Nội dung của giải pháp

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường THCS quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Qua khảo sát tại trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) (Trang 86)

B. NỘI DUNG

3.2.6.2.Nội dung của giải pháp

• Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn

- Xây dựng, tôn tạo cơ sở vật chất, môi trường, cảnh quan nhà trường. - Tổ chức cho HS tham gia trồng, chăm sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo trường lớp luôn sạch sẽ, thoáng mát.

- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh chung.

- Phòng học có đủ bàn ghế chuẩn của giáo viên và học sinh, bảng chống loá. Hệ thống điện, quạt, ánh sáng, được tu bổ thường xuyên, đảm bảo an toàn.

- An ninh, an toàn trong trường học được đảm bảo, không có bạo lực, tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.

- Có nhà vệ sinh riêng cho GV và HS, được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan môi trường, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

• Thực hiện dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS, giúp các em tự tin trong học tập.

- Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động, sáng tạo cho học sinh

- Học sinh cùng thầy cô giáo thực hiện các giải pháp phù hợp để việc dạy và học đạt hiệu quả ngày càng cao.

• Rèn kỹ năng sống cho HS

- Rèn cho HS kỹ năng ứng xử phù hợp trước một tình huống trong cuộc sống, kỹ năng làm việc sinh hoạt theo nhóm.

- Rèn kỹ năng ứng xử có văn hoá, nếp sống văn minh đô thị, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

- Không mắc các tệ nạn xã hội. Có thói quen rèn sức khoẻ, biết chơi các môn thể thao dành cho học sinh trung học cơ sở.

- Có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.

Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

- Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ – thể dục thể thao, các sân chơi năng khiếu một cách thiết thực.

- Tổ chức các trò chơi dân gian theo chương trình và các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp lứa tuổi.

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Mọi lực lượng trong nhà trường phải được quán triệt, thông suốt quan điểm, ý thức được việc làm của mình thì mới góp phần xây dựng một tập thể,

một nhà trường thân thiện; trong đó vai trò người Hiệu trưởng, Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác Đoàn là những cánh chim đầu đàn, có tác động rất lớn trong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

“Cung cách ứng xử thân thiện” của Ban Giám hiệu, của GV, của nhân viên và của HS là điều kiện hữu hiệu để giúp cho việc cải tiến phương pháp dạy, học và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành các họat động giáo dục tại trường. Trong hòan cảnh hiện nay, trường học thân thiện là trường học ở đó mọi quan hệ giữa các thành viên toát lên được sự tin cậy lẫn nhau trong công tác và sinh họat. Tin tưởng vào nhau thì mới có được sự thân thiện.

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn thể mỹ, tham quan, cắm trại là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, củng cố và khắc sâu những kiến thức môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội.

Thành lập phòng “tư vấn học đường” để giải quyết những thắc mắc về các vấn đề cuộc sống, học tập, tâm lý lứa tuổi tạo được tâm lý thoải mái. Giúp các em giải quyết các vướng mắc, định hướng điều chỉnh những sai lệch trong suy nghĩ của học sinh

3.2.7. Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể

3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp

Đi đến sự thống nhất, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục truyền thống cho các em, từ đó có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

3.2.7.2. Nội dung của giải pháp

- Xây dựng Môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện và chủ động tham gia các hoạt

động xã hội; rèn luyện kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho HS; tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức; thái độ học tập chủ động, nghiêm túc.

- Động viên, khuyến khích học sinh đến trường, thường xuyên có liên

hệ và phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương quan tâm đến HS có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, động viên các em tới trường; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho học sinh yếu, kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn như Công an

địa phương, Cảnh sát giao thông, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Giáo chức, Hội Cựu Chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Ban đại diện Cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan trong việc giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.

- Nâng cao trách nhiệm, phát huy tiềm năng giáo dục của các tổ chức,

đoàn thể trong trường: Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh.

3.2.7. 3. Tổ chức thực hiện giải pháp

- Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình:

Giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động chủ nhiệm của lớp theo năm, tháng, tuần gắn với chủ đề giáo dục đạo đức học sinh theo qui định trong chương trình Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức họp phụ huynh học sinh, bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh để phối hợp cùng nhà trường thực hiện tốt vai trò trách nhiệm giữa gia đình - nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt theo chủ điểm giáo dục, bằng nhiều hình thức: Hái hoa dân chủ, tọa đàm, thuyết trình, kể chuyện, giới thiệu gương điển hình “Người tốt- việc tốt”, tổ chức các buổi giao lưu

văn nghệ, TDTT,… nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc phát huy tích cực trong giờ học các môn khác.

