1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn vận dụng tư tưởng đạo đức hồ chí minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thpt trong giai đoạn hiện nay

46 953 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 334,5 KB

Nội dung

Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị truyền thống tốtđẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giácủa Đảng, của dân

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC

Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Anh Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học mônGDCD.

Năm học: 2013 - 2014

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

-I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh

2 Ngày tháng năm sinh: 07 - 04 - 1982

8 Đơn vị công tác: Trường THPT Long Phước

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ

- Năm nhận bằng: 2013

- Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học bộ mônGiáo dục chính trị

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDCD

- Số năm có kinh nghiệm: 08

Trang 3

MỤC LỤC

01.01.01.Trang

A MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 8

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay 8

1.1 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay 8

1.1.1 Những vấn đề chung về đạo đức và giáo dục đạo đức……… 8

1.1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 13

1.2 Thực trạng vận dụng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai hiện nay 19

CHƯƠNG 2 Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT……… 23

2.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT Long Phước, Long Thành, Đồng Nai hiện nay ……… 23

2.1.1 Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 23

2.1.2 Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn GDCD để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Long Phước ……… 26

C KẾT LUẬN 35

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 37

PHỤ LỤC ……… 40

Danh mục một số từ viết tắt

THPT Trung học phổ thông

GDCD Giáo dục công dân

Trang 4

BCHTW Ban chấp hành Trung ương

CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

THCS Trung học cơ sở

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân, của dântộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới,

Trang 5

Người đã để lại một di sản lý luận quý báu, với hệ thống những luận điểm khoahọc rộng lớn, sâu sắc, phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong

đó có lĩnh vực đạo đức và tấm gương đạo đức trong sáng của người Tư tưởng

và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị truyền thống tốtđẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giácủa Đảng, của dân tộc ta, tư tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam mà còn là tấm gươngsáng trong việc giáo dục đạo đức cho mọi người, đặc biệt là học sinh trung họcphổ thông - những chủ nhân tương lai của đất nước

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng giáo dục đạo đức và xem

đó là nền tảng của người cách mạng Người luôn khẳng định, đạo đức là “gốc”của người cách mạng Người nhấn mạnh: “Người cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [23;252] Theo Người, thanh niên không chỉ có tài năng mà còn phải có đạo đức, bởi: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không

có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [23; 253] Tàinăng phải gắn chặt với đạo đức, Người chỉ rõ: “Có tài mà không có đức ví nhưmột anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng nhữngkhông làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức

mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gìcho loài người” [27; 178] Nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân học tập tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộngtrong xã hội về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và noi theo, Bộ Chính trị đã chủtrương mở cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh” Cuộc vận động này đã có sự lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, có tácđộng rất tích cực đến học sinh, sinh viên trong việc nâng cao nhận thức về đạođức nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng

Trang 6

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, vẫn còn nhiều những hạnchế, thiếu sót Trên thực tế, do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường,những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự du nhập của văn hóaphương Tây cũng như của xu thế toàn cầu hóa; đặc biệt do không nghiêm túctrong rèn luyện, phấn đấu, do thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xãhội trong việc giáo dục thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nóiriêng, mà một bộ phận học sinh trung học phổ thông ở nước ta đang có nhữngbiểu hiện tiêu cực, đáng lo ngại như: suy thoái đạo đức, lối sống, thiếu chí tiếnthủ, chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, thiếu ước mơ, hoài bão, lười họctập và tu dưỡng đạo đức, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, thờ ơtrước thời cuộc và vô cảm với đồng loại Sự vi phạm pháp luật ngày càng tăng ởlứa tuổi học trò, bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp với mức độngày càng trầm trọng Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhậpvào học đường hủy hoại thể lực, trí tuệ và đạo đức của học sinh làm cho cácchuẩn mực đạo đức xã hội nói chung và đạo đức của nhà trường xuống cấp.

Trong bối cảnh hiện nay, những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đedọa trực tiếp đến tương lai của chính bản thân các em, làm cho các em dễ cónhận thức, suy nghĩ lệch lạc về nhiều vấn đề của đất nước, của xã hội, đồng thờicản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội tahiện nay Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn luôn chống phá sự nghiệp cáchmạng của Đảng ta một cách điên cuồng, chúng lợi dụng những hiện tượng đó đểtiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng chống phá và ngăn chặn sự pháttriển của cách mạng Việt Nam Vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải nêu caotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh phổthông nói riêng noi theo, để nâng cao lý tưởng và nhận thức của các em trongbối cảnh hiện nay

Trang 7

Vì những lí do đó, tôi chọn vấn đề: Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí

Minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên –học sinh là một trong những nội dung trọng tâm mà Đảng đặc biệt quan tâm, thểhiện qua các văn kiện và chỉ thị của Đảng như: Nghị quyết hội nghị lần thứ tư,BCHTW khóa VII “Về công tác thanh niên trong tình hình mới”; Nghị quyết hộinghị lần thứ hai, BCHTW khóa IX; chỉ thị số 06 – CT/TW của Bộ Chính trị BanChấp hành Trung ương đảng (khóa X) về tổ chức cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thông báo số 134 – TB/TW “Đẩymạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạnmới” Ngoài ra, liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ trước đến nay đã có nhiềunhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia và nhiều giáo viên có tâmhuyết quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, dưới những thể loạikhoa học khác nhau như: sách, báo, tạp chí, tham luận, khóa luận, luận văn tốtnghiệp

Vấn đề giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh được nhiều tác giả quan

tâm nghiên cứu Cụ thể như: “Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức” (Tài

liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sư phạm) củaNguyễn Hữu Hợp (chủ biên) và Lưu Thu Thủy đã cung cấp những cơ sở phươngpháp luận về đạo đức học, giáo dục học và xã hội học của quá trình giáo dục đạođức cho học sinh, có tác dụng định hướng cho quá trình dạy học môn Đạo đứchọc, ngoài ra, tác giả còn đề cập đến việc tổ chức quá trình dạy học môn đạo đức

sao cho có hiệu quả; “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong

xây dựng đạo đức” của Lê Thị Lan; “Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức và Giáo dục công dân” của Nguyễn Nghĩa Dân, các công trình này đã phân

tích đưa ra các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn

Trang 8

GDCD Nhà giáo dục Phạm Minh Hạc: “Vấn đề con người trong sự nghiệp

công nghiệp hóa- hiện đại hóa”, trong nhiều công trình nghiên cứu của mình về

đạo đức đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đức trong quá trình phát triểnnhân cách Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đứcthông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xã hội

và nhân văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đó giáo dụcthế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng đến thực hiệncác hành vi đạo đức cho học sinh Tác giả Nguyễn Lương Bằng đã có một số bài

viết: Giáo dục đạo đức cho học sinh (dưới góc độ triết học và đạo đức học), Thông báo khoa học, ĐHSP Vinh, Số 9 (1993), 69-71; Tiêu chí đánh giá, xếp

loại đạo đức học sinh phổ thông- một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay,

Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 8 2012, tr.77- 83 Các công trình tiếp cận từ nhiềugóc độ khác nhau, nghiên cứu về vị trí, tầm quan trọng của thanh niên – học sinhđối với sự nghiệp cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh mà sinh thời Người

đã luôn quan tâm giáo dục, đào tạo họ thành những công dân tốt để góp phầnvào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước

Như vậy, vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ không chỉ là sự nghiệpcủa Đảng, của toàn xã hội mà còn là sự quan tâm, trăn trở của nhiều nhà nghiêncứu, là vấn đề quan tâm thường xuyên, là một trong những nhiệm vụ trọng tâmcủa các nhà trường, nơi không chỉ dạy các em kiến thức mà còn giáo dục chocác em về đạo đức, lối sống, giúp các em hoàn thiện nhân cách, góp phần quantrọng vào việc đào tạo ra những công dân có ích cho xã hội Hiện nay đã có rấtnhiều công trình, nhiều bài viết của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề giáo dục tưtưởng đạo đức, lối sống cho thanh niên, học sinh, nhìn chung các tác giả đều đưa

ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khá phong phú Song, vấn đề giáo dục

tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT ở trường THPT LongPhước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay thì chưa có

Trang 9

một công trình nào nghiên cứu, chưa được tác giả nào đề cập đến Và những kếtquả nghiên cứu trên là các tư liệu quý để tác giả làm cơ sở, tiền đề cho đề tài.

