Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân, của dântộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới,Người đã để lại một di sản lý luận quý
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(Qua khảo sát ở Trường THPT Long Phước,
Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤCChuyên nghành: LL & PPDH BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Mã Số : 60.14.10
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(Qua khảo sát ở Trường THPT Long Phước,
Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤCChuyên nghành: LL & PPDH BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Mã Số : 60.14.10
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gửi lời cảm ơntới Trường Đại học Vinh, khoa Sau đại học, khoa Giáo dục chính trị, các thầygiáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quátrình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Nguyễn LươngBằng - người trực tiếp hướng dẫn, định hướng khoa học, động viên và giúp đỡtôi hoàn thành luận văn này
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy,
cô Trường THPT Long Phước, Long Thành, Đồng Nai đã tạo điều kiện tốt nhấtcho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong giađình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếusót; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ýkiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô để công trình được hoàn thiện hơn
TP Hồ Chí Minh,tháng7 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trang 4MỤC LỤC
01.01.01.Trang
A MỞ ĐẦU 4
B NỘI DUNG 11
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay 11
1.1 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT là
một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay 111.1.1 Những vấn đề chung về đạo đức và giáo dục đạo đức……… 111.1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 20
1.2 Thực trạng vận dụng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT
Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai hiện nay 351.2.1 Vài nét về trường THPT Long Phước 351.2.2 Tình hình giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh ở
CHƯƠNG 2 Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT……… 47
2.1 Phương hướng giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học
sinh THPT Long Phước, Long Thành, Đồng Nai 472.1.1 Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho học sinh về tư tưởng, đạo
2.1.2 Thông qua việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức để
giáo dục cho học sinh trở thành những công dân tốt cho xã hội ………… 482.1.3 Xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh cho học sinh THPT Long Phước, Long Thành, Đồng Nai
2.2.1 Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống
của học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 542.2.2 Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn
GDCD để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Long
59
Trang 5Phước ………
2.2.3 Đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn về giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ……… 69
2.2.4.Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ……… 77
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
Kết luận 88
Kiến nghị 89
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 91
PHỤ LỤC ……… 94
Danh mục một số từ viết tắt
THPT Trung học phổ thông
Trang 6GDCD Giáo dục công dân
BCHTW Ban chấp hành Trung ương CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trang 7Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân, của dântộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới,Người đã để lại một di sản lý luận quý báu, với hệ thống những luận điểm khoahọc rộng lớn, sâu sắc, phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong
đó có lĩnh vực đạo đức và tấm gương đạo đức trong sáng của người Tư tưởng
và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị truyền thống tốtđẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giácủa Đảng, của dân tộc ta, tư tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam mà còn là tấm gươngsáng trong việc giáo dục đạo đức cho mọi người, đặc biệt là học sinh trung họcphổ thông - những chủ nhân tương lai của đất nước
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng giáo dục đạo đức và xem
đó là nền tảng của người cách mạng Người luôn khẳng định, đạo đức là “gốc”của người cách mạng Người nhấn mạnh: “Người cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [23;252] Theo Người, thanh niên không chỉ có tài năng mà còn phải có đạo đức, bởi: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không
có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [23; 253] Tàinăng phải gắn chặt với đạo đức, Người chỉ rõ: “Có tài mà không có đức ví nhưmột anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng nhữngkhông làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức
mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gìcho loài người” [27; 178] Nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân học tập tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộngtrong xã hội về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và noi theo, Bộ Chính trị đã chủtrương mở cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh” Cuộc vận động này đã có sự lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, có tácđộng rất tích cực đến học sinh, sinh viên trong việc nâng cao nhận thức về đạođức nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng
Trang 8Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, vẫn còn nhiều những hạnchế, thiếu sót Trên thực tế, do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường,những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự du nhập của văn hóaphương Tây cũng như của xu thế toàn cầu hóa; đặc biệt do không nghiêm túctrong rèn luyện, phấn đấu, do thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xãhội trong việc giáo dục thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nóiriêng, mà một bộ phận học sinh trung học phổ thông ở nước ta đang có nhữngbiểu hiện tiêu cực, đáng lo ngại như: suy thoái đạo đức, lối sống, thiếu chí tiếnthủ, chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, thiếu ước mơ, hoài bão, lười họctập và tu dưỡng đạo đức, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, thờ ơtrước thời cuộc và vô cảm với đồng loại Sự vi phạm pháp luật ngày càng tăng ởlứa tuổi học trò, bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp với mức độngày càng trầm trọng Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhậpvào học đường hủy hoại thể lực, trí tuệ và đạo đức của học sinh làm cho cácchuẩn mực đạo đức xã hội nói chung và đạo đức của nhà trường xuống cấp.
Trong bối cảnh hiện nay, những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đedọa trực tiếp đến tương lai của chính bản thân các em, làm cho các em dễ cónhận thức, suy nghĩ lệch lạc về nhiều vấn đề của đất nước, của xã hội, đồng thờicản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội tahiện nay Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn luôn chống phá sự nghiệp cáchmạng của Đảng ta một cách điên cuồng, chúng lợi dụng những hiện tượng đó đểtiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng chống phá và ngăn chặn sự pháttriển của cách mạng Việt Nam Vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải nêu caotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh phổthông nói riêng noi theo, để nâng cao lý tưởng và nhận thức của các em trongbối cảnh hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng lỗi lạc mà cả cuộcđời Người còn toát lên một tấm gương đạo đức cao cả cho chúng ta học tập vànoi theo Đối với học sinh, đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ giúp cho các emnâng cao thế giới quan, nhân sinh quan mà còn làm cho các em sống có lý
Trang 9tưởng, có nhận thức đúng đắn, có lối sống lành mạnh, giúp các em hoàn thiệnnhân cách.
Vì những lí do đó, chúng tôi chọn vấn đề: Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay (Qua khảo sát ở trường THPT Long Phước, huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai) làm đề tài nghiên cứu.
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên –học sinh là một trong những nội dung trọng tâm mà Đảng đặc biệt quan tâm, thểhiện qua các văn kiện và chỉ thị của Đảng như: Nghị quyết hội nghị lần thứ tư,BCHTW khóa VII “Về công tác thanh niên trong tình hình mới”; Nghị quyết hộinghị lần thứ hai, BCHTW khóa IX; chỉ thị số 06 – CT/TW của Bộ Chính trị BanChấp hành Trung ương đảng (khóa X) về tổ chức cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thông báo số 134 – TB/TW “Đẩymạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạnmới” Ngoài ra, liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ trước đến nay đã có nhiềunhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia và nhiều giáo viên có tâmhuyết quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, dưới những thể loạikhoa học khác nhau như: sách, báo, tạp chí, tham luận, khóa luận, luận văn tốtnghiệp
Vấn đề giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu Cụ thể như: “Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức” (Tài
liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sư phạm) củaNguyễn Hữu Hợp (chủ biên) và Lưu Thu Thủy đã cung cấp những cơ sở phươngpháp luận về đạo đức học, giáo dục học và xã hội học của quá trình giáo dục đạođức cho học sinh, có tác dụng định hướng cho quá trình dạy học môn Đạo đứchọc, ngoài ra, tác giả còn đề cập đến việc tổ chức quá trình dạy học môn đạo đức
sao cho có hiệu quả; “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong
xây dựng đạo đức” của Lê Thị Lan; “Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức và Giáo dục công dân” của Nguyễn Nghĩa Dân, các công trình này đã phân
Trang 10tích đưa ra các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn
GDCD Nhà giáo dục Phạm Minh Hạc: “Vấn đề con người trong sự nghiệp
công nghiệp hóa- hiện đại hóa”, trong nhiều công trình nghiên cứu của mình về
đạo đức đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đức trong quá trình phát triểnnhân cách Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đứcthông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xã hội
và nhân văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đó giáo dụcthế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng đến thực hiệncác hành vi đạo đức cho học sinh Phạm Tất Dong đã đi sâu nghiên cứu mốiquan hệ giữa hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục lao động, dạy nghề với
mục tiêu giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ; TS Nguyễn Đình Hòa: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”; ThS Thái
Bình Dương: “Mấy giải pháp giáo dục sinh viên học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”; ThS Nguyễn Minh Hải: “Một
số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh – sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”;
Nguyễn Quốc Anh (1999), “Công tác giáo dục đạo đức, chính trị cho học sinh,
sinh viên”, Tạp chí Cộng sản số 2; Lê Hữu Ái và Lê Thị Tuyết Ba, “Các nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học Đà Nẵng hiện nay”
Các công trình tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, nghiên cứu về vị trí, tầmquan trọng của thanh niên – học sinh đối với sự nghiệp cách mạng trong tưtưởng Hồ Chí Minh mà sinh thời Người đã luôn quan tâm giáo dục, đào tạo họthành những công dân tốt để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xâydựng đất nước
Xung quanh vấn đề giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có các luận
án tiến sĩ Triết học như: Đoàn Nam Đàn: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Vinh hiện nay”.
