Về nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường THCS quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Qua khảo sát tại trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) (Trang 59)

B. NỘI DUNG

2.3. Về nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo

dục chính trị, tư tưởng cho học sinh Trung học cơ sở

Đối với thanh thiếu niên, trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng nhân dịp

Tết sắp đến (1946) Bác khuyên: Các cháu sang năm mới phải xung phong

thực hành “Đời sống mới”, phải siêng học, siêng làm, phải tiết kiệm. Người còn nêu ra những công việc mà thanh niên kiên quyết phải làm được, đó là:

“Các sự hi sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước.

Các việc đáng làm thì khó mấy cũng cố chịu, quyết làm cho kì được Ham làm những việc lợi ích quốc dân. Không ham địa vị và công danh phú quý.

Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc.

Quyết tâm làm gương về mặt: siêng năng, tiết kiệm, trong sạch.

Giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh là nhiệm vụ cấp bách xuyên suốt mọi hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên học sinh trong giai đoạn hiện nay. Đứng trước yêu cầu của cách mạng Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội, có chức năng là trường học XHCN cho thanh niên học sinh, Đoàn là đội hậu bị của Đảng, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh là góp phần thiết thực vào cuộc vận động “Xây dựng và chỉnh đốn Đảng”. Xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức làm hạt nhân nòng cốt cho phong trào thanh niên học sinh, góp phần phát triển nhân cách, giúp thanh niên học sinh tham gia một cách tự giác vào các hoạt động chính trị - xã hội. Theo tôi, vấn đề này cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau: Không ngừng bồi dưỡng và nâng cao lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước cho thanh niên học sinh. Lý tưởng đó là xây dựng nước Việt Nam độc lập và CNXH. Bồi dưỡng cho thanh niên học sinh ý thức tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng ta, phát huy truyền thống yêu nước, nâng cao trình độ nhận thức về mục tiêu và con đường đi lên CNXH. Thể hiện rõ trách nhiệm của tuổi trẻ quyết tâm không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, xác định ý chí vươn lên trước những thách thức, thời cơ và vận hội mới. Phát huy vai trò xung kích "Đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên". Xây dựng lớp thanh niên học sinh có lý tưởng, có hoài bão ước mơ. Tổ chức Đoàn, Hội là người bạn gần gũi, giúp đỡ, tạo điều kiện, môi trường và phong trào thực tiễn cho thanh niên học sinh. Chỉ có thông qua phong trào Cách mạng, thực tiễn cuộc sống mới giúp thanh niên học sinh sức mạnh và tự khẳng định mình.

Tăng cường và đổi mới công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên học sinh là mục tiêu hàng đầu, là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên của tổ chức Đoàn. Quán triệt sâu sắc và mở rộng việc học tập "5 bài lý luận chính trị" phổ thông cho thanh niên học sinh

gắn với thực tiễn cách mạng Việt Nam cùng với độc lập dân tộc, lý tưởng của thanh niên học sinh là CNXH. Xây dựng niềm tin và ý chí quyết tâm của tuổi trẻ, xác định ý thức trách nhiệm, lập trường chính trị vững vàng, tạo động lực phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng cho thanh niên học sinh. Thanh niên học sinh phải được trang bị những lý luận nhận thức cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phải rèn luyện cho thanh niên học sinh vừa có đức, vừa có tài, phát triển thành lớp người toàn diện, kế tục, trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng.

Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng, tình yêu chân chính, ý thức tự chủ trong thanh niên học sinh. Truyền thống tốt đẹp của cách mạng chính là tài sản vô giá mà lớp thanh niên học sinh ngày nay được thừa hưởng, cho nên thanh niên học sinh phải trân trọng giữ gìn và phát huy.

- Nâng cao ý thức tự lực, tự cường, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo. Thường xuyên trau dồi trình độ hiểu biết khoa học - công nghệ, vươn lên xoá đói giảm nghèo, làm giàu chân chính trong thanh niên học sinh. Tinh thần đó là vượt khó, có ý chí tiến thủ, cầu tiến với khẩu hiệu: "Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên".

