1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường THCS quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Qua khảo sát tại trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh)

105 675 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 631 KB

Nội dung

đó việc nghiên cứu các hình thức, phương pháp giáo dục chính trị tư tưởngluôn được Đảng, nhà nước và các học giả quan tâm.Đề cập đến công tác giáo dục Chính trị, tư tưởng cho học sinh, s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Tp Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 3

TP HỒ CHÍ MINH (Qua khảo sát tại Trường THCS Hai Bà Trưng,

Quận 3, Tp Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: GVC TS NGUYỄN THÁI SƠN

Học viên: Đoàn Hữu Khánh

Lớp Cao học 18, LL&PPDH Bộ môn Chính trị tại Đại học Sài Gòn

Trang 3

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2012

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Quá trình nghiên cứu viết luận văn tác giả có tham khảo một số văn

kiện của Đảng, các sách viết về Giáo dục Chính trị tư tưởng trong học sinh và

sinh viên Đặc biệt là được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô,

trực tiếp là Tiến sĩ Nguyễn Thái Sơn, Phó Trưởng khoa Giáo dục Chính trị,

Trường Đại học Vinh hướng dẫn nghiên cứu viết luận văn khoa học này cũng

như sự hỗ trợ của các bạn cùng lớp LL&PPDH Bộ môn Chính trị khoá 18 tại

Đại học Sài Gòn

Trận trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và các Thầy, Cô khoa Giáo dục

Chính trị, Trường Đại học Vinh; Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý phòng, khoa

Trường Đại học Sài Gòn, và cán bộ, giáo viên Trường THCS Hai Bà Trưng,

Quận 3, Tp Hồ Chí Minh đã giúp Tôi hoàn thành luận văn này

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh

khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của

quý Thầy Cô và các đồng nghiệp

Tp Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2012

Người viết luận văn

Trang 5

GD & ĐT Bộ giáo dục và đào tạo

Trang 6

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 8

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG 8

HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 8

1.1 Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị, tư tưởng: 8

1.1.1 Khái niệm chính trị, tư tưởng : 8

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị, tư tưởng 13

1.2 Mục tiêu, nội dung của giáo dục chính trị, tư tưởng THCS 15

1.2.1 Mục tiêu công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THCS 15

1.2.2 Nội dung công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THCS 17

1.2.3 Phương pháp, hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THCS 19

1.3 Các yếu tố đảm bảo hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THCS 21

1.3.1 Môi trường giáo dục lành mạnh 21

1.3.2 Tiêu chí thi đua 22

1.3.3 Phối hợp giáo dục giữa nhà trường- gia đình- xã hội 22

1.3.4 Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa 23

1.3.5 Tổ chức các ngày lễ lớn trong năm 24

Kết luận chương 1 24

Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HAI BÀ TRƯNG, QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 26

2.1 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục Quận 3, TPHCM 26 2.1.1 Bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới và trong nước cũng như ở Quận 3,: 26

2.1.2 Khái quát về quá trình hình thành, phát triển của Trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3 33

2.2 Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh ở Trường THCS Quận 3, TPHCM 42

2.2.1 Đánh giá chung về thực trạng giáo dục chính trị tư tưởng 42

Trang 7

2.2.2 Nhận thức của học sinh đối với hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng

cho học sinh 45

2.2.3 Các biểu hiện nhân cách của học sinh 47

2.2.4 Tác động của yếu tố gia đình đối với việc giáo dục học sinh .49

2.3 Về nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THCS 50

Kết luận chương 2 60

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HAI BÀ TRƯNG, QUẬN 3, TP.HỒ CHÍ MINH 61

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 61

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 61

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 61

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 62

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 62

3.2 Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trường THCS Hai Bà Trưng, quận 3, Tp HCM 62

3.2.1 Xây dựng Hội đồng Giáo dục chính trị tư tưởng nhà trường, từng bước đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở Trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, TP HCM 62

3.2.2 Nâng cao nhận thức trách nhiệm của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm 65

3.2.3 Tạo sự gắn kết, phối hợp giữa các Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên GDCD cũng như cán bộ tham gia công tác Đoàn- Đội- Hội 67

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học môn GDCD 71

3.2.5 Tăng cường công tác quản lý kiểm tra Hội đồng giáo dục chính trị, tư tưởng nhà trường 72

3.2.6 Giải pháp xây dựng “trường học thân thiện” 76

3.2.7 Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể 78

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất 82

3.3.1 Giới thiệu về quá trình khảo sát 82

3.3.2 Kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi 82

Kết luận chương 3 86

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

Trang 8

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

MỤC LỤC BẢNG Bảng 1.1: Thành tích Nhà trường đạt được trong 3 năm qua: 39

Bảng 1.2: Khảo sát, thăm dò ý kiến học sinh 45

Bảng 1.3: Khảo sát, thăm dò ý kiến học sinh (tt) 46

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp được đề xuất 83

Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất : 84

Trang 9

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh nói chung

và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng luôn được Đảng, nhànước đặc biệt quan tâm

Hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, việcgiáo dục và đào tạo học sinh THCS không những có kiến thức phổ thôngvững vàng mà các em còn có khả năng định hướng nghề nghiệp phù hợp vớinăng lực sở trường của mình sau khi tốt nghiệp THPT là một vấn đề cấp thiết.Bên cạnh kiến thức đó, các em còn được chú trọng rèn luyện về đạo đức tácphong công nghiệp để xứng đáng là lực lượng lao động vừa hồng, vừachuyên

Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề

mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh

tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, gieo rắclối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tụccủa dân tộc Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sútnghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thứctrong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát

Trang 10

triển, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu Vấn đề đạođức và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta mấy năm gần đây

đã trở thành điểm nóng không chỉ của ngành giáo dục mà còn của toàn xã hội

Hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam lần II khoá VIII, khi đánhgiá về công tác giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã nêu “Đặc biệt đáng longại trong một bộ phận học sinh, sinh viên có trình trạng suy thoái đạo đức,

mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp

vì tương lai của bản thân và đất nước” Trong những năm tới cần “tăng cườnggiáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác

Lê Nin…tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thểthao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáodục chính trị cho học sinh trong giai đoạn hiện nay Qua nâng cao chất lượngcông tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THCS nói chung và học sinhTrường THCS Hai Bà Trưng nói riêng Tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng

và đề ra biện pháp hiệu quả để quản lý hoạt động giáo dục lý tưởng cho họcsinh thuộc khối THCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ

quản lý giáo dục Vì các lý do trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường THCS quận 3 Tp Hồ Chí Minh” (qua khảo sát tại Trường

THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh) làm luận văn Cao học Thạc

sỹ

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ở nước ta, việc nghiên cứu, quán triệt tầm quan trọng của công tác tưtưởng, lý luận được tiến hành thường xuyên hàng năm, đặc biệt là ở vào cácthời điểm bước ngoặc của lịch sử, nhất là từ Đại hội VI (1986) của Đảng Từ

Trang 11

đó việc nghiên cứu các hình thức, phương pháp giáo dục chính trị tư tưởngluôn được Đảng, nhà nước và các học giả quan tâm.

