổi và phát triển nào của xã hội được tạo ra Vì thế trong bàiviết “Đổi mới – Sự lựa chọn cách mạng nhằm mục tiêu phát triển của ViệtNam” nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trần
Đức Lương nhấn mạnh “Phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con
người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước, là
yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [15; 17].
Trang 28Giáo dục nhằm tạo ra những con người như thế để phát triển xã hội.Xét theo quan điểm phát triển thì việc xem nhẹ hoạt động giáo dục và sự suythoái giáo dục, đặc biệt là suy thoái đạo đức của con người và nền tảng đạođức của xã hội là điều nguy hiểm nhất đối với sự tồn vong của xã hội đó Đócòn là những con người có những tình cảm tốt đẹp với con người để giữ chođược nhân tính, trở nên lương thiện, tử tế giữa mọi người và không đánh mấtlương tâm - sức mạnh đạo đức giúp con người biết bảo vệ và tự bảo vệ phẩmgiá làm người của mình và của người khác trong đồng loại.
Trong thực tế, không ít người mắc lỗi lầm, trở thành tội phạm ở tuổi
vị thành niên Cũng không ít người lại mắc lỗi lầm và phạm tội khi đã hoàntoàn trưởng thành về mặt xã hội, cũng có những người lại vấp ngã và tựđánh mất nhân cách, nhân tính của mình khi đã ở vào tuổi tưởng như khôngcòn mắc sai lầm nữa Đủ thấy, trong cuộc hành trình ở đời, để giữ cho đượctrọn vẹn đạo làm người, đối với con người là cả một quá trình tập luyện vàtranh đấu để theo điều phải, tránh điều trái, theo cái tốt, tránh cái xấu, làmđiều thiện, hướng thiện, tránh điều ác và biết đấu tranh làm lành mạnh môitrường xã hội, là cuộc đấu tranh để tự vượt qua những sự tầm thường, nhỏnhen, xấu xa, hư hỏng trong chính bản thân mình, bởi mỗi con người đều có
cái hay và cái dở, cái tốt và cái xấu ở trong lòng.
Như vậy, giáo dục xã hội là một quá trình thường xuyên, liên tục,
không bao giờ được xem là đã xong, là đủ Chừng nào con người còn sống,chừng đó con người còn cần đến sự giáo dục Chừng nào xã hội còn tồn tại,chừng đó giáo dục vẫn song hành cùng với sự vận động và phát triển
Giáo dục đạo đức vừa là một trong những phương diện hợp thành nộidung giáo dục, lại vừa là cái xuyên suốt, bao trùm toàn bộ nội dung giáo dục
đó - trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội
Trang 29Nội dung của giáo dục đạo đức, nói một cách tổng quát, bao gồm
giáo dục nhận thức để hình thành ý thức đạo đức; bồi dưỡng tình cảm để
hình thành và phát triển những xúc cảm, tình cảm đạo đức trong sáng, cao
quý thuộc về nhân tính của con người; xây dựng niềm tin đạo đức dựa trên
cơ sở kết hợp hài hòa giữa nhận thức và tình cảm đạo đức đã đạt được; tập
luyện hành vi và trau dồi thói quen trong những ứng xử đạo đức hàng ngày
giữa người với người Tổng hợp và chung đúc những cái đó trong giáo dục
đạo đức đối với con người là để hình thành ở mỗi người nhu cầu đạo đức.
Nhu cầu đạo đức đó chính là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của đời sống tinhthần phong phú của con người, là những giá trị và chuẩn mực đạo đức màcon người đã chiếm lĩnh được, coi đó là giá trị và ý nghĩa của lẽ sống, lối
sống và nếp sống hàng ngày.
