0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình Giáo dục

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH (QUA KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH) (Trang 51 -51 )

B. NỘI DUNG

2.2. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình Giáo dục

Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở Trường Trung học cơ sở

Có thể khẳng định, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng Cách mạng cho học sinh đã và đang góp phần tạo dựng nên các lớp học sinh có thái độ nhận thức tốt, có bản lĩnh chính trị cao, có ý chí vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, xung phong, tình nguyện của những thế hệ thanh niên đi trước. Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạo ra những đoàn viên thanh niên ưu tú luôn xung kích, sáng tạo và đi đầu trong nhiều hoạt động.

Mặc dù công tác giáo dục đoàn viên, thanh niên và học sinh đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như vậy, song cũng phải thừa nhận rằng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, bên cạnh những điều kiện thuận lợi rất cơ bản để học tập, trưởng thành, học sinh cũng chịu những tác động không nhỏ do mặt trái của sự phát triển đem lại. Những tác động tiêu cực ấy dẫn đến hậu quả tất yếu là trình độ giác ngộ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật của một bộ phận học sinh còn thấp; một bộ phận thanh thiếu niên thanh niên chưa xác định đúng lý tưởng cách mạng, thậm chí không ít thanh thiếu niên suy giảm niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn, chưa vững tin vào lý tưởng cách mạng, mơ hồ về cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường Xã hội Chủ nghĩa và Tư bản Chủ nghĩa, giao động trước những khó khăn tạm thời, trước mắt của đất nước. Do thiếu niềm tin, một bộ phận thanh niên giảm ý chí phấn đấu, ngại khó, ngại khổ, chưa làm tròn nghĩa

vụ của học sinh đối với Nhà trường, với Tổ quốc, địa phương và gia đình. Không ít học sinh sống không lý tưởng, không mục đích, chạy theo hoặc cổ xuý cho lối sống thực dụng, ích kỷ, buông thả, sa đoạ, coi thường kỷ cương, pháp luật.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, song có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản như: Do mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng trở nên phổ biến, nhiều tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời; do diễn biến hoà bình, nhất là diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá của các thế lực thù địch nhằm xuyên tạc quá khứ, bôi đen lịch sử, nói xấu chế độ, làm học sinh mất định hướng, hoang mang, mơ hồ, hoài nghi về chế độ. Do có lúc, tổ chức Đoàn - Hội chưa thực sự làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng cho học sinh; hoạt động chưa đáp ứng được đúng nhu cầu của học sinh nên việc tập hợp, đoàn kết học sinh còn khó khăn. Đây là điều dễ tạo sơ hở để kẻ thù lợi dụng, xúi dục một bộ phận thanh niên vào những hoạt động bất hợp pháp.

Tại Quận 3, trong những năm qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh ở Trường THCS Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh luôn được quan tâm đúng mức bằng những việc làm cụ thể đó là:

Phối hợp với công đoàn triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức và sáng tạo”. Cán bộ quản lý, giáo viên mỗi ngày làm một việc tốt theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nâng cao ý thức tự học, lao động cần cù và sáng tạo ở giáo viên; xây dựng ý thức học tập thật tốt, tu dưỡng đạo đức, lễ phép, văn minh lịch sự trong học sinh.

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho giáo viên và học sinh chấp hành pháp luật, suy nghĩ và làm theo những điều quy định trong trường và ngoài xã hội. Tích cực xây dựng và giữ gìn nếp sống văn minh đô thị, trường lớp.

Tiếp tục đẩy mạnh chủ đề tư tưởng “Sống có trách nhiệm”, “Sống trung thực”, giáo dục học sinh lý tưởng sống, kỹ năng sống…

Với tất cả những việc đã và đang làm, có thể đánh giá về thực trạng giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở Trường THCS ở quận 3 như sau:

Đánh giá mặt mạnh:

Đa số HS THCS có ý thức phấn đấu, rèn luyện, thi đua trong học tập. Các em chuyên cần trong học tập. Chuẩn bị bài, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp, các em tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài và tham gia vào các hoạt động trên lớp do GV tổ chức. Học sinh luôn nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử. Học sinh THCS nghiêm túc thực hiện nội quy của nhà trường. Đa số HS ngoan, lễ phép kính trọng thầy cô giáo, biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Các em nhiệt tình tham gia các hoạt động phong trào, các hoạt động xã hội từ thiện do trường, Ngành phát động ... và thông qua các hoạt động này đã góp phần vào việc hình thành nhân cách HS.

Mặt hạn chế:

Hiện vẫn còn một số HS chưa ngoan, chưa xác định rõ mục đích, động cơ học tập nên chưa tự giác, tích cực trong học tập, chưa thể hiện rõ ràng về tinh thần yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là CMHS quá bận tâm trong việc mưu sinh, không quan tâm đến việc học tập của con em và gần như là giao khoán cho nhà trường, ngoài ra sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường ít nhiều cũng có những tác động đến tâm lý tư tưởng của phụ huynh và học sinh.

