B. NỘI DUNG
1.3.3. Phối hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình xã hội
Một thực tế mà dẫu không muốn chúng ta cũng phải công nhận: Trong những năm gần đây tình hình về đạo đức của các em học sinh (đặc biệt là học sinh ở cấp THCS) còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. (Nếu như chúng ta không muốn nói là: Có sự xuống cấp về mặt đạo đức ở lứa tuổi học trò trong đó có học sinh trung học cơ sở).
Tình trạng học sinh lười học, bỏ học, lêu lổng, sống tự do buông thả, không lý tưởng, không động lực dẫn đến vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên đang là mối quan tâm của các bậc làm cha, làm mẹ, của các thầy cô giáo và của toàn xã hội.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt về mặt đạo đức có chiều hướng gia tăng? Làm thế nào để môi trường giáo dục thực sự là môi trường trong sạch lành mạnh? Đó là những vấn đề bức xúc đặt ra trước mắt
chúng ta, nó vừa mang tính thời sự vừa mang tính lâu dài. Vì vậy rất cần có sự kết hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
Hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ Học sinh đã phát huy tốt vai trò của một tổ chức xã hội cùng với nhà trường trong việc xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của CMHS với nhà trường trong việc tổ chức quản lý, giáo dục HS. Đa số CMHS thật sự quan tâm đến chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của con em, thường xuyên kết hợp chặt chẽ với GVCN lớp bàn biện pháp bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, giáo dục hành vi tốt cho con em góp phần nâng chất lượng hiệu quả giáo dục.
Ngoài ra, sự quan tâm của Quận ủy, Ủy ban Nhân dân Quận 3 trong việc đầu tư ngân sách cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương tăng hàng năm. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân địa phương được cải thiện, các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực góp phần cùng với nhà trường trong giáo dục con em.