Kịp thời phát hiện và liên hệ với gia đình để cùng phối hợp đưa ra giải pháp để giáo dục, rèn luyện học sinh chưa ngoan, học sinh cá biệt. Đồng thời phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở từng lĩnh vực.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - xã hội:

Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với địa phương ký quy chế phối hợp để tăng cường công tác giáo dục đạo đức HS, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.

Vận động HS bỏ học đi học lại; phối hợp tổ chức trao học bổng, hỗ trợ dụng cụ học tập, tặng sách giáo khoa, tặng quà cho HS nghèo trong dịp khai giảng năm học mới, dịp Tết cổ truyền. Kịp thời vận động quyên góp hỗ trợ HS gặp hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, ốm đau, bệnh tật hoặc gặp tai nạn rủi ro.

- Phối hợp có hiệu quả 3 môi trường giáo dục: nhà trường - gia đình và xã hội:

Tập trung vào các nội dung chương trình hoạt động trong việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo các tiêu chí đã quy định; triển khai đồng bộ đề án nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh, gắn với buổi hoạt động ngoại khóa, phát huy vai trò tự quản, tính độc lập tự chủ, sáng tạo trong các hoạt động thông qua các mô hình: Đại hội Liên đội, sinh hoạt Đội, phát triển Đội viên mới, ... Thường xuyên tổ chức các mô hình thi đua học tập như: Hoa điểm 10, Vở sạch chữ đẹp, Đôi bạn cùng tiến, câu lạc bộ học tập, nhóm học tập,... để giúp đỡ HS trung bình, yếu cùng nhau tiến bộ.

Hướng HS tích cực tham gia vào các hoạt động lao động công ích: Chăm sóc gia đình chính sách, các di tích lịch sử ở địa phương; chăm sóc cây trồng, bồn hoa, cây kiểng, cây có bóng mát.

Tăng cường công tác giáo dục thể chất, y tế học đường, phòng chống tai nạn thương tích trong HS. Chú trọng vào hội thi như: Hội khỏe phù Đổng cấp trường; Phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Y tế, trạm Y tế tổ chức tốt các qui trình theo dõi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HS. Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các trường học có bếp ăn tập thể hoặc có căn tin trong nhà trường.

3.2.7.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Đối với các HS vi phạm nội quy, khi được mời phụ huynh phải đến gặp gỡ trao đổi và thực hiện cam kết phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình.

Ban đại diện Cha mẹ học sinh hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục HS thông qua việc đến thăm lớp, động viên, khuyên bảo hay phối hợp gia đình các em chậm tiến để tác động vể mặt tinh thần, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái.

Để giúp học sinh có môi trường giải trí lành mạnh, chính quyền địa phương cần nhanh chóng có chính sách và sự đầu tư thích đáng để xây dựng nhiều hơn các khu vui chơi giải trí, những tụ điểm sinh hoạt văn hóa trên khắp các địa bàn như các câu lạc bộ, tụ điểm ca múa nhạc, khu liên hợp thể thao… Đây là những cơ sở vật chất cần thiết để tổ chức các hoạt động giao lưu, giải trí, du lịch dã ngoại, các hoạt động xã hội cho học sinh.

Các kênh thông tin giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức và sự kiện trong các lĩnh vực khác nhau. Do đó, Sở ban ngành Văn hóa thông tin phải đẩy mạnh việc quản lý kiểm tra, chọn lọc các nguồn văn hóa phẩm như sách, báo, tạp chí, truyện, trang web điện tử, ngăn chặn các nội dung xấu,

phản động, giúp cho giới trẻ tiếp nhận thông tin có sự chọn lọc và bản lĩnh hơn.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đượcđề xuất đề xuất

3.3.1. Giới thiệu về quá trình khảo sát

- Đối tượng khảo sát ý kiến: 92 Cán bộ quản lý và tập thể sư phạm trường THCS Hai Bà Trưng Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