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

3.1 Cơ sở lý luận

Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm giáo dục của Đảng về tuyên truyền giáo dụctấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như: logic với lịch sử,phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, điều tra so sánh, thu thập thông tin, nghiêncứu tài liệu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhcho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc giáo dục tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh Từ đó vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT ở trường THPT Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai tronggiai đoạn hiện nay

5 Ý nghĩa của đề tài

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý giáo dục

và giáo viên dạy môn GDCD trường THPT; đồng thời nâng cao hiệu quả giáodục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường THPT trong bối cảnh hiện nay

B NỘI DUNG

Trang 10

1.1.1 Những vấn đề chung về đạo đức và giáo dục đạo đức

1.1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của đạo đức

Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một vấn đề rất quen thuộc và gần gũi với mỗi chúng ta Nógắn liền với bản chất con người và đời sống xã hội, đồng thời nó được xem nhưmột biểu tượng đặc trưng về nhân cách văn hoá Cho nên người ta thường nóiđến văn hoá đạo đức Nếu một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, nănglực khác sẽ không còn ý nghĩa; và xã hội cũng không thể phát triển bình thường

và ổn định nếu trong xã hội ấy có nhiều cá nhân thiếu đạo đức Trong sự nghiệpcách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến đạo đức, Ngườicoi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông Vì vậy, Ngườiluôn tự rèn luyện, nêu gương sáng về đạo đức và không ngừng dạy bảo các thế

hệ phải không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng Trong di chúc để lại cho dântộc ta Người viết: đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó doquá trình rèn luyện bền bỉ, lâu ngày mà tạo nên cũng như “ngọc càng mài càngsáng, vàng càng luyện càng trong” Vì vậy, Người luôn nhấn mạnh vai trò quantrọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội Vậy đạo đức là gì?

GS.VS Phạm Minh Hạc đã viết: “Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý, lànhững quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người…Theonghĩa rộng khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, phápluật, lối sống” [8; 66]

Trang 11

Đạo đức được hiểu theo nghĩa chung nhất, là một phạm trù thuộc hìnhthái ý thức xã hội, bao gồm hệ thống những quan điểm, quan niệm, nguyên tắc,quy tắc và chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xửcủa con người trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cánhân và xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh củatruyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội nhằm hướng con người đến chân,thiện, mỹ… Hay nói cách khác đạo đức là một dạng ý thức xã hội gồm nhữngnguyên tắc, chuẩn mức giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điềuchỉnh hành vi của con người trong quan hệ xã hội, gia đình, tập thể.

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh các quan hệứng xử giữa những con người với con người, con người với xã hội và con ngườivới tự nhiên Xuất phát từ những lợi ích và quan hệ lợi ích nhất định, người taphân biệt cái tốt với cái xấu, cái hay và cái dở, cái thiện và cái ác… thể hiệntrong hành vi đạo đạo đức con người Do đó, đạo đức một mặt gắn với conngười cụ thể; mặt khác nó cũng gắn với mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp, mỗi nghềnghiệp, với xã hội và dân tộc tạo nên nền tảng đạo đức của một xã hội nhất định

Xã hội tốt đẹp thì đạo đức trong xã hội đó cũng tốt đẹp và ngược lại

Như vậy, đạo đức được hình thành từ khi có xã hội loài người và tồn tạivĩnh viễn cùng loài người Đạo đức là một phạm trù lịch sử nên cùng với sự vậnđộng và phát triển của lịch sử xã hội, các nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạođức cũng biến đổi theo Lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền đạo đức xãhội khác nhau và các nền đạo đức này luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi íchcủa giai cấp thống trị Hình thái ý thức xã hội đạo đức giúp con người điều chỉnhhành vi của mình, hướng con người tới cái tốt, cái thiện

Nguồn gốc và bản chất của đạo đức

Quan điểm của tôn giáo

Trong giáo lý của các tôn giáo lớn và tồn tại lâu đời như: Phật giáo, Thiênchúa giáo, Hồi giáo đều đề cập đến tính thiện Điều đó khiến các tôn giáo đều

Trang 12

cho rằng đạo đức bắt nguồn từ các tôn giáo và đạo đức mang bản chất tôn giáo.