2.2.2. Nhận thức của học sinh đối với hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh

Khi khảo sát, thăm dò ý kiến của 187 học sinh của 3 khối 6, 8, 9 (mỗi khối 2 lớp) về mức độ quan tâm và ham thích với các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng thu được kết quả như sau:

Bảng 1.2: Khảo sát, thăm dò ý kiến học sinh

TT Các hoạt động Mức độ Rất Ham thích Ham thích Không Quan tâm, Không thích Số lượng / % 1

Tổ chức sinh họat chính trị tư tưởng: Kể chuyện Bác Hồ, các họat động tương thân tương trợ trong trường 138 (73.8%) 41 (21.9%) 8 (4.3%) 0 2

Tổ chức sinh hoạt về các ngày lễ, ngày kỷ niệm, sinh hoạt truyền thống 126 (63.4%) 47 (25.1%) 14 (7.5%) 0 3

Các hoạt động sinh hoạt về tấm gương người tốt việc tốt, giúp đỡ đồng bào bão lụt. 98 (52.4%) 66 (35.3%) 14 (7.5%) 0

4 Tổ chức các hoạt động tham quan các di tích lịch sử 112 (59.9%) 37 (19.8%) 25 (13.4%) 13 (7%) 5 Tổ chức thăm và tặng quà mẹ Việt

Nam Anh hùng. 114 (61%) 53 (28.3%) 20 (10.6%) 0

6 Học tập các môn Toán – Lý – Hóa 123 (65.8%) 33 (17.6%) 31 (16.6%) 0

7 Học tập môn Giáo dục Công dân 33 (17.6%) 96 (51.3%) 39 (20.8%) 19 (10.3%)

Khi khảo sát, thăm dò ý kiến của 187 học sinh của 3 khối 6, 8, 9 (mỗi khối 2 lớp) về “Những phẩm chất nào sau đây, được em thấy là cần thiết,

quan tâm về lòng tự hào của bản thân trong tương lai” đã thu được kết quả như sau:

Bảng 1.3: Khảo sát, thăm dò ý kiến học sinh (tt)

TT PHẨM CHẤT Số ý

kiến Tỉ lệ %

1 Tự hào với truyền thống vinh quang của tổ chức

Đoàn, đội, Đảng và Bác Hồ 150 (80.2%)

2 Yêu quê hương đất nước, yêu nhân dân, tự hào của

dân tộc. 169 (90.4%)

3 Lòng nhân ái, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. 162 (86.6%)

4 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; vâng lời thầy cô. 172 (92.2%)

5 Ý thức xây dựng trường, lớp vững mạnh. 156 (83.4%)

6 Ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn. 151 (80.7%)

7 Ý thức phòng, chống các tệ nạn xã hội. 146 (78.1%)

8 Ý thức chấp hành pháp luật, nội quy. 163 (87.2%)

Từ kết quả điều tra trên cho thấy, một bộ phận học sinh chưa xác định rõ lập trường, quan điểm; mờ nhạt về lý tưởng. Nhiều học sinh giỏi, năng động, sáng tạo nhưng lại chỉ quan tâm nhiều đến các môn học chủ chốt như Toán - Lý - Hóa, tỷ lệ học sinh yêu thích Toán, Lý, Hóa là 83.4% trong khi yêu thích môn Giáo dục Công dân chỉ là 68.9% .

Ngoài ra, nhận thức của học sinh đối với hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Nhiều học

sinh coi việc học tập các nội dung của giáo dục chính trị tư tưởng là bắt buộc, miễn cưỡng. Vì vậy, khi tham gia các em cảm thấy không phấn khởi và thụ động, vẫn còn 10.3% các em không thích học môn Giáo dục Công dân và 7% các em không thích các hoạt động tham quan các di tích lịch sử. Trong bảng điều tra về “Những phẩm chất nào sau đây, được em rất cần thiết, quan tâm, và ước mơ của bản thân trong tương lai” với câu hỏi việc tự hào với truyền thống vinh quang của tổ chức Đoàn, Đội, Đảng và Bác Hồ thì câu trả lời có mới chỉ có 80.2% nghĩa là vẫn còn gần 20% còn chưa xác định rõ ràng về truyền thống vẻ vang của dân tộc …

Từ tất cả những nhận thức trên cho thấy các vấn đề sau:

Một là nhận thức về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, lý tưởng sống và niềm tự hào với truyền thống Cách mạng của học sinh vẫn chưa đạt được yêu cầu của công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

Hai là, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh của giáo viên và nhà trường vẫn chưa đạt được hiệu quả.

Do đó, việc cần phải tìm ra các giải pháp để nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh là điều hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

2.2.3. Các biểu hiện nhân cách của học sinh

Tin tưởng chế độ: Hiện nay các thế lực thù địch không ngừng xuyên

tạc, chống phá cách mạng Việt Nam, tuyên truyền lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Vì vậy công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước là hết sức cần thiết.