Đề cập đến công tác giáo dục Chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinhviên đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau:

Đánh giá vai trò của đạo đức, chính trị, tư tưởng trong điều kiện kinh tếthị trường ở nước ta có nhiều tác giả nghiên cứu như: GS TS Nguyễn Trọng

Chuẩn và PGS TS Nguyễn Văn Phúc (2003) với bài viết “Mấy vấn đề về

đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Nxb CTQG,

Hà Nội Với công trình này, 2 tác giả đã đề cập đến sự thay đổi tư tưởng, đạođức, lối sống trong bối cảnh kinh tế thị trường giai đoạn hiện nay Tuy nhiên,

2 tác giả không đề cập nhiều đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của học sinhTHCS

PGS.TS Đoàn Minh Duệ với đề tài “Tình hình tư tưởng đạo đức, lối sống cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng thuộc các tỉnh Bắc miền Trung” (1997) đã tập trung nghiên cứu hình hình tư tưởng, đạo đức, lối sống

sinh viên ở nhiều khía cạnh đặc biệt là vấn đề đạo đức, lối sống cho sinh viên ởVùng Bắc Trung Bộ, nơi có hoàn cảnh kinh tế- xã hội gặp nhiều khó khăn, tuynhiên trong đề tài, giải pháp, còn tập trung vào nâng cao giáo dục đạo đức ởcác Trường Đại học, Cao đẳng chưa tập trung vào các Trường THPT và THCS

Trong luận án tiến sĩ triết học của tác giả Đỗ Tuyết Bảo đề cập khá cụ

thể vấn đề “Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới hiện nay” Tác giả nêu ra nhận

định và phân tích bối cảnh thời kì đổi mới đã ảnh hưởng đến công tác giáodục về đạo đức, lối sống của học sinh các trường THCS ở Thành phố Hồ ChíMinh trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên do đây là một luận án tiến sĩ, nêncách đặt vấn đề của tác giả cũng như hướng khai thác của luận án ở phạm virộng, khái quát những quy luật chung

Trang 12

Bên cạnh các đề tài trên còn có một số công trình nghiên cứu của một

số học giả như GS Phạm Tất Dong, GS.VS Phạm Minh Hạc Cũng theo đề

tài đó, nhà giáo Mai Văn Bính đã có công trình “Một số vấn đề thời đại và đạo đức”, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội (1991); Phạm Khắc Chương, (1995) công tác tại Vụ Giáo viên - Bộ Giáo dục với công trình “Một số vấn đề về giáo dục đạo đức và giảng dạy đạo đức ở THPT”; Nguyễn Văn Truy (chủ biên) (1993) với công trình “Hồ Chí Minh về đạo đức”, Nxb CTQG, Hà Nội; … Các

tác giả đã tập trung phân tích các yếu tố của tư tưởng, đạo đức, lối sống trongnhững bối cảnh khác nhau, ở các cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, các tác giảđều có một nhận định chung là “tư tưởng, đạo đức, lối sống có vai trò rất quantrọng trong quá trình giáo dục và định hướng nhân cách con người”

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng luôn được các trường học trong hệthống đào tạo của Việt Nam quan tâm Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vaitrò công tác giáo dục đạo đức, lối sống Vì vậy, tư tưởng của Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn được vận dụng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho họcsinh và sinh viên

Năm 2007, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ ChíMinh học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh của Nguyễn Huệ Khanh

có đề cập đến vấn đề “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường PTTH ở Hà Nội hiện nay” Tác giả

nhận định và phân tích vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quá trìnhvận dụng tư tưởng của Người vào công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho họcsinh các trường THPT ở Hà Nội Cũng trong năm này, Sở Giáo dục- Đào tạo

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh” Dựa trên tình

hình thực tế và tầm quan trọng của vấn đề đạo đức học sinh THPT, Sở Giáo

Trang 13

dục - Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một số giải pháp nhằm nângcao chất lượng giáo dục trên phương diện đạo đức.

Với các công trình nghiên cứu đã nêu là cơ sở để các nhà quản lý giáo dụcViệt Nam nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sốngcho học sinh, sinh viên Tuy nhiên, hiện chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứuviệc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình giáo dục chính trị, tư tưởngcho học sinh trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh Trên cơ sởnhững kết quả đã nghiên cứu, chúng tôi cố gắng tiếp thu nhằm nâng cao chấtlượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THCS nói chung và họcsinh Trường THCS Hai Bà Trưng nói riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích.

Dưới góc độ khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận vănlàm rõ cơ sở luận và thực tiễn của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trongcông tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh Từ đó đề xuất một số giảipháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chohọc sinh ở các trường THCS Quận 3 Tp Hồ Chí Minh

3.2 Nhiệm vụ

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

- Điều tra khảo sát thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho

học sinh ở Trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng vận

dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh ở

Trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vàhọc sinh các trường THCS nói chung

4 Giả thuyết khoa học

Trang 14

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở trường THCS Hai

Bà Trưng, Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chưa đi vào thực chất donhiều yếu tố khách quan và chủ quan Do vậy, nếu luận văn thực hiện tốt, đưa

ra được hệ thống giải pháp khoa học, khả thi thì sẽ tạo điều kiện cho trườngTHCS Hai Bà Trưng nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng, thực hiệntốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo; góp phần đổi mới công tác quản lý giáo dục

và nâng cao chất lượng dạy và học

5 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài giới hạn trong vấn đề vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục công tác giáo dục chính trị tư tưởng chohọc sinh ở các trường THCS quận 3 Tp Hồ Chí Minh, chứ không nghiên cứuviệc giáo dục đạo đức nói chung và cũng không nghiên cứu ở các bậc học caohơn như THPH, cao đẳng hay đại học

6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩaMác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lý luận bài viết của Bác Hồ; các bài viết

về tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; hệ thống các quan điểm

chỉ đạo của Đảng ta về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Luận văn sử dụng phương pháp luận Mác xít, các phương pháp nghiêncứu khoa học như: Phương pháp logic kết hợp lịch sử, phương pháp phântích, tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê,…

7 Đóng góp của luận văn

Với kết quả nghiên cứu bước đầu, luận văn góp phần làm rõ việc vậndụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho

Trang 15

học sinh ở các trường THCS Quận 3 Tp Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu của luận văn, có thể làm tài liệu tham khảo cho cácbạn sinh viên và học viên Cao học ngành Chính trị, là tài liệu tham khảo cholãnh đạo trường THCS Hai Bà Trưng nói riêng và các trường THCS nóichung trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THCS

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào

công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường Trung học cơ sở

Chương 2 Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình

giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh tại Trường Trung học cơ sở Hai BàTrưng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3 Một số giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để

nâng cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh ở trường Trunghọc cơ sở Hai Bà Trưng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG

CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị, tư tưởng

1.1.1 Khái niệm chính trị, tư tưởng

1.1.1.1 Khái niệm chính trị

Trang 16

Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó xuất hiện cùng với sựphân chia xã hội thành giai cấp và nhà nước Từ khi xuất hiện đến nay chínhtrị luôn là lĩnh vực hoạt động phức tạp và quan trọng nhất Những bước thăngtrầm của lịch sử nhân loại, xét đến cùng đều có nguồn gốc sâu xa của nó lànhững thay đổi trong lĩnh vực chính trị Bởi tính phức tạp của nó mà cho đếnnay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh khái niệm chính trị Theo tiếng Hylạp "Politica" có nghĩa là những công việc liên quan tới nhà nước, là nghệthuật cai trị đất nước, đó là một tổ chức xã hội nằm dưới một quyền lực nhấtđịnh, quyền lực nhà nước.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Chính trị là toàn bộ những hoạtđộng có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, cáctầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụngquyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc nhà nước, sự xác định hình thức

tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước” [37; 216]