Từ đó dẫn đến quan niệm cho rằng từ bỏ tôn giáo tức là từ bỏ đạo đức, họ chorằng mọi ân đức đều do trời, do Chúa, do Thần thánh đem đến ban phát cho conngười Thiên chúa giáo cho rằng Thượng đế là đấng tối cao có trách nhiệm banphát phước lành, cứu rỗi cho loài người mà mỗi người có bổn phận chấp hànhnghĩa vụ trước thượng đế Phật giáo thì cho rằng có một thế giới thần tiên đối

với con người, đó là cõi “Niết bàn” Những quan điểm trên đã sai lầm ở các

điểm:

Thứ nhất, các tôn giáo đã đồng nhất tôn giáo với đạo đức;

Thứ hai, về mặt lịch sử thì đạo đức có trước tôn giáo từ rất lâu;

Thứ ba, các tôn giáo bắt nguồn từ niềm tin vào thượng đế, còn đạo đứcbắt nguồn từ niềm tin con người, tôn giáo hướng con người đến với những lạcthú cá nhân ở bên kia thế giới, còn đạo đức hướng con người tới thế giới hiệnthực Ngoài ra hạnh phúc của tôn giáo là sự cầu xin và là sự ban phát của đấngtối cao, còn trong đời sống đạo đức, hạnh phúc là quá trình con người đấu tranhcải tạo thế giới, trong quá trình ấy con người tự tìm thấy hạnh phúc cho mình.Chính vì sự khác nhau như vậy mà đạo đức không thể bắt nguồn từ tôn giáo

Quan điểm tự nhiên

Những người theo quan điểm tự nhiên cho rằng nguồn gốc của đạo đức có

từ bản năng sự vật, vì vậy con người được sinh ra từ sự vật

Quan niệm này là sai lầm ở chỗ: Con người có ý thức và luôn tự ý thứcđược về mình, còn con vật không có ý thức và chưa bao giờ ý thức được về nó,những hoạt động của nó chỉ mang tính bản năng C.Mác đã chỉ rõ: “Con nhệnlàm những động tác giống như động tác của người thợ dệt và bằng việc xâydựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm cho một số nhà kiến trúcphải hổ thẹn Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với conong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc

đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi” [34; 266-267]

Trang 13

Quan điểm xã hội

Những người theo quan điểm xã hội cho rằng, nguồn gốc của đạo đức là

từ trong đời sống xã hội, nhưng khi lý giải về bản chất đạo đức họ lại gắn nhữngquan niệm chủ quan vào đó Phái khế ước xã hội coi đạo đức là những quy ướcchung có tính chủ quan của xã hội, và việc thực hiện những quy ước ấy như thếnào là cơ sở đánh giá đạo đức Phái vị kỷ hợp lý cho rằng bản chất xã hội củađạo đức là sự thoả hiệp chủ quan giữa các chủ thể đạo đức như quan niệm người

có của, người có công Cả hai phái trên, mặc dù nó căn cứ vào tính xã hội củađạo đức, nhưng họ đều không coi đạo đức là cơ sở phản ánh xã hội hiện thực, họ

đã xoá nhoà mất tính giai cấp của đạo đức xã hội

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng ý thức đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử, và xem xét đạo đức như một hiện tượngtinh thần của xã hội và luôn đặt nó trong mối quan hệ hữu cơ với tồn tại xã hội,

do đó sự phát sinh, hoàn thiện của nó được quy định bởi sự phát sinh, phát triển

và hoàn thiện con người Đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, làsản phẩm của sự vận động và phát triển của lịch sử, là một phạm trù thuộc hìnhthái ý thức xã hội, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Đạo đức bắt nguồn từ đờisống cộng đồng xã hội mà trực tiếp là lao động sản xuất, lao động không chỉ lànguồn gốc của con người mà còn là động lực thúc đẩy phát triển của con người,của ý thức trong đó có đạo đức, “lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn

bộ đời sống loài người” [33; 641]

Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một hình thái ý thức đạo đức tươngứng, nên bản chất của đạo đức mang tính lịch sử xã hội, đạo đức không phải làcái cố định, bất biến mà những quy tắc, chuẩn mực của nó bị chi phối bởi cácđiều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội và dựa vào các điều kiện ấy “Xét cho cùng, mọihọc thuyết về đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh

tế xã hội lúc bấy giờ” [33; 137] Chính vì vậy mà khi xã hội phát triển nó sẽ kéo

Trang 14

theo sự phát triển của đạo đức Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang bản chấtgiai cấp, Ăngghen cho rằng “Cho tới nay xã hội đang vận động trong những sựđối lập giai cấp cho nên đạo đức luôn luôn phải là đạo đức của giai cấp” Bảnchất giai cấp của đạo đức thể hiện ở chỗ nó bảo vệ sự thống trị của giai cấp cầmquyền, giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người theo quan điểm củagiai cấp thống trị xã hội Chính vì vậy mà không thể có một nền đạo đức củamọi giai cấp hay của mọi thời đại, không có đạo đức chung chung đứng trên mọi

sự phân biệt giai cấp

1.1.1.2 Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Sự tiến bộ và phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức.Trong đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra vàgiải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng cùng tồn tại phát triển.Ngay từ thời cổ đại, vai trò của đạo đức đối với xã hội đã được các nhà tư tưởngxem xét và bàn luận tới

Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, Khổng Tử (thế kỷ VI trước công nguyên)

đã khuyên học trò “Tiên học lễ, hậu học văn” Ông mong muốn xã hội phát triểnbình ổn, gia đình sống hạnh phúc, con người giữ được đạo lý Mạnh Tử rất đềcao đạo đức đến mức ông đề xuất quản lý xã hội bằng đức trị

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, học thuyết của Đạo Phật do Thích Ca Mâu Nisáng lập đã đề cập đến nhiều vấn đề về đạo đức Cái cốt lõi nhất trong hệ thốngđạo đức Phật giáo là khuyên con người sống thiện, biết yêu thương nhau, giúp

đỡ nhau, tránh điều ác

Trong xã hội Hy Lạp – La Mã cổ đại, đặc trưng cơ bản nhất về giáo dụccon người được thông qua những truyền thuyết, sử thi… nhằm đề cao những giátrị đạo đức của con người Đó là nữ thần Atina xinh đẹp như mặt trăng, đầy tìnhnhân ái đối với con người Hình tượng thần Dớt có tài - đức vẹn toàn Ôđixê làbản trường ca bất hủ, một biểu tượng cao đẹp về tính trung thực, lòng dũng cảm,

Trang 15

sự trong sáng trong tình bạn, tình yêu… tất cả những hình tượng đó đều lànhững phẩm giá đạo đức tốt đẹp của con người.

Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức được quan tâm từ rất sớm Nó không chỉ làvấn đề quan tâm của các nhà nghiên cứu xã hội sau này, mà đã xuất hiện trongvăn hoá dân gian, trong truyền thuyết, trong ca dao, tục ngữ Qua đó nhân dân ta

đã đề cao những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức nhằm giúp con ngườihướng tới những điều tốt đẹp Truyện Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh,

Ăn khế trả vàng… đều giáo dục con người hướng thiện và có nhân cách cao đẹptrong cuộc sống

Như vậy, đạo đức có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội

Xã hội loài người càng phát triển thì vai trò của đạo đức cũng ngày càng tănglên Nếu ví xã hội là một cơ thể sống, thì đạo đức có thể được coi là sức khoẻcủa cơ thể sống ấy Tuy nhiên, cần thấy rằng sự tác động của đạo đức đến đờisống xã hội có tính hai mặt Nếu hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mựcđạo đức tiến bộ, phù hợp với đời sống xã hội, với xu thế vận động của xã hội thì

nó sẽ có tác động tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững Ngược lại, nếu

hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức lỗi thời, lạc hậu thì nó sẽ gây nênnhững tác động tiêu cực, cản trở sự phát triển xã hội Vì vậy, trong quá trình xâydựng xã hội mới, chúng ta phải kế thừa và phát triển những giá trị đạo đứctruyền thống phù hợp với xã hội ngày nay, loại bỏ những chuẩn mực đạo đức cũkhông còn phù hợp, đồng thời xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới nhằmthúc đẩy xã hội phát triển

1.1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

1.1.2.1 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo quan điểm của Hồ Chí Minh.

- Trung với nước, hiếu với dân: đây là phẩm chất đạo đức quan trọngnhất, chi phối các phẩm chất khác Trung và hiếu ở đây có mối quan hệ mậtthiết, gắn bó hữu cơ với nhau Muốn trung với nước phải hiếu với dân Hiếu với

Trang 16

dân là phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ, phải nắm vững dân tình,quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phải làm cho dânđược tự do, ấm no và hạnh phúc Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì

có hại cho dân thì hết sức tránh, đồng thời phải làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ vàquyền lợi của người làm chủ đất nước

