B. NỘI DUNG
2.3.3. Tổ chức các hoạt động của nhà trường đối với việc giáo dục
chính trị, tư tưởng cho học sinh Trung học cơ sở
Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị là những yếu tố cơ bản của công tác giáo dục chính trị tại nhà trường, những yếu tố này luôn vận động, phát triển theo quy luật khách quan trong môi trường THCS, đặt ra yêu cầu phải luôn đổi mới hoàn thiện và vận dụng sát thực tiễn nhà trường dưới sự tác động tích cực của chủ thể giáo dục. Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị tại nhà trường tuy có vị trí, vai trò không giống nhau, nhưng có mối quan hệ gắn bó biện chứng với nhau. Nếu nội dung được đổi mới, hoàn thiện phù hợp với khả năng và nhu cầu nhận thức của học sinh; hình thức, phương pháp cuốn hút, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh thì nhiều khả năng nội dung được hoàn thành đạt chất lượng và hiệu quả cao. Ngược lại, nếu nội dung tốt nhưng hình thức, phương pháp không phù hợp, cứng nhắc, lặp đi, lặp lại thì khó hoàn thành được nội dung theo yêu cầu đề ra. Trong trường hợp, hình thức đa dạng phong phú, hấp dẫn, nhưng nội dung không bám sát mục đích giáo dục, không phù hợp với đối tượng thì kết quả thực hiện chương trình giáo dục chính trị không có sự tương quan giữa số lượng và chất lượng, hiệu quả giáo dục không đạt được. Đồng thời, việc hoàn thiện nội dung, vận dụng sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục phải luôn tính đến chi phí về lực lượng phương tiện phục vụ cho hoạt động này. Nếu không quan tâm đầu tư, chi phí thì giáo dục chính trị chẳng được đặt đúng vị trí, vai trò của nó; ngược lại chi phí quá mức cần thiết, gây tốn kém, lãng phí ảnh hưởng đến hoạt động khác của nhà trường, giáo dục chính trị không đạt được hiệu quả.
2.3.4. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động giáodục chính trị cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở