1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên trong công tác giáo dục thanh niên Nghệ An hiện nay

97 1,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 3,29 MB

Nội dung

Tác giả Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung Ương đã Nghiên cứu Tư Tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới nhằm làm rõ việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyề

Trang 1

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Giáo dục chính trị

Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN THÁI SƠN

NghÖ An - 2013

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

A MỞ ĐẦU 5

B NỘI DUNG 12 CHƯƠNG 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC THANH NIÊN VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH NIÊN 12

1.1 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên 121.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp giáo dục thanhniên 311.3 Tính tất yếu của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáodục thanh niên 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH NIÊN NGHỆ AN HIỆN NAY 46

2.1 Vài nét khái quát về tình hình xã hội tỉnh Nghệ An 462.2 Tổng quan về công tác giáo dục thanh niên Nghệ An trong giai đoạn hiệnnay 492.3 Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dụcthanh niên Nghệ An hiện nay 56

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC THANH NIÊN TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH NIÊN NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 73

3.1 Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của sự vận dụng tư tưởng

Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên trong giai đoạn hiện nay .73

Trang 3

3.2 Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh cho đối tượng là đoàn viên thanh niên 773.3 Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên vào các môn khoahọc xã hội và nhân văn nhằm giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường 803.4 Chọn lọc những nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáodục thanh niên để tăng cường phổ biến, tuyên truyền trong các buổi sinh hoạtĐoàn 833.5 Đa dạng hóa hình thức và phương pháp giáo dục cho thanh thiếu niên,chú trọng tăng cường các cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng giáo dục thanh niêncủa Hồ Chí Minh 87

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Vinh đã tận tình truyền đạt những tri thức quí báu, dìu dắt giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của khóa học.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thái Sơn đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hướng dẫn, đóng góp ý kiến quí báu cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng sau đại học, trường Đại học Vinh, Tỉnh Đoàn Nghệ An và các bạn học viên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có được những thông tin, số liệu tin cậy.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi

có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới bạn bè và đồng nghiệp luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong thời gian thực hiện luận văn.

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè.

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 09 năm 2013.

Tác giả

Nguyễn Thị Hải Vân

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thân thế và sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã được cả thếgiới quan tâm nghiên cứu, nhằm tìm ở Người không chỉ như một tấmgương cách mạng tuyệt vời về người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cáchmạng giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, mà còn với tư cách nhà tưtưởng, nhà văn hóa lớn của nhân loại Những quan điểm lý luận và giá trị

tư tưởng về nhiều phương diện, cũng như khí phách anh hùng, phẩm chấtcao quý của Người đã trở thành tài sản vô giá của phong trào cách mạng vànhân loại tiến bộ trên thế giới

Tháng 1 năm 1946 trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốcchủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đờikhởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội Là một vị lãnh tụ vĩđại, có tầm nhìn xa trông rộng hơn ai hết Người thấu hiểu vai trò vô cùng

to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong côngcuộc bảo vệ, xây dựng kiến thiết nước nhà Để phát huy vai trò và sứcmạnh của tuổi trẻ thì phải tiến hành giáo dục thanh niên một cách toàn diện

và chu đáo Hiểu sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này trong suốt cuộcđời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quantâm dìu dắt thế hệ trẻ Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

là di sản vô giá, niềm tự hào vô hạn của Đảng và dân tộc ta, của thế hệ hômnay và các thế hệ mai sau Trước lúc đi xa, trong bản Di Chúc, Người đã âncần dặn dò: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hănghái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm

lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa

Trang 6

kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệcách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.” [25;504]

Trong những năm gần đây, Nghệ An đã mở rộng quan hệ với cácnước trong xu hướng vận động chung của đất nước, điều đó cũng đồngnghĩa với việc Nghệ An sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức Tuổi trẻNghệ An đã nhanh chóng phát huy khả năng nhanh, nhạy với yêu cầuchung của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa Tuy nhiên, đây cũngchính là nguyên nhân nảy sinh ra nhiều yếu tố tiêu cực Các tác động củanền kinh tế thị trường đã phá vỡ những nét đẹp văn hóa, làm phai nhạtnhững khuôn mẫu đạo đức đã được vun đắp bao đời nay

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng (1997) đã gióng lênhồi chuông báo động toàn xã hội khi cho rằng tình trạng một bộ phận thanhniên suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng,thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước làđiều “đáng lo ngại”

Trong khi đó, do yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới toàn diện,đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa, thanh niên đang và nhất định sẽ gánh vác những trọng trách tolớn nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp Chính vì thế, tại đại hội IX, Đảng

ta lại nhấn mạnh: đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo,phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, pháthuy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Như vậytrước yêu cầu khách quan và cấp bách của công cuộc đổi mới, việc giáodục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng hàngđầu

Trang 7

Vì những lý do trên đây, chúng tôi chọn vấn đề: “ Vận dụng tư

tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên trong công tác giáo dục thanh niên Nghệ An hiện nay ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

(2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia; TS Nguyễn Văn Sáu (chủ biên) (2005), Nghiên cứu, giáo dục tư

tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, Nxb Lý luận Chính trị; Nxb

Thanh niên (2002), Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên.; Viện

Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2007), Hồ Chí Minh về giáo dục,

bồi dưỡng thanh, thiếu niên và nhi đồng, Nxb Lao động – Xã hội

TS Đoàn Nam Đàn (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, đã làm rõ nguồn gốc, quá trình hình

thành và tư tưởng cơ bản của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên

và sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên ởnước ta hiện nay

Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả ở Viện Hồ Chí Minh và các

Trang 8

lãnh tụ của Đảng, (2007), Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng

thanh, thiếu niên và nhi đồng, Nxb Lao động – Xã hội Với kết cấu 2 phần:

Phần thứ nhất: Hồ Chí Minh với thanh, thiếu niên và nhi đồng, là tập hợpcác câu nói của Hồ Chí Minh về thanh niên và thiếu niên, nhi đồng; Phầnthứ 2: Nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh,thiếu niên và nhi đồng, là tập hợp các bài viết của các tác giả trên cơ sở tưtưởng Hồ Chí Minh về thanh thiếu niên, từ đó đề ra những phương phápgiáo dục, bồi dưỡng thanh, thiếu niên và nhi đồng trong giai đoạn hiện nay

Cuốn sách của nhà xuất bản Lao động: Danh nhân Hồ Chí Minh đãkhái quát những mốc son trong hành trình của danh nhân Hồ Chí Minh vàtập hợp những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tác giả Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa

Trung Ương đã Nghiên cứu Tư Tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới

nhằm làm rõ việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục Tưtưởng Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên củatoàn Đảng, toàn quân, toàn dân; là nội dung trọng yếu trong công tác xâydựng Đảng, là tình cảm, nguyện vọng thiết tha của mọi người Việt Nam.Nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải nhằm mụcđích lâu dài, nhất quán, là biến tư tưởng của Người thành hiện thực, hìnhthành và phát triển tố chất Hồ Chí Minh, tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới

và sáng tạo trong mỗi con người Việt Nam

Trong cuốn Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (2012), Nhà

xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, của Tiến sỹ Phạm Văn Khánh, đãnghiên cứu những tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng: lòng yêunước, thương dân, tận tụy phục vụ nhân dân và thực hiện tiết kiệm bài trừ

Trang 9

quan liêu, tham nhũng đặc biệt là các cấp, các ngành luôn quan tâm chăm

lo đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ nói chung, trong đó có chăm lobồi dưỡng, giáo dục cho thanh thiếu niên, nhi đồng trở thành những người

có đức, có tài, người chủ tương lai thật sự của đất nước

Các công trình trên đã đề cập đến vị trí, vai trò của thanh thiếu niêntrong quá trình phát triển đất nước Đồng thời đã đưa ra những phươngpháp bồi dưỡng thanh niên Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứumột cách cụ thể để đưa ra những giải pháp tốt nhất để giáo dục thanh niên.Các công trình này là cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng, cần thiết để tácgiả thực hiện đề tài nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích:

Mục đích của đề tài là vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dụcthanh niên để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcthanh niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ:

Để đạt được mục đích trên cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên

- Tìm hiểu, phân tích thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minhtrong công tác giáo dục thanh thiếu niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

- Đề ra các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dụcthanh niên trong công tác giáo dục thanh niên Nghệ An giai đoạn hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan và phương phápluận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm

Trang 10

chính sách của Đảng, Nhà nước về giải pháp giáo dục thanh thiếu niêntrong cả nước; các công trình khoa học có liên quan đến đề tài.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp lịch sử - lôgich

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp quan sát thu thập thông tin

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đề tài tập trung nghiên cứu công tác giáo dục thanh niên và tưtưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực giáo dục thanh thiếu niên qua các bài nói,bài viết trong Hồ Chí Minh toàn tập và quá trình hình thành tư tưởng củaNgười