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: đây là phẩm chất đạo đức cơ bản

và hết sức quan trọng, nó gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người và làmột biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” Nó diễn rahàng ngày, hàng giờ trong công tác, sinh hoạt và lấy hành vi của con người làmđối tượng điều chỉnh Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu gương sáng vàkhông ngừng nhắc nhở mọi người phải tăng cường rèn luyện và trau dồi phẩmchất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Người nói: “ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa, thì không thành trời

Thiếu một phương, thì không thành đất

Thiếu một đức, thì không thành người” [23; 631]

Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của conngười, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người đã giải thích ý nghĩa

và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu

Nói về cần, Người viết: “Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp, như: Taysiêng làm thì hàm siêng nhai Nó lại có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần,

cả nước đều phải Cần

Người siêng năng thì mau tiến bộ

Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no

Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh

Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu” [23; 632]

Trang 17

Tóm lại Cần là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai;lao động phải có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tựlực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm vào người khác.Cần phải gắn liền với kế hoạch và đạt hiệu quả Bác cho rằng cây gỗ bất kỳ tonhỏ, đều có gốc và ngọn Công việc bất kỳ to nhỏ đều có việc nên làm trước, cóviệc nên làm sau Nếu không có kế hoạch, việc nên làm trước mà để làm sau,việc nên làm sau mà làm trước thì sẽ tốn thời gian, tốn công nhiều mà kết quả ít.

Đối với học sinh, cần là chăm chỉ, siêng năng trong học tập, không ngạikhó, ngại khổ, phải có kế hoạch và phương pháp học tập từng môn học để hiểubài một cách kĩ càng nhất Phải có thái độ và ý thức học tập đúng đắn, khôngnản lòng và bỏ qua những bài tập khó, nội dung khó Phải biết tận dụng và tiếpthu những nguồn kiến thức từ thầy cô, sách vở và bạn bè để học tập có kết quảcao nhất

Kiệm: là việc tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền củanhân dân, của đất nước và của chính bản thân mình, phải biết tiết kiệm từ cái tođến cái nhỏ, bởi nhiều cái nhỏ nếu không tiết kiệm cộng lại sẽ dần dần thành cái

to Người cũng chỉ rõ thêm: “Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau, như hai châncủa con người Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy” Cũngnhư một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy,không lại hoàn không Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không pháttriển được” [23; 636] Bác cũng khuyên mọi người biết tiết kiệm và quý trọngthời gian, không để thời gian trôi đi lãng phí, bởi khi thời gian đã trôi qua không

ai còn lấy lại được nữa Bác nói: “Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm Khi thờigiờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được Có ai kéo lại ngày hôm quađược không?” [23; 637] Vì vậy, học sinh phải thi đua học tập, đồng thời, biếttiết kiệm giấy bút, sách vở, tiền bạc, biết giữ kỷ luật… và đặc biệt phải quýtrọng, tiết kiệm thời gian, tận dụng những tháng ngày còn ngồi trên ghế nhàtrường để tích luỹ kiến thức cho mình

Trang 18

Liêm: “Liêm là trong sạch, không tham lam” [23; 640], luôn luôn biết tôntrọng, giữ gìn của công cũng như của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, mộthạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”, “không tham địa vị, không tham tiền tài.Không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quangminh chính đại, không bao giờ hủ hoá Chỉ có một thứ ham là ham học, hamlàm, ham tiến bộ” [23; 252]

Đối với thanh niên, Người chỉ rõ: “Thanh niên cần phải chống tâm lý tự

tư, tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình Chống tâm lý hamsung sướng và tránh khó nhọc Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao độngchân tay Chống lười biếng, xa xỉ Chống cách sinh hoạt uỷ mị Chống kiêungạo, giả dối, khoe khoang” Vì vậy, đối với học sinh cần rèn luyện cho các embiết quý trọng và bảo vệ của công, biết tự giác trong học tập, không ngừng rènluyện về phẩm chất đạo đức để trở thành những công dân có ích cho xã hội saunày Cần giáo dục cho các em thái độ và động cơ học tập đúng đắn: học để cầutiến bộ, nâng cao hiểu biết Từ đó làm cho các em có ý chí vươn lên, không ngạikhó, ngại khổ, quyết tâm dành kết quả cao nhất ở từng môn học

Chính: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn Điều gìkhông đúng đắn, thẳng thắn, tức là tà” [23; 643] Bác viết: “Trên quả đất, cóhàng muôn triệu người Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: Người Thiện

và người Ác Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc Song những công việc

