B. NỘI DUNG
2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục Quận 3,
Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng tới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với học sinh Trung học cơ sở
Những thành quả của hơn 25 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh hơn nhiều so với trước. Tính thu nhập bình quân đầu người, nước ta đã đạt mức của các nước đang phát triển có thu nhập thấp. Việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta phát triển kinh tế xã hội với tốc độ nhanh hơn. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết tất cả các nước trên thế giới; đặc biệt là xác lập và có mối quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn và trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới, đưa các quan hệ trên vào xu thế ổn định lâu dài dựa trên các thỏa thuận đã được ký kết.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn tồn tại. Đây là một thách thức, một nguy cơ lớn đối với nước ta về tốc độ phát triển kinh tế. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng. Sự
suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên có xu hướng tăng cả số lượng và phạm vi. Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ nói nhiều, làm ít, nói nhưng không làm, làm không đến nơi, đến chốn còn diễn ra ở nhiều nơi. Tệ quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật còn tồn tại ở các Cấp, các Ngành. Tham nhũng, gây phiền hà dân, gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, làm thất thoát tài sản, tiền của Nhà nước, của nhân dân, cả tiền vay của nước ngoài, gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, chưa nhận thức rõ được nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà ta đang thực hiện, nhất là việc giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, cùng với kinh tế tập thể ngày càng thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế Quốc dân. Quá nhấn mạnh vào các mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh tế, chưa quán triệt đầy đủ việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.
Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, vẫn đang triệt để sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để tác động, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở một số nơi. Trong quan hệ với nước ta, họ vẫn gắn các vấn đề trên với các vấn đề kinh tế.
Bối cảnh tình hình Quốc tế và trong nước tác động cả tích cực và tiêu cực đan xen với nhau tác động đến tình hình tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh trong đó có Quận 3 nói riêng.
Riêng đối với Quận 3, những thành tựu mà Thành phố Hồ Chí Minh làm được trong sự nghiệp đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là
đúng đắn, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, tạo tiền đề thuận lợi cho việc tiếp tục công cuộc đổi mới.
Công tác lý luận chính trị của Quận 3 được Quận uỷ quan tâm thực hiện thường xuyên và đã có bước trưởng thành về tư duy lý luận. Những kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của Quận Uỷ Quận 3 đã từng bước xác định những hình thức, phương pháp và bước đi phù hợp thể hiện trong các nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Những kết quả và kinh nghiệm của việc đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các giai đoạn trước, đặc biệt là trong thời gian tới sẽ góp phần không nhỏ cho việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cũng còn không ít những khó khăn: Nền kinh tế còn phát triển chậm, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động còn gặp nhiều khó khăn, mặt trái của kinh tế thị trường và những tác động tiêu cực của nó làm phân tâm tư tưởng, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền và những lợi ích vật chất khác đang có chiều hướng phát triển, một bộ phận không nhỏ nhân dân ít quan tâm đến chính trị, mà chú trọng nhiều hơn đến kinh tế và lợi ích kinh tế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất, phai nhạt lý tưởng và sự nghiệp cách mạng chung. Điều đó đã ảnh hưởng lớn tới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đến việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong thời gian tới.
Đặc điểm về địa lý tự nhiên
Trước 1975, Quận 3 là một quận mang tính cư trú, hành chính. Là một
trong các Quận trung tâm Sài Gòn có các cơ quan đầu não của chính quyền Mỹ - Ngụy và sứ quán nước ngoài. Là nơi mà phong trào đấu tranh cách mạng lan rộng trong từng ngõ hẻm, đường phố. Là nơi mà niềm tự hào của
nhân dân Quận 3 về những người con cách mạng kiên cường anh dũng như Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Thảo, Nguyễn Văn Trỗi … và những người mẹ suốt đời hy sinh cho cách mạng đã đi vào thi ca như "Người mẹ Bàn Cờ", là nơi đặt Bộ Chỉ huy Tiền phương trong đợt tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 (Phở Bình số 7 Lý Chính Thắng). Ngày nay, trên đà phát triển của đất nước, với những bước chuyển mình Quận 3 đã trở thành một Quận có nền kinh tế tăng trưởng khá, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của thành phố.
Với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, diện tích 4,9km2 có địa giới hành chánh: Phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận 1, phía Tây giáp quận 10. Dân số quận 3 hiện nay khoảng 200 ngàn người, mật độ dân số 40.000 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao khoảng 75% dân.