Ngoài ra còn có các luận văn thạc sĩ như: Nguyễn Văn Lục: “Giáo dục tư tưởng
Hồ Chí Minh cho học sinh THPT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH”, Võ Thị
Hồng Lý: “Vận dụng Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình giáo dục
Trang 11đạo đức cho học sinh THPT thông qua tấm gương đạo đức nhà giáo”, Hồ Thị
Bích Ngọc: “Vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào giáo dục đạo
đức cho học sinh trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật công nghệ Việt – Anh (Nghệ An)”, Hồ Thị Thu Hà: “Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên Nghệ An hiện nay”, Nguyễn Duy Khả: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT hiện nay (Qua khảo sát một số trường THPT huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An) đều có mục
tiêu giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên – học sinh
Liên quan trực tiếp đến đề tài, tác giả Nguyễn Lương Bằng đã có một số
bài viết: Giáo dục đạo đức cho học sinh (dưới góc độ triết học và đạo đức học), Thông báo khoa học, ĐHSP Vinh, Số 9 (1993), 69-71 Truyền thống đạo đức
trọng nhân nghĩa và ảnh hưởng của nó đối với sinh viên hiện nay, Tạp chí Giáo
dục, Số 4 (2006), 13 - 15 Sinh viên với việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh trong
thời kỳ hội nhập quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, Học viện
Chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh – Học viện báo chí và tuyên truyền, Số
5 (2009), 48 - 51 Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh phổ thông- một
số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 8 2012,
tr.77- 83
Như vậy, vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ không chỉ là sự nghiệpcủa Đảng, của toàn xã hội mà còn là sự quan tâm, trăn trở của nhiều nhà nghiêncứu, là vấn đề quan tâm thường xuyên, là một trong những nhiệm vụ trọng tâmcủa các nhà trường, nơi không chỉ dạy các em kiến thức mà còn giáo dục chocác em về đạo đức, lối sống, giúp các em hoàn thiện nhân cách, góp phần quantrọng vào việc đào tạo ra những công dân có ích cho xã hội Hiện nay đã có rấtnhiều công trình, nhiều bài viết của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề giáo dục tưtưởng đạo đức, lối sống cho thanh niên, học sinh, nhìn chung các tác giả đều đưa
ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khá phong phú Song, vấn đề giáo dục
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT ở trường THPT LongPhước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay thì chưa có
Trang 12một công trình nào nghiên cứu, chưa được tác giả nào đề cập đến Và những kếtquả nghiên cứu trên là các tư liệu quý để tác giả làm cơ sở, tiền đề cho luận văn.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Trên cơ sở làm rõ những nội dung cụ thể của tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh, đề tài góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho họcsinh THPT ở trường THPT Long Phước, Long Thành, Đồng Nai trong giai đoạnhiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận chung về đạo đức và sự cần thiết phải giáo dục tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong giai đoạn hiện nay
- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhcho học sinh ở trường THPT Long Phước, Long Thành, Đồng Nai
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT Long Phước , Long Thành, Đồng Nai
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm giáo dục của Đảng về tuyên truyền giáo dụctấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như: logic với lịch sử,phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, điều tra so sánh, thu thập thông tin, nghiêncứu tài liệu
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhcho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 13Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc giáo dục tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh Từ đó vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT ở trường THPT Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai tronggiai đoạn hiện nay.
6 Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý giáo dục
và giáo viên dạy môn GDCD trường THPT; đồng thời nâng cao hiệu quả giáodục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường THPT trong bối cảnh hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm có 2 chương, 4 tiết
B NỘI DUNG Chương 1
Trang 14CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH THPT
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY1.1 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay
1.1.1 Những vấn đề chung về đạo đức và giáo dục đạo đức
1.1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của đạo đức
Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một vấn đề rất quen thuộc và gần gũi với mỗi chúng ta Nógắn liền với bản chất con người và đời sống xã hội, đồng thời nó được xem nhưmột biểu tượng đặc trưng về nhân cách văn hoá Cho nên người ta thường nóiđến văn hoá đạo đức Nếu một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, nănglực khác sẽ không còn ý nghĩa; và xã hội cũng không thể phát triển bình thường
và ổn định nếu trong xã hội ấy có nhiều cá nhân thiếu đạo đức Trong sự nghiệpcách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến đạo đức, Ngườicoi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông Vì vậy, Ngườiluôn tự rèn luyện, nêu gương sáng về đạo đức và không ngừng dạy bảo các thế
hệ phải không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng Trong di chúc để lại cho dântộc ta Người viết: đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó doquá trình rèn luyện bền bỉ, lâu ngày mà tạo nên cũng như “ngọc càng mài càngsáng, vàng càng luyện càng trong” Vì vậy, Người luôn nhấn mạnh vai trò quantrọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội Vậy đạo đức là gì?
GS.VS Phạm Minh Hạc đã viết: “Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý, lànhững quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người Nhưngtrong điều kiện hiện nay chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng và đạođức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với conngười, với công việc, với bản thân kể cả với thiên nhiên và môi trường sống…Theo nghĩa rộng khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị,pháp luật, lối sống Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộmặt nhân cách đã được xã hội hoá Đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh
Trang 15thần lành mạnh, trong sáng ở hành động góp phần giải quyết hợp lý có hiệu quảnhững mâu thuẫn của cuộc sống Khi thừa nhận đạo đức là một phạm trù thuộchình thái có ý thức xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn
đề đang tồn tại” [8; 66]
Đạo đức được hiểu theo nghĩa chung nhất, là một phạm trù thuộc hìnhthái ý thức xã hội, bao gồm hệ thống những quan điểm, quan niệm, nguyên tắc,quy tắc và chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xửcủa con người trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cánhân và xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh củatruyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội nhằm hướng con người đến chân,thiện, mỹ… Hay nói cách khác đạo đức là một dạng ý thức xã hội gồm nhữngnguyên tắc, chuẩn mức giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điềuchỉnh hành vi của con người trong quan hệ xã hội, gia đình, tập thể
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh các quan hệứng xử giữa những con người với con người, con người với xã hội và con ngườivới tự nhiên Xuất phát từ những lợi ích và quan hệ lợi ích nhất định, người taphân biệt cái tốt với cái xấu, cái hay và cái dở, cái thiện và cái ác… thể hiệntrong hành vi đạo đạo đức con người Do đó, đạo đức một mặt gắn với conngười cụ thể; mặt khác nó cũng gắn với mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp, mỗi nghềnghiệp, với xã hội và dân tộc tạo nên nền tảng đạo đức của một xã hội nhất định
Xã hội tốt đẹp thì đạo đức trong xã hội đó cũng tốt đẹp và ngược lại
Như vậy, đạo đức được hình thành từ khi có xã hội loài người và tồn tạivĩnh viễn cùng loài người Đạo đức là một phạm trù lịch sử nên cùng với sự vậnđộng và phát triển của lịch sử xã hội, các nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạođức cũng biến đổi theo Lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền đạo đức xãhội khác nhau và các nền đạo đức này luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi íchcủa giai cấp thống trị Hình thái ý thức xã hội đạo đức giúp con người điều chỉnhhành vi của mình, hướng con người tới cái tốt, cái thiện
Nguồn gốc và bản chất của đạo đức
Quan điểm của tôn giáo
Trang 16Trong giáo lý của các tôn giáo lớn và tồn tại lâu đời như: Phật giáo, Thiênchúa giáo, Hồi giáo đều đề cập đến tính thiện Điều đó khiến các tôn giáo đềucho rằng đạo đức bắt nguồn từ các tôn giáo và đạo đức mang bản chất tôn giáo.