- Các văn kiện, chỉ thị của Đảng, Đoàn

5.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào công tác giáo dục thanhniên trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An Cụ thể, đề tài đi sâunghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanhniên Nghệ An

Trang 11

- Nêu rõ quan điểm của Đảng về công tác giáo dục thanh niên Từ

đó đề xuất những giải pháp giáo dục thanh niên trong giai đoạn hiện nay

7 Giả thuyết khoa học.

Đề tài được nghiên cứu dựa trên giả thuyết cho rằng nếu đề xuấtđược những giải pháp có tính khoa học, hiệu quả, đồng bộ để vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên thì sẽ nâng cao được chất lượngcông tác giáo dục thanh niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

8 Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và tính tất

yếu của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanhniên

Chương 2 Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công

tác giáo dục thanh niên Nghệ An hiện nay

Chương 3 Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong

công tác giáo dục thanh niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Trang 12

B N I DUNG ỘI DUNG CHƯƠNG 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC THANH NIÊN VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH NIÊN

1.1 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên

1.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về thanh niên

Những năm tháng tuổi trẻ, được hòa mình vào cuộc sống lao động, đấutranh của nhân dân nhiều nước trên thế giới, Hồ Chí Minh đã có điều kiện tìmhiểu thêm về vai trò của thanh niên trong sự phát triển của lịch sử nhân loại.Nhờ có phương pháp luận mác xít và những hiểu biết thực tiễn cách mạng và

sự phát triển xã hội Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên là lớp người trẻ tuổi cóhoài bão, ước mơ, giàu nghị lực: Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội; Tuổi trẻ làbức vạn lý trường thành vững chắc Người đã chỉ ra thanh niên là thời kỳ đẹpnhất, sống động nhất, như mùa xuân trăm hoa đua nở tràn đầy nhựa sống HồChí Minh đã dùng hình ảnh đẹp nhất, sức sống nhất, mới mẻ nhất cho thanhniên, khẳng định vai trò của thanh niên đối với cả dân tộc và sự kỳ vọng vàotương lai Đó là lứa tuổi đang thời kỳ sung sức vươn lên, lứa tuổi ham hiểubiết khám phá, có khả năng tiền ẩn trong việc thực hiện lý tưởng, niềm tin vàmục tiêu cao quý của xã hội Đó là lứa tuổi tiếp thu nhanh nhạy với cái mới,cái đẹp và cái tiến bộ mà ít chịu những ảnh hưởng tiêu cực của quá khứ Dovậy nếu được giáo dục tốt, phù hợp với tính cách và tâm lý, một sự giáo dụctiến hành trên cơ sở những điều kiện vật chất, tinh thần cho sự phát triển tínhcách tâm lý đó và biết định hướng, động viên đúng mức thanh niên sẽ say sưavới lý tưởng sống cao đẹp, phát huy tài năng, tính sáng tạo sẵn sàng hy sinh vìđại nghĩa

Trang 13

Hồ Chí Minh luôn coi thanh niên là rường cột của đất nước, tương laicủa dân tộc, bởi lẽ thanh niên là thế hệ trẻ, năng động và là thế hệ kế thừa sựnghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và dân tộc: “ thanh niên là người tiếpsức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắtthế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng” [24;488] “thanh niên

là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng háigiữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc”[24;489]

Khi nói về thanh niên với tính chất là một lực lượng xã hội, Hồ ChíMinh đã xác định: Thanh niên là công dân của nước Việt Nam Đó là lựclượng đông đảo, luôn hăng hái xung phong đi đầu trong mọi nhiệm vụ khókhăn gian khổ, và có khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao: cáccháu thanh niên cần phải xung phong trong lao động và trong học tập, cầnthực hiện khẩu hiệu: “Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó thì thanhniên làm” [24; 336] “Đoàn viên thanh niên nói chung là tốt, mọi việc đềuhăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ” [25; 504]

Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã chỉ rõthanh niên : “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức,cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật”[24; 306] Trong điều kiện mới, HồChí Minh khẳng định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thậtvậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên.Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tạiphải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình phải ra làm việc để chuẩn bịcái tương lai đó" [19; 422]

Đánh giá cao vị trí và vai trò của thanh niên nhưng Hồ Chí Minh cũng

đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế như tính nông nổi, thiếu thực tế, hamchuộng hình thức, thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải…, Người thườngxuyên quan tâm giáo dục, tổ chức, hướng dẫn để thanh niên làm tốt vai trò

Trang 14

đặc biệt của mình Không những thế, Người còn gắn trách nhiệm giáo dụcthanh niên là nhiệm vụ của toàn xã hội Để xứng đáng vào sự kỳ vọng củatoàn dân tộc, trong sự nghiệp cách mạng thanh niên “cần phải hăng hái thamgia kháng chiến Cần phải rèn luyện mình thành những chiến sỹ kiên quyết vàgan góc, không sợ nguy hiểm, không sợ khó khăn Cần phải yêu lao động vàkính trọng của công, chống quan liêu tham ô, lãng phí Cần phải tuyệt đốiyêu Tổ quốc, dũng cảm hy sinh cho Tổ quốc Cần phải gắn chặt lòng yêunước chân chính với tinh thần quốc tế chân chính, thật thà trung thành vớinhân dân, với Đảng và chính phủ” [21;66 ] Thanh niên cần phải đoàn kếtchặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệpxây dựng nước nhà Thanh niên phải có ý chí, tự cường, tự lập, có khí kháilàm việc, không ham địa vị, ham tiến bộ, ham học hỏi, đã làm gì thì đến nơiđến chốn Hồ Chí Minh đã truyền lửa nhiệt huyết cho thanh niên tinh thầnchiến đấu, làm việc học tập say sưa bất chấp khó khăn: Không có việc gì khó,Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên Người dạythanh niên phải kiên quyết làm được những điều: Các sự hy sinh khó nhọc thìmình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhườngngười ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc) Các việc đáng làmthì khó mấy cũng cố chịu quyết tâm làm cho kỳ được Ham làm những việcích quốc lợi dân, không ham địa vị công danh phú quý Đem lòng chí công vô

tư mà đối với người, đối với việc Quyết tâm làm gương về mọi mặt: siêngnăng, tiết kiệm, trong sạch chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc Nói ít làm nhiều,thân ái đoàn kết

Trên cơ sở nhìn nhận vai trò quyết định của thanh niên đối với sựnghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc, đất nước, Hồ Chí Minh đã dành

sự quan tâm đặc biệt đến công tác thanh niên Chính Hồ Chí Minh đã sánglập, rèn luyện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Sau khi giành được

Trang 15

chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhà nước đề ra các chínhsách thanh niên phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, đặc biệt là về mặt giáodục, đào tạo Công tác thanh niên mà cơ bản là đào tạo, giáo dục, phát huythanh niên theo Hồ Chí Minh là quá trình tác động đồng bộ của các chủ thể từgia đình, đoàn thể, xã hội cho đến các cấp ủy đảng và chính quyền Hồ ChíMinh đưa ra luận điểm nổi tiếng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vìlợi ích trăm năm thì phải trồng người” [27; 129] Trước lúc đi xa, trong Dichúc để lại cho Đảng và dân tộc, Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Bồi dưỡng thế

hệ cách mạng cho đời sau là việc quan trọng và rất cần thiết” [25; 504]

Nội dung bao quát của công tác thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh

là hình thành “lớp người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa

“chuyên” [25; 504]

1.1.2 Giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên

Ngay từ đầu lập nước, trải qua hơn bốn nghìn năm, ông cha chúng ta đãcùng hợp sức chinh phục thiên nhiên chống thiên tai, bão lụt, hơn thế nữa,lịch sử nước nhà là lịch sử của một dân tộc chống giặc ngoại xâm Nhiềutrang sử của cha ông ta đã nối tiếp và trở thành huyền thoại - một huyền thoạibằng máu thịt sống động và đầy sức mạnh can trường Quá trình dựng nước

và giữ nước đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta làtinh thần yêu nước, một truyền thống đã trở thành tư tưởng nhân văn đầy cao

cả Tinh thần yêu nước của từng người dân đã gắn chặt với sự sống còn, tồnvong của dân tộc, với sự hùng cường của Tổ quốc thân yêu Càng yêu nước,càng có thêm ý chí kiên cường, bất khuất, dám xả thân hy sinh vì độc lập tự

do của Tổ quốc, dám vươn lên để khơi mạch cho dân tộc thoát khỏi đóinghèo, xây dựng đất nước phồn vinh

Ngược dòng lịch sử, những người con của thế hệ vẫn giữ vững ý chíson sắt đó Tất cả đều quyết tâm khẳng định từ trong tiềm thức đều mong mỏi

Trang 16

đất nước được độc lập, mọi người đều được ấm no hạnh phúc Và quả thật, đểđạt được những thành quả đó thật không dễ dàng, bao nhiêu xương máu đã

