Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn

Một phần của tài liệu skkn vận dụng tư tưởng đạo đức hồ chí minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thpt trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)

B. NỘI DUNG

2.1.2.Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn

để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Long Phước

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội. Giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đạt hiệu quả?

Mục đích của giáo dục là đào tạo ra những công dân hữu ích cho xã hội, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Đó là những công dân tương lai, những người lao động mới phát triển hài hoà trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ; những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh. Để hình thành và phát triển những con người như vậy, nhà trường phổ thông phải có chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với đất nước, con người Việt Nam, phù hợp với thời đại. Yêu cầu khách quan đó được quán triệt

trong tất cả chương trình, nội dung học tập của toàn bộ các môn học nói chung. Từ năm 1990 – 1991 chúng ta đã xác định môn GDCD là môn khoa học xã hội trong trường THPT. Điều này nói lên vị trí quan trọng của môn GDCD trong chương trình giáo dục phổ thông. Đây là môn khoa học xã hội, gắn với đường lối của Đảng, cùng với các môn khoa học khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị, tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, vừa có trách nhiệm với gia đình và với chính bản thân mình, vừa có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh xã hội, lịch sử đất nước và nhân loại. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở THPT, củng cố, phát triển học sinh lý tưởng sống cao đẹp, những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Không thể đào tạo những con người lao động mới, phát triển toàn diện khi chỉ chú ý đến việc giáo dục trí dục, bỏ qua hoặc coi thường giáo dục các mặt khác. Hơn nữa, môn GDCD không chỉ trang bị cho học sinh một cách trực tiếp và có hệ thống những tri thức cơ bản về thế giới quan Mác – Lênin, đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội chủ nghĩa mà còn giúp học sinh hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển lịch sử.

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, học sinh không thấy được tầm quan trọng của môn GDCD đối với việc hình thành lý tưởng, nhân cách, tư duy của mình trong tương lai nên học sinh không hứng thú với môn học này, trong khi đó môn học này lại là môn học quan trọng góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Các em xem đây là môn học phụ, không thi tốt nghiệp nên các em học theo cách đối phó, học chủ yếu để lấy điểm. Thậm chí, các em sẵn sàng buông xuôi luôn để dồn thời gian vào học các môn thi tốt nghiệp, đại học sau này... Vì vậy để cho môn GDCD thực sự trở thành một môn học góp phần

tích cực trong việc giáo dục phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cho học sinh, phần lớn là nhờ giáo viên. Thông qua việc giảng dạy, học tập môn GDCD, giáo viên sẽ giúp học sinh nắm bắt một cách toàn diện, có hệ thống về những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc cơ bản của đạo đức. Trên cơ sở đó hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin và tạo lập những thói quen, hành vi có đạo đức, biết hành động theo lẽ phải và sự công bằng, biết sống vì người khác. Muốn vậy, ngoài việc “dạy chữ”, “luyện tài” phải “dạy người”, “rèn đức”; phải làm cho học sinh có thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc, biết đem những kiến thức từ bài học áp dụng vào thực tế cuộc sống. Như vậy, chúng ta phải đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh không để ngành giáo dục vì quá tập trung “dạy chữ” mà lơi lỏng việc “dạy người” như Hồ Chí Minh từng phê phán. Người nói: “Tôi xem chương trình giáo dục cho đến hết lớp 10, phần giáo dục rất thiếu sót, chỉ có mười dòng ” [36; 105]. Muốn vậy, một trong những phương hướng quan trọng nhất hiện nay là phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, nâng cao nhận thức đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, coi công tác giáo dục đạo đức, lối sống là những nội dung giáo dục không thể thiếu được đúng như ý kiến Bác đã đề xuất: “Đạo đức học phải là một ngành khoa học xã hội và những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành môn học không thể thiếu được trong trường đại học và phổ thông” [35; 121]. Muốn vậy, ngành giáo dục đào tạo phải quán triệt sâu sắc tinh thần, quan điểm trong các văn kiện của Đảng đối với công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn GDCD để giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó để giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu thương con người cho học sinh. Có nhiều hình thức lồng ghép khác nhau tuỳ vào từng bài học cụ thể. Giáo viên có thể cho học sinh phân tích một câu nói của Bác, hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà sưu tầm những mẩu chuyện kể về Bác và yêu cầu các em nêu ra được ý nghĩa của câu

chuyện, bài học cho bản thân, các em đã làm được gì và nên làm gì sau khi đọc câu chuyện đó. Ví dụ, khi dạy bài 10: Quan niệm về đạo đức, giáo viên lấy câu nói:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất.

Thiếu một đức, thì không thành người” làm mở bài, từ đó gợi ý để học sinh nắm được ý nghĩa của vấn đề, quan niệm đạo đức của Bác dễ hiểu và sâu sắc như thế nào. Đây là bài đầu tiên của phần Công dân với đạo đức, nên khi giáo viên đặt vấn đề như vậy cũng là bước đầu đặt ra nhiệm vụ để học sinh hình thành ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hay khi dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, giáo viên cho học sinh đọc câu chuyện “Thời gian quý báu lắm” để các em liên hệ nghĩa vụ của bản thân với những người xung quanh, với tập thể lớp, nhà trường trong việc đảm bảo thời gian, giờ giấc trong học tập và lao động….