Nội dung giáo dục đạo đức có thể được hình dung theo nhữngphương diện khác nhau và trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt độngsống của con người tùy thuộc vào những tiếp cận khác nhau tới đạo đức học.Giáo dục đạo đức có thể chú trọng nhiều tới việc giáo dục và rèn luyện các
đức tính, các phẩm chất đạo đức của cá nhân Cũng có khi, giáo dục đạo đức
được nhấn mạnh từ yêu cầu thực hiện các chuẩn mực đạo đức của xã hội.Lại cũng có thể nhấn mạnh tới giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc, giữgìn và phát huy những giá trị, bản sắc dân tộc trong truyền thống đạo đức đónhư lòng yêu nước, thương người, tính vị tha, bao dung trong văn hóa đạođức Việt Nam
Cũng có khi, giáo dục đạo đức được hình dung ở giáo dục đạo đứcnghề nghiệp, nổi bật là đạo đức của người thầy giáo, đạo đức của người thầythuốc (y đức), đạo đức của nhà khoa học, của người nghệ sĩ tức là đạo đứcthông qua nghề nghiệp chuyên môn
Trang 30Dù tiếp cận theo hướng nào thì nội dung giáo dục đạo đức vẫn phảichú trọng tới điều căn bản là con người phải chứng minh phẩm chất đạo đứccủa mình trong cuộc sống, lao động, học tập mỗi ngày.
Đặc điểm của giáo dục đạo đức trong nhà trường trung học cơ sở
Đặc điểm của giáo dục đạo đức trong trường THCS với mục đích làgiúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện
kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức tronghọc sinh về đạo đức
Đối tượng tiếp nhận giáo dục đạo đức ở trường THCS hiện nay tuyệtđại đa số là các em nhỏ, độ tuổi từ 11 - 12 tới 14 - 15 Các em sinh ra vàothời điểm đổi mới của đất nước Tuổi ấu thơ và niên thiếu của các em diễn ratrong bối cảnh đổi mới Thế hệ các em là sản phẩm của thời kỳ đổi mới; các
em sẽ lớn lên và trưởng thành, bước vào cuộc sống, lập thân, lập nghiệp, trởthành nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước Như vậy, xét về tuổi sinhthành, càng về sau này, học sinh THCS càng cách xa với quá khứ lịch sử,với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với chủ nghĩa xã hội thời kỳtrước đổi mới, kể cả với chủ nghĩa xã hội ở thời điểm khó khăn, ngặt nghèonhất của sự khủng hoảng, đổ vỡ và thoái trào Các em cũng là lớp người sinh
ra và lớn lên trong một xã hội đã khởi động sự đổi mới tư duy, của chuyểnđổi mô hình kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêubao cấp sang kinh tế hàng hóa, với dân chủ hóa, với mở cửa, hội nhập vàgiao lưu quốc tế sẽ ngày càng phát triển
Thực trạng của tâm lý lứa tuổi, của môi trường hoàn cảnh xã hội, củanhững sự kiện thời cuộc và thời đại hiện nay đang hàng ngày hàng giờ tácđộng tới học sinh THCS trong điều kiện các phương tiện thông tin ngàycàng rộng mở, các hình thức hoạt động ngày càng đa dạng
Trang 31Bên cạnh những đặc điểm chung của tâm lý thiếu niên là tính sôi nổi,hiếu động, ham tìm tòi hiểu biết những điều mới lạ do tư duy đang phát triển
và chuyển hóa từ những biểu cảm trực quan sang phân tích, so sánh và trừutượng hóa tuổi thiếu niên ngày nay nhờ tiếp nhận được nhiều thông tin hơnnên sự hiểu biết phong phú hơn, niềm tin ở tuổi thiếu niên đã không còn đơngiản, cảm tính nữa Tuổi trẻ vẫn có thể tin vào sự đúng đắn của một lờikhuyên, một lời răn dạy giáo huấn của người lớn, đặc biệt là của thầy côgiáo và những người có uy tín, bởi tài năng và phẩm hạnh của họ mà chúngyêu mến, tin cậy Song, mặt khác, niềm tin ấy đã bao hàm cả sự cân nhắc, cảtính phê phán, hoài nghi bởi chúng có thể phát hiện sự không khớp giữanhiều điều tốt đẹp, đạo lý trong trang sách, trong bài giảng với những điềucòn khập khiễng, nhiều khi trái ngược đang diễn ra ở ngoài đời