đổ, biết bao tấm gương anh dũng đã hy sinh Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lêntrong lòng dân tộc có truyền thống yêu nước, lại tiếp nhận những tinh hoa vănhóa phương Đông và phương Tây về đạo “làm người” của Nho giáo, về “cứukhổ, cứu nạn”, nhân ái, khoan dung của Phật giáo Từ khi đến với chủ nghĩaMác - Lênin thấm nhuần con đường cách mạng vô sản, tư tưởng cách mạngcủa Hồ Chí Minh đã có những bước chuyển biến bước ngoặt mang tính tổnghợp từ giá trị tinh hoa của nhân loại Tinh thần yêu nước, lý tưởng cách mạng

ở Hồ Chí Minh đã trở thành lẽ sống của Người

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh trường kỳ chống đế quốc Pháp

và đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nóiriêng đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, thà hy sinhđến giọt máu cuối cùng chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu sốngcuộc đời nô lệ Con người Việt Nam vĩ đại nhất, tiêu biểu nhất cho tinh thần

và ý chí đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh Là nhà ái quốc vĩ đại, cuộc đờicao cả của Người chính là tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ hôm nay noitheo và học tập

Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục truyền thống dân tộc, chủ yếu

là giáo dục lòng yêu nước cho tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanhniên với những mức độ, hình thức rất phong phú Trong số các vấn đề cầngiáo dục thanh niên, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thầnyêu nước Trong năm điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng thì điều thứ nhất là:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” Đối với thanh niên Bác yêu cầu: “Trước hếtphải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinhthần quốc tế đúng đắn”

Trang 17

Tinh thần yêu nước, như Bác khẳng định, là vốn quý, là sức mạnh tuyệtvời đã bao lần giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngãcủa lịch sử Người viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyềnthống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinhthần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nólướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướpnước” [26; 484] Tinh thần yêu nước được hun đúc từ bao đời đã trở thànhsức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam.

Qua các giờ học nội khóa ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) năm 1910,Nguyễn Tất Thành dựa trên kiến thức lịch sử tiến hành việc giáo dục lòng yêunước, truyền thống dân tộc cho học sinh Nguyễn Tất Thành thường phổ biếncho học sinh thơ ca yêu nước của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục…

để khơi dậy ở học sinh tinh thần yêu nước

Trong thời gian ở Xiêm (nay là Thái Lan, 1928 - 1929), Thầu Chín, têngọi của Hồ Chí Minh lúc ấy, tổ chức, vận động, giáo dục kiều bào vốn có tinhthần yêu nước Người tổ chức diễn kịch, thường là “kịch về lịch sử Việt Nammất nước”, viết thơ ca về các anh hùng dân tộc, như bài ca “Trần Hưng Đạo”.Bài ca này được truyền bá một cách mau chóng và thần diệu, chỉ một thờigian không lâu, Trần Hưng Đạo đã trở thành người hùng cứu quốc, có sức cổ

vũ mạnh mẽ lòng yêu nước của đồng bào, làm cho nhanh chóng giác ngộ, xóa

bỏ những cảnh bê tha rượu chè, cờ bạc; biết đoàn kết với nhau để góp phầnvào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luônchăm lo giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho cán bộ, cho thế

hệ trẻ Người quan niệm, việc kế thừa và phát huy những truyền thống đóphải dựa trên một cơ sở nhận thức cần thiết về lịch sử, đất nước và con ngườiViệt Nam

Trang 18

Trong những lớp huấn luyện cán bộ thời tiền khởi nghĩa, Hồ Chí Minh

đã soạn ra những bài diễn ca rất dễ hiểu, dễ nhớ về lịch sử và địa lý để giáodục truyền thống yêu nước dân tộc Trong bài “Nên học sử ta” và quyển

“Lịch sử nước ta”, Hồ Chí minh đều nhấn mạnh: Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Hồ Chí Minh căn dặn phải học lịch sử vì “sử dạy cho ta những chuyện

vẻ vang của tổ tiên ta…” Người đau xót nhắc lại, có những tri thức Việt Namđào tạo dưới thời Pháp thuộc, biết mọi chuyện trên thế giới mà lại “mù tịt” vềlịch sử và địa lý nước nhà Người nói: “Trước kia, khi thực dân Pháp còn caitrị nước ta, có những người tri thức Việt Nam rất thông thuộc lịch sử địa lý vàcác chuyện thần thoại của nước Pháp, của Hy Lạp và La Mã Nhưng khi hỏiđến các vị anh hùng là tổ tiên, ông cha mình, hỏi đến địa lý nước mình thì lại

mù tịt” [25; 565]

Hồ Chí Minh đòi hỏi, người Việt Nam cần “hiểu rõ lịch sử, đất nước,con người và những cái vốn rất quý báu của mình” [25; 566] Quyển “Lịch sửnước ta” là một loại diễn ca, được nhân dân yêu thích, vì vậy, sách đã nhanhchóng đi vào quần chúng cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chíđấu tranh giành độc lập Đồng thời, Người cũng viết các quyển “Địa dư củanước ta”, “Địa dư Cao Bằng” để giáo dục lòng yêu tổ quốc cho đồng bào:Qua việc học lịch sử và địa dư nước nhà đã làm cho chúng tôi tăng thêm lòngyêu nước, căm thù giặc Thật thế, không ai yêu nước hơn khi biết nước mình

bị chà đạp, dân mình bị làm nô lệ; không ai tin tưởng, dũng cảm hơn khi biếtđược truyền thống oanh liệt, bất khuất của cha ông mình

Hồ Chí Minh đã nêu cao truyền thống tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn vàphẩm giá dân tộc kết tinh những giá trị của nền văn hóa dân tộc, đó là tinhthần tự tôn tự lập của dân tộc ta; nhân dân ta rất cần cù, thông minh, khéo léo

Hồ Chí Minh đã ví truyền thống tốt đẹp như “các thứ của quý” có khi bị cất

Trang 19

dấu kín đáo trong rương, trong hòm, có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy và nhiệm vụ của chúng ta là phải phát hiện

ra những “thứ của quý” ấy và đem “thực hành” vào sự nghiệp cách mạng hiệnnay Muốn vậy, truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước không nhữngđược kế thừa và phát huy, mà còn phải được nâng lên một tầm cao mới, chấtlượng mới theo yêu cầu của cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể Như

Hồ Chí Minh khẳng định, trong thời đại ngày nay, “muốn cứu nước và giảiphóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vôsản” [27; 114] Mọi truyền thống dân tộc phải được nâng cao trên lập trườngcách mạng của giai cấp vô sản: chủ nghĩa yêu nước phát triển thành chủ nghĩayêu nước xã hội chủ nghĩa, truyền thống anh hùng nâng lên thành chủ nghĩaanh hùng cách mạng, ý thức độc lập tự do của dân tộc chuyển thành ý thứcđộc lập dân tộc gắn liền với tự do của nhân dân, tinh thần đoàn kết dân tộcnâng lên thành tinh thần làm chủ tập thể của nhân dân lao động…

Việc giáo dục tuổi trẻ thông qua những tấm gương cách mạng là mộtvấn đề hết sức quan trọng Hồ Chí Minh là người thấu hiểu điều này và Người

đã từng nhắc nhở: Có số thanh niên tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ngàynay là trên trời rơi xuống, không biết tự gian nan, cực khổ cũ Các đồng chígià phải kể lại cho họ nghe Đó là cách giáo dục thanh niên Đối với nhữngtấm gương anh hùng cách mạng với những chiến công của các anh hùng,dũng sỹ đã lập nên trong công cuộc cứu nước và giữ nước Người căn dặn:chúng ta phải thường ghi chép và nhắc lại những sự tích ấy… để giáo dụcthanh niên ta rèn luyện một ý chí kiên quyết, quật cường, một tâm lý quả cảmxung phong, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tổ quốc

Người thanh niên có giáo dục phải là người “uống nước nhớ nguồn”,

“ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Đạo lý này được lưu giữ từ nghìn đời nay và trởthành một lẽ sống quý báu của dân tộc ta Với những anh hùng liệt sỹ đã cống

Trang 20

hiến máu xương mình cho Tổ quốc, chúng ta phải đời đời ghi nhớ công ơncủa họ Trong “Di chúc” để lại cho đồng bào cả nước, Hồ Chí Minh căn dặn:

“Đối với các liệt sỹ mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườnhoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ để đời đời giáo dụctinh thần yêu nước cho nhân dân ta” Những tư tưởng quý báu của chủ tịch HồChí Minh về giáo dục thanh niên sẽ mãi mãi tỏa sáng trong suốt hành trình lịch

sử của dân tộc Việt Nam Trong bối cảnh thời đại và quốc tế ngày nay, những

tư tưởng đó lại có giá trị hơn bao giờ hết Thấm nhuần và quán triệt một cáchsâu sắc những lời dạy đó sẽ giúp thanh niên có thêm niềm tin và sức mạnh Đócũng là biểu hiện sinh động của phong trào toàn dân, trong đó có thanh niên

“sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Bên cạnh trường học, tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minhcũng có vai trò đối với việc giáo dục , bồi dưỡng thanh niên Đoàn thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức cách mạng do chính Chủ tịch Hồ ChíMinh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, rèn luyện là đội ngũ của nhữngngười thanh niên Việt Nam ưu tú Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam,Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn vào sựnghiệp cách mạng của dân tộc Đây vừa là tổ chức, vừa là môi trường chongười thanh niên yêu nước rèn luyện và cống hiến Để phát huy vai trò củatuổi trẻ, Hồ Chí Minh căn dặn: “Trung ương Đoàn cần phải tăng cường hơnnữa việc giáo dục tinh thần yêu nước, giác ngộ giai cấp và đạo đức cách mạngcho đoàn viên và thanh niên” Trong bối cảnh ngày nay, lời nhắc nhủ đó củaNgười lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết

1.1.3 Giáo dục lý tưởng cách mạng, tinh thần quốc tế cộng sản cho thanh niên.

Theo C Mác, lý tưởng cách mạng là lợi ích chân chính của con ngườitrong quan niệm của thời đại đó Quá trình thực hiện lý tưởng cách mạng

Trang 21

chính là quá trình đấu tranh để thỏa mãn nhu cầu lợi ích đó Bởi vậy, giáo dục

lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, cho thanh niên nóiriêng là một trong những vấn đề được Hồ Chí Minh quan tâm Theo Hồ ChíMinh giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên, trước hết là giáo dục nhậnthức để giác ngộ lý tưởng “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” HồChí Minh đã dạy rằng: Thanh niên có giác ngộ lý tưởng mới giúp họ hiểu lýtưởng đó cao đẹp như thế nào, mới xây dựng cho họ niềm tin vào chủ nghĩa

xã hội và lý tưởng cách mạng Giác ngộ lý tưởng cách mạng cho thanh niêncòn làm cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện lý tưởng,đồng thời có quan điểm và hành động đúng đắn để biến lý tưởng thành hiệnthực Nói cách khác giác ngộ lý tưởng cách mạng chính là giáo dục cho thanhniên lý tưởng sống và niềm tin vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục tình cảm cách mạng là một trong nhữngnội dung đặc biệt quan trọng của giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên

Đó là giáo dục lòng tin yêu đối với Đảng, với giai cấp công nhân với nhân dânlao động, tình cảm bạn bè quốc tế, là niềm say mê với công việc của mình

Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nói về thanh niênvới tấm lòng thương yêu vô hạn của vị cha già dân tộc Điểm nổi bật trongquan điểm giáo dục lý tưởng cho thanh niên của Người là đưa thanh niên vàocác tổ chức chính trị xã hội do Đảng lãnh đạo để vừa giác ngộ lý tưởng cáchmạng cho họ, vừa đưa họ vào hoạt động thực tiễn đấu tranh cách mạng củatoàn dân tộc Để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng năm 1925, lãnh tụ Nguyễn

Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên là tiền thân củaĐảng ta sau này Người trực tiếp lựa chọn và bồi dưỡng, đào tạo những thanhniên yêu nước, có chí khí đấu tranh chống thực dân, phong kiến Cuốn sáchĐường Kách Mệnh là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc từ năm

1925 - 1927 cho các lớp thanh niên ưu tú về lý tưởng cách mạng Những

Trang 22

thanh niên yêu nước qua huấn luyện giáo dục đào tạo được Bác Hồ đưa vềhoạt động để thâm nhập vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân trởthành những cán bộ cách mạng tiên phong trong công cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc.

Trong công cuộc kiến thiết đất nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt kỳvọng vào thanh niên, Nhớ lại năm 1945, khi nước nhà vừa giành được độclập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Non sông Việt Nam có trở nên tươiđẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cáccường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công họctập của các cháu

Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tìm ra con đường đúng đắncủa cách mạng nước ta, đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội Tư tưởng cách mạng của Người và con đường cách mạng doNgười chỉ ra như luồng gió mới thổi vào nước ta, khi mà “sự áp bức và bóclột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cáchmạng thì sống, không có cách mạng thì chết” Cách mạng nước ta bước vàogiai đoạn mới, với mục tiêu đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến tay sai,giành độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với thanh niên và dần dần trở thành hoài bão, lýtưởng của thanh niên nước ta

Trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên và thanh niên nước ta,Người luôn nhắc nhở: “Người cộng sản chúng ta không một phút nào đượcquên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập,cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thếgiới” Lý tưởng cách mạng cao đẹp mà Hồ Chí Minh nói tới là cũng để giáodục cho thanh niên, đó là: độc lập dân tộc, tự do và chủ nghĩa xã hội Nhữngnội dung ấy luôn gắn bó chăt chẽ với nhau Thực hiện thắng lợi sự nghiệp

Trang 23

cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đó làphương hướng duy nhất để củng cố bền vững nền độc lập của dân tộc, bảođảm cho mọi người có cuộc sống ngày càng ấm no, tự do và hạnh phúc.

Lý tưởng độc lập dân tộc, tự do và chủ nghĩa xã hội đã trở thành niềmtin, lẽ sống của nhiều thế hệ kế tục nhau Do vậy, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhởchúng ta phải giáo dục cho thanh niên nhận thức đúng và hiểu sâu sắc rằng:

Vì lý tưởng cao đẹp ấy mà biết bao chiến sỹ cộng sản, biết bao con người yêuquý của giai cấp công nhân và của dân tộc đã hy sinh, biết bao lớp tuổi thanhniên đã lên đường chiến đấu Con đường đi lên lý tưởng cao đẹp là con đườngphải đổ nhiều mồ hôi, xương máu, nhưng cũng đầy vinh quang và sự tích anhhùng Có giác ngộ lý tưởng cách mạng, thanh niên mới đảm bảo được sứmệnh đưa lá cờ bách chiến, bách thắng của Đảng và của dân tộc đến thắng lợicuối cùng

1.1.4 Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

Trên cơ sở nhận thức về vị trí, vai trò của thanh niên trong tiến trìnhcách mạng của dân tộc và vai trò “nền tảng” của đạo đức đối với người cáchmạng, Hồ Chí Minh xác định giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên làcông việc gốc của Đảng, của tổ chức Đoàn, của gia đình, nhà trường và toàn

xã hội Nhận rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cách mạng chothanh niên, trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh không quên căn dặn Đảng ta: “Cầnphải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành nhữngngười kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” [25; 504]

Theo Hồ Chí Minh giáo dục đạo đức cho thanh niên là quá trình làmcho thanh niên lĩnh hội được quy tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng cho xãhội Đây còn là biện pháp tốt nhất, nhằm giúp thanh niên tránh khỏi những tácđộng xấu của tàn dư đạo đức cũ để nhận thức đúng trách nhiệm của mìnhtrước dân tộc

Trang 24

Là một phạm trù thuộc hình thái ý thức xã hội, các quan hệ đạo đức cũluôn tồn tại dai dẳng và có ảnh hưởng nhất định đến thanh niên Mặt khácthanh niên là lớp người trẻ tuổi, có sức khỏe dồi dào lại là lực lượng đông đảotrong xã hội nên thanh niên luôn là đối tượng tác động chủ yếu của các thế lựcphản cách mạng Chúng tìm mọi cách nắm lấy lực lượng trẻ để lừa phỉnh,mua chuộc, lôi kéo họ vào con đường phản cách mạng Hồ Chí Minh chorằng: “Trong xã hội cũ có nhiều nọc độc nó làm hại thanh niên Nhất là vănhóa độc ác của Mỹ, nó dùng mọi cách như sách báo, phim ảnh,v.v để làm chothanh niên hư hỏng, trụy lạc Thậm chí một số thanh niên hóa ra lưu manh,trộm cắp, cờ bạc…” [21;455].

Mặt khác, hình thành đạo đức cách mạng cho thanh niên thông quacông tác giáo dục còn giúp thanh niên hoàn thành sự nghiệp vẻ vang củamình Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp rất vẻ vang nhưng cũng rấtlâu dài, đầy khó khăn thử thách Thanh niên phải có đạo đức cách mạng làmnền tảng mới đủ sức vượt qua những thăng trầm, khó khăn của hoàn cảnh đểkiên trì phấn đấu đến cùng cho lý tưởng cách mạng, hoàn thành nhiệm vụcách mạng mà Đảng giao phó Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn,gian khổ thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước Vì lợi ích chung củaĐảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà khôngngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình Khi cần thì sẵn sàng

hy sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc

Khi nói tới giáo dục đạo đức cho thanh niên, vấn đề quan trọng hàngđầu được Hồ Chí Minh nhận thức được rằng: đạo đức cách mạng là tận trungvới nước, tận hiếu với dân Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựngnước và giữ nước Nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước.Hiếu với dân, học tập, làm việc, chiến đấu vì nhân dân; phải chăm lo và bảo

vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tích cực giúp đỡ nhân vượt qua mọi sự

Trang 25

khó khăn trong cuộc sống, để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, phải đấutranh chống lại mọi biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân

Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Hồ Chí Minh rất chútrọng đến việc giáo dục những phẩm chất bên trong “Tư cách của người cáchmạng” là vấn đề được Hồ Chí Minh chú trọng đầu tiên khi viết tác phẩm

“Đường Kách Mệnh” năm 1927 Theo Người, đạo đức cách mạng được biểuhiện ở những giá trị cốt lõi của con người Những phẩm chất cao quý như:cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; những tác phong đẹp đẽ như: khiêmtốn, giản dị, tinh thần lao động tích cực, siêng năng gan dạ, táo bạo và sángtạo; là các đức tính: trung thành, thật thà, chính trực Đối với thanh niên đểthực sự là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng xã hội mới, Ngườidạy: “họ cần phải học tập, tu dưỡng và trau dồi đạo đức cách mạng”

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc trường đại học nhân dân Việt Nam ngày19/1/1955, Hồ Chí Minh dạy: “Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi,chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình Chống tâm lý ham sungsướng và tránh khó nhọc, Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao độngchân tay Chống lười biếng xa xỉ Chống cách sinh hoạt ủy mị Chống kiêungạo, giả dối khoe khoang” [21;455]

Trong công việc, thanh niên phải nêu cao tinh thần “đâu cần thanh niên

có, việc gì khó thanh niên làm”; “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọingười” [24; 621] Hồ Chí Minh cho rằng: thanh niên “phải thấm nhuần đạođức cách mạng, tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể… rasức cần kiệm xây dựng nước nhà” [24;106]

Con đường hình thành đạo đức cách mạng cho thanh niên theo tư tưởng

Hồ Chí Minh là con đường giáo dục, rèn luyện, kết hợp tự giáo dục, rèn luyệnthông quan hoạt động thực tiễn Bởi vì, “Đạo đức cách mạng không phải trêntrời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển vàcủng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

Trang 26

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạngcho thanh niên, nhằm giúp họ trở thành người công dân tốt, người lao độngtốt, người chiến sỹ tốt, người chủ xứng đáng của đất nước và là người cáchmạng chân chính.

Trong mối quan hệ “đức - tài”, Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc củacách mạng, là vấn đề có ý nghĩa quyết định của việc xây dựng con người mới.Muốn làm người, trước hết phải biết làm việc để phục vụ nhân dân, phục vụcách mạng, không có tri thức, không có văn hóa thì không thể xây dựng chủnghĩa xã hội được Muốn làm việc đồng thời phải biết làm người tốt, do đóđức là gốc, nếu không có đức là vô dụng và có hại Đạo đức phải hình thànhqua học tập, lao động sản xuất, đấu tranh cách mạng Tại hội nghị tổng kếtphong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục phổ thông và sưphạm, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nội dung giáo dục cần chú trọng hơn nữa

về đức dục Tức là việc giáo dục đạo đức phải dành ưu tiên nhiều về nội dung,chương trình thời gian, kết hợp giáo dục đạo đức với các khoa học khác đểhoàn thiệ nhân cách người thanh niên xã hội chủ nghĩa Vì vậy, Người yêucầu thanh niên phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải học tậptrau dồi đạo đức cách mạng, bởi vì: “Cũng như sông thì nguồn mới có nước,không có sông thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũngkhông lãnh đạo được nhân dân”

Có đạo đức cách mạng thì mỗi thanh niên có thể tự giác phấn đấu hoànthiện mình, hình thành năng lực để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang Vì vậy, đạođức cách mạng là nền tảng vững chắc để thanh niên hoàn thành nhiệm vụ vẻvang của mình

Trang 27

1.1.5 Giáo dục văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệp

Cùng với việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cáchmạng và xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng, Hồ Chí Minh rấtquan tâm đến giáo dục nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệpcho thanh niên Người coi đây là điều kiện quan trọng để thanh niên cốnghiến ngày càng nhiều cho tổ quốc, cho nhân dân Ngày nay trình độ văn hóa,

kỹ thuật nghề nghiệp có tác động trực tiếp đến năng suất lao động, hiệu quảlàm việc của mỗi con người Trong khi công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở nước ta vừa mới mẻ, vừa khó khăn phức tạp, cùng với việc cải tạo nhữngcái cũ cái lạc hậu, nhưng lại phải củng cố, xây dựng những cái mới cái tiến

bộ, Hồ Chí Minh vẫn thường nói với chúng ta là: Công việc càng ngày càngnhiều, so với trước công việc bây giờ khó khăn hơn, to lớn hơn, phức tạp hơn,

và nhiều việc trước kia không có, mà bây giờ phải làm Chính vì vậy, cần làmcho thanh niên thấy rõ được đâu là chỗ to lớn hơn, khó khăn hơn, phức tạphơn của những công việc đang làm và sẽ phải làm Nhận thức đầy đủ vấn đề

đó thanh niên mới có quyết tâm và nghị lực lớn hơn để ra sức phấn đấu họctập nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệp

Với thanh niên, học tập là lao động, học tập cũng là đạo đức Hồ ChíMinh thường dạy: thanh niên phải học tập toàn diện, học văn hóa, khoa học,

kỹ thuật, quân sự và chính trị Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnhviệc học tập chính trị, học tập lý luận Mác - Lênin, bởi vì đó là những mônhọc dẫn lối, chỉ đường củng cố đạo đức cách mạng cho thanh niên Đồng thời

nó giúp cho việc nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị của họ, để họ làmtốt công tác mà Đảng, Đoàn… giao phó Chỉ có học tập toàn diện, thanh niênmới trở thành người có đức, có tài

Học các kiến thức giảng dạy trong nhà trường, theo Hồ Chí Minh làyếu tố cần nhưng chưa đủ Hồ Chí Minh dạy: thanh niên phải có quan điểm

Trang 28

thực tiễn trong học tập, nghĩa là phải học trong nhân dân, học trong mối quan

hệ với giai cấp cách mạng, tham gia vào đời sống chính trị, vào các hoạt động

xã hội… Người cũng căn dặn họ phải học ngay ở những thanh niên kiểu mẫu.Quan điểm này của Hồ Chí Minh không chỉ xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục

và học tập ở bậc đại học, mà cao hơn nữa là giáo dục thanh niên trở thànhnhững con người toàn diện, những “tri thức hoàn toàn” Hồ Chí Minh chorằng: Một người học xong đại học có thể gọi là tri thức Song y không biếtcày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiềuviệc khác Nói tóm lại, công việc thực tế y không biết gì cả Thế là y chỉ có trithức một nửa Tri thức của y là tri thức học sách, chưa phải tri thức hoàn toàn

Y muốn thành tri thức hoàn toàn thì phải đem cái tri thức ấy vào thực tế

Hồ Chí Minh rất quan tâm tới giáo dục và vun trồng những truyềnthống mới, cách mạng và hiện đại nhất là cho thế hệ trẻ Không những về lýtưởng chính trị, đạo đức cách mạng mà cả về lối sống tập thể, có tổ chức và

kỷ luật, về những thói quen khoa học, tác phong công nghiệp Năm 1963,nhân dịp thành lập Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam, Người giaocho Hội một nhiệm vụ: “Hội còn có nhiệm cụ dạy bảo các cháu thiếu nhi vềkhoa học, kỹ thuật làm cho các cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học đểmai sau các cháu trở thành những người có thói quen sinh hoạt và làm việckhoa học” [27; 293]

Cùng với sự quan tâm đào tạo họ về văn hóa - khoa học - kỹ thuật, HồChí Minh luôn luôn chăm lo cho thanh niên về chính trị Người đòi hỏi thanhniên trí thức phải trả lời dứt khoát câu hỏi: “Học để làm gì? Học để phục vụai?” [23; 173] Và câu trả lời của thanh niên chỉ có thể học để làm tròn nhiệm

vụ người tri thức xây dựng chủ nghĩa xã hội, học để phục vụ tổ quốc, phục vụnhân dân Theo Người, đó là “hạt nhân” của người trí thức xã hội chủ nghĩa

Trang 29

Sau này nước nhà độc lập, có một bộ phận thanh niên dường như lãngquên với quá khứ, không chịu tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử, đất nước vàcon người Việt Nam; không hiểu rõ về lịch sử đấu tranh anh hùng dựng nước

và giữ nước của dân tộc Có những người “Rất thông thuộc lịch sử, địa lý vàcác chuyện thần thoại của nước Pháp, của Hy Lạp và La Mã Nhưng khi hỏiđến các vị anh hùng là tổ tiên, ông cha mình, hỏi đến địa lý nước mình thì mùtịt” Từ thực tế đó, Hồ Chí Minh đã chú ý tới việc giáo dục truyền thống dântộc và truyền thống cách mạng cho thanh niên Người quan niệm, việc kế thừa,phát huy truyền thống phải dựa trên sự hiểu biết về lịch sử đất nước và conngười Việt Nam Đó cũng chính là tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam

