Bản chất và nội dung của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện củ chi, TP hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 34)

sinh trung học cơ sở

Giáo dục đạo đức với mục tiêu nhằm chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.

Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau.

Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt toàn bộ hoạt động giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục đạo đức phải trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, là vấn đề của mọi vấn đề trong chiến lược GD-ĐT vì sự phát triển con người và phát triển xã hội.

Đối tượng của giáo dục là con người. Từ lúc được sinh ra, rồi lớn lên và trưởng thành - cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, tức là toàn bộ đời sống sinh lý - tâm lý - cho đến suốt cuộc đời sau này gắn với nghề nghiệp và hoạt động xã hội, với tư cách là một con người của xã hội, một công dân của nhà nước, một cá nhân - chủ thể của hoạt động, một cái TÔI - Nhân cách, con người luôn luôn ở trong những ảnh hưởng và tác động của giáo dục.

Giáo dục là một quá trình thường xuyên và liên tục. Nói giáo dục thường xuyên là nói giáo dục suốt đời, làm cho giáo dục có mặt trong toàn bộ cuộc đời của mỗi cá thể.

Giáo dục không phải chỉ dành cho một nhóm, một tầng lớp người đặc biệt nào mà phải hướng tới tất cả mọi người trong xã hội, ai ai cũng có cơ hội tiếp nhận nền giáo dục của xã hội để phát triển. Con đường xã hội hóa giáo dục là con đường phát triển giáo dục của toàn dân và cho toàn dân. Một xã hội văn minh và tiến bộ có thể được xem xét và đánh giá bởi nhiều tiêu chí, nhiều thước đo khác nhau, nhưng nhất thiết không thể thiếu tiêu chí và thước đo về giáo dục. Khi Đảng và Nhà nước ta xác định GD-ĐT là quốc sách hàng đầu thì điều đó đã nói lên tầm quan trọng chiến lược của giáo dục đối với sự phát triển của con người và xã hội. Điều đó cũng thể hiện nổi bật tính chất nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo trong sự phát triển mà chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt của chúng ta hướng tới: Phát triển vì tự do và hạnh phúc của con người và của tất cả mọi người trong xã hội.

Con người là mục tiêu và động lực của phát triển. Mọi hoạt động dẫn tới phát triển và mọi thành quả đạt được trong phát triển đều phải hướng tới sự phát triển con người, phục vụ cho sự phát triển con người. Không có con người là chủ thể hoạt động, là nguồn lực của mọi nguồn lực thì không có bất cứ một sự biến đổi và phát triển nào của xã hội được tạo ra. Vì thế trong bài viết “Đổi mới – Sự lựa chọn cách mạng nhằm mục tiêu phát triển của Việt Nam” nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trần Đức Lương nhấn mạnh “Phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước, là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”[15; 17].

Giáo dục nhằm tạo ra những con người như thế để phát triển xã hội. Xét theo quan điểm phát triển thì việc xem nhẹ hoạt động giáo dục và sự suy thoái giáo dục, đặc biệt là suy thoái đạo đức của con người và nền tảng đạo đức của xã hội là điều nguy hiểm nhất đối với sự tồn vong của xã hội đó. Đó còn là những con người có những tình cảm tốt đẹp với con người để giữ cho được nhân tính, trở nên lương thiện, tử tế giữa mọi người và không đánh mất lương tâm - sức mạnh đạo đức giúp con người biết bảo vệ và tự bảo vệ phẩm giá làm người của mình và của người khác trong đồng loại.

Trong thực tế, không ít người mắc lỗi lầm, trở thành tội phạm ở tuổi vị thành niên. Cũng không ít người lại mắc lỗi lầm và phạm tội khi đã hoàn toàn trưởng thành về mặt xã hội, cũng có những người lại vấp ngã và tự đánh mất nhân cách, nhân tính của mình khi đã ở vào tuổi tưởng như không còn mắc sai lầm nữa. Đủ thấy, trong cuộc hành trình ở đời, để giữ cho được trọn vẹn đạo làm người, đối với con người là cả một quá trình tập luyện và tranh đấu để theo điều phải, tránh điều trái, theo cái tốt, tránh cái xấu, làm điều thiện, hướng thiện, tránh điều ác và biết đấu tranh làm lành mạnh môi

trường xã hội, là cuộc đấu tranh để tự vượt qua những sự tầm thường, nhỏ nhen, xấu xa, hư hỏng trong chính bản thân mình, bởi mỗi con người đều có cái hay và cái dở, cái tốt và cái xấu ở trong lòng.

Như vậy, giáo dục xã hội là một quá trình thường xuyên, liên tục, không bao giờ được xem là đã xong, là đủ. Chừng nào con người còn sống, chừng đó con người còn cần đến sự giáo dục. Chừng nào xã hội còn tồn tại, chừng đó giáo dục vẫn song hành cùng với sự vận động và phát triển.

Giáo dục đạo đức vừa là một trong những phương diện hợp thành nội dung giáo dục, lại vừa là cái xuyên suốt, bao trùm toàn bộ nội dung giáo dục đó - trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội.