Đặc trưng của tuổi thơ là sự hồn nhiên, vô tư và trong sáng Tuổithiếu niên trong trường THCS là lứa tuổi tiềm tàng những khả năng tốt đẹpnhất để trở nên những con người tốt đẹp với tất cả những biểu hiện cao quýcủa thế giới tinh thần con người: hào hiệp, vị tha, chân thành, mơ ước làmviệc tốt, làm người tốt, khao khát được tin cậy và đồng cảm, được biểu hiệnmình, mong muốn được bao dung tha thứ khi vô tình mắc lỗi, được có cơhội sửa lỗi, được tiến bộ Tuổi thiếu niên là tuổi giao kết bạn bè không mộtchút vụ lợi, tầm thường, nhỏ nhen vốn là thói xấu của những kẻ đã chai sạn,
đã hư hỏng ở đời
Tuổi thiếu niên cũng là tuổi khát khao hiểu biết, nó dễ tin yêu và xúcđộng trước cái đúng, cái tốt, sự cao cả và độ lượng Đó là tuổi có những rungđộng tinh tế, thơ ngây trước vẻ đẹp thẩm mỹ của thiên nhiên, của con người
và cuộc sống
Giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong trường THCS phải dựa trên
nền tảng lòng nhân ái bao dung, cổ vũ và khích lệ trẻ hướng thiện, tận dụng
Trang 32triệt để nhất những thuận lợi trong sự phát triển tâm lý và nhân cách của trẻ,
để giáo dục các em nên người Người có đạo đức là người không bao giờ vôtình, dửng dưng với cuộc đời người khác, cũng đồng thời là người luôn cótâm hồn và trái tim xúc động, nhạy cảm trước nghệ thuật, trước cái đẹp.Điều nói trên cho thấy, tuổi thiếu niên, là một đối tượng sinh động của giáodục đạo đức
Có thể nói, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành địnhhướng cơ bản về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở cấp tiểu học vàTHCS Những lời dạy đó đều tập trung vào những phẩm chất và những đứctính cần thiết mà đạo đức mới xã hội chủ nghĩa đòi hỏi thế hệ trẻ được giáodục trong nhà trường Nó phù hợp với những giá trị truyền thống của đạođức dân tộc đồng thời thể hiện được những giá trị chuẩn mực của nền đạođức xã hội chủ nghĩa hiện đại mà chúng ta xây dựng
Nội dung các môn khoa học được giảng dạy ở các lớp trong trườngTHCS cũng như các dạng hoạt động giáo dục trong nhà trường: giáo dụcnhận thức khoa học, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và tác phong, giáodục lao động và hướng nghiệp, giáo dục thể chất và thẩm mỹ nghệ thuật, cáchình thức sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đoàn - Đội tóm lại, là sự tác động phối hợp qua lại giữa giáo dưỡng và giáo dục lànhững cơ sở thực tế cho phép thực hiện nội dung giáo dục đạo đức theo 5điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng Cái căn bản, cốt yếu trong giáo dụctrẻ em là giáo dục bằng tình cảm, cho nên 5 điều dạy đều hướng theo sắcthái tình cảm đẹp đẽ và tích cực là lòng yêu mến Ở cấp THCS, tuy lý trí củatrẻ em đã phát triển hơn so với tiểu học, nhưng trong giáo dục, kể cả giáodục đạo đức vẫn lấy tình cảm là chủ đạo, lồng lý trí, nhận thức khoa học vào
trong tình cảm, xúc cảm Chính vì thế khẩu hiệu trong trường học là ‘‘dân
chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm’’
Trang 33Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, vừa là giảng dạylý thuyết đạo đức để cung cấp cho các em những nhận thức khoa học, hìnhthành ý thức đạo đức, vừa là thực hành, rèn luyện đạo đức trong đời sốnghàng ngày để hình thành và củng cố những kỹ năng, những chuẩn mực đạođức, hướng dẫn hành vi đạo đức trong cuộc sống giữa người và người.
