Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, trong những

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện củ chi, TP hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43 - 57)

Kết luận chương

2.2.Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, trong những

cơ sở trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây

2.2.1. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung họccơ sở trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, trong những cơ sở trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây

2.2.1.1. Giáo dục tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ Củ Chi

Củ Chi, đất thép thành đồng, anh dũng trong kháng chiến chống quân xâm lược, anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Những năm tháng chiến tranh ác liệt, dân Củ Chi quyết « một tấc không đi – một li không rời » quyết

« bám đất, giữ làng » để chiến đấu. Truyền thống tốt đẹp đó của dân Củ Chi luôn được gìn giữ, phát huy và tiếp nối bởi thế hệ trẻ của nhân dân Củ Chi thông qua hệ thống giáo dục : giáo dục tại địa phương, giáo dục trong nhà trường, giáo dục tại gia đình.

Xác định mục tiêu đó, ngành Giáo dục Củ Chi trong nhiều năm qua đã xây dựng chương trình cụ thể, thiết thực trong từng năm học. Các trường căn cứ vào đó mà thiết kế hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Với khẩu hiệu « Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực », 3 năm qua, các trường THCS trên địa bàn huyện đã tổ chức thực hiện thành công rất nhiều phong trào nhằm mang lại hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS.

Chúng ta đều hiểu, tình yêu quê hương được xây dựng từ cái gốc là lòng yêu thương con người (lòng nhân ái), nó luôn gắn bó với tình yêu gia đình, nó dẫn ngay đến tình cảm huyết thống dòng họ, nó kéo theo tình làng nghĩa xóm, tình nghĩa đồng bào,.... và trên hết, cao hơn tất cả là tình yêu đất nước Việt Nam. Để có được lòng nhân ái và tình yêu nhân loại, trước tiên các em phải biết yêu thiên nhiên, biết rung động trước cái đẹp, biết bảo vệ thiên nhiên. Do đó, các trường THCS trên địa bàn huyện Củ Chi, dù đã được xây chuẩn quốc gia hay chưa, đều rất chú trọng đến môi trường xanh trong nhà trường, vừa tạo mĩ quan và không khí trong lành, vừa giáo dục các em sống gần gũi bảo vệ thiên nhiên. Tiếp đó, mỗi lớp được giao chăm sóc một

bồn hoa, có tính điểm thi đua, tổng kết trao giải. Ban đầu vì điểm thi đua mà các em chăm sóc,lâu dần hình thành thói quen và ý thức tự giác, các em bắt đầu yêu thích việc giữ gìn cây xanh, cảnh quan trong nhà trường. Nếu như trước đây, các em thường xuyên bỏ rác vào bồn hoa, chậu kiểng, hay nhổ cây, bẻ cành, thì nay các em đã biết chăm bón cho cây, và nhiều lớp đã đem nhiều loại cây vào trồng thêm, làm đẹp cho lớp, cho trường.

Từ khi Sở GD – ĐT thành phố đặc biệt nhấn mạnh coi trọng việc xây dựng tiết SHDC, chào cờ đầu tuần, nếu như trước đây tiết SHDC thường nặng về phần kỷ luật học sinh, tạo tâm lý chán ngán, nặng nề, thì hiện nay tiết SHDC được xem là một sân chơi hàng tuần thu hút học sinh với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn như văn nghệ, kể các câu chuyện giáo dục đạo đức, kể chuyện Bác Hồ, chơi trò chơi ô chữ, đố vui có thưởng và trò chơi dân gian…Lồng ghép vào đó, nhà trường giáo dục cho các em tình yêu gia đình, hiếu thảo lễ phép với ông bà cha mẹ. Mỗi tuần, GV phụ trách công tác Đoàn – Đội lại sưu tầm và kể cho HS nghe những câu chuyện có thật, kèm clip và hình ảnh cảm động về tình thương yêu bao la mà cha mẹ dành cho con cái và những tấm gương hiếu thảo thực tế trong cuộc sống. Chính những hình ảnh sinh động, chân thực đó đã tác động vào các em, nhiều em đã không cầm được nước mắt và thốt lên rằng, lâu nay em có lỗi với cha mẹ em nhiều quá, và tự hứa với chính mình sẽ cố gắng học tập, sẽ yêu thương, phụ giúp cha mẹ nhiều hơn nũa để không phụ lòng của cha mẹ. Chính tình yêu, sự lắng đọng đó đã đúc kết thành những lời phát biểu chân thực, cảm động trong buổi lễ tri ân cha mẹ, thầy cô trước lúc ra trường của HS khối 9. Tác giả từng chứng kiến cảnh phụ huynh không cầm được nước mắt khi nghe con mình con mình gọi « cha mẹ ơi, cái giá cho sự trưởng thành của chúng con hôm nay là tấm lưng hao gầy của mẹ, là mái đầu ngày càng bạc thêm của cha… »

Đó chính là những bài học đạo đức quý giá và cần thiết cho các em về tình cảm gia đình, về lòng yêu thiên nhiên, về tình người ấm áp… trong điều kiện cuộc sống có nhiều tác động từ mặt trái của nền KTTT như hiện nay.

Tính đến tháng 5/2012, toàn huyện Củ Chi có 48 Mẹ Anh hùng còn sống, trong tổng số 799 Mẹ. Ở các xã có Mẹ Anh hùng, trường THCS thường xuyên tổ chức cho HS thăm viếng, chăm sóc nhà cửa hoặc nấu cho Mẹ bữa cơm rồi ngồi nghe Mẹ kể chuyện, chuyện đào hầm, chuyện nuôi giấu cán bộ chiến sĩ, chuyện đối đầu với giặc, chuyện những đứa con của mẹ đã hy sinh ra sao … Đó đều là những bài học lịch sử sinh động, hấp dẫn, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng các em, càng hun đúc cho các em tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn. Điều đặc biệt là ở huyện Củ Chi, hầu như mỗi xã đều có một anh hùng liệt sĩ và sẽ có một trường tiểu học hoặc THCS mang tên vị anh hùng liệt sĩ đó. Như trường THCS Phạm Văn Cội thuộc xã Phạm Văn Cội ; Trường TH Lê Thị Pha thuộc xã Tân An Hội ; Trường TH Trần Văn Chẩm thuộc xã Phước Vĩnh An ; Trường TH Lê Văn Thế thuộc xã Trung Lập Hạ…

Ở xã An Phú hiện nay còn một nhân chứng sống trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đó là Anh hùng Tô Văn Đực – dũng sĩ diệt Mĩ, dũng sĩ diệt xe cơ giới – người sáng chế ra mìn gạt diệt xe tăng giặc. Thỉnh thoảng các trường thường mời vị "Anh hùng mìn gạt" đến trường sinh hoạt, trò chuyện cùng học sinh. Đấy cũng là một hình thức nhắc nhở các em nhớ về công lao và sự hi sinh của thế hệ đi trước, từ đó các em tự soi rọi lại bản thân, xem xét các hành vi và biểu hiện của mình xem đã sống tốt chưa, sống xứng đáng với đức hi sinh đó chưa, thể hiện tốt đạo đức của một người HS, của thế hệ trẻ chưa.

2.2.1.2. Giáo dục Đội viên học sinh các trường THCS trên điạ bàn huyện Củ Chi theo 5 điều Bác Hồ dạy

Nhìn chung, những đức tính của con người nói chung và của HS THCS nói riêng có được thông qua những hoạt động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hoạt động đó, con người mới trải nghiệm và rút ra những bài học cho riêng mình. Do đó, giáo dục những đức tính tốt đẹp cho người Đội viên chính là tổ chức nhiều hoạt động phong trào thiết thực, bổ ích, phù hợp cho các em tham gia. Từ đó, hình thành cho HS thói quen làm những việc tốt, có ích, cũng chính là đang hình thành đạo đức, nhân cách cho các em.

Những đức tính tốt đẹp của Đội viên, HS không có gì khác ngoài việc nghiêm túc học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Thời gian qua, cùng với Đội viên và thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, Đội viên, thiếu nhi huyện Củ Chi đã cố gắng phấn đấu để đạt được những thành tích tốt đẹp, dâng lên Bác kính yêu vào dịp Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ hằng năm.

Hơn 900.000 điểm 10 , 30 công trình măng non cấp THCS là những phần quà thiết thực mà Đội viên thiếu nhi huyện Củ Chi dâng lên Bác trong Đại hội Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ vừa được tổ chức vào đầu tháng 6/2012. Khắc ghi 5 điều Bác Hồ dạy, thời gian qua, các Liên đội THCS thuộc Hội đồng Đội Huyện Củ Chi thực hiện nhiều công trình, phần việc, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, rèn luyện kỹ năng sống cho đông đảo Đội viên các trường THCS trên địa bàn huyện.