Nội dung của giáo dục đạo đức, nói một cách tổng quát, bao gồm

giáo dục nhận thức để hình thành ý thức đạo đức; bồi dưỡng tình cảm để hình thành và phát triển những xúc cảm, tình cảm đạo đức trong sáng, cao quý thuộc về nhân tính của con người; xây dựng niềm tin đạo đức dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa nhận thức và tình cảm đạo đức đã đạt được; tập luyện hành vi và trau dồi thói quen trong những ứng xử đạo đức hàng ngày giữa người với người... Tổng hợp và chung đúc những cái đó trong giáo dục đạo đức đối với con người là để hình thành ở mỗi người nhu cầu đạo đức. Nhu cầu đạo đức đó chính là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của đời sống tinh thần phong phú của con người, là những giá trị và chuẩn mực đạo đức mà con người đã chiếm lĩnh được, coi đó là giá trị và ý nghĩa của lẽ sống, lối sốngvà nếp sống hàng ngày.

Nội dung giáo dục đạo đức có thể được hình dung theo những phương diện khác nhau và trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt động sống của con người tùy thuộc vào những tiếp cận khác nhau tới đạo đức học. Giáo dục đạo đức có thể chú trọng nhiều tới việc giáo dục và rèn luyện các đức tính, các phẩm chất đạo đức của cá nhân. Cũng có khi, giáo dục đạo đức

được nhấn mạnh từ yêu cầu thực hiện các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Lại cũng có thể nhấn mạnh tới giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc dân tộc trong truyền thống đạo đức đó như lòng yêu nước, thương người, tính vị tha, bao dung trong văn hóa đạo đức Việt Nam.

Cũng có khi, giáo dục đạo đức được hình dung ở giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nổi bật là đạo đức của người thầy giáo, đạo đức của người thầy thuốc (y đức), đạo đức của nhà khoa học, của người nghệ sĩ... tức là đạo đức thông qua nghề nghiệp chuyên môn.

Dù tiếp cận theo hướng nào thì nội dung giáo dục đạo đức vẫn phải chú trọng tới điều căn bản là con người phải chứng minh phẩm chất đạo đức của mình trong cuộc sống, lao động, học tập mỗi ngày.

Đặc điểm của giáo dục đạo đức trong nhà trường trung học cơ sở

Đặc điểm của giáo dục đạo đức trong trường THCS với mục đích là giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh về đạo đức.

Đối tượng tiếp nhận giáo dục đạo đức ở trường THCS hiện nay tuyệt đại đa số là các em nhỏ, độ tuổi từ 11 - 12 tới 14 - 15. Các em sinh ra vào thời điểm đổi mới của đất nước. Tuổi ấu thơ và niên thiếu của các em diễn ra trong bối cảnh đổi mới. Thế hệ các em là sản phẩm của thời kỳ đổi mới; các em sẽ lớn lên và trưởng thành, bước vào cuộc sống, lập thân, lập nghiệp, trở thành nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước. Như vậy, xét về tuổi sinh thành, càng về sau này, học sinh THCS càng cách xa với quá khứ lịch sử, với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước đổi mới, kể cả với chủ nghĩa xã hội ở thời điểm khó khăn, ngặt nghèo nhất của sự khủng hoảng, đổ vỡ và thoái trào. Các em cũng là lớp người sinh

ra và lớn lên trong một xã hội đã khởi động sự đổi mới tư duy, của chuyển đổi mô hình kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế hàng hóa, với dân chủ hóa, với mở cửa, hội nhập và giao lưu quốc tế sẽ ngày càng phát triển.

Thực trạng của tâm lý lứa tuổi, của môi trường hoàn cảnh xã hội, của những sự kiện thời cuộc và thời đại hiện nay đang hàng ngày hàng giờ tác động tới học sinh THCS trong điều kiện các phương tiện thông tin ngày càng rộng mở, các hình thức hoạt động ngày càng đa dạng.

Bên cạnh những đặc điểm chung của tâm lý thiếu niên là tính sôi nổi, hiếu động, ham tìm tòi hiểu biết những điều mới lạ do tư duy đang phát triển và chuyển hóa từ những biểu cảm trực quan sang phân tích, so sánh và trừu tượng hóa... tuổi thiếu niên ngày nay nhờ tiếp nhận được nhiều thông tin hơn nên sự hiểu biết phong phú hơn, niềm tin ở tuổi thiếu niên đã không còn đơn giản, cảm tính nữa. Tuổi trẻ vẫn có thể tin vào sự đúng đắn của một lời khuyên, một lời răn dạy giáo huấn của người lớn, đặc biệt là của thầy cô giáo và những người có uy tín, bởi tài năng và phẩm hạnh của họ mà chúng yêu mến, tin cậy. Song, mặt khác, niềm tin ấy đã bao hàm cả sự cân nhắc, cả tính phê phán, hoài nghi bởi chúng có thể phát hiện sự không khớp giữa nhiều điều tốt đẹp, đạo lý trong trang sách, trong bài giảng với những điều còn khập khiễng, nhiều khi trái ngược đang diễn ra ở ngoài đời.