ấy có thể chia làm hai thứ: việc Chính và việc Tà Làm việc Chính, là ngườiThiện Làm việc Tà là người Ác” [23; 643]

Đối với học sinh, nhiệm vụ trung tâm chính là học tập để nắm vững kiếnthức, nắm bắt khoa học kỹ thuật Vì vậy, mỗi học sinh phải khắc phục mọi khókhăn, chịu khó học tập, học hỏi để không ngừng tiến bộ

Cần, Kiệm, Liêm, Chính là cái gốc quan trọng của đạo đức cách mạng,của con người Việt Nam mới, cũng là cái gốc đạo đức cách mạng của học sinh.Người yêu cầu học sinh phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, chống

Trang 19

kiêu căng, tự mãn, chống lãng phí xa hoa, cần kiệm trong lao động, học tập,công tác Thực hành tự phê bình và phê bình thẳng thắn để giúp nhau cùng tiến

bộ Có Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì con người mới thật sự trở nên chân chính,mới có thể sống với bản lĩnh và nghị lực của mình Những người như thế mớiđược mọi người xung quanh thật sự tôn trọng và nể phục

Chí công vô tư là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được cólòng riêng, thiên tư, thiên vị Chí công vô tư là nối tiếp của cần, kiệm, liêm,chính Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại đã chí công

vô tư, một lòng vì nước vì dân thì nhất định sẽ thực hiện được Cần, Kiệm, Liêm,Chính

- Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong nhữngphẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của mỗi con người Tình yêu thương đó là tìnhcảm rộng lớn được thể hiện trong các mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồngchí, anh em Nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ, nghiêm khắc với mình; rộngrãi, độ lượng với người khác Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng những quyền của conngười, phải biết nâng con người lên, kể cả những con người nhất thời lầm lạcnhưng đã biết nhận ra những sai lầm, khuyết điểm và sửa chữa, chứ không phải

là thái độ dĩ hoà vi quý, không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người.Người viết: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài Nhưng vắn dài đều họpnhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác,nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoanhồng đại độ … Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân

ái mà cảm hoá họ…” [22; 246 – 247], Người căn dặn: “Mỗi con người đều cóthiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy

nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cáchmạng Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc

và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiệntrong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời” [30;

Trang 20

558], “phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau như anh, chị em một nhà” Tìnhyêu thương đó đã được thể hiện ở Người bằng ham muốn tột bậc là “Tôi chỉ cómột ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tađược hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được họchành” [30; 517] Trước lúc đi xa, trong Di chúc, người viết: “Cuối cùng, tôi đểlại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, chocác cháu thanh niên và nhi đồng Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí,các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế” [30; 503, 512].

1.1.2.2 Sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT hiện nay.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, đã có tác động tích cực trong việc nâng caonhận thức về đạo đức nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng Tuy nhiên,trong bối cảnh hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng,bên cạnh những mặt tích cực thúc đẩy xã hội phát triển, thì với mặt trái của cơchế thị trường cũng có những mặt hạn chế, tiêu cực; và với sự tác động phongphú, đa chiều của các luồng thông tin, văn hoá, lối sống… học sinh dễ có nhậnthức tiêu cực, lệch lạc về nhiều vấn đề của đất nước, của xã hội Do đó, nếukhông có sự định hướng kịp thời, tích cực, đúng đắn, thì những biểu hiện đó sẽtác động tiêu cực đến nhận thức, lý tưởng, tình cảm của học sinh-sinh viên đốivới đất nước, cộng đồng, xã hội và gia đình Vì vậy, việc giáo dục tư tưởng, đạođức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT sẽ giúp cho các em có những suy nghĩ,định hướng đúng đắn trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của mình, giúp các

em nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của việc tu dưỡng đạo đức cáchmạng để không ngừng rèn luyện, phấn đấu trở thành con người toàn diện, có đủđức và tài nhằm phục vụ đất nước ngày càng tốt hơn

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị lỗi lạc, là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ViệtNam Tư tưởng và đạo đức của Người là tấm gương sáng ngời cho thế hệ học

Trang 21

tập và noi theo Vì vậy, việc học tập, làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đứccủa Người trở nên cấp thiết trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước

ta hiện nay và là nhiệm vụ của nhiều thế hệ, nhiều ngành khoa học khác nhau, làniềm vinh dự, hạnh phúc của mỗi con người Việt Nam

