Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường THCS quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Qua khảo sát tại trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) (Trang 71)

B. NỘI DUNG

3.2.Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao

cao hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh trường Trung học cơ sở Hai Bà Trưng, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Xây dựng Hội đồng Giáo dục chính trị tư tưởng nhà trường, từng bước đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở trường Trung học cơ sở Hai Bà Trưng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hội đồng Giáo dục chính trị, tư tưởng được giao trọng trách đào tạo và giáo dục học sinh nhà trường giữ vị trí chủ đạo trong việc bồi dưỡng năng lực, xây dựng phẩm chất đạo đức cho học sinh.

3.2.2.1. Giải pháp xây dựng và phổ biến kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh

Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục đạo đức, ý thức pháp luật cho học sinh trong việc chấp hành pháp luật, thực hiện đúng các quy định, nội quy của nhà trường, góp phần ổn định môi trường giáo dục, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà trường về giáo dục, gắn với việc thực hiện tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, trường học trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học; phối kết hợp chặt chẽ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục đạo đức cho học sinh góp phần xây dựng và hình thành môi trường giáo dục lành mạnh.

- Nội dung của giải pháp:

Tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2005 được Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010; các điều lệ trường học; các quy chế thi tốt nghiệp, tuyển sinh ban hành năm 2010 và các văn bản

pháp luật khác về giáo dục có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ chuyên môn của từng đối tượng trong Ngành.

Phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về giáo dục cho phụ huynh học sinh, cán bộ, nhân dân trong đó tập trung vào các quy định về quyền, nghĩa vụ của học sinh; quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; quản lý nhà nước về giáo dục; xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. Giảng dạy đúng, đủ nội dung kiến thức giáo dục đạo đức, pháp luật được xây dựng trong chương trình môn giáo dục công dân theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Phổ biến quán triệt các quy định pháp luật liên quan đến học tập, rèn luyện của từng đối tượng, trong đó cần tập trung vào các quy định về quyền và nghĩa vụ của học sinh, thi cử, khen thưởng, kỷ luật ... nhằm thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả cuộc vận động "Hai không", làm cho học sinh hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của nhà trường.

Tổ chức thực hiện giải pháp:

Sở GD- ĐT chỉ đạo thực hiện phổ biến giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật qua các hội nghị tập huấn, hội nghị giao ban để giới thiệu văn bản pháp luật mới, đây là một hình thức cơ bản và được tổ chức thường xuyên.

Phổ biến giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức và pháp luật cho học sinh trên các phương tiện thông tin của nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật, giáo dục đạo đức, tập hợp tư liệu gương điển hình, gương người tốt - việc tốt, lồng ghép vào các tiết học chính khoá ở các môn học, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt câu lạc bộ, chào cờ đầu tuần ...

Điều kiện để thực hiện giải pháp:

Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục Công dân, giáo viên chủ nhiệm, trợ lý thanh niên, giám thị.

Triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đến các bộ phận như: Giáo viên chủ nhiệm, Giám thị, Giáo viên bộ môn, Chi đoàn giáo viên, Đoàn thanh niên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh để có sự phối hợp, thống nhất trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.2. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm

Nhận thức là yếu tố, là tiền đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng GD CTTT cho học sinh, là khâu đầu tiên của quá trình hoạt động có tác động rất lớn đến kết quả của một hoạt động. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với đội ngũ CBGV, học sinh là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và công tác giáo dục CTTT của học sinh nói riêng, nếu có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng.

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình để thực hiện mục tiêu phát triển GD của nhà trường trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước.

Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ, giúp giáo viên thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục CTTT cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, giúp họ thấy được trách nhiệm của mình. Có sự phối, kết hợp, vận dụng việc giáo dục cho học sinh qua từng tiết dạy, trong các hoạt động, chương trình ngoại khoá, ….Qua đó, giúp HS hiểu và ý thức rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, lý tưởng sống, trách nhiệm của học sinh, đội viên từ đó hạn chế được những tác động ảnh hưởng tiêu cực từ nhiều phía đang có nguy cơ xâm nhập vào trong nhà trường, vào trong nhận thức, tình cảm và hành vi, thái độ của các em.