Đặc trưng của tuổi thơ là sự hồn nhiên, vô tư và trong sáng. Tuổi thiếu niên trong trường THCS là lứa tuổi tiềm tàng những khả năng tốt đẹp nhất để trở nên những con người tốt đẹp với tất cả những biểu hiện cao quý của thế giới tinh thần con người: hào hiệp, vị tha, chân thành, mơ ước làm việc tốt, làm người tốt, khao khát được tin cậy và đồng cảm, được biểu hiện mình, mong muốn được bao dung tha thứ khi vô tình mắc lỗi, được có cơ hội sửa lỗi, được tiến bộ... Tuổi thiếu niên là tuổi giao kết bạn bè không một

chút vụ lợi, tầm thường, nhỏ nhen vốn là thói xấu của những kẻ đã chai sạn, đã hư hỏng ở đời.

Tuổi thiếu niên cũng là tuổi khát khao hiểu biết, nó dễ tin yêu và xúc động trước cái đúng, cái tốt, sự cao cả và độ lượng. Đó là tuổi có những rung động tinh tế, thơ ngây trước vẻ đẹp thẩm mỹ của thiên nhiên, của con người và cuộc sống.

Giáo dục đạo đức cho thiếu niên trong trường THCS phải dựa trên nền tảng lòng nhân ái bao dung, cổ vũ và khích lệ trẻ hướng thiện, tận dụng triệt để nhất những thuận lợi trong sự phát triển tâm lý và nhân cách của trẻ, để giáo dục các em nên người. Người có đạo đức là người không bao giờ vô tình, dửng dưng với cuộc đời người khác, cũng đồng thời là người luôn có tâm hồn và trái tim xúc động, nhạy cảm trước nghệ thuật, trước cái đẹp. Điều nói trên cho thấy, tuổi thiếu niên, là một đối tượng sinh động của giáo dục đạo đức.

Có thể nói, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành định hướng cơ bản về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở cấp tiểu học và THCS. Những lời dạy đó đều tập trung vào những phẩm chất và những đức tính cần thiết mà đạo đức mới xã hội chủ nghĩa đòi hỏi thế hệ trẻ được giáo dục trong nhà trường. Nó phù hợp với những giá trị truyền thống của đạo đức dân tộc đồng thời thể hiện được những giá trị chuẩn mực của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa hiện đại mà chúng ta xây dựng.

Nội dung các môn khoa học được giảng dạy ở các lớp trong trường THCS cũng như các dạng hoạt động giáo dục trong nhà trường: giáo dục nhận thức khoa học, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và tác phong, giáo dục lao động và hướng nghiệp, giáo dục thể chất và thẩm mỹ nghệ thuật, các hình thức sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đoàn - Đội... tóm lại, là sự tác động phối hợp qua lại giữa giáo dưỡng và giáo dục là

những cơ sở thực tế cho phép thực hiện nội dung giáo dục đạo đức theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Cái căn bản, cốt yếu trong giáo dục trẻ em là giáo dục bằng tình cảm, cho nên 5 điều dạy đều hướng theo sắc thái tình cảm đẹp đẽ và tích cực là lòng yêu mến. Ở cấp THCS, tuy lý trí của trẻ em đã phát triển hơn so với tiểu học, nhưng trong giáo dục, kể cả giáo dục đạo đức vẫn lấy tình cảm là chủ đạo, lồng lý trí, nhận thức khoa học vào trong tình cảm, xúc cảm. Chính vì thế khẩu hiệu trong trường học là ‘‘dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm’’

Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, vừa là giảng dạy lý thuyết đạo đức để cung cấp cho các em những nhận thức khoa học, hình thành ý thức đạo đức, vừa là thực hành, rèn luyện đạo đức trong đời sống hàng ngày để hình thành và củng cố những kỹ năng, những chuẩn mực đạo đức, hướng dẫn hành vi đạo đức trong cuộc sống giữa người và người.

Phương pháp đó không chỉ thể hiện trong việc thực hiện trực tiếp các bài giảng đạo đức học mà còn thấm nhuần trong toàn bộ hoạt động giáo dục ở nhà trường, từ nội khóa đến ngoại khóa, từ việc làm, cử chỉ, hành vi ứng xử với học sinh của người thầy. Mọi việc dù lớn, dù nhỏ trong quan hệ thầy trò, tức là quan hệ với con người, làm việc với con người đều bộc lộ thái độ đối với con người, do đó đều phải mang ý nghĩa giáo dục đạo đức.

Sự phát triển thông tin trong xã hội hiện nay theo xu hướng phát triển của xã hội thông tin đã giúp cho các em nói chung và thiếu niên nói riêng có nhiều kênh thu nhận học vấn. Nhà trường mất dần vai trò độc tôn trong truyền đạt kiến thức. Song, nếu để học sinh, thiếu niên thu nhận thông tin một cách tự phát, không có sự hướng dẫn, lại không được chú ý uốn nắn, giáo dục về tư tưởng, chính trị và đạo đức thì các em rất dễ có thái độ coi trọng kỹ thuật,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện củ chi, TP hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w