1.1.6 Giáo dục sức khỏe và thể chất cùng tinh thần yêu lao động, ý chí tự lực tự cường cho thanh niên

Khi nói về tầm quan trọng của sức khỏe, Hồ Chí Minh nói: “Nhân sinh

vô bệnh thị chân tiên” có nghĩa là người không bệnh tật khác gì Tiên Thanhniên là lực lượng quan trọng của xã hội, do đó họ phải có sức khỏe và trí tuệtốt thì mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn nhắcnhở thanh niên phải tích cực rèn luyện sức khỏe và thể chất Bởi vì, thanhniên là độ tuổi phát triển mạnh mẽ nhất, nếu không thường xuyên rèn luyệnthì sức khỏe sẽ không tốt dẫn đến trí tuệ kém phát triển, khả năng làm việc đạthiệu quả thấp Hơn nữa thanh niên cũng dễ phung phí sức khỏe, không biếtchăm lo giữ gìn sức khỏe cho mình Để thanh niên có sức khỏe và trí tuệ pháttriển tốt thì phải coi trọng việc giáo dục phát triển sức khỏe và thể chất chothanh niên

Xuất phát từ sự nhìn nhận đó, Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện giáodục toàn diện Người cho rằng, việc giáo dục thanh niên phải chú trọng rènluyện đủ các mặt như: đức, trí, thể, mỹ Hồ Chí Minh là điển hình cho pháttriển con người toàn diện cả về thể lực, đạo đức, trí lực, tài năng và thẩm mỹ

Trang 30

Tư tưởng đó là hình mẫu sinh động của con người toàn diện cho hiện tại vàcho cả tương lai Tư tưởng phát triển con người toàn diện của Người đã đang

và sẽ cho chúng ta những chỉ dẫn sáng suốt để xây dựng thành công chiếnlược con người toàn diện trong điều kiện mới ở nước ta

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin lớn vào thế hệ trẻ, quan tâm đặc biệtđến sự phát triển toàn diện của thanh niên, trong đó có sự phát triển về thể chất.Người đã nêu lên tấm gương sáng về rèn luyện thể dục, thể thao, đồng thời kêugọi mọi người nhất là thanh niên phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe, coi đó

là trách nhiệm và bổn phận của thanh niên Thanh niên cần có những hoạt độngvui chơi lành mạnh: “Thanh niên phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưngcũng cần có vui chơi Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sinh hoạt củathanh niên” Vui chơi, giải trí là điều không thể thiếu đối với lứa tuổi thanhniên, song các hoạt động đó phải mang tính giáo dục, tính văn hóa và lànhmạnh Vui chơi để có thêm niềm tin và ý chí trong học tập, rèn luyện Hồ ChíMinh đã từng nhắc nhở: “Trong vui chơi cũng phải có giáo dục”

Dân cường làm nên nước thịnh Điều này có nghĩa sức khỏe là mộttrong những nhân tố to lớn quyết định sự phát triển của đất nước đi tới “Dângiàu nước mạnh” Do đó, giáo dục sức khỏe và thể chất cũng chính là gópphần phục vụ công cuộc chấn hưng đất nước Bác nói: “Giữ gìn dân chủ, xâydựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thànhcông” Rèn luyện sức khỏe hàm chứa cả sức khỏe về thể chất và tinh thần,Bác căn dặn: “Việc đó không tốn kém, khó khăn gì”, đồng thời Bác Hồ cũngchính là tấm gương sáng về rèn luyện khi Người nói “Tự tôi ngày nào cũngtập thể dục”

Trong “Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường đại học nhân dânViệt Nam” Hồ Chí Minh không chỉ nhấn mạnh “Trước hết phải yêu tổ quốc,yêu nhân dân”, mà nhiệm vụ của thanh niên “Phải yêu và trọng lao động, phải

Trang 31

giữ gìn kỷ luật Phải bảo vệ của công Phải quan tâm đến đời sống nhân dân”[21; 455].

Hồ Chí Minh khuyên thanh niên: “Có khó nhọc thì mình nên đi trước,khi hưởng thụ mình nên đi sau” [23;172] Hồ Chí Minh mong mỏi ở thanhniên: “Các việc đáng làm thì khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được.Ham làm những việc ích quốc lợi dân Không ham địa vị và công danh phúquý Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc” Để thực hiệnkhẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm” [24; 336].thì “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn, gian khổ nhất, nơinào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt…,phải xung phong đến những nơi khó khăn để xây dựng chủ nghĩa xã hội” [24;620] Xung phong là đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng chứ khôngphải là xa rời quần chúng Đồng thời, Hồ Chí Minh đưa ra những điều nênchống “chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc Chống thói xemkhinh lao động, nhất là lao động chân tay” [21;455]

Bài nói tại Đại hội sinh viên lần thứ hai, Hồ Chí Minh nói về yêu laođộng: “Muốn thật thà yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thìphải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ có nói suông” [23;173 - 174]

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, phương pháp giáo dục thanh niên

1.2.1 Kết hợp chặt chẽ học với hành, lý luận với thực tiễn

Hồ Chí Minh đã nêu lên một phương châm rất cơ bản về giáo dục thanhniên, là phải kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận với thực tiễn,nhà trường gắn liền với xã hội Theo Người, học và hành là hai khâu của quátrình nhận thức, luôn gắn bó khăng khít với nhau Người luôn khuyên thanhniên: học thì phải hành, học để hành, học mà không hành thì học vô ích Hành

mà không học thì không trôi chảy Học đi đôi với hành cho phép một lúc hình

Trang 32

thành cả tri thức và kỹ năng; hành trở thành một hình thức chính của học, quátrình học xảy ra trong chính quá trình hành Hồ Chí Minh dùng nhiều cáchdiễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “Lý luận kết hợp với thựchành”, “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau” Dù nói “điđôi”, “kết hợp” nhưng điều cốt lõi mà Người nhấn mạnh là: “Thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận

mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”

Quan điểm “Học đi đôi với hành” có quan hệ chặt chẽ với quan điểm

“Lý luận liên hệ với thực tiễn” Bản thân nội dung ‘Lý luận liên hệ với thựctiễn” đã phản ánh nội dung “Học đi đôi với hành” Hướng theo cái đích học

để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, họ để làm người, làm cách mạng Ngườichỉ rõ: “Lý luận phải đem ra thực hành thực hành phải nhằm theo lý luận Lýluận cũng như cái tên (hoặc viên đạn) Thực hành cũng như cái đích để bắn

Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung cũng như không có tên Lý luận cốt

để áp dụng vào thực tế Chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấycũng vô ích Vì vậy chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”

Như vậy, theo Hồ Chí Minh “học” là một hoạt động nhận thức tích cực.Việc học của mỗi người bao giờ cũng gắn liền với một động cơ nhất định.Chính động cơ học tập quyết định phương hướng, thái độ nội dung, phươngpháp học tập Để giúp thế hệ trẻ xác định đúng động cơ học tập, Người đãvạch ra ý nghĩa cách mạng của việc học tập đối với mỗi người và coi học tập

là nghĩa vụ xã hội, nghĩa vụ đạo đức Theo Người học là để “phụng sự tổquốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là để làm nhiệm

vụ người chủ nước nhà”

Còn “Hành” đối với Người là vận dụng những điều đã học vào giảiquyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra Trong quá trình học tập, hành có tínhchất toàn diện với mức độ khác nhau Đó là sự vận dụng những điều đã biết

Trang 33

để giải quyết bài tập, thực hành trong phòng thí nghiệm, vườn trường… Đócòn là sự vận dụng những tri thức đã học để tổ chức cuộc sống của mình, củamôi trường xung quanh mình, làm cho nó trở nên phong phú đẹp đẽ.