Trong công tác chủ nhiệm, nắm được cá tính, tâm lý và hoàn cảnh của từng học sinh. Ghi nhận những chuyển biến tích cực của học sinh trong học tập và rèn luyện để động viên các em. Đối với những học sinh cá biệt, cần phải lắng nghe các em để có những giải pháp giúp các em tiến bộ. Chức năng của GVCN là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp, tổ chức tập thể học sinh tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh (HS), là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Trong nhà trường phổ thông, GVCN lớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách HS. GVCN giỏi sẽ giải quyết kịp thời những khó khăn về tinh thần lẫn vật chất cho HS lớp mình. Cụ thể là kết hợp với GVBM để cải thiện tình trạng học tập của HS yếu, kém; phối hợp với ban đại diện CMHS lớp để giúp đỡ, vận động HS nghèo có hoàn cảnh khó khăn an tâm đến trường tránh được việc nghỉ bỏ học. Hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục rèn luyện cho HS đó là tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp. Hiện nay, tất cả GVCN trong trường THCS tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo một qui trình đã được định sẵn gồm các bước: Ban cán bộ lớp báo cáo, nhận xét tình hình học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động phong trào của lớp trong tuần qua; biểu dương những HS đạt điểm cao, tích cực tham gia hoạt động phong trào của trường, lớp đồng thời phê bình trước lớp những HS không thuộc bài, bị điểm kém, không chuẩn bị bài bị GVBM nhắc nhở phê bình làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp; những công việc của Liên đội, của trường, của lớp trong tuần tới được quán triệt rất kỹ; cuối cùng GVCN sẽ là người nhận xét lớp. Bên cạnh đó, các em có thể tổ chức những trò chơi sinh hoạt tập thể. Những em bị phê bình trước lớp sẽ tham gia một cách uể oải, không khí sinh hoạt lớp đôi lúc nặng nề, hiệu

quả giáo dục không đạt được bao nhiêu. Những HS có sai phạm cảm thấy bị tổn thương, mặc cảm với các bạn, các em sẽ co mình lại.

Để nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, HT cần phải tổ chức những chuyên đề về công tác chủ nhiệm trong năm học giúp đội ngũ GVCN nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của công tác chủ nhiệm và tiết sinh hoạt lớp. GVCN phải xác định đặc điểm tâm lý đối tượng HS THCS để có phương pháp giáo dục phù hợp. Công tác chủ nhiệm lớp cần có sự đầu tư, mạnh dạn sáng tạo, dựa vào tổ chức Đội TNTP trong nhà trường. Mỗi giờ chủ nhiệm, người GV phải xác định được trọng tâm, chủ đề giáo dục lấy việc khen thưởng làm động lực, lấy việc xây dựng tinh thần tập thể làm sức mạnh cảm hóa các em. GVCN cần quan tâm cố vấn cho cán bộ lớp tổ chức cho cả lớp vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe thông qua các trò chơi, các cuộc thi, các hoạt động giao lưu... và những hoạt động này sẽ giúp các em sảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, hình thành các phẩm chất nhân cách cơ bản và các phẩm chất ý thức cá nhân. Người GVCN phải đầu tư vào giáo án chủ nhiệm cũng như GVBM đầu tư vào giáo án giảng dạy. Giáo án chủ nhiệm phải xác định được trọng tâm của tiết sinh hoạt lớp tuần này là gì? Những nội dung cần thực hiện và những hoạt động sẽ được tổ chức trong tiết chủ nhiệm. Mặc dù phát huy vai trò tự quản của Ban cán sự lớp trong việc ghi nhận hoạt động của lớp tuần qua hoặc tổ chức các trò chơi tập thể... nhưng GVCN phải đóng vai trò là người gợi ý, định hướng cho các hoạt động đồng thời phải kiểm tra việc thực hiện của các em.

3.2.3. Tạo sự gắn kết, phối hợp giữa các tổ trưởng chuyên môn, giáoviên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn giáo dục công dân cũng như cán bộ viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn giáo dục công dân cũng như cán bộ tham gia công tác Đoàn- Đội- Hội.

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng sự gắn kết giữa các tổ trưởng chuyên môn, GVCN, GV giáo dục công dân và công tác Đoàn Đội mẫu mực về đạo đức, tác phong, ứng xử, có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp:

Nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm. Ví dụ: các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách, vai trò của giáo dục, hoạt động. Mối quan hệ giữa GV và HS, các phương pháp tác động song song, tác động tay đôi, bùng nổ sư phạm… Đó là những lí luận giáo viên chủ nhiệm cần phải hiểu.

Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của năm học. Đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu những yêu cầu giáo dục của nhà trường, trên cơ sở ấy mới biết vận dụng cụ thể hóa vào tình hình của lớp chủ nhiệm. Nắm kế hoạch giáo dục của nhà trường trong từng năm học giúp GV định hướng cho học sinh của lớp chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ của lớp; tích cực tham gia vào phong trào chung của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã từng khẳng định rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội; và chúng ta - đội ngũ những thầy, cô giáo là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng thành công sự nghiệp cao cả này, được xã hội giao phó một sứ mệnh lịch sử là: “Trồng

người”. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, xuất phát từ cái “Tâm” của người làm Thầy, ngoài mong muốn thiết tha nhất là đào tạo cho các em học sinh sẽ trở thành những con người có tri thức trong tương lai. Các thầy, cô giáo luôn động viên cho các em biết trau dồi, học tập những đức tính tốt, những “Điều hay; lẽ phải, cách sống trong cái đạo làm người” mà tổ tiên, ông cha bao đời để lại; với mong muốn con cháu đời sau sẽ trở thành những con người vừa có tri thức, vừa phải có bản lĩnh, lý tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và một nhân cách đẹp. Chiếc nôi đầu tiên cũng chính là môi trường để các em HS tu dưỡng, rèn luyện; đó là gia đình và nhà trường.

Hiểu sâu sắc chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, hiểu cán bộ phụ trách các mặt hoạt động và đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm. Đồng thời cần tìm hiểu tiềm năng cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có của nhà trường, tìm hiểu cơ cấu tổ chức, phân công phụ trách của các tổ chức trong nhà trường (Ban giám hiệu; Đoàn thanh niên…). Hiểu biết đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học để thường xuyên liên hệ nắm tình hình học tập, rèn luyện của HS, tổ chức việc học tập của tập thể lớp để có phương pháp ứng xử phù hợp, tận dụng, lôi cuốn mọi người vào hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm.

Có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm của từng HS của lớp chủ nhiệm, biết phân loại HS theo các đặc điểm để có giải pháp tác động phù hợp.

Nghiên cứu đặc điểm gia đình HS và đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác của người chủ nhiệm lớp. Nghiên cứu để hiểu gia đình là tìm hiểu về đặc điểm trình độ, tâm lý của cha mẹ học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con của họ trong gia đình.

Muốn hiểu biết tâm lí HS lớp chủ nhiệm, giáo viên cần quan sát vào hoạt động thực tế của HS ở lớp học, cộng đồng, gia đình… Cần trao đổi với gia đình, bạn bè và những người có quan hệ với các em, hiểu biết các em ở cộng đồng, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nghiên cứu đặc điểm học sinh là một trong những nội dung quan trọng đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp vì chỉ trên cơ sở hiểu biết từng em mới có khả năng phân loại nhóm học sinh theo các đặc điểm học lực, tính cách, năng lưc, hoàn cảnh….

Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của từng học sinh. Ví dụ: đều là hiện tượng học kém nhưng có em do trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh, điều kiện, có em do chi phối bởi các yếu tố khác, phân tán tư tưởng. Cùng một hiện tượng học sinh hư (như ăn cắp) có thể do hàng loạt nguyên nhân khác nhau. Chỉ trên cơ sở hiểu đặc điểm và nguyên nhân dẫn tới các đặc điểm thì giáo viên chủ nhiệm mới có giải pháp tác động giáo dục phù hợp hiệu quả.

Để nghiên cứu hiểu HS, GVCN nhất thiết phải có “Nhật kí giáo viên chủ nhiệm”. Nhật kí giáo viên chủ nhiệm khác với “Sổ công tác chủ nhiệm”. Nhật kí chủ nhiệm để ghi về từng học sinh, ưu nhược điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, tình cảm của giáo viên chủ nhiệm đối với các em, những kỉ niệm, những hiện tượng của học sinh. Nhật kí chủ nhiệm giúp giáo viên có tư

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường THCS quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Qua khảo sát tại trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) (Trang 71)