Từ đó dẫn đến quan niệm cho rằng từ bỏ tôn giáo tức là từ bỏ đạo đức, họ chorằng mọi ân đức đều do trời, do Chúa, do Thần thánh đem đến ban phát cho conngười Thiên chúa giáo cho rằng Thượng đế là đấng tối cao có trách nhiệm banphát phước lành, cứu rỗi cho loài người mà mỗi người có bổn phận chấp hànhnghĩa vụ trước thượng đế Phật giáo thì cho rằng có một thế giới thần tiên đối
với con người, đó là cõi “Niết bàn” Những quan điểm trên đã sai lầm ở các
Thứ hai, về mặt lịch sử thì đạo đức có trước tôn giáo từ rất lâu;
Thứ ba, các tôn giáo bắt nguồn từ niềm tin vào thượng đế, còn đạo đứcbắt nguồn từ niềm tin con người, tôn giáo hướng con người đến với những lạcthú cá nhân ở bên kia thế giới, còn đạo đức hướng con người tới thế giới hiệnthực Ngoài ra hạnh phúc của tôn giáo là sự cầu xin và là sự ban phát của đấngtối cao, còn trong đời sống đạo đức, hạnh phúc là quá trình con người đấu tranhcải tạo thế giới, trong quá trình ấy con người tự tìm thấy hạnh phúc cho mình.Chính vì sự khác nhau như vậy mà đạo đức không thể bắt nguồn từ tôn giáo
Quan điểm tự nhiên
Trang 17Những người theo quan điểm tự nhiên cho rằng nguồn gốc của đạo đức có
từ bản năng sự vật, vì vậy con người được sinh ra từ sự vật Loài vật sinh sống
và có quan hệ với nhau một cách tự nhiên theo xu hướng con mạnh thắng conyếu, xu hướng này được coi là xu hướng có tính tự nhiên Vì lẽ đó, những ngườitheo quan điểm tự nhiên cho rằng cuộc sống con người cũng diễn ra như thế, và
từ đó làm nảy sinh những lý thuyết đạo đức vị kỷ, nó cố chứng minh cho tínhchiếm đoạt và lòng tham của con người là một lẽ tự nhiên Từ đó họ kết luận,chủ nghĩa cá nhân vị kỷ là bản chất vĩnh viễn của con người
Quan niệm này là sai lầm ở chỗ: Con người có ý thức và luôn tự ý thứcđược về mình, còn con vật không có ý thức và chưa bao giờ ý thức được về nó,những hoạt động của nó chỉ mang tính bản năng C.Mác đã chỉ rõ: “Con nhệnlàm những động tác giống như động tác của người thợ dệt và bằng việc xâydựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm cho một số nhà kiến trúcphải hổ thẹn Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với conong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc
đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi” [34; 266-267] Như vậy, hoạtđộng của con người là hoạt động tự giác, có ý thức, có mục đích, do đó khôngthể sánh con người với con vật; về mặt lịch sử, chủ nghĩa cá nhân chỉ xuất hiện
từ khi xã hội phân chia giai cấp và sự tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân với
tư liệu sản xuất; động vật thì hoạt động theo bản năng, thể hiện của nó chỉ là mặtsinh vật, còn con người thể hiện chủ yếu ở mặt xã hội Ngay cả những bản năngvốn có, song với con người thì các bản năng ấy đã được xã hội hoá khác về chất
so với ban đầu
Quan điểm xã hội
Những người theo quan điểm xã hội cho rằng, nguồn gốc của đạo đức là
từ trong đời sống xã hội, nhưng khi lý giải về bản chất đạo đức họ lại gắn nhữngquan niệm chủ quan vào đó Phái khế ước xã hội coi đạo đức là những quy ướcchung có tính chủ quan của xã hội, và việc thực hiện những quy ước ấy như thếnào là cơ sở đánh giá đạo đức Phái vị kỷ hợp lý cho rằng bản chất xã hội củađạo đức là sự thoả hiệp chủ quan giữa các chủ thể đạo đức như quan niệm người
Trang 18có của, người có công Cả hai phái trên, mặc dù nó căn cứ vào tính xã hội củađạo đức, nhưng họ đều không coi đạo đức là cơ sở phản ánh xã hội hiện thực, họ
đã xoá nhoà mất tính giai cấp của đạo đức xã hội
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng ý thức đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử, và xem xét đạo đức như một hiện tượngtinh thần của xã hội và luôn đặt nó trong mối quan hệ hữu cơ với tồn tại xã hội,
do đó sự phát sinh, hoàn thiện của nó được quy định bởi sự phát sinh, phát triển
và hoàn thiện con người Đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, làsản phẩm của sự vận động và phát triển của lịch sử, là một phạm trù thuộc hìnhthái ý thức xã hội, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Đạo đức bắt nguồn từ đờisống cộng đồng xã hội mà trực tiếp là lao động sản xuất, lao động không chỉ lànguồn gốc của con người mà còn là động lực thúc đẩy phát triển của con người,của ý thức trong đó có đạo đức, “lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn
bộ đời sống loài người” [33; 641]
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một hình thái ý thức đạo đức tươngứng, nên bản chất của đạo đức mang tính lịch sử xã hội, đạo đức không phải làcái cố định, bất biến mà những quy tắc, chuẩn mực của nó bị chi phối bởi cácđiều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội và dựa vào các điều kiện ấy “Xét cho cùng, mọihọc thuyết về đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh
tế xã hội lúc bấy giờ” [33; 137] Chính vì vậy mà khi xã hội phát triển nó sẽ kéotheo sự phát triển của đạo đức Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang bản chấtgiai cấp, Ăngghen cho rằng “Cho tới nay xã hội đang vận động trong những sựđối lập giai cấp cho nên đạo đức luôn luôn phải là đạo đức của giai cấp” Bảnchất giai cấp của đạo đức thể hiện ở chỗ nó bảo vệ sự thống trị của giai cấp cầmquyền, giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người theo quan điểm củagiai cấp thống trị xã hội Chính vì vậy mà không thể có một nền đạo đức củamọi giai cấp hay của mọi thời đại, không có đạo đức chung chung đứng trên mọi
sự phân biệt giai cấp
1.1.1.2 Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Trang 19Sự tiến bộ và phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức.Trong đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra vàgiải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng cùng tồn tại phát triển.Ngay từ thời cổ đại, vai trò của đạo đức đối với xã hội đã được các nhà tư tưởngxem xét và bàn luận tới.
Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, Khổng Tử (thế kỷ VI trước công nguyên)
đã khuyên học trò “Tiên học lễ, hậu học văn” Ông mong muốn xã hội phát triểnbình ổn, gia đình sống hạnh phúc, con người giữ được đạo lý Mạnh Tử rất đềcao đạo đức đến mức ông đề xuất quản lý xã hội bằng đức trị
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, học thuyết của Đạo Phật do Thích Ca Mâu Nisáng lập đã đề cập đến nhiều vấn đề về đạo đức Cái cốt lõi nhất trong hệ thốngđạo đức Phật giáo là khuyên con người sống thiện, biết yêu thương nhau, giúp
đỡ nhau, tránh điều ác
Trong xã hội Hy Lạp – La Mã cổ đại, đặc trưng cơ bản nhất về giáo dụccon người được thông qua những truyền thuyết, sử thi… nhằm đề cao những giátrị đạo đức của con người Đó là nữ thần Atina xinh đẹp như mặt trăng, đầy tìnhnhân ái đối với con người Hình tượng thần Dớt có tài - đức vẹn toàn Ôđixê làbản trường ca bất hủ, một biểu tượng cao đẹp về tính trung thực, lòng dũng cảm,
sự trong sáng trong tình bạn, tình yêu… tất cả những hình tượng đó đều lànhững phẩm giá đạo đức tốt đẹp của con người
Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức được quan tâm từ rất sớm Nó không chỉ làvấn đề quan tâm của các nhà nghiên cứu xã hội sau này, mà đã xuất hiện trongvăn hoá dân gian, trong truyền thuyết, trong ca dao, tục ngữ Qua đó nhân dân ta
đã đề cao những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức nhằm giúp con ngườihướng tới những điều tốt đẹp Truyện Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh,
Ăn khế trả vàng… đều giáo dục con người hướng thiện và có nhân cách cao đẹptrong cuộc sống Như vậy, đạo đức có một vai trò rất lớn đối với sự tồn tại, pháttriển của xã hội:
Thứ nhất, đạo đức là nhu cầu khách quan của đời sống xã hội Trong xã
hội và đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và
Trang 20giải quyết nhằm đảm bảo cho các cá nhân và cộng đồng tồn tại, phát triển Sốngtrong xã hội, con người ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ranhững con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích củamình với lợi ích của cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển củachính mình và cộng đồng.