Năm học qua (2011 – 2012), thiếu nhi huyện Củ Chi đã sôi nổi thi đua thực hiện Cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, bằng những công việc cụ thể, thiết thực. Nổi bật là các phong trào “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, “Vòng tay bè bạn”,

“Thiếu nhi sẵn sàng vì biển đảo quê hương”,... Qua đó, các Liên đội cũng đã vận động Đội viên quyên góp hơn 10.000 bộ quần áo, 10.000 bộ sách giáo khoa và dụng cụ học tập... giúp đỡ cho hơn 500 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường.

Với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, mỗi Liên đội tùy theo điều kiện của mình mà có những phong trào giúp đỡ học sinh nghèo. Điển hình như Liên đội Trường THCS Trung An xã Trung An, đa số học sinh là con em của nông dân nên hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, tuy nhiên với mong muốn giúp nhiều học sinh vượt khó học tốt, liên đội trường phát động nhiều hoạt động, nhiều chương trình “Vòng tay bè bạn”, “Giúp bạn tới trường”, “Quyển vở tặng bạn, sách giáo khoa tặng bạn”... Liên đội trường đã vận động được hơn 15 triệu đồng để mua bảo hiểm, cấp học bổng; vận động học sinh quyên góp 175 áo trắng, 250 quyển sách giáo khoa, qua đó giúp 64 học sinh tại trường có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh tổ chức các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng, các Liên đội luôn tập trung giáo dục truyền thống yêu nước, lối sống và đạo đức cho học sinh. Năm học 2011 – 2012 là năm học mà Liên đội Trường THCS Bình Hòa xã Bình Mĩ có nhiều hoạt động sôi nổi thiết thực nhất. Một nét mới của Liên đội trong đợt hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Quân Đội nhân dân Việt Nam là cuộc thi sưu tầm ảnh với chủ đề: “Anh Bộ đội cụ Hồ”. Thông qua cuộc thi này, giúp các em hiểu hơn về quá trình giữ nước của dân tộc, từ đó hun đúc tinh thần yêu nước, khơi dậy ý thức học tập, phấn đấu vươn lên trong học tập. Từ khi phát động cuộc thi, nhiều học sinh đã nô nức sưu tầm các bức ảnh mình ưng ý nhất về anh bộ đội để trang hoàng cho báo tường của Chi đội mình. Nguyễn Huỳnh Ái My, học sinh lớp 9/3, Trường THCS Bình Hòa, cho biết: “Bản thân em đã sưu tầm rất nhiều hình ảnh về anh bộ đội để lựa chọn những tấm hình em ưng ý nhất. Qua việc tìm hình

ảnh, đọc sách báo, giúp em hiểu thêm về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của quân và dân ta, để từ đó ngày càng cố gắng học tập, xứng đáng với thế hệ cha ông”.

Bên cạnh tổ chức sinh hoạt truyền thống, một số Liên đội ở gần nghĩa trang liệt sĩ An Nhơn Tây đã thường xuyên tổ chức cho Đội viên làm vệ sinh, trồng hoa, thắp nến mộ các anh hùng liệt sĩ trong nghĩa trang. Việc làm này đã khơi dậy lòng biết ơn sâu sắc trong mỗi học sinh, để các em phấn đấu học tốt, sống tốt.

Điểm nổi bật của các Liên đội là luôn gắn Cuộc vận động “ Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” với các phong trào học tốt. Hiện nay, trong toàn huyện, các liên đội đã xây dựng khoảng 39 câu lạc bộ Bạn Giúp Bạn; tổ chức 5.000 buổi sinh hoạt Đội vui – khỏe; 200 buổi sinh hoạt ngoại khóa, với chủ đề: “Em yêu khoa học, Em yêu thiên nhiên, Về nguồn” tạo nên một bầu không khí thi đua sôi nổi.

