Nội dung của giải pháp:

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường THCS quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Qua khảo sát tại trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) (Trang 77)

B. NỘI DUNG

3.2.3.2.Nội dung của giải pháp:

Nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm. Ví dụ: các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách, vai trò của giáo dục, hoạt động. Mối quan hệ giữa GV và HS, các phương pháp tác động song song, tác động tay đôi, bùng nổ sư phạm… Đó là những lí luận giáo viên chủ nhiệm cần phải hiểu.

Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của năm học. Đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu những yêu cầu giáo dục của nhà trường, trên cơ sở ấy mới biết vận dụng cụ thể hóa vào tình hình của lớp chủ nhiệm. Nắm kế hoạch giáo dục của nhà trường trong từng năm học giúp GV định hướng cho học sinh của lớp chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ của lớp; tích cực tham gia vào phong trào chung của nhà trường.

Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã từng khẳng định rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội; và chúng ta - đội ngũ những thầy, cô giáo là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng thành công sự nghiệp cao cả này, được xã hội giao phó một sứ mệnh lịch sử là: “Trồng

người”. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, xuất phát từ cái “Tâm” của người làm Thầy, ngoài mong muốn thiết tha nhất là đào tạo cho các em học sinh sẽ trở thành những con người có tri thức trong tương lai. Các thầy, cô giáo luôn động viên cho các em biết trau dồi, học tập những đức tính tốt, những “Điều hay; lẽ phải, cách sống trong cái đạo làm người” mà tổ tiên, ông cha bao đời để lại; với mong muốn con cháu đời sau sẽ trở thành những con người vừa có tri thức, vừa phải có bản lĩnh, lý tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và một nhân cách đẹp. Chiếc nôi đầu tiên cũng chính là môi trường để các em HS tu dưỡng, rèn luyện; đó là gia đình và nhà trường.

Hiểu sâu sắc chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, hiểu cán bộ phụ trách các mặt hoạt động và đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm. Đồng thời cần tìm hiểu tiềm năng cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có của nhà trường, tìm hiểu cơ cấu tổ chức, phân công phụ trách của các tổ chức trong nhà trường (Ban giám hiệu; Đoàn thanh niên…). Hiểu biết đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học để thường xuyên liên hệ nắm tình hình học tập, rèn luyện của HS, tổ chức việc học tập của tập thể lớp để có phương pháp ứng xử phù hợp, tận dụng, lôi cuốn mọi người vào hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm.

Có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm của từng HS của lớp chủ nhiệm, biết phân loại HS theo các đặc điểm để có giải pháp tác động phù hợp.

Nghiên cứu đặc điểm gia đình HS và đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác của người chủ nhiệm lớp. Nghiên cứu để hiểu gia đình là tìm hiểu về đặc điểm trình độ, tâm lý của cha mẹ học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con của họ trong gia đình.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường THCS quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Qua khảo sát tại trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) (Trang 77)