Thứ hai, đạo đức có vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, bình ổn
và phát triển của xã hội Xã hội phát triển nhanh hay chậm, tiến bộ hay trì trệ,suy cho cùng là do tính tự nguyện, tự giác của con người, đồng thời do mức độcon người nhận thức được quy luật và hành động phù hợp với quy luật.Đạo đứcđóng vai trò quan trọng để tạo dựng nên cuộc sống tốt đẹp cho xã hội và gópphần hoàn thiện nhân cách con người, giúp cá nhân có ý thức và năng lực sốngthiện, sống đúng và sống có ích Từ khi con người và xã hội loài người xuấthiện, đạo đức cũng hình thành và tham gia vào quá trình điều chỉnh ý thức, hành
vi của con người Cùng với pháp luật, đạo đức góp phần quan trọng vào việcđiều chỉnh thái độ, hành vi con người, qua đó điều chỉnh các quan hệ xã hội Sựđiều chỉnh hành vi của pháp luật thì chặt chẽ, chính xác, ghi thành văn, có tínhbắt buộc và khung hình phạt có nhiều nấc, nhưng lại không trừng phạt được từtrong ý nghĩ (ý nghĩ phạm tội) Trong khi đó, đạo đức mang nặng tính khuyênnhủ, tự nguyện, khung hình phạt không có các nấc trung gian, chỉ có thiện và ác,tốt và xấu, nhưng nó lại có thể trừng phạt người ta ngay từ trong ý nghĩ (ý nghĩxấu) nhờ sự phán xử của lương tâm Đó chính là nét đặc thù của đạo đức, tạonên sức mạnh to lớn của đạo đức trong đời sống xã hội
Thứ ba, đạo đức có tác dụng cảm hoá con người, giúp con người nhận
thức và hành động theo lẽ phải, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người.Đồng thời đạo đức giúp con người sáng tạo ra hạnh phúc, gìn giữ phẩm giá, làmthức dậy trong con người những tình cảm tốt đẹp, những phẩm chất cao quý, đó
là lòng nhân ái, vị tha, tính trung thực, thẳng thắn… Đạo đức như một động lực
có sức mạnh thôi thúc con người đấu tranh chống lại những cái ác, cái xấu vàgiữ gìn, phát huy những cái tốt, cái thiện Nói cách khác, đạo đức luôn hướngcon người tới cái chân, thiện, mỹ
Trang 21Như vậy, đạo đức có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Xã hội loài người càng phát triển thì vai trò của đạo đức cũng ngày càng tănglên Nếu ví xã hội là một cơ thể sống, thì đạo đức có thể được coi là sức khoẻcủa cơ thể sống ấy Tuy nhiên, cần thấy rằng sự tác động của đạo đức đến đờisống xã hội có tính hai mặt Nếu hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mựcđạo đức tiến bộ, phù hợp với đời sống xã hội, với xu thế vận động của xã hội thì
nó sẽ có tác động tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững Ngược lại, nếu
hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức lỗi thời, lạc hậu thì nó sẽ gây nênnhững tác động tiêu cực, cản trở sự phát triển xã hội Vì vậy, trong quá trình xâydựng xã hội mới, chúng ta phải kế thừa và phát triển những giá trị đạo đứctruyền thống phù hợp với xã hội ngày nay, loại bỏ những chuẩn mực đạo đức cũkhông còn phù hợp, đồng thời xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới nhằmthúc đẩy xã hội phát triển
1.1.1.3 Chức năng của đạo đức
Chức năng giáo dục: Đạo đức hình thành cho con người những quan
điểm cơ bản nhất về những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức nhờ đó conngười có khả năng lựa chọn, đánh giá một cách đúng đắn các hiện tượng đạođức xã hội cũng như tự đánh giá, suy nghĩ hành vi của con người Vì vậy, chứcnăng giáo dục của đạo đức góp phần hình thành nên nhân cách của con người
Cùng với quá trình giáo dục thì quá trình tự giáo dục sẽ giúp con ngườicàng hiểu rõ vai trò to lớn của lương tâm, nghĩa vụ, nhân phẩm và danh dự.Thông qua công tác giáo dục và tự giáo dục đạo đức mà các tính tích cực xã hộicủa các cá nhân tăng lên, một trong những thể hiện của công tác này đó là sựnêu gương, noi gương Những tấm gương đạo đức cao cả, đẹp đẽ có sức lôi cuốncon người; giúp cá nhân rèn luyện, phấn đấu hướng theo những cái thiện, cáiđẹp…, làm cho xã hội ngày càng công bằng, văn minh, tiến bộ
Chức năng điều chỉnh hành vi: Đạo đức là một phương thức điều chỉnh
hành vi Sự điều chỉnh giúp cá nhân định hướng được hoạt động của bản thâncho phù hợp với yêu cầu của xã hội, làm cá nhân và xã hội cùng tồn tại và pháttriển, bảo đảm quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng Nếu sự điều chỉnh hành vi
Trang 22của pháp luật là sự điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng sức mạnh cưỡng bức củanhà nước thông qua các đạo luật mang tính bắt buộc, cưỡng chế, được quy địnhbằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuân theo để đảmbảo lợi ích chung cho xã hội, thì sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính
tự nguyện, phương thức điều chỉnh là bằng sức mạnh của dư luận xã hội, phongtục, tập quán và lương tâm Những chuẩn mực đạo đức bao gồm cả chuẩn mựcngăn cấm và chuẩn mực khuyến khích Chức năng điều chỉnh hành vi của đạođức bằng dư luận xã hội và lương tâm đòi hỏi từ tối thiểu tới tối đa hành vi conngười đã trở thành đặc trưng riêng để phân biệt đạo đức với các hình thái ý thứckhác, các hiện tượng xã hội khác và làm thành cái không thể thay thế của đạođức
Chức năng điều chỉnh hành vi được thể hiện dưới hai hình thức chủ yếulà: Xã hội và tập thể tạo dư luận để khen ngợi khuyến khích chủ thể có đạo đức,
có hành vi tốt đẹp, cái thiện, phê phán và lên án mạnh mẽ cái ác, những biểuhiện không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến con người và xã hội; bản thân cácchủ thể đạo đức tự giác, tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở nhậnthức về các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội
Chức năng nhận thức: Các quan điểm, tư tưởng, những nguyên tắc,
chuẩn mực đạo đức là kết quả của sự nhận thức lâu dài của con người nhưng khi
đã hình thành nó lại tác động trở lại đời sống xã hội Tác động thể hiện ở hai đặcđiểm: Thứ nhất, những quan niệm đạo đức tiến bộ sẽ giúp con người nhận thứcđược cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác Trên cơ sở đó mà định hướng một cáchđúng đắn hành vi bản thân và quá trình ấy lại củng cố thêm nhận thức của conngười
Thứ hai, những quan điểm sai lầm về đạo đức, bất chấp đạo đức sẽ làmcho con người không nhận thức đúng được xã hội và mắc sai lầm trong sự hìnhthành và phát triển đạo đức dẫn đến có những hành vi sai trái, vi phạm chuẩnmực đạo đức bị xã hội lên án, phê phán Mặt khác những quan điểm đạo đứckhông đúng đưa con người đến những sự thất vọng, mất lòng tin vào cuộc sống
Trang 23và giảm sút ý chí, giảm khả năng nhận thức cũng như khả năng hoạt động củacon người.
1.1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
1.1.2.1 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo quan điểm của Hồ Chí Minh.