Kế thừa các nhân tố hợp lý trong các quan điểm về chính trị, tác giảluận văn cho rằng: Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng

xã hội trong vấn đề chính quyền; là sự tham gia của nhân dân vào công việccủa nhà nước; là tổng hợp những phương pháp, phương thức hoạt động thựctiễn của các giai cấp, các đảng phái nhằm giáo dục, giác ngộ quần chúng thamgia vào quá trình giành, giữ và điều khiển hoạt động của nhà nước để bảo vệlợi ích của giai cấp; với mục đích và phạm vi nghiên cứu và qua thực tế ởViệt Nam luận văn tiếp cận đến chính trị với tư cách là những hoạt động củaĐảng Cộng sản Việt Nam Nhằm giáo dục, giác ngộ, nâng cao nhận thức chocán bộ, đảng viên để lãnh đạo tổ chức quần chúng xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa

1.1.1.2 Khái niệm tư tưởng

Trang 17

Thuật ngữ "Tư tưởng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ "idea", có nghĩa

là hình thức Cho đến nay, đã có nhiều định nghĩa tư tưởng khác nhau: “Tưtưởng là sự phản ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của conngười đối với thế giới chung quanh Là những quan điểm, ý nghĩa phản ánhthế giới vật chất trong nhận thức con người và thể hiện mặt này hay mặt kháccủa thế giới khách quan” [38; 1017]

Trong xã hội có giai cấp luôn tồn tại sự đấu tranh để truyền bá, thuphục lòng người, lôi kéo quần chúng nhân dân theo quan điểm tư tưởng củagiai cấp thống trị, nhằm biến tư tưởng thành sức mạnh hành động để giànhthắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp Về thực chất, đấu tranh tư tưởng là sựbiểu hiện của cuộc vận động đấu tranh giai cấp Ph Ăngghen viết: "Tất cảmọi cuộc đấu tranh trong lịch sử, không kể nó diễn ra trong địa hạt chính trị -tôn giáo, triết học, hay trên bất kỳ một địa hạt tư tưởng nào khác - thực ra chỉ làbiểu hiện ít nhiều, rõ rệt của cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội "[28; 373- 374]

Trong cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, đấu tranh tưtưởng đã góp phần quan trọng giúp giai cấp vô sản giành chính quyền Saukhi có chính quyền, đấu tranh tư tưởng vẫn tiếp tục để chống các tàn dư tưtưởng của xã hội cũ, những khuynh hướng tư tưởng lệch lạc và các tư tưởngthù địch phản động để làm cho ý thức xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế tuyệt đốitrong đời sống tinh thần của xã hội

Từ sự phân tích trên có thể đi đến khái niệm về tư tưởng như sau: Tưtưởng là sự phản ánh khái quát hiện thực khách quan trong ý thức con người,biểu hiện những lợi ích của con người, giai cấp về xã hội Đó là ý thức phảnánh tồn tại xã hội dưới dạng khái quát, phản ánh lợi ích của một con người,một tập đoàn người, một giai cấp, một dân tộc trong một thời đại nhất định.Tuỳ thuộc vào trình độ, tính chất và nội dung sự phản ánh mà có tư tưởng đúng

Trang 18

hay tư tưởng sai, có tư tưởng tiến bộ hay tư tưởng lạc hậu, hay tư tưởng phảnđộng kìm hãm sự phát triển của xã hội Vì vậy, trong xã hội có giai cấp luônluôn có sự đấu tranh giữa các giai cấp về mặt tư tưởng Nội dung chủ yếu củađấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng là đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng: Hệ

tư tưởng của giai cấp thống trị và hệ tư tưởng của giai cấp bị thống trị

1.1.1.3 Khái niệm giáo dục và giáo dục chính trị, tư tưởng

Xét về mặt cấu trúc của khái niệm thuật ngữ chính trị tư tưởng là từghép giữa chính trị và tư tưởng được sử dụng ở đây như một bổ ngữ của côngtác giáo dục nhằm phân biệt làm rõ nội dung của giáo dục Theo cách diễn đạtcủa Từ điển tiếng Việt năm 1994: Giáo dục là hoạt động nhằm tác động mộtcách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào

đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực nhưyêu cầu đề ra Trong thực tế ta thấy có giáo dục kinh tế, giáo dục lao động,giáo dục đạo đức, giáo dục quân sự

Với cách tiếp cận về chính trị và tư tưởng như phần trên đã trình bày,bản chất của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là quá trình tác động cómục đích, có hệ thống của một Đảng, một giai cấp, một tổ chức của quầnchúng, nhằm giác ngộ nâng cao nhận thức tư tưởng của họ về quan điểm,đường lối chính trị, để quy tụ tập hợp quần chúng tham gia các quá trình đấutranh cách mạng để giành và bảo vệ, thực thi quyền lực chính trị nhằm đápứng, thoả mãn các nhu cầu về lợi ích Những lợi ích đó có thể là lợi ích chínhtrị, lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế Trong đó, lợi ích kinh tế là mục đích sâu

xa nhất, cốt lõi nhất phản ánh quan hệ đấu tranh giữa các giai cấp, nhưng lạiđược thể hiện ở mục tiêu trực tiếp trước mắt là lợi ích chính trị

Điều đó có nghĩa, trong cuộc đấu tranh giữa các giai cấp giành quyềnlực chính trị tức là quyền lực nhà nước, một công cụ duy trì quyền lực chínhtrị của giai cấp này đối với giai cấp khác và đối với toàn xã hội Vấn đề chính

Trang 19

quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng Đó là lợi ích chính trị đầutiên của các cuộc đấu tranh giai cấp mà các giai cấp lãnh đạo phong trào cáchmạng đều hướng tới, tìm mọi cách để giành lấy Tuy nhiên, trong xã hội cũngnhư ngay trong một giai cấp, nhận thức về nhu cầu, lợi ích không hoàn toàngiống nhau về mức độ Do đó, các giai cấp đều thông qua các tổ chức chínhtrị của mình để xây dựng đội ngũ cán bộ tư tưởng (nhà tư tưởng), xây dựng hệthống tổ chức cùng các thể chế tư tưởng thống trị toàn xã hội, thông qua nhiềucon đường, nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để đưa hệ tư tưởng đótác động vào nhận thức của quần chúng nhân dân, lực lượng cơ bản quyếtđịnh thắng lợi của Cách mạng.

Hiện nay, khái niệm về công tác tư tưởng còn có những ý kiến khácnhau về cách tiếp cận nhưng đã thống nhất trên những nét cơ bản như:

Thứ nhất: Đó là quá trình bao gồm việc sáng tạo, phát triển hệ tư tưởng.Hai là: Việc vận dụng sáng tạo, phát triển hệ tư tưởng để xây dựngcương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng, chiến lược, sách lược của một giaicấp, một chính đảng

Ba là: Việc giáo dục truyền bá hệ tư tưởng, đường lối quan điểm củaĐảng nhằm giác ngộ, nâng cao tính tự giác và thúc đẩy hành động cách mạngcủa quần chúng nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ cách mạng

Chủ thể của công tác tư tưởng bao gồm: Chủ thể của hệ tư tưởng (mộtgiai cấp, một chính đảng), các cơ quan và các thiết chế tư tưởng được chủ thểcủa hệ tư tưởng lập ra, có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu, vận dụng sáng tạo,giáo dục, truyền bá, bảo quản, lưu giữ hệ tư tưởng

Khách thể của công tác tư tưởng là ý thức và các hành vi của cá nhân,tập thể của các giai tầng trong xã hội; là quá trình tư tưởng và các quan hệ xãhội trong đó con người là khách thể của sự tác động của công tác tư tưởng Tuy

Trang 20

nhiên mỗi con người đều gắn với nhau trong một kết cấu giai tầng xã hội là lựclượng cách mạng, đối tượng chủ yếu chịu sự tác động của công tác tư tưởng.

Khi xem xét công tác tư tưởng như một quá trình tư tưởng, công tác tưtưởng có những hình thái cơ bản sau: Công tác lý luận, công tác tuyên truyền,công tác cổ động Trong đó, công tác lý luận tư tưởng ứng với quá trình sángtạo, phát triển hệ tư tưởng và vận dụng hệ tư tưởng để xây dựng cương lĩnh,đường lối chính trị của Đảng

Công tác tuyên truyền và công tác cổ động tương ứng với quá trìnhtruyền bá hệ tư tưởng, đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước tới quần chúng nhân dân, cổ vũ, động viên, thúc đẩy họ hànhđộng thực hiện mục tiêu của Cách mạng do Đảng đề ra

Như vậy, công tác lý luận là cơ sở nền tảng của công tác tư tưởng,quyết định phương hướng, nội dung của công tác tuyên truyền và cổ động.Công tác tuyên truyền tiếp nối công tác lý luận làm cho lý luận có sức sốngmạnh mẽ, thể hiện sinh động trong thực tiễn Công tác cổ động là khâu cuốicùng quyết định việc chuyển hoá lý luận đã được nhận thức, niềm tin đượcxây dựng và củng cố thành hành động cách mạng

Ngoài bản chất hình thái cơ bản trên, trong mỗi hình thái lại có nhiềulĩnh vực công tác khác có tính chất chuyên sâu phù hợp với tính chất, đốitượng tác động mục tiêu của nhiệm vụ nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạtđộng thực tiễn của công tác tư tưởng Trong đó, công tác giáo dục chính trị, tưtưởng thuộc hình thái của công tác tuyên truyền, một trong ba hình thái củacông tác tư tưởng

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị, tư tưởng

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm lo đến công tác giáo dụcchính trị tư tưởng, Người cho rằng: “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắtsai lầm”; “Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ

Trang 21

nhiệm vụ mới thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành độngmới thống nhất” Công tác tư tưởng tự bản thân nó đã hàm chứa những vấn đềnhạy cảm, phức tạp, đa chiều, liên quan đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ,đảng viên, nhân dân; liên quan đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng.Người nói: “Lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tưtưởng của mỗi cán bộ để có giúp đỡ thiết thực trong công tác; vì tư tưởngthông suốt thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc” Trongbáo cáo tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II(15/7/1954), trong mười công tác được xác định thì công tác lãnh đạo tưtưởng là quan trọng nhất Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ lãnh đạo và cán

bộ các Ngành, tư tưởng phải thông, phải thật thông Phải có quyết tâm khắcphục khó khăn, làm tròn nhiệm vụ Phải đánh thông tư tưởng và động viênsáng kiến và lực lượng của toàn Đảng, toàn dân Mọi người quyết tâm làmcho được và tin tưởng làm nhất định được Mỗi lần về thăm các nhà máy,công trường, hợp tác xã, Bác Hồ luôn nhắc nhở, động viên cán bộ, đảng viên,nhân viên “Muốn quản lý tốt thì cán bộ và công nhân phải thông suốt tưtưởng”

Trên cơ sở quy luật của công tác tư tưởng, Người đã trù liệu hệ quả khiđảng viên chưa thông suốt tư tưởng sẽ dẫn tới những biến dạng khôn lường

“Nếu tư tưởng và hành động của Đảng viên không nhất trí, thì khác nào một

mớ cắt rời”, “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” Như vậy, thì không thể lãnhđạo quần chúng, không thể làm cách mạng Do đó, Người luôn canh cánh kỳvọng làm sao tư tưởng tiên tiến, tư tưởng XHCN phải trở thành chủ đạo,trường tồn cùng với Đảng, với cán bộ, đảng viên và nhân dân Người chỉ rõ

“Tư tưởng thông suốt thì mọi việc làm đều tốt Phải làm cho tư tưởng xã hộichủ nghĩa hoàn toàn thắng, tư tưởng cá nhân hoàn toàn thất bại” [20; 93]

Trang 22

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tư tưởng của Người nói chung,

tư tưởng về công tác tư tưởng nói riêng vẫn còn sống mãi với thời gian, vớiĐảng ta Đó là hành trang, phương pháp luận quý báu để Đảng ta, đội ngũ làmcông tác tuyên truyền vững tin hơn, trí tuệ sắc sảo hơn nhằm góp phần nângcao chất lượng công tác tư tưởng của Đảng lên một tầm cao mới Đặc biệtcàng có ý nghĩa cấp bách khi Đảng ta thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập;khi các lực lượng thù địch chưa từ bỏ mưu toan chống phá cách mạng nước

ta, hòng chia rẽ Đảng với nhân dân; khi “Công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén,tính chiến đấu còn hạn chế…; chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị, tưtưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, những quanđiểm mơ hồ, sai trái; thiếu quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống”.Khắc phục và thực hiện tốt các nhiệm vụ đó là nhân tố để “Đảng ta là một tậpthể lớn, tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí” trong tiến trình kiến tạo đấtnước theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ của nhàtrường, gia đình và toàn xã hội; trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo Đểlàm tốt nhiệm vụ này, nhà trường cần được trang bị cơ sở lý luận, nội dung,phương pháp và các điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động GD chính trị

tư tưởng cho học sinh mà cốt lõi là việc vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng

Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

1.2 Mục tiêu, nội dung của giáo dục chính trị, tư tưởng đối với học sinh Trung học cơ sở

1.2.1 Mục tiêu công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh Trung học cơ sở

Trang 23

Điều 2 Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam 2005 ghi rõ:

“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trong nhà trường là hoạt độngtruyền bá lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lốicủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Bước đầu xây dựng thế giớiquan; phương pháp luận khoa học; nâng cao nhận thức, ý thức chính trị; xâydựng niềm tin cộng sản chủ nghĩa; niềm tin vào chế độ góp phần xây dựng đấtnước giàu mạnh sau này

Bất cứ dân tộc, quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quantâm đến việc đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ bởi đó chính là lực lượngquyết định vận mệnh của dân tộc và sự phát triển của đất nước Thực tế lịch

sử qua các thời kỳ cách mạng đã chứng minh Đảng ta luôn đặc biệt coi trọngcông tác thanh thiếu niên, mà trọng tâm là giáo dục, bồi dưỡng thanh thiếuniên về lí tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, vì mục tiêu xây dựngnhững lớp người kế tục trung thành tuyệt đối theo lí tưởng độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội Lý tưởng ấy đã được cụ thể hoá trong mỗi giai đoạncách mạng thành những sứ mệnh lịch sử mang tính thời đại của thanh niên.Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Thanh niên là người chủ tương lai củanước nhà… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do cácthanh niên Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiệntại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bịcho cái tương lai đó” Giáo dục lí luận chính trị, mà cốt lõi là giáo dục chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, để xây dựng và bồi đắp lý tưởng

Trang 24

cách mạng cho đoàn viên thanh niên chính là nội dung quan trọng, có tínhquyết định trong việc rèn luyện “tinh thần và lực lượng” cho thế hệ trẻ vìtương lai của nước nhà, tương lai của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam.