Phương pháp đó không chỉ thể hiện trong việc thực hiện trực tiếp cácbài giảng đạo đức học mà còn thấm nhuần trong toàn bộ hoạt động giáo dục
ở nhà trường, từ nội khóa đến ngoại khóa, từ việc làm, cử chỉ, hành vi ứng
xử với học sinh của người thầy Mọi việc dù lớn, dù nhỏ trong quan hệ thầytrò, tức là quan hệ với con người, làm việc với con người đều bộc lộ thái độđối với con người, do đó đều phải mang ý nghĩa giáo dục đạo đức
Sự phát triển thông tin trong xã hội hiện nay theo xu hướng phát triểncủa xã hội thông tin đã giúp cho các em nói chung và thiếu niên nói riêng cónhiều kênh thu nhận học vấn Nhà trường mất dần vai trò độc tôn trongtruyền đạt kiến thức Song, nếu để học sinh, thiếu niên thu nhận thông tin mộtcách tự phát, không có sự hướng dẫn, lại không được chú ý uốn nắn, giáo dục
về tư tưởng, chính trị và đạo đức thì các em rất dễ có thái độ coi trọng kỹ thuật,xem nhẹ những vấn đề xã hội và nhân văn, nảy sinh tâm lý sùng ngoại và thậmchí sẽ chịu ảnh hưởng của những hành vi phản văn hóa: Bạo lực, kích dục
Do đó, cần phối hợp các lực lượng giáo dục, để làm cho các em nhậnthức và thực hiện các chuẩn mực đạo đức của xã hội, trên cơ sở đó hìnhthành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp, đáp ứng những đòihỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh
Kết luận chương 1
Trang 34Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy rằng : hiền dữ phải đâu
là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên Do đó, chúng ta có thể nhận
thấy được tầm quan trọng của yếu tố giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đứccho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước Giáo dục đóng vaitrò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân.Thông qua hoạt động giáo dục, cá nhân được tác động có mục đích, cóphương pháp và có kế hoạch để thay đổi theo những chuẩn mực, giá trị xãhội quy định Ba lực lượng giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành vàphát triển nhân cách của trẻ là gia đình, nhà trường và xã hội Ba lực lượngtrên phải phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục nhân cách lành mạnh cho trẻ.Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay thìgiáo dục gia đình lại ngày càng có xu hướng bị xem nhẹ Hầu hết các bậccha mẹ thường khoán trắng cho nhà trường trong việc giáo dục trẻ trong khigiáo dục gia đình là lực lượng quan trọng Ngoài ra, tự giáo dục cũng là yếu
tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về nhân cách của cánhân
Giáo dục là điều kiện quan trọng để tạo ra sự biến đổi về chất của cánhân Giáo dục trang bị cho con người những điều căn bản nhất, giúp conngười phát huy hết tiềm năng của bản thân mà di truyền, giao tiếp… khôngthể có được Tuy nhiên, giáo dục không phải là chiếc chìa khóa vạn năng cóthể mở mọi cánh cửa đã bị khóa chặt
Đạo đức là vấn đề riêng độc đáo, liên quan tới giá trị làm người vàđời sống tinh thần con người, là nền tảng căn bản của hệ giá trị tinh thần vàvăn hóa tinh thần của nhân loại Đạo đức, là thành phần cốt yếu, chủ đạo, làgốc của nhân cách con người Giáo dục đạo đức là để hình thành và pháttriển nhân cách của mỗi cá nhân
Trang 35Quan điểm, lý luận và phương pháp Mác-xít được lấy làm nền tảngcủa giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Đó là nền giáo dục đặc biệtcoi trọng giáo dục đạo đức, hướng vào mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ trở thànhnhững người lao động có đức, có tài, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế -xã hội và giáo dục của huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên – xã hội huyện Củ Chi
