Kết hợp môi trường gia đình – nhà trường – xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức ho học sinh trung học cơ sở ở huyện Củ Ch

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện củ chi, TP hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 94)

Kết luận chương

3.2.6.Kết hợp môi trường gia đình – nhà trường – xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức ho học sinh trung học cơ sở ở huyện Củ Ch

trình giáo dục đạo đức ho học sinh trung học cơ sở ở huyện Củ Chi

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một công tác hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông. Đây là một công tác có tính đặc biệt, yêu

cầu nhà giáo dục phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để thực hiện. Việc thực hiện phải trong một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự công phu, kiên trì, liên tục. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự tác động đồng thời của ba môi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã hội.

Thứ nhất, đối với nhà trường :

Cần xác định : trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của toàn thể hội đồng sư phạm bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường chứ không phải là trách nhiệm của một cá nhân, bộ phận nào. Vì thế, tập thể sư phạm phải nêu gương tốt cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo ; Phải có sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường : giữa Ban Giám hiệu với giáo viên - nhân viên và ngược lại, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với nhân viên. Việc giáo dục đạo đức học sinh phải được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong từng tiết dạy, ở mọi lúc, mọi nơi và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Trong đó có thể xác định giáo viên chủ nhiệm, GV bộ môn GDCD và giáo viên các bộ môn khác có nhiều điều kiện để gần gũi, giáo dục học sinh hơn.

Phải luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường sư phạm từ cơ sở vật chất đến tinh thần, không khí học tập, sinh hoạt, làm việc, đảm bảo tính giáo dục ngày càng cao. Xây dựng nề nếp kỉ luật, học tập quy củ, thưởng phạt nghiêm minh học sinh thực hiện tốt hoặc học sinh còn vi phạm.

Tổ chức có hiệu quả các hình thức giáo dục ngoài giờ học tại lớp như : sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại, hoạt động văn thể mỹ, công tác Đoàn Đội, công tác xã hội. Tổ chức báo cáo các chuyên đề về giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, chuyên viên tư vấn tâm lý. Trong điều kiện hiện nay của giáo dục Củ Chi, để

có riêng một chuyên viên tư vấn tâm lý học đường là điều khó khăn, vì thế, các trường có thể linh động cử GV phụ trách công tác Đoàn – Đội tham dự các lớp chuyên đề hoặc tập huấn ngắn hạn về tâm lý học đường để có thể làm công tác tư vấn cho HS khi các em cần.

Tuyên truyền chủ trương, quy định của ngành giáo dục, nội dung giáo dục của nhà trường đến phụ huynh học sinh. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp thường xuyên với phụ huynh, địa phương và các tổ chức xã hội để tạo được sự đồng thuận, chung sức trong quá trình giáo dục học sinh.

Thứ hai, đối với gia đình:

Gia đình cần có nhận thức đúng đắn trong việc phối hợp với nhà trường cùng giáo dục con em nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

Thường xuyên giữ liên lạc với nhà trường, đặc biệt là GV chủ nhiệm để theo dõi tình hình học tập của con em. Một điều hạn chế ở Củ Chi là hầu hết cha mẹ đều làm lụng vất vả, lo lắng kinh tế gia đình nên ít khi chủ động liên lạc với GV chủ nhiệm để theo dõi tình hình học tập của con em, đến khi GV tìm đến thì mọi việc đã rồi. Do đó, trong các buổi họp phụ huynh, ban giám hiệu hoặc GV phải nhắc nhở, góp ý, bàn bạc, cùng vạch ra phương pháp để chung tay giáo dục cho các em.

Gia đình cần phải có sự kiểm soát con em mình trong giờ giấc và các mối quan hệ. Hạn chế đặt nặng áp lực kinh tế gia đình lên vai con trẻ.

Hơn ai hết, cha mẹ và những người lớn trong gia đình phải làm gương cho con trẻ trong mọi hành vi, cử chỉ. Đừng để trẻ cảm thấy thực tế cuộc sống khác xa những gì các em được học ở nhà trường.