Là nơi tập trung nhiều đình, chùa, nhà thờ lớn như: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, trung tâm Phật giáo Thích Quảng Đức, nhà thờ Tân Định, Dòng Chúa Cứu Thế, nhà thờ Bùi Phát, đình Xuân Hoà, đình Phú Thạnh, đình Ông Súng… Ngoài ra còn có tháp tưởng niệm nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, có nhà bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút nhiều khách tham quan.
Về mặt tổ chức hành chính, Quận 3 có 14 phường có tên gọi từ phường 1 đến phường 14. Trụ sở UBND Quận 3 được đặt tại tòa nhà 185 Cách Mạng Tháng 8 (nơi trước giải phóng là tòa Đại sứ Campuchia).
Về giáo dục, mạng lưới giáo dục Quận 3 có: 30 cơ sở giáo dục Mầm non, 24 trường Tiểu học, 12 trường Trung học Cơ sở. Hằng năm, Ngành tiếp nhận khoảng 45.000 học sinh. Qua các kỳ thi hết cấp, tỷ lệ học sinh luôn đạt trên 95%. Nhiều trường trên địa bàn Quận trở thành những trường điểm của thành phố; được nhận những phần thưởng cao qúy của Nhà nước như trường
Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (đã 3 lần vinh dự đón nhận Huân chương Lao động I, II, III) Trường THCS Hai Bà Trưng (Huân chương Lao động hạng III), …
Trong những năm tới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần IX đã khẳng định nhiệm vụ kinh tế - xã hội Quận từ năm 2005 đến 2010 là "Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; xây dựng đô thị văn minh, tạo mọi thuận lợi cho đầu tư, phát huy tối đa mọi nguồn lực, các tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế, từng bước hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ - thương mại - tiểu thủ công nghiệp; thực hiện nâng dần chất lượng đời sống của nhân dân; xây dựng hệ thống chính trị đủ sức đáng ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới" xây dựng Quận 3 văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện xứng đáng là một Quận thuộc trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc điểm về kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa
Về kinh tế - xã hội, Quận 3 là quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh với sự phát triển khá mạnh về kinh tế. Khi tiếp quản vào năm 1975, quận 3 chỉ có 30 cơ sở công nghiệp nhỏ, 10 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và khoảng 3000 hộ kinh doanh cá thể, đến nay (2005) có 1.119 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sản xuất nhiều ngành hàng với giá trị sản lượng (theo giá cố định 1994) là 1.146 tỷ đồng và 18.098 cơ sở kinh doanh thương mại & dịch vụ với doanh thu đến 22.860 tỷ đồng. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hợp tác, Quận luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho các hợp tác xã hoạt động. Nhiều hợp tác xã hình thành từ năm 1975 đến nay vẫn duy trì được hoạt động và có bước phát triển vững mạnh như: hợp tác xã Thương mại Quận, các hợp tác xã Thương mại liên phường, hợp tác xã Vận tải,. …
Trong những năm qua, từ nguồn ngân sách và huy động nhân dân đóng góp, Quận 3 đã đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng, nhiều
trường học được đầu tư sửa chữa nâng cấp xây mới như: trường Đô Lương, trường Trần Văn Đang, trường Phan Văn Hân, trường Lương Thế Vinh, trường Trần Quốc Thảo, Kỳ Đồng, Phan Đình Phùng… xây dựng cầu Trần Quang Diệu, hồ bơi Kỳ Đồng, Trung tâm Y tế Quận 3, cải tạo nâng cấp các chợ, mở tuyến đường Nguyễn Thượng Hiền giải tỏa mở rộng đường Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan nối dài, thực hiện tráng bê tông nhựa nóng và ciment 100% các đường hẻm, thực hiện cuộc vận động nhân dân hiến đất mở rộng hẻm, chỉnh trang vỉa hè trên các tuyến đường chính… Thực hiện xong chương trình giải tỏa cải tạo nhà trên kênh và ven kênh Nhiêu Lộc và giải tỏa mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hiện quận đang tập trung xây dựng một số chung cư cao tầng (20 - 25 tầng) để giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở của nhân dân.