Cạnh đó, các Liên đội cũng chú ý đầu tư xây dựng các phong trào, hội thi nhằm phát triển năng khiếu cho các em. Hiện nay, Liên đội Trường THCS Thị Trấn Củ Chi 2 đã thành lập 10 Câu lạc bộ (CLB), như: tiếng Anh, Aerobic Toán, bóng bàn, cầu lông, bóng đá, vẽ tranh, âm nhạc, thể dục nhịp điệu, văn học... thu hút hàng trăm học sinh tham gia. Nhờ tham gia các hoạt động, như: múa hát sân trường, vẽ tranh, các em thấy mình mạnh dạn, tự tin, nói chuyện lưu loát, sống hòa đồng, vì tập thể hơn.

Để các em học sinh ngày càng tiến bộ hơn trong học tập, Liên đội xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp theo chủ điểm của từng tháng. Các phong trào như: “Hoa điểm mười”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Tiết học tốt” được tổ chức vào tháng 10 (Chủ điểm Chăm Ngoan Học Tốt). Phong trào “Nét bút tri ân, Báo Tường” được tổ chức vào tháng 11 (chủ điểm Tôn Sư Trọng

Đạo); hay viếng nghĩa trang, thăm Mẹ Anh Hùng, dâng hương tại Đền Bến Dược được tổ chức vào tháng 12 (chủ điểm Uống Nước Nhớ Nguồn)…

Liên đội Trường THCS Nguyễn Văn Xơ xã Thái Mĩ phát động cho các Chi đội đăng ký thực hiện các công trình, phần việc, nhằm hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong năm học 2011 -2012, Liên đội trường có 2 công trình được công nhận cấp huyện là Vườn thuốc nam và khu hoa kiểng…

Ngoài ra, các trường còn thường xuyên tổ chức các ngày ra quân “Chủ Nhật Xanh”, dọn dẹp các tuyến đường, thu gom rác thải, trồng cây xanh …

Tất cả các hoạt động phong trào đều nhằm thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, qua đó, giáo dục những đức tính tốt đẹp cho người Đội viên HS, biết yêu nước, thương người, biết khoan dung lễ độ, biết đoàn kết nội bộ, sống cùng tập thể và vì tập thể… Những đức tính quý báu ấy càng được giáo dục uốn nắn thì sau này sẽ hình thành thế hệ trẻ Việt Nam vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn và mong muốn của Bác Hồ.

2.2.1.3. Giáo dục tinh thần, thái độ học học tập cho HS THCS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KTTT tác động vào nhận thức, suy nghĩ và hành động của con người. Không ít người hiện nay chạy theo lối sống thực dụng, xem tiền và vật chất là trên hết, trên cả những đạo lý, những tình cảm tốt đẹp. Từ suy nghĩ đó, họ cho rằng học cốt chỉ để có bằng cấp, chứng chỉ, thậm chí có thể dùng tiền để mua bằng cấp, chứng chỉ. Và không ai khác, chính người lớn đã gieo vào đầu trẻ thơ những suy nghĩ như thế. Nên một bộ phận HS học không vì mục đích lĩnh hội tri thức cho riêng mình, mà học chỉ để cho qua các cửa ải thi cử, lên lớp, lên cấp… Thực trạng đó buộc các nhà giáo dục phải vạch ra phương hướng, biện pháp nhằm giáo dục tinh thần và thái độ học tập đúng đắn cho HS THCS giai đoạn hiện nay.

Xác định được điều đó, lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn huyện phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đổi mới tổ chức các hoạt động giáo dục để giáo dục tinh thần, thái độ học tập cho HS THCS giai đoạn hiện nay. Khi nhà trường và các thầy cô nghiêm túc đầu tư cho một hoạt động học tập, các em cũng sẽ tham gia nghiêm túc, học tập nghiêm túc. Lâu dần sẽ hình thành thói quen.

Một số trường đã áp dụng các hình thức phong phú trong từng hoạt động dạy học để tạo tâm lý hứng thú, thái độ học tập tích cực cho HS, như Trường THCS Bình Hòa ở xã Bình Mỹ xây dựng hộp thư "Điều em muốn nói" để lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của các em. Mô hình này được áp dụng rất hiệu quả, do chỉ cần viết và bỏ vào hộp thư nên các em rất mạnh dạn nói thật lòng mình, tránh việc ngại ngùng khi tiếp xúc trực tiếp với giáo viên ; cũng nhờ đó mà những trường hợp gây và đánh nhau trong nhà trường cũng dần được giải quyết, vì trước đây nếu như các em ngại bị ghét, bị trả

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện củ chi, TP hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43 - 57)