Học phải đi đôi với hành Không tách rời việc học chữ với lao độngchân tay, không tách rời tri thức đối với quần chúng lao động Có kiến thức làquý, nhưng thực sự quý khi kiến thức ấy phục vụ cho nhân dân

Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn giáo viên và học sinh cần gắn việcdạy học với thực tế của cuộc sống, với đời sống của nhân dân, thầy giáo vàhọc sinh cần tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân Người phêphán lối dạy sách vở, biến con người thành những con mọt sách, lối sốngsuông văn hoa chữ nghĩa mà không có tác dụng gì Việc học tập phải tranhthủ mọi lúc mọi nơi, không chỉ trong nhà trường, trong sách vở mà còn họclẫn nhau và học nhân dân, không nhân dân là một thiếu sót lớn; học tập trongviệc làm hằng ngày, trong việc lớn cũng như trong việc nhỏ; học tập trongkinh nghiệm thành công cũng như trong kinh nghiệm thất bại

Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho thanh niên một môi trường hoạt động đadạng và phong phú Bác nói: “Không phải chỉ ở tại nhà trường có lên lớp mớihọc tập, tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được trong mọi hoạt động cáchmạng chúng ta đều có thể và đều phải tự học tập, tự cải tạo” Vậy là, thanhniên càng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội khác bao nhiêu thì nhâncách càng sớm hình thành và phát triển mạnh mẽ bấy nhiêu

Tóm lại, học kết hợp với hành, lý luận với thực tiễn, nhà trường gắnliền với xã hội là phương châm luôn được Người quán triệt trong hoạt độngthực tiễn ở nước ta

1.2.2 Kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thanh niên

Từ lâu, người ta đã khẳng định vai trò to lớn của xã hội với việc giáodục để hình thành nhân cách của mỗi con người, trước hết đó là những con

Trang 34

người trẻ tuổi, đang trong quá trình nhận thức và tìm hướng đi cho cuộc đời.

Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của nhà trường, gia đình và xã hộitrong việc giáo dục thanh niên Tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhândân Việt Nam, ngày 1/1995, Người nêu rõ: “Trường học, gia đình và đoàn thểthanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên” Trong thưgửi các trường, nhân ngày khai giảng năm học 1968-1969, Hồ Chí Minh đãviết: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớncủa Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địaphương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhàtrường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước pháttriển mới” Người coi đây là một định hướng lớn trong phương pháp giáo dụcthanh niên

Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và

xã hội Đó là nơi diễn ra quá trình giáo dục con người Tất nhiên ở từng môitrường đều có nội dung, phương pháp giáo dục khác nhau, trong đó Hồ ChíMinh rất chú trọng việc giáo dục của gia đình đối với thanh niên, vì nó giữmột vị trí đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con ngườingay từ tuổi ấu thơ Gia đình là một trong những cội nguồn tạo ra giá trị đạo

lý, nhân cách, văn hóa; là trường học đầu tiên, nơi sinh thành phát triển ngônngữ với khả năng, tính cách con người; là nơi hình thành và phát triển tư duy,tình cảm, trí tuệ; đồng thời là nơi hình thành và phát triển các giá trị đạo lý,bản sắc con người Chính vì vậy, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗicon người, với cộng đồng xã hội, có sự tác động qua lại với những chiềuhướng tiêu cực hay tích cực về: về nhân cách, lối sống, đạo đức, kỷ cương,các giá trị xã hội…Gia đình, nhà trường, xã hội phải hợp thành sự thống nhất

ở mục tiêu giáo dục để tạo ra hợp lực cùng một hướng, chứ không phân cựchoặc triệt tiêu lẫn nhau Vì vậy, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhàtrường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thanh niên

Trang 35

Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc,

là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho thanh niên Gia đình là nơi màtình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệnày qua thế hệ khác Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫumực làm gương về đạo đức, chăm lo cho thế hệ trẻ

Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người.Giáo dục lý tưởng đạo lý làm người là nội dung hàng đầu trong nhà trườnghiện nay và phải thật sự coi trọng đặc biệt Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình,nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thanh niên là vấn đề có ý nghĩa quantrọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùngchăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên, hình thànhphẩm chất cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa

1.2.3 Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện và lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục

Vai trò tác dụng của vấn đề tự giáo dục đối với sự hình thành, phát triểnnhân cách của con người có tầm quan trọng đặc biệt, xuất phát từ sự tự nhìnnhận mặt tốt và mặt xấu trong con người, nhất là đối với thanh niên, Hồ ChíMinh rất coi trọng việc kết hợp cả hai mặt giáo dục và tự giáo dục Khi mặt tựgiáo dục thật sự được đặt ra ở mỗi người thì việc giáo dục mới trở thành mộtnội dung đầy đủ và chắc chắn Hồ Chí Minh khuyên thanh niên phải luôn tựcải tạo để tiến bộ mãi Người thường xuyên nhắc nhở thanh niên phải tự tudưỡng, rèn luyện mình thành những người có đạo đức tốt, vừa có trình độ vănhóa, nghiệp vụ chuyên môn để có thể nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược giao Người quan niệm: về cách học, phải lấy tự học làm cốt Tư tưởng

tự học của Người có thể quy thành năm vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất trongviệc tự học điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xâydựng động cơ học tập đúng đắn Thứ hai, phải tự mình lao động để tạo điềukiện cho việc tự học suốt đời Thứ ba, muốn tự học phải thành công, phải có

Trang 36

kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạchđến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại Thứ tư, phải triệt để tận dụngmọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học Thứ năm, học đếnđâu ra sức luyện tập thực hành đến đó Đây là cống hiến quý báu của ngườivào lý luận dạy - học của nước ta.

Hồ Chí Minh rất coi trọng yếu tố tự vận động của thanh niên trong quátrình học tập, rèn luyện và tu dưỡng Bác nói: “Thanh niên bây giờ là một thế

hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác, tự nguyện và tự động cải tạo tư tưởngcủa mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình” Bác yêu cầu thanh niênkhông thể ngồi đó chờ đợi những quyền lợi vật chất và tinh thần của xã hộiđem đến, trái lại thanh niên phải tự giác vận động để tiến lên cống hiến cho xãhội ngày một nhiều hơn

Trong sự tự vận động ấy, Bác đòi hỏi thanh niên phải cố gắng để đạt tớinhững chuẩn mực cao nhất, tức là có tác dụng đầu tàu cho mọi người làmtheo trong tất cả các mặt hoạt động khác nhau Trong lá thư gửi cho thanhniên, Bác viết: “Huy hiệu của thanh niên ta là tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên,

ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác,trong học tập, trong tiến bộ, trong đạo đức các mạng” Bác thường khuyênthanh niên phải chủ động tiến công để chiếm lĩnh những đỉnh cao của lýtưởng cách mạng, những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới thôngqua các hoạt động mang ý nghĩa đặc trưng cho tuổi trẻ

Sinh thời, khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trướcnạn đói đang đến gần, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng mộthành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu nhữngngười bị đói và chính người đã làm gương thực hiện trước Hồ Chí Minh đãtiếp thu truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc, nânglên thành triết lý hành động cách mạng vì dân, vì nước trong mỗi con người

Trang 37

Theo Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọicông việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên về mọi mặt, phải cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư, nói phải đi đôi với làm Trong đó chủ yếu là trong

ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc Đối với mình phảikhông tự cao, tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tựkiểm điểm để phát triển điều hay, sủa đổi điều dở của bản thân, phải tự phêbình mình như rửa mặt hằng ngày Đối với người luôn giữ thái độ chân thành,khiêm tốn đoàn kết, đoàn kết thật thà, không dối trá lừa lọc, khoan dung độlượng Đối với việc dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc “dĩ công vithượng”, đã phụ trách việc gì thì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được, không

sợ khó khăn gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì cóhại cho dân thì hết sức tránh Để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao,Người chủ trương: “lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫnnhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổchức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”

1.2.4 Tập hợp thanh niên hoạt động trong các tổ chức đoàn thể, xã hội để giáo dục

Là người dày công đào luyện lớp người trẻ tuổi, Hồ Chí Minh nhậnthấy tiềm năng của thanh niên Việt Nam vô cùng to lớn Nhưng để thực hiệnhóa các tiềm năng đó trước hết cần phải tập hợp họ vào trong tổ chức đoàn thể

xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Ngay từ năm 1925, trong thư gửithanh niên Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhận xét ở Đông Dương, chúng ta có đủtất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như hải cảng, hầm mỏđồng ruộng mênh mông, rừng núi bao la, chúng ta có những người lao độngkhéo léo cần cù Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức Bởi thếcông nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số không Thế thì thanhniên chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ không có gì cả” Vấn

đề là ở chỗ “phải sớm hồi sinh” lớp thanh niên già nua đó, bằng cách đưa họ

Trang 38

vào các tổ chức cách mạng, để trả lại cho họ cái thuộc tính vốn có của tuổi trẻ

là hoạt động vì nước vì dân và chính bản thân mình Nếu đưa thanh niên vàorèn luyện trong đấu tranh và xây dựng, họ sẽ trưởng thành nhanh chóng, sớmđịnh hình được bản tính chân thành của con người mới xã hội chủ nghĩa

Thanh niên Việt Nam là một tầng lớp xã hội rộng lớn, có vai trò quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Trong tất cả các cuộc cáchmạng do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thanh niên bao giờ cũng là tầng lớpxung kích, đi đầu, Thanh niên có mặt ở tất cả các giai cấp và các thành phầntrong xã hội Thanh niên có tiềm năng lớn và trở thành chủ nhân tương lai củađất nước Khi nghiên cứu về thanh niên, Mác đã đi đến kết luận: “Do nhữngquy luật khách quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò xã hộiquan trọng, trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của người đitrước” Bất kể giai cấp lãnh đạo nào và bất kể thời kỳ nào, thanh niên là đốitượng để họ tranh thủ lôi kéo về phía mình