1.2 Thực trạng vận dụng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai hiện nay

Trong những năm vừa qua, trường THPT Long Phước đã rất quan tâmđến việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh Nhà trường đã tổ chứcquán triệt Chỉ thị 06, giúp các em hiểu rõ và sâu sắc nội dung đạo đức Hồ ChíMinh và từ đó vận dụng vào thực tế Những phẩm chất đó đã được vận dụng vàocuộc sống, tạo nên một phong trào thi đua, tự giác học tập rèn luyện sôi nổi giữalớp này với lớp khác, giữa các em học sinh với nhau Tuy nhiên, trên thực tế,việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chưa được thường xuyên, quántriệt một cách triệt để, chu đáo nên chưa mang lại hiệu quả cao

Với câu hỏi: Theo các em cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh” có cần thiết với học sinh hay không?

Qua khảo sát 200 học sinh trong 3 khối lớp, lớp 10, 11, 12, chúng tôi có các số liệu sau đây:

Bảng 1: Nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Học sinh

Mức độ đánh giá %

Rất quan trọng Quan trọng

Có cũng được, không cũng được

Không quan trọng

Trang 22

Kết quả trên cho thấy việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh” là rất quan trọng và cần thiết Do đó để việc vận dụng, thực hiện cóhiệu quả cao cần phải tuyên truyền, quán triệt đầy đủ những nội dung, phẩmchất đạo đức cho học sinh và trên cơ sở đó vận dụng vào việc học tập, công táchàng ngày.

Với câu hỏi: Các em đánh giá như thế nào về nội dung công tác giáo dục

đạo đức trong nhà trường ta hiện nay?

Qua khảo sát 200 học sinh của 3 khối lớp, chúng tôi thu được kết quả cụthể như sau:

Bảng 2: Đánh giá nội dung công tác giáo dục đạo đức

Nguồn: Do tác giả điều tra thống kê trong học sinh trường THPT Long Phước năm 2012

Kết quả trên cho thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh đã được nhàtrường quan tâm, chú ý nhưng kết quả chưa cao Nội dung đạo đức chưa thực sựphong phú, đa dạng Bởi đánh giá tính không phong phú, không đầy đủ ở mức

độ khá cao Do đó đòi hỏi nhà trường cần phải quan tâm, chú trọng hơn nữatrong công tác giáo dục đạo đức

Với câu hỏi: Từ những nguồn nào, các em có được thông tin về nội dung

tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?

Bảng 3: Đánh giá nguồn thông tin về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh

Sách, báo

Internet Nghe

báo

Nghe giảng

Sinh hoạt

Sinh hoạt

Trang 23

thanh cáo lớp đoàn

Nguồn: Do tác giả điều tra thống kê trong học sinh trường THPT Long Phước năm 2012

Qua bảng số liệu trên ta thấy học sinh thu nhận được nội dung tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều kênh thông tin, nhưng chỉ có nguồn thông tin từđài phát thanh, truyền hình và sách báo là đạt tỷ lệ trên 50% Còn các nguồn nhưqua nghe giảng, sinh hoạt lớp đều ở mức thấp, đặc biệt là qua nghe báo cáo cònquá thấp, chứng tỏ học sinh tự tìm hiểu là chính, do đó hiệu quả chưa đồng đều,chất lượng chưa cao

Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và đứng trước bối cảnh thế giới có nhiều biến động, phức tạp như hiện nay thìtoàn cầu hoá vừa mang lại những thời cơ lớn, vừa mang lại những thách thứclớn Bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái của nó là lối sống thực dụng, chạytheo đồng tiền… đang tác động xấu đến thế hệ trẻ

Bên cạnh những ưu điểm của đa số học sinh tích cực phấn đấu rèn luyện,vẫn còn một bộ phận học sinh thờ ơ, bàng quan về chính trị, không tham gia cáchoạt động , phong trào do đoàn trường và lớp tổ chức mà chỉ chạy theo lối sốngvật chất tầm thường, muốn có cuộc sống hưởng thụ hơn cống hiến, sống thựcdụng, buông thả, vướng vào các tệ nạn xã hội… Để ngăn chặn, đẩy lùi sự xuốngcấp về đạo đức trong một bộ phận học sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáodục đạo đức, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức thực hiện cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, triển khai nội quy,những điều cấm của nhà trường tới học sinh ngay từ khi học sinh mới vào nhậphọc

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w