- Trung với nước, hiếu với dân: đây là phẩm chất đạo đức quan trọngnhất, chi phối các phẩm chất khác Người làm cách mạng phải đặt lợi ích của đấtnước, của nhân dân lên trên hết, sẵn sàng hy sinh cái riêng vì lợi ích chung, phấnđấu hết mình vì Tổ quốc và nhân dân Do đó, Hồ Chí Minh nêu lên chuẩn mựcđạo đức đầu tiên của người làm cách mạng đó là “Trung với nước, hiếu vớidân” Hai từ “trung”, “hiếu” đã ăn sâu vào tiềm thức, nằm trong nếp nghĩ củanhân dân Việt Nam ta từ ngàn đời nay Nó bắt nguồn từ quan điểm của Nhogiáo, trong xã hội phong kiến có hai loại người là quân tử và tiểu nhân Ngườiquân tử có bốn đức là: hiếu, đễ, trung, tín Trong đó, hiếu là hiếu thảo với chamẹ; đễ là anh em thuận hoà; trung là trung thành với nhà vua; tín là giữ uy tínvới những người xung quanh Như vậy, chữ “trung” ở đây nghĩa là trung thànhtuyệt đối, vô điều kiện với vua - người đứng đầu đất nước, cai trị thiên hạ Còn
“hiếu” chỉ dừng lại trong phạm vi gia đình là hiếu thảo với cha, mẹ - nhữngngười có công sinh thành Rõ ràng, quan điểm về trung, hiếu ở đây có sự hạnchế đó là: chữ trung bắt nhân dân phải trung thành tuyệt đối với nhà vua nghĩa làthủ tiêu ý thức đấu tranh, bắt người bị bóc lột phải tuyệt đối trung thành với kẻbóc lột mình Chữ hiếu bị bó hẹp trong phạm vi gia đình Trên cơ sở kế thừa vàphát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, khắc phục và vượt qua những hạn chếcủa truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra phẩm chất đầu tiên và xuyênsuốt của người làm cách mạng đó là: Trung với nước, hiếu với dân Từ trung vớivua trở thành trung với nước, hiếu với cha mẹ trở thành hiếu với nhân dân, HồChí Minh đã không gạt bỏ hoàn toàn hai chữ “trung” “hiếu” mà thêm vào đómột nội dung mới cách mạng, toàn diện và cao rộng hơn Đây cũng là một quanđiểm mới, một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức Người nói: “Đạo đứcngày nay cao rộng hơn, không phải chỉ có hiếu với cha mẹ, mà trung với nước,
Trang 24hiếu với dân” [30; 558], “Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình,chí hiếu nhất Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình
mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc dày vò Mình khôngnhững cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ của người khác, bố mẹ của cả nướcnữa Phải hiểu chữ hiếu của cách mạng rộng rãi như vậy” [25; 60] Ở Hồ ChíMinh không thể có sự trung thành tuyệt đối của nhân dân bị áp bức bóc lột với
kẻ áp bức bóc lột mình, do đó ở Hồ Chí Minh chữ “trung” không phải là trungvới vua mà là trung với nước, nghĩa là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựngnước, giữ nước, phát triển đất nước, làm cho đất nước ta ngày càng văn minh,dân chủ và hiện đại Nước ở đây là của dân, còn dân là chủ đất nước, trung vớinước là trung thành với lợi ích của nhân dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân,bao nhiêu lợi ích đều vì dân Quan niệm này thể hiện rõ mối quan hệ giữa cánhân với cộng đồng, xã hội; đồng thời thể hiện trách nhiệm của nhân dân với sựnghiệp dựng nước, giữ nước và con đường đi lên của đất nước Từ trung với vuachuyển thành trung với nước, Hồ Chí Minh đã loại bỏ công cụ thống trị đắc lựccủa bọn vua chúa phong kiến Đây là một sự độc đáo của Hồ Chí Minh trongviệc sử dụng khái niệm đạo đức cũ để nói nên đạo đức mới
Trung và hiếu ở đây có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ với nhau.Muốn trung với nước phải hiếu với dân Hiếu với dân là phải lấy dân làm gốc,phải thực hiện dân chủ, phải nắm vững dân tình, quan tâm đến đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, phải làm cho dân được tự do, ấm no và hạnh phúc.Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh,đồng thời phải làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đấtnước
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: đây là phẩm chất đạo đức cơ bản
và hết sức quan trọng, nó gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người và làmột biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” Nó diễn rahàng ngày, hàng giờ trong công tác, sinh hoạt và lấy hành vi của con người làmđối tượng điều chỉnh Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu gương sáng và
Trang 25không ngừng nhắc nhở mọi người phải tăng cường rèn luyện và trau dồi phẩmchất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đã có trongtruyền thống đạo đức phương Đông và truyền thống đạo đức Việt Nam Hồ ChíMinh đã cải biến nội dung, phát triển và đưa những phẩm chất ấy lên một tầmcao mới Người nói: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm chínhnhưng không bao giờ làm mà bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợicho chúng Ngày nay ta đề cần kiệm liêm chính cho cán bộ thực hiện làm gươngcho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân”
Theo Hồ Chí Minh, người làm cách mạng trước hết phải có đạo đức cáchmạng, đó là cần, kiệm, liêm, chính Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng để xâydựng đạo đức của người cách mạng, là nền tảng để xây dựng nhân cách của conngười mới xã hội chủ nghĩa, là nền tảng của phong trào thi đua yêu nước
Người nói: “ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người” [23; 631]
Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của conngười, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người đã giải thích ý nghĩa
và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu
Nói về cần, Người viết: “Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp, như: Taysiêng làm thì hàm siêng nhai Nó lại có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần,
cả nước đều phải Cần
Người siêng năng thì mau tiến bộ
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu” [23; 632]
Trang 26Tóm lại Cần là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai;lao động phải có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tựlực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm vào người khác.Phải thấy rõ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúccủa mỗi chúng ta Người viết: “Cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làmđược… Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời Nhưngkhông làm quá trớn Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, đểlàm việc cho lâu dài.
Lười biếng là kẻ địch của chữ cần Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch củadân tộc” [23; 632-634] Đối với cán bộ, đảng viên nếu không cần cù thì sẽkhông thực hiện được nhiệm vụ mà nhân dân giao phó, không xứng đáng là đầy
tớ của nhân dân Cần phải gắn liền với kế hoạch và đạt hiệu quả Bác cho rằngcây gỗ bất kỳ to nhỏ, đều có gốc và ngọn Công việc bất kỳ to nhỏ đều có việcnên làm trước, có việc nên làm sau Nếu không có kế hoạch, việc nên làm trước
mà để làm sau, việc nên làm sau mà làm trước thì sẽ tốn thời gian, tốn côngnhiều mà kết quả ít Bác nói: “Muốn cho chữ cần có kết quả nhiều hơn thì phải
có kế hoạch cho mọi công việc Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọngàng” [23; 632]
Đối với học sinh, cần là chăm chỉ, siêng năng trong học tập, không ngạikhó, ngại khổ, phải có kế hoạch và phương pháp học tập từng môn học để hiểubài một cách kĩ càng nhất Phải có thái độ và ý thức học tập đúng đắn, khôngnản lòng và bỏ qua những bài tập khó, nội dung khó Phải biết tận dụng và tiếpthu những nguồn kiến thức từ thầy cô, sách vở và bạn bè để học tập có kết quảcao nhất
Kiệm: “ … là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”[23; 636] Kiệm là việc tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiềncủa nhân dân, của đất nước và của chính bản thân mình, phải biết tiết kiệm từcái to đến cái nhỏ, bởi nhiều cái nhỏ nếu không tiết kiệm cộng lại sẽ dần dầnthành cái to Kiệm còn là không xa xỉ, không hoang phí, bừa bãi, không phôtrương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù Song tiết kiệm không phải là
Trang 27keo kiệt, bủn xỉn Người đã phân biệt cho chúng ta rõ: “Tiết kiệm không phải làbủn xỉn, khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi cóviệc đáng làm, vì ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốnbao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm” [23; 637] Người cũngchỉ rõ thêm: “Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy” Cũng như một cái thùngkhông có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoànkhông Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được” [23;636] Bác cũng khuyên mọi người biết tiết kiệm và quý trọng thời gian, không
để thời gian trôi đi lãng phí, bởi khi thời gian đã trôi qua không ai còn lấy lạiđược nữa Bác nói: “Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm Khi thời giờ đã quarồi, không bao giờ kéo nó trở lại được Có ai kéo lại ngày hôm qua đượckhông?” [23; 637] Vì vậy, học sinh phải thi đua học tập, đồng thời, biết tiếtkiệm giấy bút, sách vở, tiền bạc, biết giữ kỷ luật… và đặc biệt phải quý trọng,tiết kiệm thời gian, tận dụng những tháng ngày còn ngồi trên ghế nhà trường đểtích luỹ kiến thức cho mình
Liêm: “Liêm là trong sạch, không tham lam” [23; 640], luôn luôn biết tôntrọng, giữ gìn của công cũng như của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, mộthạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”, “không tham địa vị, không tham tiền tài.Không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quangminh chính đại, không bao giờ hủ hoá Chỉ có một thứ ham là ham học, hamlàm, ham tiến bộ” [23; 252]
Người cũng chỉ ra những hành vi trái với liêm như: “Cậy quyền thế màđục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư… Dìm người giỏi đểgiữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm) Gặp việc phải, mà sợkhó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật uý lạo Gặp giặc mà rút ra,không dám đánh là tham sinh uý tử” [23; 640 – 641] Đây đều là những việc vìlợi ích riêng tư, không có lợi cho dân, cho nước Vì vậy muốn Liêm thật sự thì taphải chống lại những hành vi đi ngược với chữ Liêm Để nhấn mạnh hơn việccon người sống phải có Liêm, Người đã nhắc lại một số câu nói của Khổng Tử,
Trang 28Mạnh Tử Khổng Tử nói: “Người mà không Liêm, không bằng súc vật”, Mạnh
Tử nói: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy” Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người,nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ liêm Chữ liêm chỉ có được khi tathực hiện Cần và Kiệm “Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm Cũng như chữKiệm phải đi đôi với chữ Cần Có Kiệm mới có Liêm được Vì xa xỉ mà sinh ratham lam Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yênđều là bất Liêm” [23; 640] Đối với thanh niên, Người chỉ rõ: “Thanh niên cầnphải chống tâm lý tự tư, tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình.Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc Chống thói xem khinh laođộng, nhất là lao động chân tay Chống lười biếng, xa xỉ Chống cách sinh hoạt
uỷ mị Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang”
Vì vậy, đối với học sinh cần rèn luyện cho các em biết quý trọng và bảo
vệ của công, biết tự giác trong học tập, không ngừng rèn luyện về phẩm chất đạođức để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này Cần giáo dục chocác em thái độ và động cơ học tập đúng đắn: học để cầu tiến bộ, nâng cao hiểubiết Từ đó làm cho các em có ý chí vươn lên, không ngại khó, ngại khổ, quyếttâm dành kết quả cao nhất ở từng môn học
Chính: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn Điều gìkhông đúng đắn, thẳng thắn, tức là tà” [23; 643] Bác viết: “Trên quả đất, cóhàng muôn triệu người Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: Người Thiện
và người Ác Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc Song những công việc
ấy có thể chia làm hai thứ: việc Chính và việc Tà Làm việc Chính, là ngườiThiện Làm việc Tà là người Ác” [23; 643]
Đối với mình, không tự cao tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ,luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình
Đối với người, không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới;luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà; không dối trá, lừa lọc
Đối với việc, để công việc lên trên, lên trước việc tư, việc nhà Đã phụtrách việc gì thì quyết tâm làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ
Trang 29khó khăn, nguy hiểm; việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũngtránh Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước, cho dân.