Thứ ba, đối với xã hội:

Nói đến xã hội ở đây thực chất là nói đến địa phương. Địa phương cần quan tâm thường xuyên đến tình hình an ninh trật tự, an toàn, mỹ quan

khu vực quanh trường học đặc biệt là xử lý cương quyết các hàng quán kinh doanh có thể có tác động không tốt đến học sinh.

Nên thường xuyên kiểm tra giờ giấc các tụ điểm internet, phối hợp nhà trường tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất để nhắc nhở những em thường xuyên lui tới, đồng thời lập danh sách gửi về từng tổ, ấp, để cử cán bộ đến nhà thông báo với phụ huynh và tìm cách uốn nắn các em.

Vì trung tâm văn hóa và nhà thiếu nhi tương đối xa so với một số xã như An Phú, Phú Mĩ Hưng, An Nhơn Tây, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Thái Mĩ, Phước Thạnh… Cho nên mỗi xã (hoặc liên xã) cần xây dựng một khu vui chơi giải trí cho các em, đặc biệt là hồ bơi, nhằm hạn chế việc các em rủ nhau đi tắm sông, hồ.

Chủ động phối hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh nhất là những học sinh cá biệt ; giúp trường giải quyết những khó khăn ngoài thẩm quyền của trường. Phối hợp với nhà trường rà soát nhằm ngăn chặn tình trạng nghỉ bỏ học của HS. Khi nhà trường thông báo những HS thường xuyên nghỉ bỏ học hay trốn tiết, UBND xã cần cử các tổ chức như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh… cùng nhau đến nhà vận động các em ra lớp trở lại. Và vận động những trường hợp đã nghỉ, bỏ học ra học lớp phổ cập giáo dục …

Không chỉ trong gia đình, mà ở cộng đồng xã hội cũng vậy, người lớn phải nêu gương tốt cho trẻ em về thái độ, hành vi, cách ứng xử của mình đối với bản thân và đối với cộng đồng. Có như vậy, các em mới hình thành và tập có mình thói quen hành xử có văn hóa, văn minh, lịch sự.

Kết luận chương 3

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THCS trong giai đoạn hiện nay, thì công tác giáo dục đạo đức phải được thực hiện bằng một hệ thống đồng bộ, hoàn chỉnh, từ đó đề ra các

giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, từng bước làm cho học sinh có ý thức tự giác, có thói quen và nhu cầu tự rèn luyện, chuyển giáo dục thành tự giáo dục. Chất lượng đạo đức và nhân cách nói chung của học sinh trở thành trung tâm chú ý của hoạt động giáo dục từ gia đình - nhà trường và xã hội.

Để những giải pháp thực sự mang lại hiệu quả tối ưu, thì việc thực hiện đòi hỏi phải có sự phối hợp, liên kết của tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội.

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một công tác hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông. Đây là một công tác có tính đặc biệt, yêu cầu nhà giáo dục phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để thực hiện. Việc thực hiện phải trong một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự công phu, kiên trì, liên tục ; thực hiện có sự thống nhất, có sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng trên cơ sở nắm vững các đặc điểm tâm lý, cá tính, hoàn cảnh của từng đối tượng. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự tác động đồng thời của ba môi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã hội.

Con đường cơ bản đề giáo dục đạo đức cho học sinh lứa tuổi thiếu niên chính là hoạt động, bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể. Chúng ta cần giáo dục học sinh trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Từ đó, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

Càng mong muốn làm tròn trách nhiệm giáo dục, chúng ta lại càng tâm đắc và thấm thía với lời nhận xét của nhà giáo dục nổi tiếng người Nga - Makarenkô: "Không có phương pháp, phương tiện nào là duy nhất, không có nhà sư phạm nào đơn thương độc mã có thể đào tạo, giáo dục thành công. Sản phẩm của giáo dục là con người, đó là kết quả của sự kết hợp, phối hợp

với mọi điều kiện, mọi tác động của toàn bộ xã hội mà nhà sư phạm là người điều chỉnh, phối hợp tất cả những yếu tố đó".

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện củ chi, TP hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 94)