Củ Chi là huyện chuyên về phát triển nông nghiệp, nằm về phía Tây– Bắc của thành phố Hồ Chí Minh Thị trấn Củ Chi cách trung tâm thànhphố Hồ Chí Minh 35km theo quốc lộ 22 Củ Chi nằm trong vành đai xanhcủa thành phố, với tổng diện tích tự nhiên là 434,50 km2 [2 ; 13]
Củ Chi là vùng đất tiếp giáp với ba tỉnh miền Đông Nam Bộ PhíaBắc – Tây Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh Phía Đông – ĐôngBắc giáp huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, ngăn cách bởi con sông Sài Gòn.Phía Tây – Tây Nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, ranh giới tự nhiên
là kênh đào Thầy Cai
Với vị trí như vậy, Củ Chi là cửa ngõ Tây Bắc của thành phố Hồ ChíMinh Trong chiến tranh, đối với địch, Củ Chi là vành đai then chốt bảo vệ
cơ quan đầu não và bộ máy chiến tranh của chúng ở Sài Gòn Đối với lựclượng cách mạng của ta, đây là bàn đạp tấn công vào đầu não của kẻ thù Vìvậy, Củ Chi là một địa bàn chiến lược quan trọng cho cả ta và địch
Do là vùng đất tiếp nối giữa đồng bằng và cao nguyên Đông Nam
Bộ, nên địa hình Củ Chi cơ bản là đồng bằng, rải rác có một ít đồi Độ cao
Trang 36địa hình Củ Chi từ 0 đến 20m so với mặt nước biển, nghiêng dần từ Tây Bắcxuống Đông Nam.
Thổ nhưỡng Củ Chi phân ra 3 loại chủ yếu :
Vùng bưng trũng : chiếm ½ diện tích toàn huyện, tập trung ở các xãphía Nam ven sông Sài Gòn, thường ngập úng vào cuối mùa mưa, là vùngđất nông nghiệp, chủ yếu sản xuất lúa và rau màu
Vùng đất triền : là vùng tiếp giáp giữa đất gò và bưng trũng, chiếm ¼tổng diện tích, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện
Vùng đất gò : có độ cao từ 10 đến trên 20m so với mặt nước biển,thích hợp với việc sinh trưởng cây rừng và trồng cây công nghiệp như cao
su, tre, trúc, tầm vông…
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, giá trị đất Củ chi cònlớn hơn nữa vì chất đất khô ráo, cứng chặt, là điều kiện quan trọng để lựclượng cách mạng có thể xây dựng những đường hầm dài hàng trăm km tronglòng đất, tạo nên căn cứ địa đạo Củ Chi nổi tiếng
Củ Chi có hệ thống sông ngòi chằng chịt khá thuận lợi cho giaothông Sông Sài Gòn là con sông lớn nhất chảy qua huyện, ôm lấy toàn bộphía Đông với chiều dài 54 km, là ranh giới giữa Củ Chi và Bến Cát (tỉnhBình Dương)
Ở phía Tây huyện có một nhánh nhỏ sông Vàm Cỏ Đông chảy vào,nối với huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) Ngoài ra, Củ Chi còn có nhiều suối
và các kênh rạch lớn nhỏ
Củ Chi có mạng lưới đường bộ phong phú, đặc biệt do nằm trêntuyến đường giao thông quốc tế nối Phnôm Pênh với thành phố Hồ ChíMinh (Quốc lộ 22) nên Củ Chi có nhiều thuận lợi trong việc trao đổi thươngmại với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
Trang 37Về mặt hành chính, trước năm 1954, Củ Chi bao gồm toàn bộ phầnđất của tổng Long Tuy Hạ, tổng Long Tuy Trung và một phần của tổngLong Tuy Thượng thuộc quận Hóc Môn tỉnh Gia Định Đến năm 1957 chínhquyền Sài Gòn lập quận Củ Chi, trực thuộc tỉnh Bình Dương Sau đó, để dễcai trị, chính quyền sài Gòn đã chia quận Củ Chi làm 2 quận : quận Củ Chi(thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, Long An) và quận Phú Hòa (thuộc tỉnh BìnhDương).