- Thời gian và địa điểm khảo sát: Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2012, tại

trường THCS Hai Bà Trưng Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của một số giảipháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục chính trị tư pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh trường THCS Hai Bà Trưng trên địa bàn quận Ba Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.2.1. Khảo nghiệm về tính cần thiết

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp được đề xuất

TT Các giải pháp Mức độ đánh giá (%) Rất cần Cần Thiết Ít cần Thiết Không cần

1 Nhóm giải pháp xây dựng hội đồng

chính trị trong nhà trường 97,8 2,2 0 0

2 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức

trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm 95,7 4,3 0 0

3

Giải pháp tạo sự gắn kết , phối hợp giữa các tổ trưởng,giáo viên chủ nhiệm lớp-lực lượng nòng cốt trong hoạt động giáo dục cho học sinh

96,7 3,3 0 0

4

Giải pháp tăng cường công tác quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung dạy môn GDCD

97,8 2,2 0 0

5

Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho HS

87,0 8,7 4,3 0

6 Giải pháp xây dựng “Trường học thân

thiện” 91,3 8,7 0 0

7 Giải pháp Hội Cha mẹ học sinh và các

đoàn thể. 85,9 7,6 6,5 0

Trung bình chung 93,2 5,3 1.5 0

Nhận xét: Có 93,2% ý kiến cho rằng cả 7 giải pháp trên đều rất cần thiết, trong đó xếp theo tỉ lệ thì giải pháp xây dựng hội đồng giáo dục chính trị trong nhà trường là cần thiết nhất.

3.3.2.2. Khảo nghiệm về tính khả thi

TT Các giải pháp Mức độ đánh giá (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

1 Nhóm giải pháp xây dựng hội đồng

chính trị trong nhà trường 98,9 1,1 0 0

2 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức

trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm 93,5 6,5 0 0

3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp tạo sự gắn kết, phối hợp giữa các tổ trưởng,giáo viên chủ nhiệm lớp-lực lượng nòng cốt trong hoạt động giáo dục cho học sinh

91,3 8,7 0 0

4

Giải pháp tăng cường công tác quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung dạy môn GDCD

98,9 1,1 0 0

5

Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho HS

84,8 8,7 6,5 0

6 Giải pháp xây dựng “Trường học thân

thiện” 84,8 10,9 4,3 0

7 Giải pháp Hội Cha mẹ học sinh và các

đoàn thể. 80,4 10,9 8,7 0

Trung bình chung 90,4 6,8 2,8 0

Nhận xét: Có 90,4% ý kiến cho rằng cả 7 giải pháp trên đều có tính khả thi cao, trong đó giải pháp xây dựng hội đồng giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường là khả thi nhất.

Nhận xét chung về kết quả khảo nghiệm: Qua khảo nghiệm cho thấy cả 7 giải pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Trong đó hầu hết ý kiến của cán bộ quản lý và tập thể sư phạm nhà trường đều cho rằng giải pháp xây dựng Hội đồng giáo dục chính trị trong nhà trường rất cần thiết và khả thi nhất.

Trong số các giải pháp đã được đề xuất, giải pháp 1, 2 và 4, 5 là giải pháp cơ bản, quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho HS nhà trường. Nếu làm tốt, nó là cơ sở, nền tảng cho các giải pháp khác làm tốt hơn. Các giải pháp còn lại là các giải pháp có tính đòn bẩy thúc đẩy nâng cao hiệu quả của đề tài luận văn.

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh phù hợp với đặc thù của Trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Những giải pháp đó nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo những học sinh phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, có lý tưởng sống tốt đẹp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Các giải pháp trên cần phải được nghiên nghiêm túc và đầy đủ mới có thể nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh. Điều này đòi hỏi không chỉ ý thức học tập, rèn luyện của các em học sinh mà còn là sự nỗ lực của GV và sự quan tâm quản lý đồng bộ của cả một hệ thống giáo dục.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hơn 20 mươi năm đổi mới, đất nước ta đã có những chuyển biến tích cực, toàn Đảng, toàn dân phấn khởi, tin tưởng vào những bước đi vững chắc trên con đường xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi cần phải tạo ra và phát huy được những nguồn lực

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường THCS quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Qua khảo sát tại trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) (Trang 86)