Đối với học sinh, nhiệm vụ trung tâm chính là học tập để nắm vững kiếnthức, nắm bắt khoa học kỹ thuật Vì vậy, mỗi học sinh phải khắc phục mọi khókhăn, chịu khó học tập, học hỏi để không ngừng tiến bộ
Cần, Kiệm, Liêm, Chính là cái gốc quan trọng của đạo đức cách mạng,của con người Việt Nam mới, cũng là cái gốc đạo đức cách mạng của học sinh.Người yêu cầu học sinh phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, chốngkiêu căng, tự mãn, chống lãng phí xa hoa, cần kiệm trong lao động, học tập,công tác Thực hành tự phê bình và phê bình thẳng thắn để giúp nhau cùng tiến
bộ Có Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì con người mới thật sự trở nên chân chính,mới có thể sống với bản lĩnh và nghị lực của mình Những người như thế mớiđược mọi người xung quanh thật sự tôn trọng và nể phục
Chí công vô tư là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được cólòng riêng, thiên tư, thiên vị Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối vớingười, với việc” [23; 186], khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mìnhtrước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiênhạ”[27; 172], phải hết lòng, hết sức vì công bằng, đặt lợi ích của tập thể, của Tổquốc, của đảng, của nhân dân lên trên lợi ích riêng tư, lo hoàn thành nhiệm vụcho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu,không kiêu ngạo, không hủ hoá Đối lập với chí công vô tư là dĩ công vi tư, đó
là điều mà đạo đức mới phải chống lại Người nói: “Trước nhất là cán bộ các cơquan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ,
có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩcông vi tư” Chí công vô tư là nối tiếp của cần, kiệm, liêm, chính Cần, kiệm,liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại đã chí công vô tư, một lòng vìnước vì dân thì nhất định sẽ thực hiện được Cần, Kiệm, Liêm, Chính
- Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong nhữngphẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của mỗi con người Tình yêu thương đó là tìnhcảm rộng lớn được thể hiện trong các mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồng
Trang 30chí, anh em Nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ, nghiêm khắc với mình; rộngrãi, độ lượng với người khác Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng những quyền của conngười, phải biết nâng con người lên, kể cả những con người nhất thời lầm lạcnhưng đã biết nhận ra những sai lầm, khuyết điểm và sửa chữa, chứ không phải
là thái độ dĩ hoà vi quý, không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người.Người viết: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài Nhưng vắn dài đều họpnhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác,nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoanhồng đại độ Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít haynhiều lòng ái quốc Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tìnhthân ái mà cảm hoá họ Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thìtương lai chắc sẽ vẻ vang” [22; 246 – 247], Người căn dặn: “Mỗi con người đều
có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con ngườinảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của ngườicách mạng Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổquốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiệntrong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời” [30;558], “phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau như anh, chị em một nhà” Tìnhyêu thương đó đã được thể hiện ở Người bằng ham muốn tột bậc là “Tôi chỉ cómột ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tađược hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được họchành” [30; 517] Trước lúc đi xa, trong Di chúc, người viết: “Cuối cùng, tôi đểlại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, chocác cháu thanh niên và nhi đồng Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí,các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế” [30; 503, 512]
- Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung: sinh ra trong một gia đình nhànho yêu nước, bố là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là bà Hoàng Thị Loan
Là một người dân sống trong một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, thấu hiểunỗi khổ của người dân mất nước, của những kiếp người làm nô lệ Và để tìmhiểu về “mẫu quốc”, về cuộc sống ở nơi mà những kẻ áp bức bóc lột tự cho
Trang 31mình cái quyền đi “khai hoá văn minh” cho các dân tộc khác mà thực chất lànhững kẻ đi xâm lược Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đitìm đường cứu nước với cái tên Văn Ba.
Trong suốt hành trình ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước của mình,Người đã từng sống, ăn ở và làm việc cùng với người dân lao động ở nhiều nướckhác nhau Người đã sớm tìm ra bản chất thật của chủ nghĩa tư bản là “con đỉahai vòi” hút máu giai cấp vô sản ở cả thuộc địa và chính quốc Và Người đãnhận ra rằng “… dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mối tình hữu
ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” [20 ; 266]
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Người luôn quan tâm xây dựng vàhun đúc tình cảm với bè bạn quốc tế, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, giaicấp hay phong tục tập quán Suốt cuộc đời Người đấu tranh cho sự tiến bộ vàcông bằng xã hội, không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho cả các dân tộc bị
áp bức bóc lột trên toàn thế giới Cũng bởi vậy, trong suốt hành trình đi tìmđường cứu nước của mình, Người luôn nhận được sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tìnhcủa bạn bè tiến bộ khắp năm châu, từ Liên Xô, Trung Quốc tới Anh, Pháp, Mỹ,Cuba… Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên ơn của gia đình luật sưngười Anh Loger By đã bào chữa cho Người ra khỏi nhà tù của thực dân Anh ởHồng Kông Và còn nhiều, rất nhiều những chuyện cảm động về tình cảm củabạn bè quốc tế đối với Bác cũng như tình cảm của Bác đối với bạn bè quốc tế
Khi đã là lãnh tụ của Đảng và dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệtchú ý xây dựng và vun đắp tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với các dântộc tiến bộ trên toàn thế giới Thực hiện đoàn kết, bình đẳng, hữu nghĩ giữa cácdân tộc vừa là vấn đề mang tính nguyên tắc song cũng thể hiện chủ nghĩa nhânvăn cao cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh Tình cảm của Người đối với bạn bèquốc tế chính là xuất phát từ lòng yêu thương con người bị áp bức Càng yêuthương con người bị áp bức, Người càng đấu tranh mạnh mẽ chống lại tội ác củachủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa và giai cấp vôsản ở chính quốc Người mạnh mẽ kêu gọi các dân tộc bị áp bức hãy vùng dậy
Trang 32đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội Và Người đã làm cho các dân tộc bị
áp bức xích lại gần nhau hơn trong cuộc đấu tranh ấy
Bằng kinh nghiệm đấu tranh và bằng uy tín của mình với bạn bè quốc tế
Hồ Chí Minh đặt cách mạng Việt Nam trong phong trào cách mạng chung củathế giới Sự thắng lợi của cách mạng vô sản thế giới là tiền đề và bài học chothắng lợi của cách mạng Việt Nam và sự thành công của cách mạng Việt Namgóp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trên thế giới Từ khi Đảng Cộngsản Việt Nam ra đời đã sớm liên hệ mật thiết với các Đảng Cộng sản ở các nướcanh em, đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc Đến khi nước Việt Nam dân chủcộng hoà non trẻ ra đời Liên Xô và Trung Quốc cũng là hai nước đầu tiên côngnhận nền độc lập của nước ta Và trong suốt hai cuộc kháng chiên trường kỳ củadân tộc ta chống lại thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam vẫn luônnhận được sự giúp đỡ quý báu của các nước anh em Lãnh tụ Phiden-caxtro, chủtịch Cu Ba- người bạn của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã nói “ Vì ViệtNam, Cu Ba sẵn sàng hi sinh cả máu của mình” Trong suốt cuộc đấu tranh ấy,nhân dân ta còn nhận được sự ủng hộ của đông đảo bạn bè khắp nơi trên thế giới
kể cả của nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ
Hồ Chí Minh luôn coi trọng và tăng cường tình đoàn kết của nhân dânViệt Nam với nhân loại tiến bộ vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội Ngườicũng luôn coi trọng sự đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản thế giới Sự đoàn kếtcủa giai cấp vô sản ở các nước “là sự bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủnghĩa cộng sản” Vì chỉ có sức mạnh đoàn kết của nhân dân thế giới trên tinhthần quốc tế vô sản trong sáng mới chống lại được những âm mưu, thủ đoạnthâm độc của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc Thực tiễn cách mạng thángMười Nga, cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ của nhândân Việt Nam đã chứng minh điều đó
Hồ Chí Minh cũng đặc biệt chú ý xây dựng tình hữu nghị, hợp tác và giúp