Với học sinh THCS - những thanh thiếu niên đang ở độ tuổi có bướcchuyển mạnh mẽ cả về nhân cách lẫn tư tưởng, mặc dù các em chưa hiểu rõlắm về chính trị tư tưởng nhưng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho họcsinh trung học cơ sở cần phải được quan tâm sâu sắc và đầy đủ

Mục tiêu giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trung học cơ sở làgiáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có những hiểu biết cơ bản vềchủ nghĩa Mác - Lênin, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Từ đó hình thành nhân cách và cách hành xử đúng đắn: Biết yêu thương bạn

bè, chăm học, chăm hành, hiếu thảo, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, khiêm tốn, thậtthà, dũng cảm

Luật Giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục là “Đào tạo người học cóphẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức vànăng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ,đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Như vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục đào tạo đãchỉ rõ: giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng tronggiáo dục Đại học nói chung và trong giáo dục học sinh nói riêng

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh cần đạt được nhữngmục tiêu chủ yếu sau: Bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quankhoa học và nhân sinh quan cách mạng cho học sinh; tuyên truyền chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm rèn luyện và nângcao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của học sinh

Trang 25

1.2.2 Nội dung công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh Trung học cơ sở

Giáo dục chính trị, tư tưởng với tư cách là quá trình hình thành nhân cách người học; đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục chính trị, tư

tưởng cho học sinh, hai quá trình luôn quan hệ gắn bó thống nhất với nhau.

Trong đó giáo dục chính trị được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềmtàng vững chắc cho các mặt giáo dục trong nhà trường

Việc giáo dục và định hướng đúng đắn hành động, suy nghĩ của học sinh

sẽ giúp bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, sự quan tâm tới cộng đồng Vàhơn thế nữa, giúp học sinh dần tạo lập và kiên định lập trường chính trị Đây làmột công tác quan trọng, là tiền đề để chúng ta có thể đào tạo ra một thế hệ chủnhân tương lai của đất nước vừa học giỏi, chăm ngoan, vừa vững vàng về lậptrường chính trị đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới

Trọng tâm công tác hướng đến giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinhTHCS là góp phần tích cực đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ có đủ phẩm chất, đạođức, sáng tạo, kế tục sự nghiệp vẻ vang của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, “Yêu

Tổ quốc, yêu đồng bào” Ngoài ra, việc giáo dục còn giúp xây dựng bản lĩnhchính trị, củng cố niềm tin, xác định rõ trách nhiệm của học sinh trước yêucầu và nhiệm vụ của đất nước, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,tinh thần tự lực, tự cường và ý chí xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh,phồn vinh

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ đổi mới, từthực trạng niềm tin của thế hệ trẻ, việc giáo dục chính trị, tư tưởng là một vấn

đề rất quan trọng, cấp thiết, có giá trị trước mắt cũng như lâu dài Để làm tốtvấn đề này, trong thời gian tới, các trường THCS sẽ tập trung thực hiện tốtmột số biện pháp có tính định hướng sau:

Trang 26

Một là, tiếp tục quan tâm chú trọng công tác giáo dục chính trị tư

tưởng, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước cho thanh niên Đây chính là cơ sở góp phần xây dựng, hìnhthành và phát triển lý tưởng cách mạng cho học sinh; giúp cho học sinh hiểu

rõ hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn vai trò của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng trong xây dựng đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững lập trường trước những âmmưu, thủ đoạn và hành động chống phá của kẻ thù đối với cách mạng nước ta;

từ đó, thôi thúc học sinh ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện và sẵn sàng cốnghiến

Hai là, nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các Chi bộ Đảng

đối với việc quan tâm, chăm lo bồi dưỡng giáo dục chính trị, tư tưởng cho họcsinh nói chung, xây dựng tình yêu quê hương đất nước, có lối sống trongsáng, giản dị

Ba là, tiếp tục thực hiện và triển khai tổ chức những phong trào hành

động cách mạng có ý nghĩa thiết thực trong học sinh nhằm thông qua đótuyên truyền giáo dục lí tưởng cách mạng, thu hút, tập hợp học sinh và là môitrường để học sinh rèn luyện, trưởng thành

Bốn là, bản thân mỗi học sinh, mà trước hết là các thủ lĩnh của các

phong trào phải ra sức tự tu dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩmchất chính trị, phẩm chất trí tuệ, đạo đức, lối sống cách mạng và năng lựccông tác

Để phục vụ cho mục đích trên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chohọc sinh phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: Truyền bá chủ nghĩaMác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh Đây là nhiệm vụ trọng tâm

vì nó góp phần làm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và

Trang 27

nhân sinh quan cách mạng cho học sinh Tuyên truyền đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của nhàtrường nhằm giúp học sinh nắm bắt được mục tiêu, lý tưởng của Đảng; hìnhthành ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hộitrong học sinh Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của cách mạng,góp phần bồi dưỡng những tình cảm đúng đắn của sinh viên đối với quêhương đất nước Giáo dục đạo đức cách mạng, phẩm chất chính trị đúng đắnnhằm hình thành lối sống lành mạnh cho sinh viên Đấu tranh chống các tưtưởng phản động xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, chống các biểuhiện tiêu cực trong lối sống, lẽ sống của học sinh

Ngoài ra cần thực hiện nghiêm túc và thường xuyên thực hiện cuộc vậnđộng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thầnChỉ thị 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị; tập trung lãnh đạo, chỉđạo việc làm theo gương Bác một cách thiết thực, hiệu quả từ những việc làmnhỏ nhất, hàng ngày của học sinh

1.2.3 Phương pháp, hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh Trung học cơ sở

Có nhiều hình thức và phương pháp khác nhau trong công tác giáo dụcchính trị, tư tưởng cho học sinh như: Giáo dục truyền thống, đối thoại, tọađàm, kể chuyện, xem phim, tham quan công tác giáo dục chính trị, tư tưởngcho học sinh, ngoài việc phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, còn phải phù hợpvới những đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi Lứa tuổi học sinh (từ 11-15tuổi) là thời kỳ mà về sinh lý đang trưởng thành và phát triển Việc đang pháttriển về sinh lý là tiền đề cho sự hình thành và phát triển tâm lý Tâm lý củahọc sinh dần dần phát triển, xuất hiện yêu cầu độc lập, tự chủ nhưng chưahoàn thiện và chưa thật ổn định Sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh cónhững đặc điểm là: Sự phát triển của trí năng chưa đạt đến đỉnh cao, năng lực

Trang 28

nhận thức, năng lực tư duy trừu tượng, năng lực sáng tạo đều chưa phát triểnmạnh cho nên học sinh còn chưa ham hiểu biết về công tác chính trị tư tưởng.Ngoài ra, do tâm lý chưa ổn định, nên khi thất bại rất dễ gây chán nản, biquan

Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh là một hoạt động có tính chấtthường xuyên, được thực hiện từ khi học sinh bước chân vào trường cho đếnkhi ra trường Chủ thể của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng không chỉ làcác bộ phận chức năng như tổ Giáo dục Chính trị - Công dân và các Đoàn -Hội; mà là toàn bộ nhà trường gồm: các phòng ban, các khoa, tập thể giáo

viên, công chức và bản thân học sinh

Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng bao gồm nhiều loại hình khácnhau như: sinh hoạt chính trị thường kỳ về giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh; hoạt động văn nghệ thể thao theo chủ đề; Hội thiOlympic Mác – Lênin; các cuộc thi tìm hiểu truyền thống, tham quan thực tế,theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng,

Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh vừa có mục đích lâu dài, vừa

có mục tiêu trước mắt, vì vậy phải kết hợp giữa những hoạt động theo kếhoạch và hoạt động đột xuất, để triển khai những nhiệm vụ cụ thể Sinh hoạtchính trị là loại hình hoạt động nhằm triển khai những nhiệm vụ trên Sinhhoạt chính trị định kỳ cần tổ chức theo giai đoạn cho phù hợp với đối tượng làhọc sinh đầu cấp, cuối cấp Ngoài ra, cần tổ chức những đợt sinh hoạt chínhtrị đột xuất để triển khai những nội dung mới, quan trọng dưới các hình thứcnhư: Nghe nói chuyện thời sự, nghe báo cáo chuyên đề, kể chuyện…

Giáo dục truyền thống cũng là một trong những nội dung không thểthiếu của giáo dục chính trị, tư tưởng Ngay những ngày đầu bước chân vàotrường, học sinh đã được tìm hiểu về truyền thống của trường, của Ngành, củađịa phương và của dân tộc nói chung Việc giáo dục truyền thống có thể thựchiện thông qua những sinh hoạt chuyên đề riêng, nhưng cũng có thể lồng

Trang 29

ghép vào các loại hình hoạt động khác như thông qua giảng dạy, học tập mônĐạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh; thông qua sinh hoạt chính trị, hoạt động vănthể mỹ, tham quan thực tế

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là một bộ phận quan trọng trongcông tác tư tưởng của Đảng Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh là mộthoạt động tất yếu, phải được thực hiện một cách có kế hoạch, thường xuyên

và liên tục Đây là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của trường họcnhằm đào tạo ra những chuyên gia vừa “hồng” vừa “chuyên”

1.3 Các yếu tố đảm bảo hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh Trung học cơ sở

1.3.1 Môi trường giáo dục lành mạnh

Để công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh đạt hiệu quả caocần một môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp Bên cạnh đó phải chú trọnggiáo dục học sinh lòng yêu nước, sống có lý tưởng, nâng cao ý thức tự hàodân tộc, truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước.Xây dựng lối sống lành mạnh, không vi phạm pháp luật, nâng cao đạo đức,luôn rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt

Khi lập kế hoạch nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi đếnđời sống vật chất và tinh thần của các thành viên, giúp đỡ nhau khi triển khaihoạt động Giáo viên (GV) giữ vai trò chủ đạo trong các họat động tập thể cho

HS, huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục, duy trì thườngxuyên với các lực lượng xã hội Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, làmcho xã hội quan tâm đến giáo dục chính trị tư tưởng cho HS

1.3.2 Tiêu chí thi đua

Thường xuyên phát động phong trào thi đua trong năm học với các

mốc là các ngày lễ lớn như: “Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”, “Quân đội nhân dân VN”, “Thành lập Đảng 3/2”, “Quốc tế phụ nữ 8/3” , “Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ”, “Giải phóng miền Nam 30/4 ” Thông qua phát động

Trang 30

các phong trào thi đua: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn trách nhiệm của học sinh với nhà trường “Thực hiện mùa thi nghiêm túc”, “Tuần lễ Kỉ luật học đường”, “Tháng An toàn giao thông”,

“Nhà trường thân thiện - học sinh tích cực”, “Tiếp sức mùa thi” bằng nhiều hình thức như băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, chương trình “Phát thanh học đường”, Bản tin…Từ đó, tuyên truyền và giáo dục truyền thống nhà

trường, nhằm tăng cường sự hiểu biết cho toàn thể học sinh trong nhà trường

về lịch sử truyền thống nhà trường, quê hương, đất nước

1.3.3 Phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội

Một thực tế mà dẫu không muốn chúng ta cũng phải công nhận: Trongnhững năm gần đây tình hình về đạo đức của các em học sinh (đặc biệt là họcsinh ở cấp THCS) còn nhiều vấn đề cần được giải quyết (Nếu như chúng takhông muốn nói là: Có sự xuống cấp về mặt đạo đức ở lứa tuổi học trò trong

đó có học sinh trung học cơ sở)

Tình trạng học sinh lười học, bỏ học, lêu lổng, sống tự do buông thả,

không lý tưởng, không động lực dẫn đến vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị

thành niên đang là mối quan tâm của các bậc làm cha, làm mẹ, của các thầy

cô giáo và của toàn xã hội

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt về mặt đạo đức có

chiều hướng gia tăng? Làm thế nào để môi trường giáo dục thực sự là môi

trường trong sạch lành mạnh? Đó là những vấn đề bức xúc đặt ra trước mắtchúng ta, nó vừa mang tính thời sự vừa mang tính lâu dài Vì vậy rất cần có

sự kết hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội

Hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ Học sinh đã phát huy tốt vai tròcủa một tổ chức xã hội cùng với nhà trường trong việc xây dựng môi trườnggiáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục Sự phốihợp chặt chẽ, kịp thời của CMHS với nhà trường trong việc tổ chức quản lý,giáo dục HS Đa số CMHS thật sự quan tâm đến chất lượng học tập và rènluyện đạo đức của con em, thường xuyên kết hợp chặt chẽ với GVCN lớp bàn

Trang 31

biện pháp bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, giáo dục hành vi tốt cho con

em góp phần nâng chất lượng hiệu quả giáo dục

Ngoài ra, sự quan tâm của Quận ủy, Ủy ban Nhân dân Quận 3 trongviệc đầu tư ngân sách cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương tăng hàng năm.Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân địa phương đượccải thiện, các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực góp phần cùng vớinhà trường trong giáo dục con em

1.3.4 Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa

Một trong các tiêu chí đánh giá đạo đức và chính trị tư tưởng của họcsinh THCS là mức độ tham gia vào các hoạt động ngoại khoá của nhà trường.Hoạt động ngoại khoá bao gồm những hoạt động ngoài giờ học chính thứcnhư các buổi dã ngoại, tham quan phục vụ môn học, các phong trào đoàn thể,hoạt động xã hội, các hoạt động văn thể mỹ, biểu hiện của tinh thần tập thể vàtính kỷ luật Học sinh Trung học Cơ sở chủ yếu có các phong trào ĐoànTNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các phongtrào xã hội khác

Hoạt động ngoại khoá có thể được coi như một trong các hình thức đểđánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơnnếu các hoạt động ngoại khoá có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứngthú, niềm vui trong học tập và rèn luyện đạo đức, chính trị tư tưởng Vớinhững lý do trên, hoạt động ngoại khoá cần phải được nhà trường quan tâmđổi mới về hình thức, nội dung và cách tổ chức thực hiện để học sinh tham giavới niềm đam mê, tự nguyện

1.3.5 Tổ chức các ngày lễ lớn trong năm

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, truyền thốngvăn hóa, tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua các ngày lễ lớntrong năm như: Ngày thành lập Đảng 3/2, Ngày miền Nam hoàn toàn giải

Trang 32

phóng 30/4, Ngày sinh nhật Bác 19/5, … cần phải được tổ chức thường xuyênliên tục và rộng rãi.

Kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng vào các dịp lễ trong năm có ý nghĩa

vô cùng quan trọng và là cơ hội tốt nhất để các em học sinh tiếp cận vớitruyền thống, lịch sử và các giá trị văn hóa của dân tộc

Công tác tổ chức các ngày lễ lớn trong năm cần phải được chuẩn bị chuđáo và phù hợp với trình độ và lứa tuổi học sinh trung hoc cơ sở để đạt hiệuquả cao

Trang 33

Kết luận chương 1

Công cuộc đổi mới của Cách mạng nước ta trong những năm qua đã vàđang giành được những thành tựu to lớn, khẳng định sự đúng đắn của đườnglối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo Sự nghiệp đổi mới tiếp tụcđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những yêu cầu đòihỏi tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tưtưởng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay, côngtác giáo dục chính trị, tư tưởng cần nắm vững phương hướng và quan điểmchỉ đạo của Đảng Đồng thời, cần tiến hành đổi mới đồng bộ, toàn diện từ nộidung, chương trình và phương pháp thực hiện; từ cơ sở vật chất, phương tiện đến

tổ chức bộ máy và kiện toàn đội ngũ cán bộ, cơ chế, quản lý, tổ chức thực hiện.Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả bước đầu đưa ra những kinh nghiệm,định hướng để đảm bảo cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạt hiệu quảcao trong thực hiện

Trang 34

Chương 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH TẠI

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HAI BÀ TRƯNG,

QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Bối cảnh kinh tế, chính trị ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng tới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với học sinh Trung học cơ sở

Những thành quả của hơn 25 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạocủa Đảng làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh hơn nhiều so với trước Tínhthu nhập bình quân đầu người, nước ta đã đạt mức của các nước đang pháttriển có thu nhập thấp Việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cựchội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo thêm nhiều thuậnlợi cho nhân dân ta phát triển kinh tế xã hội với tốc độ nhanh hơn Đến nay,nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết tất cả các nước trên thế giới; đặcbiệt là xác lập và có mối quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn và trungtâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới, đưa các quan hệ trên vào xu thế ổnđịnh lâu dài dựa trên các thỏa thuận đã được ký kết

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta đang đứng trước nhiềuthách thức lớn, đan xen nhau tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, khôngthể coi thường bất cứ thách thức nào Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế sovới nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn tồn tại Đây là mộtthách thức, một nguy cơ lớn đối với nước ta về tốc độ phát triển kinh tế Tìnhtrạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán

bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng Sự

Trang 35

suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên có xu hướng tăng cả sốlượng và phạm vi Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng.

Tỷ lệ nói nhiều, làm ít, nói nhưng không làm, làm không đến nơi, đến chốncòn diễn ra ở nhiều nơi Tệ quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe

sự thật còn tồn tại ở các Cấp, các Ngành Tham nhũng, gây phiền hà dân, gâyhậu quả nặng nề trên nhiều mặt, làm thất thoát tài sản, tiền của Nhà nước, củanhân dân, cả tiền vay của nước ngoài, gây nhiều bức xúc trong nhân dân Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắcphục, chưa nhận thức rõ được nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa mà ta đang thực hiện, nhất là việc giữ vững vai trò chủ đạo củakinh tế nhà nước, cùng với kinh tế tập thể ngày càng thành nền tảng vữngchắc của nền kinh tế Quốc dân Quá nhấn mạnh vào các mục tiêu lợi nhuậntrong hoạt động kinh tế, chưa quán triệt đầy đủ việc thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển, tăngtrưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết tốt cácvấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người

Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hòabình”, vẫn đang triệt để sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc,tôn giáo để tác động, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở một số nơi Trongquan hệ với nước ta, họ vẫn gắn các vấn đề trên với các vấn đề kinh tế

Bối cảnh tình hình Quốc tế và trong nước tác động cả tích cực và tiêucực đan xen với nhau tác động đến tình hình tư tưởng, đạo đức, lối sống củađội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh cả nước nói chung và thànhphố Hồ Chí Minh trong đó có Quận 3 nói riêng

Riêng đối với Quận 3, những thành tựu mà Thành phố Hồ Chí Minhlàm được trong sự nghiệp đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là

Trang 36

đúng đắn, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và sự nghiệp đổi mới do Đảngkhởi xướng và lãnh đạo, tạo tiền đề thuận lợi cho việc tiếp tục công cuộc đổi mới.

Công tác lý luận chính trị của Quận 3 được Quận uỷ quan tâm thựchiện thường xuyên và đã có bước trưởng thành về tư duy lý luận Những kếtquả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của Quận Uỷ Quận 3 đã từng bướcxác định những hình thức, phương pháp và bước đi phù hợp thể hiện trongcác nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh Những kết quả vàkinh nghiệm của việc đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong cácgiai đoạn trước, đặc biệt là trong thời gian tới sẽ góp phần không nhỏ cho việctiếp tục đẩy mạnh đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đáp ứng nhucầu nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giáo dục chính trị, tưtưởng cũng còn không ít những khó khăn: Nền kinh tế còn phát triển chậm,đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân laođộng còn gặp nhiều khó khăn, mặt trái của kinh tế thị trường và những tácđộng tiêu cực của nó làm phân tâm tư tưởng, lối sống thực dụng, chạy theođồng tiền và những lợi ích vật chất khác đang có chiều hướng phát triển, một

bộ phận không nhỏ nhân dân ít quan tâm đến chính trị, mà chú trọng nhiềuhơn đến kinh tế và lợi ích kinh tế Một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoábiến chất, phai nhạt lý tưởng và sự nghiệp cách mạng chung Điều đó đã ảnhhưởng lớn tới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đến việc bồi dưỡng lýtưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong thời gian tới

Đặc điểm về địa lý tự nhiên

Trước 1975, Quận 3 là một quận mang tính cư trú, hành chính Là một

trong các Quận trung tâm Sài Gòn có các cơ quan đầu não của chính quyền

Mỹ - Ngụy và sứ quán nước ngoài Là nơi mà phong trào đấu tranh cáchmạng lan rộng trong từng ngõ hẻm, đường phố Là nơi mà niềm tự hào của

Trang 37

nhân dân Quận 3 về những người con cách mạng kiên cường anh dũng như

Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Thảo, Nguyễn Văn Trỗi … và những người mẹ suốtđời hy sinh cho cách mạng đã đi vào thi ca như "Người mẹ Bàn Cờ", là nơiđặt Bộ Chỉ huy Tiền phương trong đợt tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân

1968 (Phở Bình số 7 Lý Chính Thắng) Ngày nay, trên đà phát triển của đấtnước, với những bước chuyển mình Quận 3 đã trở thành một Quận có nềnkinh tế tăng trưởng khá, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọngtrong các lĩnh vực hoạt động của thành phố

Với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, diện tích 4,9km2 có địa giới hànhchánh: Phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phíaNam giáp quận 1, phía Tây giáp quận 10 Dân số quận 3 hiện nay khoảng 200ngàn người, mật độ dân số 40.000 người/km2 Dân số trong độ tuổi lao độngchiếm tỷ lệ cao khoảng 75% dân

Là nơi tập trung nhiều đình, chùa, nhà thờ lớn như: chùa Vĩnh Nghiêm,chùa Xá Lợi, trung tâm Phật giáo Thích Quảng Đức, nhà thờ Tân Định, DòngChúa Cứu Thế, nhà thờ Bùi Phát, đình Xuân Hoà, đình Phú Thạnh, đình ÔngSúng… Ngoài ra còn có tháp tưởng niệm nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức

tự thiêu, có nhà bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút nhiều khách thamquan

Về mặt tổ chức hành chính, Quận 3 có 14 phường có tên gọi từ phường

1 đến phường 14 Trụ sở UBND Quận 3 được đặt tại tòa nhà 185 Cách MạngTháng 8 (nơi trước giải phóng là tòa Đại sứ Campuchia)