Về phía cách mạng, sau năm 1954, Củ Chi vẫn là phần đất thuộcquận Hóc Môn, tỉnh Gia Định Cuối năm 1959, Tỉnh ủy Gia Định đã táchHóc Môn thành 2 quận : Hóc Môn và Củ Chi Năm 1968, do tình hình ácliệt, Củ Chi được chia thành 2 quận : Nam Chi và Bắc Chi Đến tháng 9 năm
1972, tình hình thuận lợi, ta thống nhất lại thành huyện Củ Chi đến ngàynay
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Củ Chi bị chiến tranhtàn phá nặng nề, do đó trong quá trình xây dựng và phát triển, nhân dân CủChi gặp nhiều khó khăn, gian khổ Nhưng với truyền thống kiên cường bấtkhuất, cần cù và sáng tạo, nhân dân Củ Chi đã vượt qua được những khókhăn do chiến tranh để lại, phát huy những thuận lợi sẵn có, quyết tâm xâydựng quê hương ngày một giàu đẹp
Hiện nay, Củ Chi gồm 20 xã và 1 thị trấn, dân số tính đến năm 2010
là 355.822 người, phân bố trên diện tích 434,50 km2
Toàn huyện Củ Chi có 13 dân tộc sinh sống, trong đó người Kinhchiếm đa số : 353.544 người, chiếm 99.36% tổng số dân trong toàn huyện
Kế đến là người Hoa : 2.063 người, chiếm 0.58% ; người Khơme có 142người chiếm 0.04% Các dân tộc khác : Tày, Thái, Mường, Nùng, H’Mong,Dao, Chàm, người có quốc tịch nước ngoài chiếm một tỷ lệ không đáng kể
[2 ; 43] Tất cả các dân tộc đều sống bình đẳng, tự do, hòa hợp nhau theo
Trang 38đường lối chính sách chung về các dân tộc của Đảng và Nhà nước Các tín
đồ theo Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Cao Đài… cũng không có nhiều
Đa số nhân dân chỉ thờ cúng ông bà, tổ tiên, do vậy, nhà thờ, chùa, thánhthất cũng chỉ rải rác một vài nơi
Là một huyện ngoại thành, lại nằm trên tuyến lộ cửa ngõ Tây Bắc điTây Ninh – Campuchia nên Củ Chi không tránh khỏi những tác động lây lancủa tệ nạn xã hội Tuy nhiên, với các đợt vận động, các phong trào thực hiệnnếp sống mới, xây dựng gia đình văn hóa, ấp, khu phố văn hóa và gần đâynhất là việc thực hiện thí điểm mô hình xây dựng xã Nông thôn mới, các tệnạn dần được ngăn chặn, đẩy lùi, góp phần tạo dựng nếp sống văn minh chotoàn huyện
Hiện nay cùng với hai khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp TâyBắc và khu công nghiệp Tân Phú Trung, toàn huyện Củ Chi có hơn 1.200 xínghiệp lớn, nhỏ và vừa, thu hút hàng chục ngàn lao động trong và ngoàihuyện, tạo công ăn việc làm ổn định và phát triển kinh tế cho toàn huyện
2.1.2 Tình hình giáo dục huyện Củ Chi
Trước năm 1975, Củ Chi trong điều kiện chiến tranh ác liệt, việc họctập của con em nhân dân trong huyện hết sức khó khăn kể cả vùng tạmchiếm lẫn vùng giải phóng Mặt khác, đây là vùng đất nghèo nên mặt bằnghọc vấn của người dân địa phương còn thấp Toàn huyện có 15.45% dân sốtrong độ tuổi chưa bao giờ được đến trường [theo tổng điều tra dân số năm1979]
Tại vùng tạm chiếm, có 23 điểm học phổ thông bậc tiểu học, 3trường trung học tỉnh hạt (THCS) và 2 trường trung học hoàn chỉnh (THPT)
Cơ sở vật chất gồm 226 phòng học, đều ở trong tình trạng xuống cấp nghiêmtrọng, phương tiện phục vụ học tập, vui chơi cho học sinh hầu như không có[2 ; 210]
Trang 39Năm 1972, Trung ương cục đã chi viện cho Củ Chi đội ngũ giáo viênđược đào tạo tại miền Bắc, từ đó ngành học phổ thông tổ chức song song vớiviệc xóa mù chữ và bổ túc văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ địa phương.