Chấp hành tốt luật pháp, nội quy nhà trường có tác dụng tốt trong việc rèn luyện chính trị tư tưởng của học sinh trong đó thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

Những điều phải làm để có hạnh kiểm tốt.

1- Lễ phép, vâng lời, tôn trọng cha me, thầy cô, cán bộ nhân viên và khách của trường.

2- Đối xử với bạn bè: Thân ái, tôn trọng sẵn sàng giúp đỡ nhau và giúp đỡ các em nhỏ.

3- Chăm chỉ trung thực, năng động và sáng tạo trong học tập sinh hoạt. 4- Đi học đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho từng

ngày học.

5- Học bài và làm bài đầy đủ theo yêu cầu của từng giáo viên bộ môn. 6- Giữ nghiêm kỷ luật khi tập trung toàn trường, tập trung học tập hoặc

sinh hoạt, nghỉ trưa.

7- Bảo vệ tài sản của mình và của nhà trường.

8- Giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện nếp sống văn minh. 9- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ theo quy định của nhà trường.

10- Tôn trọng pháp luật của nhà nước, dù ở trường, đi đường hay ở nhà.

Những điều không được làm.

1- Không nói tục, chửi thề và có hành vi thiếu lễ độ, gây gỗ với bạn bè. 2- Không hút thuốc lá, bia rượu và không sử dụng các chất ma tuý. 3- Không xem các loại văn hoá phẩm xấu, đồi trụy.

4- Không đem dao nhọn và hung khí vào trường, khi ra chơi không được đem các đồ dùng học tập (thước, kéo, dao…) ra khỏi lớp.

5- Không được đánh bài dưới mọi hình thức. 6- Không có thái độ sai trái khi kiểm tra, thi cử.

7- Không được viết, vẽ bậy, bôi bẩn lên bàn ghế, tủ, tường, vv…. 8- Không được tự ý bỏ buổi học, bỏ tiết học.

9- Không được ăn quà trong lớp học.

2.2.4. Tác động của yếu tố gia đình đối với việc giáo dục học sinh

Gia đình gắn liền với cuộc sống của mỗi con người trong đời sống xã hội. Từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vai trò và vị trí quan trọng, gia đình là trường đời đầu tiên mà mỗi người đều phải trải qua và là nơi giáo dục con người, giúp con người hoà nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng. Hồ Chủ tịch đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình càng tốt thì xã hội mới tốt”. Hiện nay trên con đường tiến bước hội nhập quốc tế, đã đặt ra những vấn đề bức thiết đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng. Đó là phải đào tạo ra những lớp người có đủ sức khỏe tốt, lành mạnh về tinh thần, trong sáng về đạo đức, phong phú về trí tuệ. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, là môi truờng giáo dục đầu tiên để hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Như Hồ Chí Minh đã nói: “Trẻ em như tấm guơng, cái tốt cũng dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu”. Vì vậy, bằng chính hành vi cách sống của mình, bằng những niềm tin tích cực, mạnh mẽ của mình, cha mẹ sẽ truyền cho con cái những sức mạnh, ý chí, cảm thụ được những nguyên tắc chỉ đạo hành vi, giúp trẻ biết lựa chọn những bước đi tốt nhất cho mình. Khi nói về vai trò của gia đình trong giáo dục con cái, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (Văn kiện Đại hội VII, NXB Chính trị quốc gia, 1991) đã chỉ rõ: Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của gia đình, của các bậc làm cha làm mẹ đó là nuôi dạy con mình trở thành những công dân tốt, khoẻ mạnh, thông minh, có nhân cách phẩm chất đạo đức tốt để đảm bảo các yêu cầu phát triển của nền kinh tế, văn hoá, giáo dục, của đất nước. Nghĩa là gia đình có tầm quan trọng rất lớn trong việc xây dựng con người mới XHCN, giáo dục gia đình là một bộ phận của giáo dục xã hội. Đặc biệt, giáo dục gia đình có một điểm mạnh là quan hệ tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, giữa những người thân

trong gia đình với nhau, tạo nên một sức mạnh cảm hoá lớn mà nhà trường và xã hội không có được. Vì vậy, không nên coi giáo dục gia đình là phụ, chỉ phụ thuộc vào giáo dục nhà trường và đoàn thể xã hội. Học sinh THCS là những người đã bước vào độ tuổi thanh niên, đây là lực lượng nhạy bén với thời cuộc, tiếp cận nhanh những tiến bộ của xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Tuy nhiên, song song với sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đã xuất hiện một số bộ phận thanh niên có lối sống thực dụng, thiếu lý tưởng, suy thoái nhân cách đạo đức. Vì thế, giáo dục trong gia đình phải là khởi đầu của mọi sự giáo dục, đặt nền móng vững chắc cho tương lai của mỗi người. Nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục gia đình trong việc hình thành nhân cách của thế hệ trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay vấn đề đó càng trở nên bức

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH (QUA KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH) (Trang 51 -51 )

×