Về giáo dục, mạng lưới giáo dục Quận 3 có: 30 cơ sở giáo dục Mầmnon, 24 trường Tiểu học, 12 trường Trung học Cơ sở Hằng năm, Ngành tiếpnhận khoảng 45.000 học sinh Qua các kỳ thi hết cấp, tỷ lệ học sinh luôn đạttrên 95% Nhiều trường trên địa bàn Quận trở thành những trường điểm củathành phố; được nhận những phần thưởng cao qúy của Nhà nước như trường

Trang 38

Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (đã 3 lần vinh dự đón nhận Huân chương Laođộng I, II, III) Trường THCS Hai Bà Trưng (Huân chương Lao động hạngIII), …

Trong những năm tới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần IX đãkhẳng định nhiệm vụ kinh tế - xã hội Quận từ năm 2005 đến 2010 là "Tiếp tụcphát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninhquốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; xây dựng đô thị văn minh, tạomọi thuận lợi cho đầu tư, phát huy tối đa mọi nguồn lực, các tiềm năng lợi thế

để phát triển kinh tế, từng bước hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ - thươngmại - tiểu thủ công nghiệp; thực hiện nâng dần chất lượng đời sống của nhândân; xây dựng hệ thống chính trị đủ sức đáng ứng yêu cầu, nhiệm vụ trongtình hình mới" xây dựng Quận 3 văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện xứngđáng là một Quận thuộc trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

Đặc điểm về kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa

Về kinh tế - xã hội, Quận 3 là quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minhvới sự phát triển khá mạnh về kinh tế Khi tiếp quản vào năm 1975, quận 3chỉ có 30 cơ sở công nghiệp nhỏ, 10 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và khoảng

3000 hộ kinh doanh cá thể, đến nay (2005) có 1.119 cơ sở công nghiệp - tiểuthủ công nghiệp sản xuất nhiều ngành hàng với giá trị sản lượng (theo giá cốđịnh 1994) là 1.146 tỷ đồng và 18.098 cơ sở kinh doanh thương mại & dịch

vụ với doanh thu đến 22.860 tỷ đồng Thực hiện chủ trương phát triển kinh tếhợp tác, Quận luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho các hợp tác xã hoạtđộng Nhiều hợp tác xã hình thành từ năm 1975 đến nay vẫn duy trì được hoạtđộng và có bước phát triển vững mạnh như: hợp tác xã Thương mại Quận, cáchợp tác xã Thương mại liên phường, hợp tác xã Vận tải, …

Trong những năm qua, từ nguồn ngân sách và huy động nhân dân đónggóp, Quận 3 đã đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng, nhiều

Trang 39

trường học được đầu tư sửa chữa nâng cấp xây mới như: trường Đô Lương,trường Trần Văn Đang, trường Phan Văn Hân, trường Lương Thế Vinh,trường Trần Quốc Thảo, Kỳ Đồng, Phan Đình Phùng… xây dựng cầu TrầnQuang Diệu, hồ bơi Kỳ Đồng, Trung tâm Y tế Quận 3, cải tạo nâng cấp cácchợ, mở tuyến đường Nguyễn Thượng Hiền giải tỏa mở rộng đường TrươngĐịnh, Bà Huyện Thanh Quan nối dài, thực hiện tráng bê tông nhựa nóng vàciment 100% các đường hẻm, thực hiện cuộc vận động nhân dân hiến đất mởrộng hẻm, chỉnh trang vỉa hè trên các tuyến đường chính… Thực hiện xongchương trình giải tỏa cải tạo nhà trên kênh và ven kênh Nhiêu Lộc và giải tỏa

mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa Hiện quận đang tập trung xây dựng một

số chung cư cao tầng (20 - 25 tầng) để giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ởcủa nhân dân

Với sự phát triển kinh tế - xã hội như vậy, bên cạnh những thuận lợicũng còn không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục chính trị tưtưởng cho học sinh trong Quận như: Ảnh hưởng của lối sống thực dụng –chạy theo đồng tiền, sùng bái những giá trị vật chất …

Về truyền thống lịch sử, văn hóa, Quận 3 có được sự hội tụ của nhiềuđơn vị trung tâm sinh hoạt văn hóa như: Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố,Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam Bộ, Bảo tàng chứng tích chiến tranh… Quậncũng đã đầu tư xây dựng một số cơ sở văn hóa như Trung tâm Văn hóa Quận

3, Trung tâm Sinh hoạt thanh, thiếu niên Quận 3, Câu lạc bộ Lao động, câulạc bộ Hưu Trí Quận 3, Câu lạc bộ Âm nhạc Cầu Vồng tại 126 Cách MạngTháng 8 thuộc Trung tâm Văn hóa Quận đã trở thành một trong những tụđiểm phục vụ văn nghệ cho đông đảo thanh thiếu niên và nhân dân lao độngtrong Thành phố Hoạt động văn hóa văn nghệ Quận 3 với các chủ đề đậm đàbản sắc dân tộc, chủ đề về nguồn, phát huy phong trào văn nghệ quần chúngqua các hội diễn đã có nhiều tiếng vang ở thành phố, được sự hưởng ứng rộng

Trang 40

rãi trên nhiều miền đất nước tạo nên sự giao tiếp, giao lưu giữa các đơn vịtrong và ngoài quận.

Ngoài ra, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ - số 202 Võ Thị Sáu, Phường 7,Quận 3, Tp Hồ Chí Minh ra đời ngày 29/04/1985, đã trở thành một địa chỉquen thuộc với khách tham quan trong nước, nhất là các tầng lớp phụ nữ vàkhách nước ngoài đến tham quan thành phố Hồ Chí Minh Tiền thân của Bảotàng Phụ nữ Nam bộ là nhà truyền thống phụ nữ Nam bộ được xây dựng theotâm nguyện và ý chí của các thế hệ phụ nữ đi trước nhằm giữ gìn, giáo dụclòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam cho các thế hệ mai

sau Bảo tàng hiện quản lý 31.360 hiện vật Trong đó có 30.431 hiện vật trong

kho và 929 hiện vật đang trưng bày; 16.739 hiện vật thể khối và 14.621 phim,ảnh, tài liệu khoa học phụ các loại; gần 2/3 là hiện vật loại hình chiến tranhcách mạng với hơn 1/3 là hiện vật văn hóa bao gồm nhiều chất liệu Các hiệnvật được chia thành 24 sưu tập theo chủ đề hoặc theo chất liệu, trong đó có 6sưu tập hiện vật quí hiếm Hầu hết hiện vật được bảo quản theo đúng hướngdẫn của Cục Di sản Văn hóa theo từng chất liệu với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩmthích hợp Hiện vật được quản lý trong máy tính theo phần mềm do Cục Disản hướng dẫn Mỗi năm có tiến hành xịt mối mọt, bảo quản thường xuyên vàbảo quản định kỳ hiện vật Ngoài ra, thư viện của bảo tàng có trên 11.000 đầusách chuyên đề về phụ nữ

Đến nay, đã có hơn 3 triệu lượt khách đến tham quan và tham gianhững hoạt động của bảo tàng trong đó có hơn 4.000 đoàn khách trong nước

và gần 1.500 đoàn khách quốc tế, trên 50 đoàn lãnh đạo cao cấp trong vàngoài nước

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh được thành lập ngày 4 tháng 9 năm

1975 với tên gọi “Nhà trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy” Ngày 10 tháng 11 năm

1990 đổi tên thành “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược” Đến ngày 4

Ngày đăng: 30/10/2015, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w