KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện củ chi, TP hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 94 - 96)

1. Kết luận

Đạo đức không được sinh ra cùng với con người mà phải qua quá trình giáo dục.

Nhà trường phổ thông phải giáo dục và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ để khi trưởng thành, các em là những nhân cách trung thực, sáng tạo, vị tha, bao dung, nhân ái, trở thành những công dân hữu ích cho đất nước mình.

Đạo đức mà chúng ta hướng tới và quan tâm giáo dục, rèn luyện cho trẻ em là đạo đức cách mạng: Cần kiệm - liêm chính, chí công - vô tư. Nó biểu hiện sinh động trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt, kỷ luật tốt, giữ gìn vệ sinh thật tốt, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Củ Chi, nhà giáo phải thấu hiểu những đặc điểm và yêu cầu của giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông. Đồng thời giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong điều kiện hiện nay phải chú ý tới những nhân tố tác động của KTTT và đổi mới xã hội. Nó vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn, trở ngại, thậm chí cả những thách thức và nguy cơ không nhỏ. Cần phải đặc biệt chú trọng truyền thống đạo đức và văn hóa dân tộc, giáo dục những phẩm chất đạo đức của con người, những đức tính, những hành vi, thói quen đạo đức.

Để nâng cao chất lượng và tăng cường hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Củ Chi trong giai đoạn hiện nay, cần phải vạch ra những giải pháp cơ bản và phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp đó. Đó là những con đường góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS THCS.

Thành công của quá trình giáo dục này tùy thuộc phần lớn vào lương tâm, trách nhiệm, tài năng, bản lĩnh sư phạm của người thầy, mà cội nguồn sâu xa của sự hình thành và phát triển những khả năng như thế là ở tấm lòng yêu thương trẻ em, ở lao động sư phạm bền bỉ, ở phẩm giá và nhân cách mẫu mực có sức nêu gương, thuyết phục của người thầy giáo đối với thế hệ trẻ đang lớn lên.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là trọng trách chung của nhà trường, gia đình và toàn xã hội, do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin mạnh dạn đề cập một số kiến nghị để nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS THCS trên địa bàn huyện Củ Chi trong giai đoạn huyện nay. Các cấp ủy Đảng, lãnh đạo

địa phương, lãnh đạo ngành cần có sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo chặt chẽ trong công tác giáo dục đạo đức HS THCS trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phải có sự phân công trách nhiệm kiểm tra, giám sát, phối hợp việc thực hiện của các tổ chức, đoàn thể sau đó phải có sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm những mặt đạt được, mặt hạn chế. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS thật cụ thể, phân công hợp lý để cùng đạt hiệu quả giáo dục cao, cạnh đó nên tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh quan tâm đến con em mình hơn, giúp các em tránh xa các tệ nạn, hình thành cho mình những thói quen, hành vi đạo đức.

Với kết quả đề tài khoa học đạt được mà tác giả tập trung nghiên cứu trong luận văn này, chúng tôi đề nghị Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi, ban quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện triển khai và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS THCS trên địa bàn huyện Củ Chi trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện củ chi, TP hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w