- Thường xuyên giáo dục lối sống lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng “Khu phố văn hoá”, “Gia đình văn hoá” trong thanh niên học sinh. Giáo dục cho thanh niên học sinh tư tưởng trọng nghĩa, trung thực, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng, bảo vệ môi trường, chống mọi TNXH và các hủ tục lạc hậu cản trở tiến bộ xã hội. Thanh niên học sinh phải có thái độ đúng, đấu tranh không khoan nhượng với thói hư tật xấu, lên án hành vi phi văn hoá, phi đạo đức. Xây các câu lạc bộ thanh niên học sinh, thông qua các hoạt động văn hoá thể thao, nhóm tuyên truyền

ca khúc cách mạng, hội thi tiếng hát dân ca, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo tồn và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cho thanh niên học sinh. Chống mọi biểu hiện văn hoá lai căng, xa lạ với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, làm biến dạng hoặc chuyển hoá nền văn hoá Việt Nam đã được tạo dựng qua hàng ngàn năm lịch sử.

- Giáo dục thanh niên học sinh nghiêm túc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước phải được thanh niên học sinh nghiên cứu quán triệt và gương mẫu thực hiện. Đổi mới việc truyền đạt, học tập các Nghị quyết, đường lối của Đảng sao cho sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và liên hệ với thực tế của địa phương, đơn vị. Tổ chức Đoàn phải có chương trình hành động, có các giải pháp cụ thể để giúp thanh niên học sinh hiểu và thi đua thực hiện các chính sách đó một cách tốt nhất. Thanh niên học sinh có vai trò quan trọng trong việc tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu của Đảng và nhà nước đề ra.

- Khuyến khích thanh niên học sinh học tập, rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt. Học tập tri thức văn hoá, lý luận khoa học kỹ thuật... chính là chìa khoá tiếp cận với tri thức nhân loại. Thanh niên học sinh cần phải nêu cao tinh thần vượt khó, học tập và rèn luyện, tu dưỡng. Học trong trường, học ngoài xã hội, qua lao động thực tiễn, học suốt đời phải trở thành thói quen, niềm say mê của mỗi thanh niên học sinh. Học tập không phải chỉ là kế sinh nhai, cầu thăng quan tiến chức, mà học là còn để làm người có ích cho xã hội, cộng đồng. Thanh niên học sinh trong trường học phải tích cực thi đua học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, thanh niên học sinh nông thôn ngoài học văn hoá phải học nghề tinh thông, hiểu biết xã hội, chính trị, giỏi chuyên môn, có chí tiến thủ... Nhìn chung việc học tập phải trở thành mục tiêu, động

lực phấn đấu vươn lên không ngừng cho mỗi thanh niên học sinh chuẩn bị đầy đủ hành trang vào đời.

Giáo dục CTTT cho thanh niên học sinh trong giai đoạn mới đang là vấn đề bức xúc và cấp bách hơn bao giờ hết. Đất nước ta đang trên đà đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH đang đặt ra nhiều thời cơ và thách thức. Là một trường nằm ở trung tâm thanh phố Hồ Chí Minh với rất nhiều những ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, trường THCS Hai Bà Trưng cần nêu cao tinh thần cách mạng, tăng cường giáo dục, vận động mọi tầng lớp thanh niên học sinh phải có đạo đức tốt, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Phát huy truyền thống cách mạng, tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh nguyện đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp.

2.3.1. Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn thể học sinh các trường Trung học cơ sở quận 3

"Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh” là kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Bộ Chính trị (khóa X) đã phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng và toàn xã hội. Cuộc vận động đã nhận được sự hưởng ứng, sự tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Kết quả thực hiện cuộc vận động đã khẳng định: việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa cấp bách, trước mắt, vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của toàn

Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Trên cơ sở đó, Đại hội XI của Đảng đã quyết định đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành nhiệm vụ thường xuyên trong Đảng và xã hội.

Để thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn học sinh các trường THCS Quận 3 thì cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Một là, tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bao gồm cả việc học tập và làm theo tác phong, phong cách của Bác, thể hiện cụ thể trong công việc thường ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp... Đặc biệt nhấn mạnh việc làm theo qua những hành vi thiết thực, cụ thể.

Hai là, tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện những chuẩn mực đạo đức

theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành Giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, quy định rõ trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ

lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các tổ chức Đoàn - Hội.

Bốn là, đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

vào sinh hoạt thường xuyên trong các hoạt động của nhà trường. Lấy kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại học sinh hàng năm.

Năm là, tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn nội dung chuyên đề về tư tưởng,

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho phù hợp với đối tượng học sinh THCS.