Với sự phát triển kinh tế - xã hội như vậy, bên cạnh những thuận lợi cũng còn không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh trong Quận như: Ảnh hưởng của lối sống thực dụng – chạy theo đồng tiền, sùng bái những giá trị vật chất …
Về truyền thống lịch sử, văn hóa, Quận 3 có được sự hội tụ của nhiều đơn vị trung tâm sinh hoạt văn hóa như: Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố, Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam Bộ, Bảo tàng chứng tích chiến tranh… Quận cũng đã đầu tư xây dựng một số cơ sở văn hóa như Trung tâm Văn hóa Quận 3, Trung tâm Sinh hoạt thanh, thiếu niên Quận 3, Câu lạc bộ Lao động, câu lạc bộ Hưu Trí Quận 3, Câu lạc bộ Âm nhạc Cầu Vồng tại 126 Cách Mạng Tháng 8 thuộc Trung tâm Văn hóa Quận đã trở thành một trong những tụ điểm phục vụ văn nghệ cho đông đảo thanh thiếu niên và nhân dân lao động trong Thành phố. Hoạt động văn hóa văn nghệ Quận 3 với các chủ đề đậm đà bản sắc dân tộc, chủ đề về nguồn, phát huy phong trào văn nghệ quần chúng qua các hội diễn đã có nhiều tiếng vang ở thành phố, được sự hưởng ứng rộng
rãi trên nhiều miền đất nước tạo nên sự giao tiếp, giao lưu giữa các đơn vị trong và ngoài quận.
Ngoài ra, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ - số 202 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh ra đời ngày 29/04/1985, đã trở thành một địa chỉ quen thuộc với khách tham quan trong nước, nhất là các tầng lớp phụ nữ và khách nước ngoài đến tham quan thành phố Hồ Chí Minh. Tiền thân của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ là nhà truyền thống phụ nữ Nam bộ được xây dựng theo tâm nguyện và ý chí của các thế hệ phụ nữ đi trước nhằm giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam cho các thế hệ mai sau. Bảo tàng hiện quản lý 31.360 hiện vật. Trong đó có 30.431 hiện vật trong kho và 929 hiện vật đang trưng bày; 16.739 hiện vật thể khối và 14.621 phim, ảnh, tài liệu khoa học phụ các loại; gần 2/3 là hiện vật loại hình chiến tranh cách mạng với hơn 1/3 là hiện vật văn hóa bao gồm nhiều chất liệu. Các hiện vật được chia thành 24 sưu tập theo chủ đề hoặc theo chất liệu, trong đó có 6 sưu tập hiện vật quí hiếm. Hầu hết hiện vật được bảo quản theo đúng hướng dẫn của Cục Di sản Văn hóa theo từng chất liệu với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Hiện vật được quản lý trong máy tính theo phần mềm do Cục Di sản hướng dẫn. Mỗi năm có tiến hành xịt mối mọt, bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ hiện vật. Ngoài ra, thư viện của bảo tàng có trên 11.000 đầu sách chuyên đề về phụ nữ.
Đến nay, đã có hơn 3 triệu lượt khách đến tham quan và tham gia những hoạt động của bảo tàng trong đó có hơn 4.000 đoàn khách trong nước và gần 1.500 đoàn khách quốc tế, trên 50 đoàn lãnh đạo cao cấp trong và ngoài nước.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh được thành lập ngày 4 tháng 9 năm
1975 với tên gọi “Nhà trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy”. Ngày 10 tháng 11 năm 1990 đổi tên thành “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược”. Đến ngày 4
tháng 7 năm 1995 (một tuần trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngọai giao với Việt Nam), bảo tàng này lại đổi tên thành “Bảo tàng Chứng tích chiến tranh” như ngày nay.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trưng bày một số hiện vật, hình ảnh trong Chiến tranh Việt Nam với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát, tra tấn, tù đày dân, rải chất độc hóa học, phá hoại miền Bắc. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước như ở nhà tù Côn Đảo. Có các phòng trưng bày về: Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực địch...
Với một bề dày truyền thống và lịch sử như vậy sẽ có tác dụng rất lớn trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THCS trong quận.
2.1.2. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển của Trường Trung học cơ sờ Hai Bà Trưng, Quận 3
Trước kia, thực dân Pháp cho xây dựng tại Quận 3 một số trường học để
đào tạo công chức, nhân viên phục vụ cho chính quyền Pháp rất sớm như: trường Chasseloup-Laubat, hoàn thành năm 1875 (nay là trường Lê Quý