Vận dụng cụ thể chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ViệtNam, Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối vận động, tập hợp, đoàn kết các tầnglớp thanh niên Cùng với giáo dục nhà trường, phải bằng mọi cách tập hợpcho được thanh niên vào trong tổ chức các đoàn thể xã hội, như tổ chức đoànthanh niên, công đoàn, hội thanh niên, hội sinh viên… Để thông qua các hoạtđộng của tổ chức đó và giáo dục thanh niên

1.3 Tính tất yếu của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên

1.3.1 Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục thanh niên

Với quan điểm và nhận thức thanh niên là lực lượng có ý nghĩa chiếnlược quyết định sự phát triển hiện tại và tương lai của đất nước Trong quátrình lãnh đạo cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn luôn coi trọng và hếtsức quan tâm đến vấn đề thanh niên và công tác giáo dục thanh niên

Trang 39

Năm 1925 trong bài: “Gửi thanh niên An Nam”, Hồ Chí Minh đã nhắcnhở: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại, người sẽ chết mất nếu đám thanhniên già cỗi của người không sớm hồi sinh” Khi truyền bá tư tưởng cáchmạng vào trong nước, Hồ Chí Minh đã chọn đối tượng đầu tiên là thanh niên

và tập hợp họ trong tổ chức “Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên” nhằmtập hợp thanh niên yêu nước giác ngộ cách mạng tiến hành công cuộc giảiphóng dân tộc trong kháng chiến chống Pháp, Người đã nói với thanh niên:người ta thường nói thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thật vậy,nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên

Trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng và đất nước, Bác Hồ luôn chútrọng tới công tác bồi dưỡng, đào tạo thanh niên Người đưa các chiến sĩ cáchmạng trẻ tuổi ra nước ngoài để học những tư tưởng trong thời đại mới, mở cáctrường huấn luyện chính trị, sáng lập Việt Nam cách mạng đồng chí hội đểthức tỉnh một thế hệ thanh niên yêu nước Với Người thế hệ thanh niên là mộtthế hệ hăng hái kiên cường, có thanh niên chúng ta nhất định thành côngtrong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thống nhất Tổ quốc

Thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh, Đảng ta lãnh đạosông tác thanh niên, lãnh đạo tổ chức Đoàn trước hết bằng đường lối, chủtrương, chính sách Các chủ trương ấy thể hiện cụ thể trong các văn kiện Đạihội, các Nghị quyết của ban chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ chính trị,thể hiện vai trò nhiệm vụ của công tác giáo dục thanh niên

Đại hội Đảng lần thứ I (Tháng 3/1935) chỉ rõ: Nhiệm vụ chính trị củaĐoàn là phải củng cố và mở rộng tổ chức, đặc biệt ở những vùng quan trọngnhư nhà máy, hầm mỏ, đồn điền …Phải dùng các hình thức công khai và báncông khai, bí mật lập ra các tổ chức có tính phổ biến như Hội thể thao, Câulạc bộ, Hội đọc sách, Hội cứu tế… để tập hợp thanh niên

Trang 40

Đại hội lần thứ II của Đảng (Tháng 2/1951) nhấn mạnh công tác vậnđộng thanh niên trong tình hình mới Nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn là đẩymạnh công tác vận động thanh niên ở vùng tạm chiếm, xây dựng Đoàn thanhniên cứu quốc thành tổ chức trung kiên; tăng cường công tác giáo dục thiếuniên, nhi đồng.

Đại hội lần thứ III của Đảng (Tháng 9/1960) nêu rõ: “Thanh niên ta đãnêu cao tinh thần hy sinh anh dũng trong kháng chiến và lao động hòa bình.Thanh niên lại là lớp người đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và sẽ xây dựngchủ nghĩa cộng sản ở nước ta Đảng ta phải hết sức chú trọng giáo dục và rènluyện thế hệ trẻ thành những chiến sỹ trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa

xã hội và chủ nghĩa cộng sản, sẵn sàng mang hết nhiệt tình của tuổi trẻ thamgia xây dựng xã hội mới”

Đại hội IV của Đảng (Tháng 12/1976) Yêu cầu thế hệ trẻ Việt Namphát huy vai trò xung kích, sáng tạo, cùng toàn Đảng, toàn quân và toàndân ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, vượt qua thiêntai đập tan mọi âm mưu của thế lực thù địch, kiên quyết bảo vệ chủ quyềnlãnh thổ; vững vàng kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trong bốicảnh biến động phức tạp của tình hình thế giới

Đại hội V của Đảng (Tháng 3/1976) đánh giá: Thanh niên nước ta đãtrưởng thành nhanh chóng và có những cống hiến xứng đáng với truyền thống

vẻ vang của thế hệ và của cả dân tộc… Đảng ta luôn luôn đánh giá đúng bảnchất tốt đẹp, khả năng cách mạng của thanh niên và vai trò chính trị của Đoànthanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Đại hội VI của Đảng (Tháng 12/1986) chỉ rõ: Thanh niên phải đượcđảm bảo việc làm khi bước vào đời và được quan tâm giáo dục về nhân cáchbản lĩnh và lý tưởng theo phương châm “Sống, chiến đấu, lao động, và họctập theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Ngày đăng: 28/10/2015, 09:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Đoàn Minh Duệ (chủ biên); TS. Nguyễn Lương Bằng; TS. Nguyễn Thái Sơn; TS. Đinh Thế Định (2004), Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho thanh, thiếu niên tỉnh Nghệ an, Nxb Nhà báo in Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp nâng cao chấtlượng giáo dục truyền thống cho thanh, thiếu niên tỉnh Nghệ an
Tác giả: TS. Đoàn Minh Duệ (chủ biên); TS. Nguyễn Lương Bằng; TS. Nguyễn Thái Sơn; TS. Đinh Thế Định
Nhà XB: Nxb Nhàbáo in Nghệ An
Năm: 2004
2. TS. Đoàn Nam Đàn (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanhniên
Tác giả: TS. Đoàn Nam Đàn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ VII Ban chấphành Trung ương khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI, Nxb Chính trị quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, t.52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
7. Võ Nguyên Giáp (1977), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạngViệt Nam
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1977
8. Đặng Cảnh Khanh (Tháng 2 năm 2007), Thanh niên Việt Nam trước nhu cầu hội nhập và giao lưu văn hóa, Tạp chí Cộng sản, Chuyên đề số 2, tr.28-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh niên Việt Nam trước nhucầu hội nhập và giao lưu văn hóa
9. Đặng Cảnh Khanh (tháng 3 năm 2013), Một số ý kiến về đẩy mạnh việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống thực tiễn của thanh niên và phong trào thanh niên, Tạp chí Cộng sản, số 845, tr65 – 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về đẩy mạnh việcđưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống thực tiễn của thanh niên vàphong trào thanh niên
10.TS Phạm Văn Khánh, Thấm nhuần Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (2012), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thấm nhuần Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: TS Phạm Văn Khánh, Thấm nhuần Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
Năm: 2012
11.Đặng Xuân Ký, Nguyễn Ngọc Ninh, Thành Duy (1985), Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với sựnghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ
Tác giả: Đặng Xuân Ký, Nguyễn Ngọc Ninh, Thành Duy
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1985
12.Hồ Chí Minh (1962), Bàn về giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1962
13.Hồ Chí Minh (1970), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về thanh niên
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1970
14.Hồ Chí Minh: Lịch sử nước ta (1980),Tuyển tập, Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nước ta
Tác giả: Hồ Chí Minh: Lịch sử nước ta
Nhà XB: Nxb Chính trịQuốc gia
Năm: 1980
27.HồChí Minh: Tuyển tập (1980), tập II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập (
Tác giả: HồChí Minh: Tuyển tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1980
30.Tống Minh Phương, Nguyễn Thị Định, Vũ Đình Tụng (2009), Bác Hồ với thế hệ trẻ Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ vớithế hệ trẻ Việt Nam
Tác giả: Tống Minh Phương, Nguyễn Thị Định, Vũ Đình Tụng
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2009
31.TS. Nguyễn Văn Sáu (chủ biên) (2005), Nghiên cứu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, Nxb Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giáo dục tư tưởng HồChí Minh trong thời kỳ đổi mới
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Sáu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2005
32.Trần Dân Tiên (1995), Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủtịch
Tác giả: Trần Dân Tiên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
33.Văn Tùng (1997), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên,Nxb Thanh niên
Tác giả: Văn Tùng
Nhà XB: Nxb Thanh niên"
Năm: 1997
34.Đoàn Văn Thái (2004), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trongthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Tác giả: Đoàn Văn Thái
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2004
35.Nguyễn Văn Thanh (2009, Đổi mới đoàn thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới đoàn thanh niên trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nhà XB: Nxb Thanh niên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w