Bước vào năm 1973, các điểm học trong vùng giải phóng được mởrộng khắp Lớp học được xây dựng thành các nhà hầm để chống oanh kíchđồng thời cũng được tổ chức tại nhà cán bộ, nhân dân địa phương… Trongđiều kiện thiếu thốn phương tiện, cơ sở vật chất, lại bị oanh kích, pháokích… nhưng các chiến sĩ, cán bộ và nhân dân địa phương luôn sẵn sàngchiến đấu để bảo đảm cho con em mình có được những giờ học an toàn Vìthế, các em luôn an tâm giữ vững không khí học tập và cũng chính từ máitrường cách mạng ở vùng giải phóng này mà Đội TNTP huyện Củ Chi đã rađời, gây được ấn tượng mạnh mẽ trong nhiều người dân địa phương và chiến
sĩ với bài hát và điệu múa ‘‘Củ Chi đất lửa hoa hồng’’
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện Củ Chi trong điềukiện chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh đã bắt đầu sự nghiệp giáo dụccách mạng với một cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn Tổ chức hệ thống giáodục trong chiến tranh với điều kiện trường lớp tạm bợ không thể tiếp tục dạy
và học trong hoàn cảnh hòa bình Để đáp ứng kịp thời cho năm học mới,nhân dân cùng với chính quyền địa phương đã khẩn trương xây dựng 141phòng học bằng tranh tre tại nhiều điểm dân cư và tổ chức học 3 ca/ngày
Bắt đầu từ năm học 1976 – 1977, thành phố đầu tư xây dựng mớiphòng học mỗi năm cùng với sự giúp đỡ của tổ chức UNICEF Bước vàonăm học 1990 – 1991, huyện đã giải quyết được tình trạng học 3 ca, chấmdứt các lớp học ca trưa Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho từng ngànhhọc từ giai đoạn này dần đi vào ổn định
Trang 40Hiện nay, toàn huyện có 29 trường mầm non, 39 trường tiểu học, 23trường THCS, 7 trường THPT (trong đó có 2 trường chuyên), 1 trường Nuôidạy trẻ khuyết tật, 3 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Từ một vùng nôn thôn hứng chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh,
cơ sở vật chất hạn chế, trường học hầu như chỉ tập trung ở các khu vực trungtâm huyện và dọc các trục lộ chính thì đến nay, mỗi xã đều có một trườngTHCS, một trường tiểu học với nhiều phân hiệu Hầu hết các trường đềuđược đầu tư xây dựng mới, khang trang, theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩnquốc gia nhằm đáp ứng mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như phươngtiện dạy học hiện đại, phục vụ cho việc học tập của học sinh
Bằng con đường đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa và chăm lo đến đờisống giáo viên, Củ Chi đã giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên mộtcách nghiêm trọng trong những năm đầu sau giải phóng So với năm 1975,đội ngũ giáo viên nói chung của huyện đã tăng gấp 4 lần vào năm 1985, gấp
6 lần vào năm 1995 và đến năm 2011 là gấp 9 lần Trong đó trên 80% làngười địa phương
Bảng 1 : Tình hình phát triển giáo dục phổ thông huyện Củ Chi
Nguồn : Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Củ Chi cung cấp, tháng 5/2012
Chủ trương địa phương hóa giáo viên cũng như thái độ trân trọng vàchế độ đãi ngộ (tuy còn ít ỏi), nhưng đã thể hiện tình cảm và sự quan tâm