đỡ của nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng nhất là Lào vàCamphuchia Nhân dân ta đã giúp đỡ nhân dân Lào giành độc lập và giúp đỡnhân dân Camphuchia thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng của tập đoàn phản động
Trang 33Pônpôt- Iêngxari Đối với Lào và Camphuchia, Người luôn chú ý xây dựng tìnhhữu nghị, hợp tác toàn diện, đoàn kết trên cơ sở những người cùng cảnh ngộ,cùng chung kẻ thù và khát vọng độc lập, tự do Người đã dạy “giúp nhân dânnước bạn tức là tự giúp mình”.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh phấn đấu không mệt mỏi cho việc xâydựng tình đoàn kết quốc tế vô sản Người đau lòng khi thấy các đảng anh emcủa chúng ta có những mâu thuẫn, bất đồng Trong di chúc Người viết “là mộtngười suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phongtrào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì
sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việckhôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác –Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình” [30; 499] Những lời tâmhuyết ấy không chỉ là tấm lòng, là tình cảm trách nhiệm của Người - một ngườicộng sản lỗi lạc, một chiến sĩ quốc tế suốt đời hy sinh, phấn đấu vì lý tưởngcộng sản, vì sự tiến bộ và bình đẳng xã hội Nó còn là nguyên tắc trong quan hệgiữa các đảng cộng sản để tạo nên sức mạnh chung cho cách mạng thế giới vàcho mỗi dân tộc
Cũng trong những lời ngắn ngủi của di chúc Người để lại cho Đảng, dântộc và nhân dân ta Người cũng không quên gửi lời chào thân ái đến bạn bè quốc
tế “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể dân tộc, toàn thể
bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng Tôi cũng gửi lời chào thân ái đếnbạn bè quốc tế ” Tình cảm quốc tế của Người mới thật sự rộng lớn, trong sáng
và thuỷ chung biết bao nhiêu!
Đối với học sinh cần tích cực học tập tiếp thu những tinh hoa của nhânloại, không chỉ học tập văn hoá dân tộc mà còn học tập những tinh hoa của vănhoá nước ngoài Phải biết về lịch sử dân tộc gắn với lịch sử thế giới ở mỗi giaiđoạn nhất định Cần phải học tập ngoại ngữ để có điều kiện giao lưu và tiếp thunhững giá trị tốt đẹp của văn hoá nước ngoài Nhất là trong thời đại hội nhậpngày nay, mỗi học sinh càng phải có tư tưởng bình đẳng dân tộc, không phân
Trang 34biệt màu da, ngôn ngữ hay phong tục tập quán Phải biết đối xử với bạn bè nướcngoài bằng tình cảm chân thành nhất trên tinh thần “hoà nhập nhưng không hoàtan” Chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Namnhư lời Bác đã dạy.
1.1.2.2 Sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT hiện nay.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, đã có tác động tích cực trong việc nâng caonhận thức về đạo đức nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng Tuy nhiên,trong bối cảnh hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng,bên cạnh những mặt tích cực thúc đẩy xã hội phát triển, thì với mặt trái của cơchế thị trường cũng có những mặt hạn chế, tiêu cực: đó là lối sống thực dụng,chạy theo đồng tiền, là tình trạng suy thoái đạo đức, tha hoá nhân cách… củamột bộ phận cán bộ, đảng viên, người dân trong xã hội; và với sự tác độngphong phú, đa chiều của các luồng thông tin, văn hoá, lối sống… học sinh dễ cónhận thức tiêu cực, lệch lạc về nhiều vấn đề của đất nước, của xã hội Do đó,nếu không có sự định hướng kịp thời, tích cực, đúng đắn, thì những biểu hiện đó
sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức, lý tưởng, tình cảm của học sinh-sinh viênđối với đất nước, cộng đồng, xã hội và gia đình Vì vậy, việc giáo dục tư tưởng,đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT sẽ giúp cho các em có những suynghĩ, định hướng đúng đắn trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của mình,giúp các em nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của việc tu dưỡng đạo đứccách mạng để không ngừng rèn luyện, phấn đấu trở thành con người toàn diện,
có đủ đức và tài nhằm phục vụ đất nước ngày càng tốt hơn Chẳng hạn, đạo đức
Hồ Chí Minh về lòng yêu thương con người giúp cho các em giàu lòng nhân áihơn, quan tâm hơn đến người khác, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình
và xã hội Hay đạo đức của Bác về tiết kiệm rất phù hợp với bối cảnh kinh tế
-xã hội hiện nay, bản thân những lời dạy của Bác cũng rất gần gũi, có thể ápdụng trong đời sống thực tiễn hàng ngày Không chỉ vậy, với học sinh - nhữngngười đang hoàn thiện nhân cách, thì đạo đức Bác Hồ là chuẩn mực để các em
Trang 35học tập và noi theo Do đó giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh sẽ giúp các em hiểuhơn về Bác Qua đó, các em thấy được mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Bác
Hồ và nhân dân đang theo đuổi để từ đó giúp các em tin tưởng tuyệt đối vào conđường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn
Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sựtồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa, đối với sự phát triển xã hội và con ngườiViệt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ Vì vậy, Đảng ta đã có nhiều văn kiện, chỉthị khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho họcsinh Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 2 (khoá VIII) về chiếnlược phát triển giáo dục và đào tạo khẳng định: “Đưa việc giảng dạy tư tưởng
Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và từng bậc học” Hộinghị lần thứ 12, Ban chấp hành Trung ương (khoá IX) đã quyết định triển khaicuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trongphạm vi cả nước Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị mở cuộc vận động trongtoàn Đảng, toàn quân và toàn dân, đây là đợt triển khai sâu rộng trong toàn xãhội về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Cuộc vận độngnày có ý nghĩa vô cùng to lớn làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc vềnhững nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức HồChí Minh Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội Đặc biệt, quacác môn học, các hoạt động ngoại khoá, các buổi nói chuyện thời sự, học sinh cóđiều kiện tìm hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp Hồ ChíMinh nói chung và tư tưởng đạo đức của người nói riêng Việc chào cờ, kểchuyện dưới cờ hàng tuần, các chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác Hồlồng ghép trong chương trình giáo dục công dân… đã có tác dụng nhất địnhtrong việc nâng cao nhận thức về đạo đức nói chung và đạo đức Hồ Chí Minhnói riêng
Tuy nhiên, trên thực tế, với sự tác động không nhỏ của các biểu hiện đạođức xã hội Bạo lực học đường ngày càng phức tạp với mức độ ngày càng trầmtrọng, quan hệ thầy trò có dấu hiệu xuống cấp Lối sống đua đòi, hưởng lạc, lười
Trang 36lao động, chạy theo những sở thích tầm thường, những thói hư tật xấu, những tệnạn xã hội đang làm hỏng một số thanh, thiếu niên vốn không tự giác, lười họctập, lao động và rèn luyện Những học sinh này đang sa vào một cuộc sống thiếu
lý tưởng, không có niềm tin, không có định hướng đúng đắn Đây cũng là mộttrong những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái đạo đức của một bộ phận thế hệtrẻ hiện nay
Hồ Chí Minh là một nhà chính trị lỗi lạc, là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ViệtNam Tư tưởng và đạo đức của Người là tấm gương sáng ngời cho thế hệ họctập và noi theo Vì vậy, việc học tập, làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đứccủa Người trở nên cấp thiết trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta hiện nay và là nhiệm vụ của nhiều thế hệ, nhiều ngành khoa học khác nhau, làniềm vinh dự, hạnh phúc của mỗi con người Việt Nam
1.2 Thực trạng vận dụng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai hiện nay
1.2.1 Vài nét về trường THPT Long Phước
- Đặc điểm tình hình chung của trường
Là phân hiệu của trường THPT Long Thành từ năm 1988 đến năm 1992.Phân hiệu Long Phước tách ra khỏi trường THPT Long Thành và kết hợp vớitrường THCS Long Phước tạo thành trường Cấp 2, 3 Long Phước từ năm 1993đến năm 2004
Năm học 2004 sau khi tách THCS, trường mang tên THPT Long Phướccho đến nay Trường được xây dựng tại ấp Phước Hoà xã Long Phước, huyệnLong Thành, tỉnh Đồng Nai – môi trường mang nhiều dấu ấn của lịch sử, cáchmạng và văn hoá truyền thống dân tộc
Trường được xây dựng trên một khuôn viên rộng 30.000m2 Có 28 phònghọc với hệ thống quạt điện, ánh sáng đảm bảo tạo điều kiện tốt cho giáo viên vàhọc sinh giảng dạy và học tập Trường có 3 phòng học bộ môn đạt chuẩn: 01phòng thí nghiệm hoá, 01 phòng thực hành lý và 01 phòng thực hành sinh –công nghệ Ngoài ra trường có 02 phòng máy dạy thực hành môn tin học chohọc sinh và 03 phòng dạy công nghệ thông tin, 01 phòng dạy nghề, 01 phòng
Trang 37máy dùng cho giáo viên truy cập Internet Hội trường 300 chỗ, thư viện đạtchuẩn quốc gia.