Sáu là, coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Ban giám

hiệu và đoàn thể các cấp có biện pháp cụ thể để tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.

Bảy là, định kỳ tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, phát hiện, phê

bình, uốn nắn các nhận thức lệch lạc, những việc làm thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm.

Tám là, tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh, về các điển hình học sinh tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ bằng nhiều hình thức phong phú và sinh động.

2.3.2. Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh

Công tác giáo dục ý thức chính trị, đạo đức, tác phong cho học sinh thông qua việc đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được tăng cường giáo dục, tuyên truyền các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của nhà trường; đẩy mạnh giáo dục ý thức công dân, ý thức pháp luật, ý thức vệ sinh môi trường;… trong học sinh toàn trường; tăng cường giáo dục học sinh tinh thần vượt khó, đam mê học tập, nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục chính trị cho học sinh cần nhiều hình thức phong phú và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, thường xuyên hỗ trợ, bổ sung cho nhau, bao gồm:

Sinh hoạt chính trị tư tưởng: Là hình thức giáo dục chính trị quan trọng ở nhà trường. Hình thức này được thực hiện thông các hoạt động như: quán triệt, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, tổ chức toạ đàm, sinh hoạt dân chủ về những vấn đề, nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến giáo dục chính trị tư tưởng,… thông qua đó giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức và trách nhiệm chính trị cho học sinh trong nhà trường THCS.

Thông qua hoạt động thực hiện các nhiệm vụ; các cuộc vận động, các phong trào thi đua, hoạt động văn hoá, văn nghệ và các buổi nói chuyện chuyên đề về truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương đất nước: Đây vừa là một hình thức giáo dục, vừa là biện pháp gắn giáo dục chính trị với hoạt

động thực tiễn tại nhà trường. Do vậy, hình thức này có vai trò rất quan trọng để củng cố kiến thức, định hướng nhận thức tư tưởng cho học sinh.

2.3.3. Tổ chức các hoạt động của nhà trường đối với việc giáo dụcchính trị, tư tưởng cho học sinh Trung học cơ sở chính trị, tư tưởng cho học sinh Trung học cơ sở

Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị là những yếu tố cơ bản của công tác giáo dục chính trị tại nhà trường, những yếu tố này luôn vận động, phát triển theo quy luật khách quan trong môi trường THCS, đặt ra yêu cầu phải luôn đổi mới hoàn thiện và vận dụng sát thực tiễn nhà trường dưới sự tác động tích cực của chủ thể giáo dục. Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị tại nhà trường tuy có vị trí, vai trò không giống nhau, nhưng có mối quan hệ gắn bó biện chứng với nhau. Nếu nội dung được đổi mới, hoàn thiện phù hợp với khả năng và nhu cầu nhận thức của học sinh; hình thức, phương pháp cuốn hút, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh thì nhiều khả năng nội dung được hoàn thành đạt chất lượng và hiệu quả cao. Ngược lại, nếu nội dung tốt nhưng hình thức, phương pháp không phù hợp, cứng nhắc, lặp đi, lặp lại thì khó hoàn thành được nội dung theo yêu cầu đề ra. Trong trường hợp, hình thức đa dạng phong phú, hấp dẫn, nhưng nội dung không bám sát mục đích giáo dục, không phù hợp với đối tượng thì kết quả thực hiện chương trình giáo dục chính trị không có sự tương quan giữa số lượng và chất lượng, hiệu quả giáo dục không đạt được. Đồng thời, việc hoàn thiện nội dung, vận dụng sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục phải luôn tính đến chi phí về lực lượng phương tiện phục vụ cho hoạt động này. Nếu không quan tâm đầu tư, chi phí thì giáo dục chính trị chẳng được đặt đúng vị trí, vai trò của nó; ngược lại chi phí quá mức cần thiết, gây tốn kém, lãng phí ảnh hưởng đến hoạt động khác của nhà trường, giáo dục chính trị không đạt được hiệu quả.

2.3.4. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động giáodục chính trị cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở dục chính trị cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở

Thứ nhất: Muốn có hiệu quả, hoạt động giáo dục chính trị cho học sinh

THCS tại Quận 3 trước hết phải xác định mục đích đúng đắn. Không xác định

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường THCS quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Qua khảo sát tại trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w