Tuỳ theo lứa tuổi học sinh các cấp mà nội dung này được cung cấp cho học sinh ở các mức độ khác nhau, thông qua việc tích hợp nội dung học tập đạo đức Bác Hồ vào các bài học cụ thể của ba khối lớp như:

Stt Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp

Mức

độ Nội dung tích hợp Ghi chú

1 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức

Mục 2a Liên hệ Rèn luyện cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần hoàn thiện nhân cách con Chuyện kể về Bác Hồ, NXB Văn học năm 2008

người 2 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Mục 1b Liên hệ Nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay là phải rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, biết sống vì người khác. Kể chuyện về Bác Hồ, NXB Giáo dục tập 4 năm 2008 3 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng Mục 2 Liên hệ - Bác Hồ là một tấm gương lớn về nhân nghĩa. - Trách nhiệm của công dân với cộng đồng Kể chuyện về Bác Hồ, NXB Giáo dục tập 2, 3, 4 năm 2008 4 10 Bài 14: Công dân với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mục 1, 2, 3 Liên hệ - Bác Hồ là người có lòng yêu nước, Người đã cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.

- Trách nhiệm của công dân với việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Kể chuyện về Bác Hồ, NXB Giáo dục tập 1, 3 năm 2008 5 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân Mục 2 Liên hệ - Tấm gương tự hoàn thiện bản thân của Bác Hồ. - Rèn luyện đạo Kể chuyện về Bác Hồ, NXB Giáo dục tập 1, 2,

đức để hoàn thiện bản thân 3, 4 năm 2008 6 11 Bài 6: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Mục 3 Liên hệ Trách nhiệm của công dân với CNH, HĐH đất nước phải học tập nâng cao trình độ và rèn luyện đạo đức Chuyện kể về Bác Hồ, NXB Văn học năm 2008 7 11 Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh Lồng ghép bộ phận Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh Kể chuyện về Bác Hồ, NXB Giáo dục tập 1, 2, 3 năm 2008 8 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Mục 4b Liên hệ Công dân muốn làm một người chủ tốt thì phải rèn luyện phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh Những mẩu chuyên về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia năm 2008 Thông qua các bài học trong chương trình môn GDCD, đặc biệt là phần “Công dân với đạo đức”, giúp học sinh thấy được đạo đức có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. Đồng thời các em sẽ biết được những phạm trù cơ bản của đạo đức như: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự, hạnh phúc và các truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc như: lòng yêu quê hương, đất nước,

truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc… từ đó giúp học sinh có thể tự bồi dưỡng cho mình những tình cảm đạo đức trong sáng, có động cơ tốt đẹp và biết tự điều chỉnh nhân cách của mình. Việc tích hợp tốt nội dung cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lòng yêu thương con người trong giảng dạy môn GDCD giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở nước ta hiện nay, giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản vận dụng tốt vào cuộc sống nghề nghiệp của các em, điều quan trọng nhất trong giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho sự hiểu biết về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư được thực hành trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, không dừng lại ở những lời giáo huấn mà phải được thực hành qua cách nói và làm, phải biến thành hành động cụ thể như: tham gia lao động, giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học, trồng và chăm sóc cây xanh, giúp đỡ bạn bè trong học tập, chấp hành luật lệ giao thông, hiến máu nhân đạo…

Tóm lại, hiện nay các nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng hiệu quả công tác này chưa cao. Mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc như: học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém… nên một trong những giải pháp giúp nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh đó chính là dạy học thông qua môn GDCD. Học sinh muốn rèn luyện tốt phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để trở thành một công dân tốt thì việc đầu tiên các em phải làm là học tốt môn GDCD. Từ những kiến thức đã học, học sinh sẽ nâng cao ý thức của mình trong việc rèn luyện phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và từ đó biến thành hành động để rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan, trò giỏi.

Kết luận chương 2

Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế nên việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, một

việc làm hết sức cấp thiết, cần có sự tham gia của các cấp, các ngành trong toàn xã hội để kịp thời ngăn chặn sự xuống cấp, sự suy thoái đạo đức của một bộ phận giới trẻ. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH, nhân tố quyết định sự thành công đó là những con người có đủ phẩm chất, trí tuệ, có bản lĩnh vững vàng. Để làm được điều đó, yêu cầu đặt ra là cần quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Chúng ta không chỉ trang bị tri thức khoa học mà còn bồi dưỡng cho họ những chuẩn mực về giá trị đạo đức, về nhân cách, đạo lý làm người mà mỗi người cần phải có. Chúng ta cần trang bị cho các em một “hành trang” thật đầy đủ để các em vững bước vào đời, nhằm đáp ứng được con người mới năng động, sáng tạo, thực hiện thành công lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã lựa chọn. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống nhằm xây dựng lối sống văn hoá, lành mạnh, đa dạng, phong phú cho học sinh.

Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Long Phước hiện nay, trước hết cần phải tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho học sinh về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đổi mới nhận thức đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh học tập, rèn luyện, giáo dục học sinh trở thành những công dân tốt cho xã hội.

Để thực hiện những phương hướng trên, cần có những giải pháp tích cực như: kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh; nâng cao vai trò của môn GDCD trong giáo dục đạo đức cho học sinh; đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú về giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh như: giáo dục đạo đức thông qua đọc sách, kể chuyện, phim tư liệu về Hồ Chí Minh, thông qua văn hoá văn nghệ, hay tổ chức cho học sinh thăm quan các di tích lịch sử và gặp gỡ nhân chứng; Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh.

Chúng ta phải chú trọng thực hiện các giải pháp trên để không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước để xứng đáng với mong ước của Bác Hồ. Việc thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp này là điều kiện rất cần để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu skkn vận dụng tư tưởng đạo đức hồ chí minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thpt trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)