Đến nay, nhà trường có 100% giáo viên đạt chuẩn, 03 giáo viên đạt trình
độ thạc sĩ, 05 giáo viên đang học chương trình cao học, 14 giáo viên dạy giỏicấp tỉnh, 57/79 giáo viên đạt lao động tiên tiến, 47 giáo viên dạy giỏi cấptrường
Trong thời gian qua, cán bộ, giáo viên trường THPT Long Phước đã thamgia thực hiện “Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam” đó là thựchiện tốt các phong trào, các cuộc vận động như: tiếp tục thực hiện tốt cuộc vậnđộng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị 06-CT/TW của Bộ chính trị với yêu cầu đặc thù của ngành là gắn chặt với các cuộcvận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấmgương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực”
- Triển khai tinh thần, nội dung các cuộc vận động đến toàn thể cán bộ giáoviên, nhân viên và học sinh của trường, đưa nội dung các cuộc vận động vào nộidung tất cả đại hội của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tất cả mọi thànhviên biết, hiểu đúng, thực hiện nghiêm túc chỉ thị 06/CT-TW Tham gia các hộithi kể chuyện “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cấp trường, cấp huyện và cấptỉnh
- Duy trì thường xuyên nề nếp, kỷ cương trong giảng dạy và học tập, tăngcường hoạt động của ban kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra thường xuyênviệc thực hiện kế hoạch Thành lập ban chỉ đạo cuộc vận động “Nói không vớitiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạmđạo đức nhà giáo và cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp” của nhà trường
- Tăng cường công tác dự giờ, kiểm tra chuyên môn, thao giảng, học tập lẫnnhau, thực hiện tốt các quy chế chuyên môn hoạt động dạy và học đạt hiệu quảcao, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụngcông nghệ thông tin vào dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học, sử dụng đồ
Trang 38dùng dạy học Hàng năm tổ chức cho giáo viên học tin học, viết sáng kiến kinhnghiệm.
- Công tác thi đua, khen thưởng được nhà trường quan tâm nhằm thúc đẩyphong trào thi đua dạy và học; phong trào thi đua xây dựng trường học thânthiện học sinh tích cực Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể việc khen thưởnggiáo viên có thành tích cao trong công tác như: giáo viên giỏi tỉnh, bồi dưỡnghọc sinh giỏi, tỷ lệ giảng dạy bộ môn trên mặt bằng tỉnh, học sinh giỏi tỉnh vàgiỏi toàn diện, học sinh đạt giải văn nghệ, thể dục thể thao cấp tỉnh…
- Bộ máy tổ chức ổn định, đoàn kết tốt, hoạt động có hiệu quả Các thànhviên có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, nhiệt tình trong giảng dạy, chuyênmôn vững vàng
- Hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường được thực hiện tốt.Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và họcsinh luôn được nhà trường chú trọng và thực hiện tốt Trường có Chi bộ với 27đảng viên Tỷ lệ đảng viên trên tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là (27/89)đạt tỷ lệ 30,3 %
- Tăng cường đổi mới công tác quản lý, thực hiện tốt quy chế dân chủ Côngtác thanh tra nhân dân trong trường được tiến hành thường xuyên Giải quyết kịpthời và đúng chế độ chính sách đối với nhà giáo và giáo viên được cử đi học.Công tác chuyên môn được chỉ đạo đầy đủ và có kiểm tra theo chuyên đề hàngtháng theo đúng kế hoạch năm học đã đề ra Công tác xã hội hoá giáo dục đượcthực hiện nghiêm túc đúng theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên
- Bảo quản tài sản nhà trường, chú trọng vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh,bồn hoa, giữ gìn cảnh quan sư phạm, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp Thực hiệntốt công tác giáo dục, đền ơn đáp nghĩa qua việc thăm bà mẹ Việt Nam anhhùng, lao động ở nghĩa trang liệt sĩ, khu lưu niệm lãnh binh Nguyễn Đức Ứng
và các sĩ phu yêu nước
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thểthao trong nhà trường Tích cực đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, kỹ năngsống, ngăn chặn bạo lực trong học sinh Phối hợp tốt với các đoàn thể, tuân thủ
Trang 39sự lãnh đạo của chi bộ, kết hợp tốt ba môi trường giáo dục Phối hợp với các banngành, đoàn thể địa phương trong việc giáo dục học sinh Tham gia tốt công tác
xã hội do các cấp đề ra Nhà trường và hội Phụ huynh học sinh luôn quan tâmđến những học sinh nghèo hiếu học, có nguy cơ bỏ học và học sinh cá biệt
- Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được triểnkhai đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và học sinh toàn trường Kết quả
là trong năm học qua không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm pháp luậtcủa Nhà nước Các văn bản, thông tư, chỉ thị, nghị quyết cũng được triển khai vàvận dụng khá tốt Giáo viên toàn trường đảm bảo thực hiện đầy đủ quy chếchuyên môn, không có tình trạng cắt xén chương trình, khâu ra đề thi và chấmthi được thực hiện nghiêm túc, toàn trường không có giáo viên bị kỷ luật vềchuyên môn
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường đoàn kết và quyết tâm khắc phục khókhăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Việc tổ chức dạy phụ đạo học sinhyếu, kém rất có hiệu quả, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên Nhà trường được côngnhận là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010 – 2020 Giáo viên của trường
đa số là giáo viên trẻ nên rất nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công tác giảngdạy và chịu khó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Số giáo viên giỏi cấp trườngngày càng tăng và có nhiều tâm huyết với nghề
Về học sinh: Rèn luyện cho học sinh tính tích cực, chủ động trong học tập, tựhọc qua sách giáo khoa, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế Tổ chức chohọc sinh học nội quy, điều lệ nhà trường phổ thông, quy chế thi cử Tỉ lệ họcsinh đậu Đại học, Cao đẳng : 53.4 % ( 2010/2011 )
2006-2008
2007-2009
2008-2010
2009-2011
2010-2012Lên
Trang 40Bảng đánh giá xếp loại đạo đức học sinh
Hồ Chí Minh” hiệu quả, nghiêm túc, chính vì thế tỷ lệ đạo đức tốt của học sinhtăng lên rõ rệt Không có học sinh nào có đạo đức kém, học sinh có đạo đức yếu,trung bình giảm Cụ thể là tỷ lệ học sinh có đạo đức tốt của năm học 2006-2007chỉ có 66,1% thì đến năm 2011-2012 đã là 72,2%, như vậy học sinh có đạo đứctốt tăng lên 6,1% Học sinh có đạo đức yếu giảm mạnh, năm học 2008-2009 là0,4% thì đến năm 2011-2012 giảm còn 0,1%, như vậy học sinh có đạo đức yếugiảm 0,3% Điều đó chứng tỏ hiệu quả của cuộc vận động “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng ta phát động đã mang lại những